Phát Triển Nguồn Nhân Lực, Tạo Nền Tảng Và Động Lực Cho Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức


đề ô nhiễm do phương tiện ô tô gây ra sẽ được giải quyết có lợi cho môi trường. Đặc biệt ở Đà Nẵng có số lượng giờ nắng khá lớn, lợi dụng điều kiện thuận lợi này thành phố đã có dự án ứng dụng trong quá trình chế biến nông sản, sưởi ấm, tạo ra điện năng trong các hộ gia đình và nhà máy nhưng giá thành còn cao…nhưng hướng phát triển quan trọng là chế tạo pin mặt trời để sản xuất điện năng phục vụ tốt hơn mọi nhu cầu của con người. Coi trọng áp dụng các CN mới, CN sạch nhằm tạo ra những sản phẩm sạch, sản phẩm thân thiện môi trường như: các sản phẩm năng lượng (sản phẩm năng lượng sinh học, xăng dầu sinh học, biogas, các sản phẩm năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng…); các sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm rau an toàn, cà phê, trái cây sạch, chăn nuôi sạch…); sản phẩm tái chế…

Thứ ba: Phát triển kinh tế biển

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển có tốc độ phát triển cao trên cơ sở phát triển kinh tế, xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với quốc phòng an ninh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền vùng biển, cụ thể như sau:

Tăng cường đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, hạn chế tối đa vùng ven bờ, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, theo đó, phát triển nhanh số lượng tàu cá công suất lớn và cải hoán nâng cấp tàu cá công suất nhỏ để vươn khơi. Tạo điều kiện cho việc phát triển nghề cá theo hướng bền vững, hình thành các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển nhằm khai thác, chế biến và xuất khẩu nguồn lợi thủy sản.…

Tiếp tục phát triển du lịch biển, đây không những là ngành kinh tế mũi nhọn đối với Đà Nẵng, mà còn là phương tiện để mở rộng giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế, góp phần làm cho hình ảnh của thành phố rõ nét hơn trên bản đồ thế giới.

Khi nói đến kinh tế biển là nói đến cảng nước sâu, khu kinh tế, sân bay tại các thành phố biển…Do đó Đà Nẵng cần xây dựng cho mình một cảng


biển nước sâu để làm cảng trung chuyển cho cả khu vực, có đủ sức cạnh tranh với cảng các nước trong vùng thì hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước sẽ tập trung về đó và còn thu hút được hàng hóa của nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, vùng Tây Nam Trung Quốc…

Hợp tác có hiệu quả với các tỉnh/thành phố trong nước và nước ngoài nhằm đấu tranh bảo đảm các cam kết quốc tế về biển. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo gắn với phát triển kinh tế biển, tạo môi trường thuận lợi để mở rộng quan hệ trao đổi khoa học kỹ thuật, đầu tư, đổi mới CN, hiện đại hóa trang bị cho quốc phòng - an ninh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Thứ tư: Phát triển nhanh các ngành dịch vụ thành phố có lợi thế, đi đôi

với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 17

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh, có lợi thế, khuyến khích phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, thương mại, du lịch, vận tải…nhằm nâng cao tỷ trọng GDP làm cơ sở nền tảng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Phương hướng phát triển một số ngành dịch vụ như sau:

- Thương mại: Xây dựng ngành thương mại phát triển vững mạnh, có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; phát triển dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ để góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Hình thành khu thương mại tự do, các trung tâm thương mại, khu đô thị, ngoài việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của dân cư và khách du lịch còn tiếp cận nguồn vốn, bí quyết kỹ thuật và CN tiên tiến, kinh nghiệm quản lý thông qua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phát triển Đà Nẵng thành một đầu mối trung chuyển, trung tâm giao thương tầm cỡ khu vực, làm trung gian nhập khẩu hàng hóa để phát luồng cho mạng lưới phân phối, bán buôn, bán lẻ… Khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp kinh doanh


các loại hình dịch vụ logistic, dịch vụ xúc tiến thương mại phục vụ xuất nhập khẩu và bán buôn.

- Vận tải, kho bãi: Phát triển các loại hình vận tải đa dạng với sự phân chia hợp lý giữa các loại phương thức vận tải chủ yếu: vận tải biển đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa phục vụ giao thương quốc tế; vận tải bộ đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa với cự lý ngắn và trung bình; vận tải đương sắt chủ yếu vận tải hàng hóa, hành khách đường dài,…; vận tải hàng không đảm nhận vận tải hành khách đường dài, quốc tế và hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp, hướng tới cung cấp các dịch vụ trọn gói; nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ để tăng khả năng liên kết hiệu quả giữa các phương thức vận tải, giảm đầu mối cung cấp.

- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lớn của khu vực miền Trung và cả nước. Khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại có hàm lượng CN cao. Phát triển dịch vụ bảo hiểm theo hướng mở rộng các loại hình bảo hiểm, các đối tượng bảo hiểm nhất là các loại hình phục vụ cho đại đa số người lao động, nhân dân vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị bảo hiểm 100% vốn nước ngoài mở văn phòng hoạt động tại Đà Nẵng.

- Du lịch: Hướng đến mục tiêu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, quy hoạch phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính: Du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái; Du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị- hội thảo. Phát triển du lịch Đà Nẵng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí của nhân dân, kiều bào, khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội thành phố. Tập trung đầu tư phát triển du lịch Đà


Nẵng đồng bộ, đồng thời, chú ý trọng điểm nhằm tạo những bước đột phá, với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Phát triển du lịch trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế - kỹ thuật của thành phố, đồng thời, bảo đảm yêu cầu giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và môi trường. Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh nhằm tạo ra và duy trì sản phẩm du lịch độc đáo, có chất lượng tốt.

4.1.3.2. Phát triển khoa học và CN hiện đại

Hiểu được sức mạnh của KH&CN Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định: "Phát triển khoa học và CN gắn với định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức".

Thúc đẩy lộ trình đổi mới CN theo hướng đi thẳng vào CN hiện đại, tiên tiến; chuyển giao, làm chủ những CN mới, tạo đột phá trên một số lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực liên quan mật thiết đến sự phát triển của thành phố và bảo đảm anh sinh xã hội, như CN sinh học, CN thực phẩm, chế biến, CN vật liệu mới, CN môi trường… [28, tr.105].

Điều này khẳng định quyết tâm của Lãnh đạo và người dân thành phố phấn đấu đến năm 2020 Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp thì việc ứng dụng và phát triển các CN tiên tiến, CN cao, CN mới là điều hết sức cần thiết. Phát triển CN tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Dựa trên những thành tựu KH&CN tiên tiến trên thế giới; kế thừa, phát triển và nâng cao CN bản địa, CN truyền thống, tăng năng lực tự chủ về CN. Chuyển giao CN có sự kết hợp hài hòa của các trình độ CN phù hợp với từng cấp độ của các ngành kinh tế kỹ thuật, các lĩnh vực. Thúc đẩy hoạt động R&D làm chủ CN, ươm tạo CN, đặc biệt là phát triển R&D ở các doanh nghiệp. Đầu tư trang thiết bị CN đạt mức trung bình tiên tiến so với thế giới. Tốc độ đổi mới CN bình quân hàng năm đạt 25% trong đó: Giai đoạn


2010-2015: tốc độ đổi mới CN bình quân 24 - 25% năm; Giai đoạn 2015- 2020: tốc độ đổi mới CN bình quân 25 - 26% năm [109].

Trong những năm tới phát triển KH&CN của thành phố gắn liền với định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; dựa trên cơ chế phối hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn. Chủ yếu dựa trên nguyên tắc ứng dụng và chuyển giao CN là chủ yếu, đồng thời nghiên cứu đón đầu một số lĩnh vực CN có xu thế phát triển trên thế giới phù hợp với đặc thù của thành phố, cụ thể như: Nghiên cứu, sản xuất các dây chuyền chế biến đồng bộ chế biến thủy hải sản, bánh kẹo, hàng lâm sản…tạo ra các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với từng loại thị trường xuất khẩu. Thực hiện tích hợp các phần tử tự động hóa trên cơ sở tiếp nhận thiết kế và CN từ nước ngòai, làm chủ thiết kế phần mềm tích hợp hệ thống điều khiển chuẩn đoán giám sát. Xác định và lựa chọn hợp lý CN gia công trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm, đầu tư vào nguồn nhân lực, kỹ năng, trình độ CN để tham gia vào những chuỗi giá trị dựa trên chất lượng và năng suất. Tiếp cận khoa học và kỹ thuật tiên tiến của thế giới trong chuẩn đoán và điều trị bệnh. Áp dụng có hiệu quả các thành tựu CN bức xạ trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xử lý môi trường, trong y tế, trong sinh học tạo giống cây trồng, chế tạo các chế phẩm sinh học.

4.1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực, tạo nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Phát triển nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vừa là yêu cầu vừa là động lực cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Phát triển nhân lực là một trong những động lực quan trọng để hoàn thành cơ bản sự nghiệp CNH, HĐH, là nhân tố quyết định phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, hài hòa và bền vững. Điều này được Văn kiện đại hội Đảng bộ lần thứ XX khẳng định: "Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế; xem phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết


định nâng cao lợi thế cạnh tranh của thành phố" [28, tr.105].

Ngày nay để có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế chính là sự cạnh tranh về sử dụng và bồi dưỡng nhân tài, nhân lực có chất lượng cao. Nhân tài đã, đang và sẽ trở thành yếu tố quyết định tạo nên vị thế mỗi quốc gia. Vì thế theo luận án để phát triển nguồn nhân lực phải bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển thành phố Đà Nẵng. Thành phố cần có hướng đi cụ thể như sau:

- Nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực: tập trung, đột phá vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng của Thành phố như du lịch, thương mại, vận tải - kho bãi, điện, điện tử, điện lạnh, viễn thông, CN thông tin, cơ khí điện tử,...;

- Gây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao trong các cơ sở nghiên cứu và triển khai, các khu CN cao. Phải xác định đây là một việc không đơn giản: Trước tiên phải xác định được lĩnh vực cần thu hút; Thứ hai: dựa vào tiêu chí nào để xác định nguồn nhân lực chất lượng cao?; Thứ ba: Nguồn nhân lực chất lượng cao đó lấy từ đâu ? trong nước, hay ngoài nước ?; Thứ tư: Phải có chính sách nào để giữ chân nguồn nhân lực này?

- Đối chiếu với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, thành phố cần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực sau: khoa học - kỹ thuật - CN như: CN sinh học, vật liệu, CN thông tin, điện tử, CN môi trường... ; Lĩnh vực kinh tế - xã hội: kinh tế quốc tế, xã hội học, hành chính công, chính sách công, luật phát quốc tế; Y tế; Giáo dục...

Nhưng dựa vào đâu? để xác định nguồn nhân lực chất lượng cao, đã có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, theo luận án phải là những người đạt được 4 tiêu chí sau: 1, Có trình độ chuyên môn từ cử nhân (loại giỏi) trở lên hoặc những người từng làm trong lĩnh vực mình nghiên cứu; 2, Thành thạo ít nhất


một ngoại ngữ sử dụng tốt trong giao tiếp và nghiên cứu; 3, Trình độ tin học đáp ứng nhu cầu công việc; 4, Có các công trình nghiên cứu khoa học hoặc giấy khen, bằng khen, giải thưởng trong lĩnh vực mình nghiên cứu.

Nguồn nhân lực này không chỉ là những cán bộ nghiên cứu khoa học, CN, kinh tế xã hội ở trong nước hay tại thành phố, mà còn là các nhà nghiên cứu du học ở nước ngoài, hay các chuyên gia nước ngoài, đây là nguồn lực quý báu, đóng góp rất lớn vào phát triển vào các ngành CN cao và CN tiên tiến.

4.1.3.4. Xây dựng Khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ

Khu CN cao là nơi biến các tri thức mới, các phát kiến khoa học mới thành CN và sản phẩm. Vì vậy một nước, một thành phố muốn phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững, phát triển ngành CN cao, tiến dần đến nền kinh tế tri thức phải xây dựng khu CN cao, vườn ươm CN .Với định hướng phát triển thành phố công nghiệp CN cao, Khu CN cao Đà Nẵng - khu CN cao thứ ba của Việt Nam đã chính thức được thành lập theo Quyết Định số 1979/QÐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tại xã Hòa Liên và xã Hoà Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Ðà Nẵng.

Dự kiến khu CN cao này được thực hiện theo ba giai đoạn: giai đoạn1( 2012 - 2015), giai đoạn 2 (2016 - 2018), giai đoạn 3 (2019 - 2020). Theo quy hoạch, khu CN cao gồm 8 khu chức năng: khu sản xuất CN cao; Khu nghiên cứu - phát triển và ươm tạo CN; Khu quản lý - dịch vụ CN cao; Khu ở cho công nhân và khu chuyên gia; Đất cây xanh, mặt nước, công viên, thể dục thể thao; Đất giao thông, sân, bãi đậu xe; Khu công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối; Khu hậu cần, dịch vụ logistic. Khu "vườn ươm doanh nghiệp" được bố trí "trộn lẫn" với các hoạt động khác trong khu "không gian khoa học", nghiên cứu và phát triển, đào tạo và các hoạt động sản xuất. Các điểm tập trung này sẽ được kết nối thông qua các hoạt động tại khu "trái tim" của khu không gian khoa học. Điều này sẽ cho phép các ngành nghề và các nhà nghiên cứu trao


đổi, phối hợp cùng nhau. Ngành nghề, lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi tại đây là đầu tư sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản xuất sản phẩm CN cao, CN sinh học, CN thông tin; cơ khí chế tạo. Ngoài ra còn có các sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới; sử dụng CN, kỹ thuật hiện đại; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo CN cao…

Dựa vào lợi thế của mình, Đà Nẵng có thể phát triển CN và CN chất lượng cao gắn tối đa với phát triển du lịch. Nó bao gồm cả việc xây dựng khu CN cao Đà Nẵng phải phục vụ thiết thực cho việc phát huy các thế mạnh khác của Đà Nẵng như kinh tế biển, hạ tầng cảng, hệ thống kho tiếp vận, đầu mối giao thông đường bộ…Không gian CN và khu CN cao Đà Nẵng phải gắn với việc trở thành một không gian sống và làm việc lý tưởng cho các nhà KH&CN, các chuyên gia về quản lý, đầu tư tại Miền Trung và cả những người nhập cư đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và từ nước ngoài. Trong điều kiện như vậy, Đà Nẵng sẽ có cơ hội để hợp tác, liên kết tốt hơn với các khu công nghiệp, khu CN cao khác trong và ngoài khu vực, theo hướng trao đổi chuyên gia, chia sẻ cơ sở vật chất kỹ thuật dùng chung.

4.1.3.5. Xây dựng "Đà Nẵng thành phố môi trường"

Tạo nên 1 danh hiệu "thành phố môi trường" cho Đà Nẵng; tạo sự an toàn về sức khỏe và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với thành phố Đà Nẵng.

Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường tại các khu dân cư, khu công nghiệp, vùng ven biển; đảm bảo chất lượng môi trường nước, đất, không khí, đặc biệt chú trọng đến vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, xử lý nước thải công nghiệp và chất thải nguy hại, cụ thể như sau: i) Bảo vệ môi trường nước: kiểm soát chất thải giảm tác động đến môi trường nước, bảo vệ môi trường nước hồ trên địa bàn thành phố theo hướng thân thiện với môi trường, nghiên cứu các mô hình tái sử dụng hoặc tuần hoàn nước đảm bảo lượng nước nước sử dụng đạt 25% đến năm 2020…; ii) Bảo vệ

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí