tạo và nghiên cứu khoa học.
- Khuyến khích dự án CN cao đầu tư vào KCN, KCX
Năm 2013, các doanh nghiệp đã đầu tư vào các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh gần 609 triệu USD, tăng vốn đầu tư cả về quy mô và chất lượng. Trong đó, doanh nghiệp FDI đầu tư trên 363 triệu USD (tăng 74,9% so với năm 2012); các doanh nghiệp trong nước đầu tư hơn 5.153 tỷ đồng (khoảng 245,6 triệu USD), tăng 20,37% so với năm 2012 [126]. Để có được kết quả này Ban Quản lý các KCX, KCN đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong KCX, KCN cũng như định hướng các chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN chuyển dần sang mô hình KCN xanh; tổ chức xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực CN cao, công nghiệp phụ trợ cho CN cao; tăng cường phối hợp với các sở, ngành để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; công khai minh bạch thủ tục hành chính; phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp.
- Xây dựng và phát triển khu CN cao, vườn ươm CN
Thành lập vào 24/10/2002 tới nay, khu CN cao thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích 913 ha đã thu hút và cấp phép cho 66 nhà đầu tư. Trong đó có các nhà đầu tư sản xuất CN cao lớn, có uy tín trên thế giới như Intel, Jabil, Nidec, Datalogics với tổng vốn trên 2,2 tỷ USD, tỷ lệ lấp đầy 98% diện tích đất giai đoạn I, nộp ngân sách bình quân 100 tỉ đồng/năm, giải quyết việc làm cho gần 17.000 lao động. [129] Bên cạnh đó, khu CN cao còn tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng linh kiện, vật tư, thành phẩm và bán thành phẩm cho sản xuất sản phẩm CN cao. Với kết quả này, khu CN đã góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế thành phố. Cũng từ đây, những sản phẩm CN cao được đóng dấu "Made in Vietnam" được thế giới biết đến như chipset (Intel), module cảm biến kỹ thuật số, thiết bị đọc mã vạch (Datalogic), dược phẩm, thuốc chữa bệnh (Nanogen)…Gần đây Ban quản lý khu CN cao chú trọng vào đầu
tư phát triển khu "không gian khoa học", là để "tự đi trên đôi chân mình", phát huy năng lực nội sinh của đất nước. Từ đây, chúng ta sẽ xây dựng được đội ngũ nhân lực có trình độ, khả năng làm chủ CN, tư duy sáng tạo, là nền tảng cho sự phát triển KH&CN đất nước.
2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra để thành phố Đà Nẵng có thể tham khảo
Qua tìm hiểu quá trình CNH và phát triển KTTT ở Singapore, Hàn Quốc chúng ta nhận thấy mỗi nước đều có chính sách riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và đều mang lại thành công. Trên cơ sở kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước có thể rút ra những bài học để Đà Nẵng tham khảo trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Tăng Nhanh Các Ngành Công Nghiệp, Dịch Vụ Có Hàm Lượng Tri Thức Và Giá Trị Gia Tăng Cao, Thúc Đẩy Tiến Bộ Xã
- Năng Lực Tạo Lập Nguồn Vốn Đầu Tư Phát Triển
- Kinh Nghiệm Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Của Hàn Quốc
- Quá Trình Tiến Hành Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng Từ Năm 2001 Đến Nay
- Phát Triển Cn Thông Tin - Truyền Thông Trở Thành Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn Của Thành Phố
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Theo Hướng Tri Thức Hóa
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Một là: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Bài học xây dựng nguồn nhân lực trong và ngoài nước của Singapore và chính sách giáo dục Đào tạo của Hàn Quốc là những bài học bổ ích mà thành phố Đà Nẵng cần tham khảo. Như phải đổi mới hệ thống giáo dục cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng quy mô và cơ cấu của đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức KH&CN đồng bộ với yêu cầu nhân lực trình độ cao theo từng giai đoạn của tiến trình CNH. Sử dụng có hiệu quả các chuyên gia KH&CN trong và ngoài nước. Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi và thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng là điều kiện để trí thức KH&CN hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng hiệu quả.
Hai là: Phát triển khoa học và CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước trên thế giới, và địa phương trong nước luận án cho rằng phát triển KH&CN để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng. Chính quyền thành phố đưa ra những quy hoạch tổng thể qua từng giai đoạn và phát
triển trọng điểm một số ngành CN cao như CN thông tin, CN sinh học, CN vật liệu mới… mà mình có lợi thế. Xây dựng các khu CN cao, CN phần mềm, trung tâm nghiên cứu…để quy tụ nhân tài.
Ba là: Phát triển CN thông tin. Đây là giải pháp thành phố Đà Nẵng đã làm và thu được những thành tựu đáng kể: xuất khẩu phần mềm, xây dựng chính phủ điện tử… Tuy nhiên, mới chỉ là giai đoạn khởi đầu, bài học ứng dụng và phát triển CN thông tin với 4 làn sóng của Singapore là bài học thú vị để Đà Nẵng học tập.
Bốn là: Nhận thức đúng tầm quan trọng của CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore, Hàn Quốc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chúng ta nhận thấy rằng các nước trên đều nhận thức vai trò quan trọng của CNH, HĐH trong phát triển kinh tế. Trong đó không ai khác Nhà nước luôn đóng vai trò chính trong trong từng giai đoạn phát triển. Vì chỉ có Nhà nước mới có những hoạch định, chính sách cụ thể thiết thực, phù hợp thúc đẩy CNH, HĐH. Đây cũng là bài học bổ ích đối với Chính quyền, nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Năm là: Xây dựng khu CN cao và vườn ươm CN
Để tiến gần hơn nền kinh tế tri thức thì việc quy hoạch xây dựng khu CN cao và vườn ươm CN là cần thiết. Nhưng để thành công và thu được kết quả tốt thì ngoài việc kêu gọi đầu tư KCN CN cao dành cho các doanh nghiệp CN cao với chính sách ưu đãi đặc biệt. Thì phát triển khuôn viên sáng tạo với các không gian nghiên cứu khoa học, nơi thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển, sáng tạo và khởi nghiệp, thường gắn kết với các trường đại học, viện nghiên cứu...mà thành phố Hồ Chí Minh đang làm là bài học mà Đà Nẵng cần phải học tập. Coi phát triển khu CN cao vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ chiến lược trong xu thế mới, trong giai đoạn mới.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIÊP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
GẮN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1.1. Thuận lợi
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và CN lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, với tổng diện tích là 1285,4 km².
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho phát triển du lịch, giao thông, các hoạt động kinh tế đối ngoại, hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp có khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Địa hình của Thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa có núi, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Trong đó, quan trọng nhất là nguồn đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với các loại cây trồng như: lúa, rau và hoa quả ven đô. Đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật.
Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để các hộ gia đình
xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm. Đây là một lợi thế cho các hộ phát triển ngành thuỷ sản góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân.
Rừng của thành phố thường xanh cả bốn mùa, nên nó là bộ máy khổng lồ điều hòa nhiệt độ, gió, mưa, tạo nên một môi trường tự nhiên trong lành về không khí và nước. Nếu việc khai thác rừng hợp lý thì ngoài ý nghĩa kinh tế , rừng còn có ý nghĩa về dân sinh và môi trường sinh thái. Rừng còn là tiềm năng cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dã ngoại cho khách trong nước và nước ngoài. Đà Nẵng có các khu rừng như: Khu bảo tồn Bà Nà, Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
Đà Nẵng có bờ biển dài, mức nước sâu, thuận lợi cho xây dựng hải cảng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải biển; có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp, ít ô nhiễm, lại nằm giữa các di sản thế giới nên thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Khu hệ động vật biển của Đà Nẵng rất phong phú, đa dạng và có nhiều loài đặc hữu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như: cá thu bè, cá thu chấm, cá mú chấm xanh, cá mú đen, cá vược trắng, tôm he, tôm hùm, mực nang tấm, mực ống thẻ, bào ngư… Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn, hàng năm có khả năng khai thác 150.000 - 200.000 tấn.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa
- xã hội và quá trình đô thị hoá lớn của cả nước.
- Về kinh tế, Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới các dịch vụ về du lịch, thương mại, tài chính... Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội năm 2013 là 57,95%, công nghiệp - xây dựng là 39,68%
và nông nghiệp là 2,37% [118].
Hiện thành phố có 24 trung tâm thương mại và siêu thị với tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm trong 3 năm gần đây. Đà Nẵng còn là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, với 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm với sự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xã hội, một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính,... Mật độ tập trung cao các chi nhánh ngân hàng ở đường Nguyễn Văn Linh khiến con đường này được mệnh danh là "Phố Wall" của miền Trung.
Đà Nẵng có nhiều làng nghề, trong đó có một số làng nghề truyền thống. Nổi tiếng nhất là làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, làng chiếu Cẩm Nê, làng nghề nước mắm Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu v.v... với những sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong vùng, trong nước mà còn có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Trong những năm qua, kinh tế Đà Nẵng luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân chung của cả nước. Trong ba năm liền từ 2008-2010, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố đứng đầu cả nước. Tổng sản phẩm xã hội năm 2012 là 46.368,6 tỷ đồng với mức tăng trưởng là 9,1% so với năm 2011; năm 2013 là 41.570 tỷ đồng, tăng 8,11% so cùng kỳ năm 2012 (trong khi tăng trưởng chung của cả nước là 5,4%). Tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người năm 2013 là 2.686 USD, gấp 2,6 lần so với năm 2005 và gấp 1,4 lần mức bình quân chung của cả nước trong cùng thời kỳ [118], [119].
Kết cấu hạ tầng: Mạng lưới đường bộ trong đô thị của thành phố phát triển mạnh. Với chủ trương "tạo vốn phát triển từ quỹ đất" thành phố đã triển khai nhiều công trình quy mô lớn như đường: Ba Tháng Hai, Nguyễn Tất Thành, Hoàng Sa - Trường Sa, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng… Từ 97 đường phố, với tổng chiều dài 299,973 km (1996) thì đến
nay đã có hơn 1.002 đường phố với tổng chiều dài 848,473km. Đà Nẵng còn đầu tư xây dựng 6 cây cầu hiện đại bắc qua Sông Hàn như cầu: Rồng, Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Ly, Thuận Phước... Hạ tầng giao thông của đường thủy, đường sắt, và đường hàng không liên tục được đầu tư mở rộng nâng cấp như: Cải tạo, nâng cấp cảng Tiên Sa; Nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng đạt công suất phục vụ 6 triệu hành khách/năm.
Đầu tư phát triển của thành phố Đà Nẵng: Đầu tư phát triển xã hội tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế của thành phố dựa vào yếu tố vốn, vốn đầu tư xã hội đã trở thành yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm. Năm 2001 vốn đầu tư là 2.527,55 tỷ đồng đến năm 2013 tỷ đồng 26.516 tỷ đồng, bằng 87% so với cùng kỳ năm 2012, gấp 10,5 lần năm 2001, [13], [118] điều này chứng tỏ tiềm lực kinh tế của thành phố đã tăng lên, đồng thời là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Về đặc điểm xã hội
Dân số và lao động năm 2012, toàn thành phố có số dân là 973.838 người sống trên 6 quận (Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê) và 2 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa). Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2001 - 2012 là 2,5%/ năm, cao hơn so với tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn là 1,2%/năm. Kết cấu dân số theo độ tuổi: số người dưới 15 tuổi 24,06%, từ 16- 59 tuổi chiếm 67,74%, trên 60 tuổi 8,2%, tuổi trung bình dân số thành phố Đà Nẵng là 30 tuổi. Mật độ dân số năm 2012 là 757,60 người/km2. Dân cư phân bố không đều giữa các quận,
huyện; trong đó dân số tập trung cao nhất ở hai quận nội thành là Thanh Khê (19.527,54 người/km2) và Hải Châu (8.688,62 người/km2) và thấp nhất là ở huyện Hòa Vang với mật độ 169,88 người/km2 [16].
Quy mô nhân lực thành phố tương đối lớn, tăng nhanh và đang trong
thời kỳ "cơ cấu dân số vàng". Lực lượng lao động hiện có của Thành phố
515.018 người vào năm 2012 chiếm 52% số dân. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang dần được cải thiện. Số công nhân kỹ thuật năm 2012 là 36.961 người. Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học năm 2012 là 106.681 người [16]. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật là lực lượng trụ cột của sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của thành phố.
Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Năm 2013, trên địa bàn thành phố có 15 trường đại học, học viện; 18 trường cao đẳng; 50 trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề; 175 trường học ở cấp phổ (19 trường Trung học phổ thông, 54 trường Trung học cơ sở, 100 trường tiểu học và 2 trường Phổ thông cơ sở). Bên cạnh đó còn có 136 trường mẫu giáo với
1.249 lớp học, 2.422 giáo viên và 37,8 nghìn học sinh. Hoạt động giáo dục và đào tạo của Đà Nẵng đã và đang được đầu tư phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng [118].
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe: Hệ thống y tế của thành phố ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến thành phố đến quận, huyện và xã, phường. Năm 2012, thành phố Đà Nẵng có 82 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 23 bệnh viện, 3 trung tâm y tế và phục hồi chức năng và 56 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Đà Nẵng là 4.628 giường với 1.238 bác sĩ, 342 y sĩ, 756 y tá và 275 nữ hộ sinh, tỷ lệ 13,84 bác sỹ/10.000 dân, 52 giường/10.000 dân. Đến cuối năm 2013, Đà Nẵng đã hoàn thành mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân, với 91,6% dân số tham gia Bảo hiểm y tế, đi trước 2 năm so với cả nước (2014) [16], [119].
Văn hóa, thể dục - thể thao: Trên địa bàn thành phố hiện nay có khá nhiều điểm vui chơi, văn hóa giải trí như Nhà hát Trưng Vương được xây mới và khánh thành năm 2006 với sức chứa hơn 1.200 chỗ ngồi, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Rạp chiếu phim MegaStar, Lotte Cinema Đà Nẵng, Lê