Mục Tiêu Và Nhiệm Vụ Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng Đến Năm 2020


chính quyền thành phố Đà Nẵng cần đề ra mục tiêu, phương hướng với những bước đi vững chắc qua từng giai đoạn, để đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT.

4.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

- Mục tiêu phát triển

Trên cơ sở Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị và mục tiêu đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX, Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xác định phương hướng, mục tiêu tổng quát của 5 năm 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020:

"Tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm Dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học CN cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, Đà Nẵng có quy mô dân số không vượt quá 2 triệu người, trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống" [28, tr.180].

Để thực hiện tốt mục tiêu tổng quát trên, Đại hội cũng đã đưa ra 5 đột phá về phát triển kinh tế - xã hội: Một là, phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch và thương mại; Hai là, phát triển công nghiệp CN cao, công nghiệp CN thông tin; Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; Bốn


, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và thực thi các chính sách xã hội

giàu tính nhân văn; Năm là, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Tăng trưởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-13% năm. Đà Nẵng thực sự trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ cận, là đầu mối tập trung các dịch vụ chất lượng cao của miền Trung.

- Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp, xây dựng - Nông nghiệp. Vào năm 2020, GDP ngành dịch vụ của Đà Nẵng sẽ chiếm tỷ trọng 55,6%, công nghiệp và xây dựng là 42,8%, nông nghiệp là 1,6%. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8 % GDP cả nước (hiện tại khoảng 1,6%). GDP bình quân đầu người đạt 4500- 5000 USD; Duy trì tỷ trọng thu ngân sách so với GDP 35 - 36%; Tốc độ đổi mới CN bình quân hàng năm 25% [111, tr 112].

Coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển bền vững. Để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, cần khai thác sử dụng nhiều nguồn tài nguyên như: đất đai, nước ngầm, tài nguyên biển, du lịch…và các dự án phát triển, trong quá trình thực hiện cũng sẽ tác động không nhỏ đến môi trường. Do đó bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong ba trục của Chiến lược phát triển bền vững; đầu tư cho bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai là đầu tư phát triển, phương châm là lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái để cải thiện môi trường.

- Những nhiệm vụ trọng tâm và phát triển các khâu đột phá đối với nền kinh tế thành phố

+ Xây dựng Đà Nẵng trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế của cả nước: với việc phát triển các ngành kinh tế chủ yếu sau: i) Kinh tế hàng hải: các lĩnh vực vận tải biển, cảng biển hàng hải và hỗ trợ; ii) Du lịch và dịch vụ biển, ven biển: tham quan, du lịch biển, di tích lịch sử, cảnh quan, vui chơi


giải trí,...iii) Khai thác và chế biến hải sản: khai thác hải sản xa bờ, chế biến xuất khẩu, dịch vụ hậu cần và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; iv) Xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển.

+ Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại: Đầu tư, nâng cấp cả quy mô và chất lượng của hệ thống Cảng; nâng cấp hệ thống giao thông đối ngoại cả đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển; hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc; hoàn chỉnh mạng lưới cấp điện, cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường đáp ứng nhu cầu của một trung tâm kinh tế lớn hiện đại

+ Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, tài chính - ngân hàng và dịch vụ lớn của Việt Nam: Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, gắn với tổng thể du lịch Huế - Đà Nẵng

- Quảng Nam - Tây Nguyên, trong mối quan hệ quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng xuất khẩu CN cao,công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến; phát triển các loại hình dịch vụ xuất khẩu như: tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan và xuất khẩu tại chỗ…Thúc đẩy phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đời sống, dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ: tài chính, viễn thông, vận tải, giáo dục đào tạo và chăm sóc y tế chất lượng cao, tư vấn, khoa học CN. Các ngành dịch vụ cơ bản như: thương mại, khách sạn nhà hàng, kinh doanh tài sản… cần khuyến khích phát triển.

+ Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm khoa học CN cao, trung tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước.

Xây dựng và phát triển CN thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong ba trung tâm CN hàng đầu của quốc gia. Phát triển CN sinh học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực theo hướng phục vụ phát triển kinh tế biển, nông nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng các lĩnh


vực CN cao như CN bức xạ và hạt nhân, điện tử, CN gia công hiện đại phục vụ cho phát triển kinh tế và khu vực.

Xây dựng và hoàn thiện Làng Đại học Đà Nẵng, trường đại học quốc tế đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia giỏi về quản lý và kỹ thuật. Định hướng đào tạo đội ngũ cán bộ đạt chuẩn khu vực và quốc tế, đầu tư vào công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Tiếp tục phát triển hệ thống y tế, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, các trung tâm y tế chuyên sâu, trong đó chú trọng khâu chuẩn đoán sớm và điều trị kỹ thuật cao đủ sức phục vụ nhân dân thành phố và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh địa phương lân cận của các nước bạn [111].

- Dự báo triển vọng CNH, HĐH đạt được vào năm 2020

+ Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm 1997 - 2011 của thành phố đạt 12,2%, tỷ trọng GDP so với cả nước đạt 1,6%, với giả thuyết tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước thời kỳ 2011 - 2015 đạt 7 - 7,5%/năm, vào thời kỳ 2016 - 2020 đạt 9%/năm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân là 13% trong đó: giai đoạn 2011 - 2015 tăng 13,5%/năm và 2016 - 2020 tăng 12,5%/năm [111].

Bảng 4.1: Dự báo GDP (giá 1994) và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2020


2010

(tỷ đồng)

2015

(tỷ đồng)

2020

(tỷ đồng)

Tăng trưởng (%)

2011-

2015

2016-

2020

2011-

2020

Tổng GDP (giá 94)

10.400

19.550

35.304

13,5

12,5

13,0

Công nghiệp

4.470

7.000

10.594

9,4

8,6

9,0

Dịch vụ

5590

12.170

24.300

16,8

14,8

15,8

Nông nghiệp

340

380

410

2,2

1,5

1,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 16

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 [111].


+ Về cơ cấu kinh tế: được chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp đều tăng trưởng cao hơn song tốc độ tăng trưởng của dịch vụ luôn tăng nhanh hơn công nghiệp. Tại thời điểm 2006, hệ số trượt giá 1994 là 2 lần, dự kiến đến năm 2015 và 2020 GDP tính theo giá thực tế như sau:

Bảng 4.2: Dự báo cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2020



2010

(tỷ đồng)

2015

(tỷ đồng)

2020

(tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

2010

2015

2020

Tổng số

30.260

74.700

171.350

100

100

100

Công nghiệp

14.070

32.700

73.300

46,5

43,78

42,78

Dịch vụ

15.270

40.500

95.300

50,46

54,22

55,62

Nông nghiệp

920

1.500

2.750

3,04

2,01

1,6

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 [111].

Phát triển dân số, lao động và việc làm: Đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm ổn định tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1%; tăng dân số cơ học khoảng 5%. Dự báo dân số Đà Nẵng năm 2015 khoảng 1.078 nghìn người, năm 2020 khoảng 1.380 nghìn người. Trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 92% vào năm 2020 [111]. Giải quyết việc làm bình quân giai đoạn 2011 - 2020 là 3,5 - 4,5 vạn lao động/năm. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động chất lượng cao.

Phát triển giáo dục đào tạo: Phấn đấu đến năm 2020 có 90% thanh niên Đà Nẵng trong độ tuổi đạt trình độ học vấn tương đương trung học phổ thông. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động được đào tạo đạt trên 70% vào năm 2020 từ trình độ sơ cấp đến trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo Cao đẳng, Đại học đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tiềm lực khoa học CN của thành phố. Xây dựng phát triển Đại học Đà Nẵng thành trung tâm nghiên cứu khoa học đa ngành, đa cấp, chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế.

Phát triển y tế: Đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho y tế cơ


sỏ để 100% các trạm y tế phường, xã đạt tiêu chuẩn Quốc Gia về y tế. Đẩy mạnh y tế chuyên sâu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thành tựu vào các lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 10%, có 13 - 14 bác sỹ/vạn dân, tuổi thọ trung bình của người dân 74 [111].

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, đảm bảo 100% gia đình chính sách có nhà ổn định, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. Tạo cơ hội phát triển sản xuất để hộ nghèo tự lực vượt nghèo, thông qua chính sách. Hoàn thành mục tiêu giảm nghèo từng giai đoạn theo chuẩn mới từng giai đoạn tương ứng

4.1.3. Phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

4.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

Thứ nhất: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao.

Đến năm 2020, công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế quan trọng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành hàng và sản phẩm sử dụng CN hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, có hàm lượng chất xám cao như: công nghiệp CN thông tin, điện tử, cơ khí chính xác, dược phẩm, công nghiệp hàng hải, công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng cao cấp...

Theo phương hướng này, Đà Nẵng phải tìm cho mình một số ngành chính, sản phẩm công nghiệp chủ lực, lĩnh vực CN cao mà mình có khả năng, lợi thế để khi nói tới Đà Nẵng ngoài những thành phố của những cây cầu người ta còn nghĩ đến đây là nơi sản sinh ra sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Như ngành công nghiệp CN thông tin (phần cứng, phần mềm), tự động hóa, sinh học, vật liệu mới để từng bước đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm phát triển về KH&CN của đất nước.


- CN thông tin

+ Tập trung phát triển công nghiệp phần mềm theo hướng xuất khẩu (bao gồm cả gia công và sản xuất xuất khẩu trực tiếp), phục vụ nhu cầu của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên với các sản phẩm phần mềm ứng dụng, mang tính chuyên dụng và có giá đắt như: phần mềm điều hành cảng biển, sân bay, kiểm soát thanh toán liên ngân hàng… phát triển phần mềm nhúng và phần mềm thiết kế mẫu cũng là một trong những hướng đi chiến lược.

+ Sản xuất, lắp ráp các loại máy tính, thiết bị CN thông tin và viễn thông, thiết bị điện, điện lạnh, điện tử dân dụng và chuyên dụng; chế tạo các hệ thống chấp hành với phần mềm nhúng phục vụ điều khiển các quá trình tự động hoá trong các ngành công nghiệp chế biến, lọc dầu, khai khoáng, điều khiển giao thông... Xây dựng một số nhà máy quy mô lớn, CN hiện đại trong lĩnh vực lắp ráp máy tính, sản xuất các thiết bị thông tin liên lạc, đặc biệt là liên lạc trên không, trên mặt biển và dưới biển.

- CN sinh học

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, CN sinh học vào sản xuất và đời sống: thủy sản, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông lâm nghiệp, y tế. Như sử dụng rộng rãi, có hiệu quả CN enzym protein vào chế biến nông lâm sản; sản xuất các loại chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp; CN bảo quản nông sản thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý và chế biến rác thải, sản xuất nấm cao cấp. Ứng dụng CN nuôi cấy tế bào động vật để sản xuất một số chế phẩm phục vụ chuẩn đoán, chữa bệnh…

- CN tự động hóa và cơ điện tử

Lựa chọn, nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ CN và từng bước thiết kế, chế tạo các thiết bị tự động hóa, phụ kiện, modul phục vụ sản xuất; sản xuất các bộ phận, linh kiện cung cấp cho các ngành công nghiệp kỹ thuật số, robot công nghiệp, in ấn...Nghiên cứu sản xuất sản phẩm cơ khí thế hệ mới, có lợi thế so sánh cho xuất khẩu. Giải mã các thiết bị nhập, cải tiến và nâng cao


trình độ tự động hóa dây chuyền hiện có, tiếp cận một số CN tự động hóa điều khiển hiện đại.

- CN vật liệu mới

Nghiên cứu chế tạo các vật liệu mới thay thế các loại vật liệu truyền thống có nguồn gốc sản xuất từ tài nguyên đất, sét, gỗ hay các loại vật liệu tái sinh làm tấm lợp thay vật liệu kim loại hay ngói sử dụng trong xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng. Nghiên cứu sản xuất vật liệu composit bằng nguyên liệu địa phương và thiết lập quy trình chế tạo các vật dụng bằng vật liệu composit. Nghiên cứu CN vật liệu mới; vật liệu nano cho ngành điện, y dược, điện tử và vi mạch…

Thứ hai: Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành thân

thiện với môi trường, sử dụng CN mới, CN sạch.

Theo Quyết định "Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020", số 1866/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ đã xác định: chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng đến năm 2020 theo hướng là Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần thực hiện sản xuất sạch là nội dung yêu cầu cơ bản của CNH dựa vào tri thức, đây là hướng đi CNH sinh thái. Để phát triển kinh tế bền vững ngoài việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, duy trì tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống trong đó còn có việc bảo vệ môi trường. Như vậy trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng cần áp dụng CN cao, CN sản xuất sạch, CN xanh, trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, trong mọi khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường như các sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời, bêtông xanh, xe hơi xanh... Chẳng hạn trong CN nano do sử dụng vật liệu tối ưu, năng lượng tiêu thụ ít hơn, là hướng đi đem lại nhiều lợi ích cho con người mà vẫn bảo vệ môi trường. Ví dụ dùng động cơ hydro, nhiên liệu hydro cho pin nhiên liệu thì vấn

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí