phục vụ công tác chuyên môn.
Thứ tư: Du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả quan.
Lượng khách du lịch tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 22%; trong đó khách quốc tế tăng bình quân 10%/năm, khách nội địa tăng bình quân 27%/năm. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch tăng bình quân 28% và đạt 3097 tỷ đồng năm 2010. Năm 2013 tổng lượng khách du lịch đạt 3,1 triệu lượt, tăng 17,2% so với năm 2012; trong đó khách quốc tế 743.000 lượt, tăng 17,8% so với cùng kỳ; khách nội địa 2.347.000 lượt, tăng 17% so với năm 2012. Doanh thu từ du lịch năm 2001 là 305,22 tỷ đồng, năm 2012 đạt 7.784,1 tỷ đồng tăng 25,5 lần [100]. Điều này cho thấy chính quyền thành phố đã có những nỗ lực nhất định trong việc quy hoạch phát triển du lịch, thu hút các dự án, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo môi trường du lịch.
Thứ năm: Số lượng dự án đầu tư trong và ngoài nước được thu hút vào các các mục tiêu phát triển của Thành phố ngày càng tăng
Thu hút vốn FDI đóng góp không nhỏ trong tiến trình CNH, HĐH của thành phố. Theo thống kê của Trung tâm xúc tiến đầu tư, Đà Nẵng hiện đang thu hút hàng trăm nhà đầu tư nước ngoài đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, đầu tư vào 18 ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Ước tính, đến cuối năm 2013, Đà Nẵng thu hút 278 dự án FDI với vốn đầu tư gần 4 tỉ USD, trong đó tập trung nhiều ở lĩnh vực, như: kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, giáo dục, dệt may, y tế, CN thông tin... Biểu đồ dưới đây cho thấy đến 55% vốn đầu tư tập trung vào bất động sản và du lịch, đây là lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư và đóng góp không nhỏ cải thiện bộ mặt của thành phố. Tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 15% tổng vốn đầu tư, điều này cho thấy thành phố đã có những bước đi đầu tiên thuận lợi cho định hướng phát triển các ngành CN cao.
Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng [124].
Hình 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng theo ngành
(tính đến 10-2013)
Thu hút FDI vào thành phố đang có xu hướng tập trung vào 2 nhóm ngành chính là dịch vụ và công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, CN cao phù hợp với định hướng phát triển thành phố môi trường vào năm 2020.
Thứ sáu: Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao
Thành phố đã có rất nhiều chủ trương, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực: CN thông tin, CN sinh học, CN môi trường, xây dựng, kiến trúc, y tế, tài chính, luật, kinh tế đối ngoại… Đối tượng thu hút là giáo sư, phó giáo sư; người tốt nghiệp đại học, sau đại học; nghệ nhân; người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, quản lý giỏi… Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố từ năm 2001 đến nay, số "nhân tài" mà thành phố thu hút được là 1044 đối tượng gồm: 1 phó giáo sư, 13 tiến sĩ, 224 thạc sĩ, 806 cử nhân - kỹ sư loại khá, giỏi.
Thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự phát triển của thành phố, từ năm 2005, Đà Nẵng đã triển khai hai chương trình lớn là "Dự án hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước dành cho học sinh các trường
trung học phổ thông trên địa bàn Đà Nẵng" (Đề án 47) và "Phát triển Nguồn nhân chất lượng cao" (Đề án 922). Thực hiện Đề án này, mỗi năm thành phố đã chi hơn 50 tỷ đồng cho công tác đào tạo, tất cả các học viên tham gia đều được cấp 100% kinh phí. Tính đến nay, có 472 học viên tham gia đề án 922, trong đó 376 học viên theo học đại học, 96 học viên học sau đại học gồm 19 tiến sỹ và 77 thạc sỹ [119]. Với lợi thế là thành phố chiến lược trong giáo dục, đào tạo của khu vực miền Trung, Đà Nẵng đã và đang lát những viên gạch đầu tiên đầy vững chắc cho công tác cán bộ.
3.3.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế và bất cập
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và thiếu đồng bộ. Trong nội bộ mỗi nhóm ngành, sự chuyển dịch cơ cấu vẫn còn chậm, cụ thể như sau: Ngành Công nghiệp: Công nghiệp điện - điện tử - tin học nói riêng và những ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật - CN cao phát triển còn chậm, chưa có đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Do còn phụ thuộc khá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc mua từ các địa phương khác, công nghiệp phụ trợ còn quá nhỏ bé, phát triển tự phát, chưa được định hướng quy hoạch. Công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công, sơ chế, giá trị gia tăng ít.. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng chưa nhiều, chưa khai thác hết tiềm năng, quy mô công nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài vẫn còn nhỏ so với toàn ngành.
Hiện tại, thành phố không có ngành công nghiệp nào được coi là ngành công nghiệp chính, công nghiệp phụ trợ là những ngành sản xuất phục vụ cho các nhu cầu phát triển bình thường của địa phương tuy đa dạng mọi ngành nghề, quy mô sản xuất vừa phải nhưng còn yếu. Do hạn chế về vốn, đội ngũ công nhân phải được đào tạo sau nhiều năm kinh nghiệm mới làm tốt… nên ít
người đầu tư. Ví dụ một chiếc xe ô tô mới sản xuất, trong quá trình vận hành phải duy tu, bảo dưỡng…các quá trình này được thực hiện trong các cơ sở sửa chữa ô tô, nhưng ở Đà Nẵng không nhiều nhất là những cơ sở dịch vụ. Đối với ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo ngành chủ lực của quá trình CNH, HĐH còn yếu, chưa có nhà máy chế tạo thiết bị máy móc lớn phục vụ công nghiệp tại địa phương.
Nông nghiệp: kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém, chưa tạo động lực để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chưa phát huy lợi thế so sánh để tập trung phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp còn quy mô nhỏ, chưa tạo lượng sản phẩm nông sản hàng hoá lớn; các vùng chuyên canh rau, hoa chậm phát huy hiệu quả, chưa gắn giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Năng lực khai thác hải sản còn ở trình độ thấp, qui mô nhỏ; các hộ ngư dân chưa có phối hợp, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công tác bảo quản sản phẩm sau khai thác chưa được tập trung chú trọng. Cơ cấu tàu thuyền chưa hợp lý, số lượng tàu thuyền công suất nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, việc chuyển đổi nghề, nâng cấp tàu thuyền còn chậm, chưa đảm bảo được yêu cầu phát triển sản xuất gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Dịch vụ, du lịch vốn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố tuy nhiên vẫn chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh. Vẫn còn tình trạng yếu kém về cơ sở vật chất và phương thức hoạt động, các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm chưa phát triển. Chưa thu hút được dòng khách có khả năng chi trả cao, mức chi tiêu trung bình của du khách đạt thấp. Thời gian lưu lại của du khách tại Đà Nẵng là tương đối ngắn. Trình độ lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đội ngũ cán bộ quản lý cũng còn thiếu kiến thức chuyên sâu lẫn kinh nghiệm hoạt động du lịch trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trình độ kỹ thuật, CN của các ngành kinh tế còn nhiều yếu tố lạc hậu. Trình độ CN của đa số doanh nghiệp ở mức thấp; mức độ lạc hậu về CN so với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh từ 1-2 thế hệ, đặc biệt ở một số ngành lĩnh vực như: đóng sửa tàu thuyền, hóa chất, dược phẩm, cơ khí chế tạo. Thiết bị sử dụng ở nhiều doanh nghiệp đã quá cũ, thậm chí có thiết bị đã sử dụng trên 30 năm. Hệ số hao mòn hữu hình lớn, bình quân 45,9%. Có rất ít dây chuyền thiết bị mới được đầu tư một cách đồng bộ.
Một cuộc khảo sát về thực trạng sử dụng CN trong 100 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP. Đà Nẵng của Sở Khoa học và CN cho thấy, 76% số doanh nghiệp đang sử dụng CN từ những năm 1990 trở về trước, 60% ở những năm 1990 và 48% doanh nghiệp sử dụng CN sau năm 2000, tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực điện tử, viễn thông… So với nhu cầu phát triển của thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực KH &CN, đây là những con số đáng báo động cho thấy CN mà các doanh nghiệp đang sử dụng là quá lạc hậu, chỉ ở mức trung bình so với thế giới. Bảng sau đây cho thấy trình độ CN của một số ngành công nghiệp như sau:
Bảng 3.6: Trình độ CN của các ngành công nghiệp Đà Nẵng
Hệ số đổi mới CN (Kđm%) | Tỷ trọng thiết bị hiện đại (Ihđ%) | Tỷ trọng cơ khí hóa - tự động hóa (Kck%) | Hao mòn hữu hình (h%) | |
In | 12,74 | 92,28 | 61,18 | 36,82 |
Nhựa | 12,09 | 58,06 | 71,28 | 83,94 |
Chế biến th.phẩm | 0,00 | 21,94 | 13,49 | 48,80 |
Dệt - may - giầy | 17,38 | 56,50 | 75,00 | 40,00 |
Xây dựng | 12,98 | 39,70 | 58,10 | 50,25 |
Chế biến thủy sản | 27,69 | 93,17 | 4,91 | 38,58 |
Cơ khí | 25,45 | 70,57 | 72,38 | 34,88 |
Đóng tàu | 10,78 | 0,00 | 47,48 | 52,24 |
Giấy | 34,37 | 0,00 | 0,00 | 61,17 |
Hóa chất - dược | 1,69 | 0,00 | 62,86 | 186,76 |
Trung bình | 15,90 | 61,74 | 51,85 | 63,30 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Tiến Hành Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng Từ Năm 2001 Đến Nay
- Phát Triển Cn Thông Tin - Truyền Thông Trở Thành Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn Của Thành Phố
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Theo Hướng Tri Thức Hóa
- Dự Báo Và Phương Hướng Tiếp Tục Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng Đến Năm 2020
- Mục Tiêu Và Nhiệm Vụ Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng Đến Năm 2020
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực, Tạo Nền Tảng Và Động Lực Cho Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu được tác giả tính toán từ nguồn của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, 2006 [120]
Qua bảng trên ta thấy tình hình CN sản xuất của các ngành công nghiệp của thành phố nhìn chung đang ở trình độ thấp, lạc hậu với tỷ trọng thiết bị hiện đại mới ở mức 61% và nhiều ngành công nghiệp không có thiết bị hiện đại. Hơn nữa hệ số hao mòn hữu hình đến 63,3%/năm, nhưng tốc độ đổi mới chỉ 15,9%/năm đã làm giảm hiệu quả của ngành công nghiệp Đà Nẵng. Nhiều cơ sở khu vực dân doanh còn sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu; nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu chưa có uy tín, sức cạnh tranh thấp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa cao.
- Các lĩnh vực CN và dịch vụ dựa vào tri thức còn ít. Chưa tạo ra được các sản phẩm CN cao.
Ngoài CN thông tin - truyền thông, CN năng lượng, CN sinh học, Đà Nẵng đã áp dụng một số CN mới, CN tiên tiến để tạo ra sản phẩm chứa hàm lượng tri thức cao phục vụ cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên những sản phẩm này rất ít, có thể nói là mới được ứng dụng ở Đà Nẵng, chỉ ở dạng sơ khai, chủ yếu là sử dụng lại những quy trình, CN đã được nghiên cứu. Còn hầu hết các lĩnh vực CN khác có thể nói là chưa phát triển như CN vật liệu, CN chế tạo…mới chỉ là ở trong xây dựng kế hoạch, thu hút đầu tư. Vì thực tế Đà Nẵng đang trong quá trình triển khai xây dựng dự án khu CN cao, khu CN phần mềm… nên các sản phẩm CN cao chưa được tạo ra. Hy vọng rằng trong tương lai Đà Nẵng sẽ nghiên cứu những quy trình CN mới, tạo ra những sản phẩm CN cao xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
- Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu
Cơ cấu nhân lực của thành phố chưa thật hợp lý, sự phân bố nhân lực giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành, các địa phương chưa đồng đều, tình trạng thừa, thiếu nhân lực chưa được khắc phục. Đa số lao động có trình độ chuyên môn cao ở Đà Nẵng lại đi tìm việc làm ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi có thu nhập cao hơn và có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp. Do vậy, thành phố vẫn thiếu lao động lành nghề,
lao động có trình độ cao, có khả năng ngoại ngữ tốt và thiếu nhân sự quản lý. Các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng công nhân có trình độ tay nghề, nhất là trong các lĩnh vực cơ khí, chế tạo và điện công nghiệp. Để có thể đáp ứng yêu cầu công việc, các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại hoặc thuê lao động từ nơi khác đến. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tiến độ công việc cũng như tăng chi phí về lao động.
Trên thị trường lao động đang thiếu các chuyên gia giỏi, nhất là trong các lĩnh vực CN cao, quản trị doanh nghiệp, thiếu cán bộ đầu đàn có khả năng hoạch định chính sách, các lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý am hiểu về tài chính và tiếp thị với yêu cầu cơ bản về tiếng Anh, kỹ năng làm việc, ham học hỏi…Với thực trạng như vậy, rất khó có thể hình thành một xã hội học tập và một đội ngũ đông đảo các lao động tri thức.
Thực tế nguồn nhân lực ở Đà Nẵng hiện nay cho thấy, có hàng ngàn cử nhân làm công nhân tại một doanh nghiệp với một lý do rất đơn giản đó là không xin được việc làm sau khi học xong đại học. Điều này cho thấy ở Đà Nẵng đang tồn tại thực trạng cử nhân, kỹ sư dôi thừa, thất nghiệp, nhưng cần lao động nghề thì tuyển không ra. Đây quả thực là một sự lãng phí tiền của cho bản thân người lao động, gia đình và cả xã hội.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên
- Nguyên nhân khách quan
Tình hình kinh tế, chính trị thế giới bất ổn định, những biến động bất lợi của kinh tế như khủng hoảng tài chính: giá dầu, nguyên liệu tăng cao, đồng đô la Mỹ biến động, giá vàng tăng giảm bất thường, dẫn tới tình trạng lạm phát gía cả tiêu dùng, lãi suất cho vay duy trì ở mức khá cao, tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất đã ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư công nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong nước và ở thành phố Đà Nẵng phải tạm ngừng sản xuất không có thời hạn, cắt giảm lao động, giải thể...
Bên cạnh đó, kỹ thuật, CN đang là yếu tố năng động ảnh hưởng ngày càng lớn đến tiêu thụ, sự gia tăng trong nghiên cứu, ứng dụng CN khoa học vào thực tiễn sản xuất. Nó có tác động nhanh chóng và sâu sắc đến khả năng cạnh tranh, chất lượng và giá thành sản phẩm. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm, phân tích kỹ lưỡng tác động này để ứng dụng ngày càng tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.
Ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến nay là giai đoạn quá trình đô thị hóa và chỉnh trang đô thị tại Thành phố diễn ra mạnh mẽ, nhiều cơ sở công nghiệp nằm trong khu dân cư, ngoài khu công nghiệp đều phải di dời. Việc quy hoạch xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp theo từng địa bàn quận huyện không thực hiện được như quy hoạch cũ đã dự kiến, dẫn đến khó khăn trong việc tập trung bố trí lại mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ vừa và nhỏ.
Quá trình đô thị hóa còn ảnh hưởng đến sự phát sinh về lao động do chuyển đổi ngành, nghề, di dời, giải tỏa, lao động di chuyển đến...và tác động đến đời sống người dân.
Do thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ nên so với một số địa phương khác ở Việt Nam, chi phí cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh ở Đà Nẵng thường cao hơn vì phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, máy móc hoặc phải thu mua từ các thành phố lớn ở miền Bắc, miền Nam.
Ngoài ra trong giai đoạn này, sản xuất kinh doanh của thành phố còn bị ảnh hưởng bởi các đại dịch như dịch SARS, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc, nhất là thiệt hại lớn do bão Xangsan (bão số 6, cấp 14) gây ra vào tháng 10 - 2006, sau bão ngành công nghiệp ước tính thiệt hại vật chất lên đến 500 tỷ đồng, chủ yếu do hư hại nhà xưởng, kho chứa nguyên liệu, bán thành phẩm. Diễn biến thời tiết thất thường, số cơn bão mạnh ngày càng tăng, tình hình nắng nóng, khô hạn, lũ lụt diễn biến khó lường ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,