Kinh Nghiệm Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Của Hàn Quốc


qua việc trao nhiều loại học bổng khác nhau và những lộ trình tiếp cận các cơ hội được giáo dục để khai thác tài năng trong xã hội. Hai mục tiêu song song được đặt ra là: đào tạo những thợ thủ công lành nghề và những nhà kỹ thuật. Singapore đang cần những người này để phát triển công nghiệp, và để tránh biến họ trở thành những người tốt nghiệp ra trường với hy vọng là những nhà quản trị nhưng lại thất nghiệp.

- Tuyển lao động nước ngoài để tăng lực lượng lao động trong nước bằng cách tuyển dụng những nhân công của các công ty đa quốc gia nước ngoài, thực hiện một chính sách năng động để thu hút lao động có kỹ năng và tài năng ở nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả khu vực công cộng. Trong quá trình chuyển đổi sang nền KTTT, nguồn nhân lực nước ngoài đóng góp một vai trò then chốt đối với việc tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba: Đổi mới khoa học và CN.

Để trang bị cho đất nước CN tiên tiến, hiện đại, các bí quyết sản xuất mới, điều này đòi hỏi Singapore có chiến lược phát triển và đổi mới KH&CN của riêng mình. Năm 1991 một kế hoạch đổi mới KH&CN quốc gia được đưa ra với chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng CN, khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ở khu vực tư nhân, gia tăng sự phát triển của các viện nghiên cứu, các trung tâm, số lượng của hoạt động nghiên cứu triển khai, số lượng các nhà khoa học, kỹ sư và các bằng sáng chế. Để thực hiện tốt kế hoạch đặt ra Singapore đã:

- Tập trung hoạt động R&D vào các lĩnh vực mà Singapore có khả năng, dẫn tới thúc đẩy phát triển kinh tế, các lĩnh vực đó là phần mềm, lưu trữ dữ liệu và CN sinh học.

- Khuyến khích các công ty đa quốc gia xác định vị trí của một vài R&D hoạt động tại Singapore.

- Tăng cường nguồn nhân lực R&D thông qua sự cộng tác với chương

trình ở nước ngoài. Phát triển trường đại học và viện nghiên cứu khu vực tư


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

nhân thông qua các chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước nâng cao trình độ CN.

- Tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi. Vừa phát triển CN trong nước vừa tiếp tục tiếp nhận chuyển giao CN thông qua các mối liên kết với các trung tâm CN trên toàn cầu.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 9

Thứ tư: Ứng dụng và phát triển CN thông tin

Singapore nằm trong nhóm 10 nước đi đầu thế giới trong ứng dụng CN thông tin, thương mại điện tử. Mục tiêu của Singapore là trở thành một chính phủ điện tử để có thể phục vụ tốt hơn cho đất nước và nhân dân trong nền KTTT. Do vậy mà bốn làn sóng ứng dụng và phát triển CN thông tin được chính phủ đưa ra thực hiện [128].

Một là: Chương trình tin học hoá quốc gia đầu những năm 80 với mục tiêu trọng tâm là tự động hoá các chức năng truyền thống và giảm các công việc giấy tờ. Sau 8 năm triển khai, chương trình này đã thiết lập được 193 hệ thống ứng dụng cho các cơ quan công quyền. Tin học hoá giúp tiết kiệm chi phí hoạt động của chính phủ trên 70 triệu USD mỗi năm.

Hai là: Chương trình CN thông tin quốc gia giữa những năm 80. Mục tiêu của chương trình này là một dịch vụ hành chính công hiệu quả, một chính phủ một cửa, hoạt động liên tục. Kết quả của làn sóng thứ hai là vào năm 1989, mạng máy tính quốc gia đã liên kết 23 trung tâm máy tính lớn của chính phủ.

Ba là: Chương trình IT 2000 và PS 21vào đầu và giữa thập kỷ 90. Mục tiêu của làn sóng này là biến Singapore thành một hòn đảo thông minh (bằng kế hoạch tổng thể IT 2000 và một trung tâm CN thông tin toàn cầu, dịch vụ hành chính công của Singapore sẽ trở thành dịch vụ công hàng đầu thế giới trong thế kỷ 21. Làn sóng thứ 3 đã tạo ra một loạt dịch vụ công, tiêu biểu như hệ thống hồ sơ điện tử trong lĩnh vực tư pháp; mạng quản lý lao động Labournet; hệ thống nộp thuế điện tử, mạng xây dựng CoreNet...


Bốn là: Infocomm 21 từ cuối những năm 90, với mục tiêu đưa Singapore trở thành thủ đô CN thông tin và viễn thông toàn cầu. Một loạt chiến lược và lộ trình được chính phủ vạch ra hướng tới 3 mục tiêu chính: i) Phát triển CN thông tin viễn thông thành một bộ phận chính yếu trong sự phát triển nền kinh tế Singapore, đặt Singapore vào vị thế người sáng tạo hàng đầu và nhà xuất khẩu số 1 các sản phẩm và dịch vụ ICT trên thị trường toàn cầu.ii) Sử dụng ICT như một nền tảng chung để thúc đẩy hiệu năng của các thành phần chính trong nền KTTT của Singapore. iii) dùng ICT là đòn bảy để cải thiện chất lượng cuộc sống và tiêu chuẩn sống của người dân trong xã hội tương lai.

2.3.2. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức của Hàn Quốc

Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc trở thành một trong những "con rồng Châu Á", với hơn 40 năm công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu đáng để nước khác phải học tập. Sau khi chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên chấm dứt vào tháng 7/1953, Hàn Quốc phải gánh chịu những hậu quả kinh tế nặng nề do chiến tranh để lại, để khôi phục lại nền kinh tế, Hàn Quốc đã thực hiện quá trình CNH, HĐH qua các giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn ấy gắn với định hướng phát triển và những thay đổi về chất lượng phát triển của nền kinh tế với mực tiêu xây dựng Hàn Quốc thành một nền kinh tế CNH mới.

Giai đoạn 1962 - 1971 chuyển từ hướng nội sang hướng ngoại, mở đầu quá trình CNH, HĐH tập trung vào những ngành công nghiệp nhẹ và điện tử. Giai đoạn 1972 - 1980 tiếp tục chính sách CNH, chính sách hướng ngoại mà Hàn Quốc nhằm tập trung nỗ lực vào 3 lĩnh vực sau: Phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất; Nỗ lực toàn dân trong việc đa dạng hóa thương mại; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nhằm tự túc một số sản phẩm

cơ bản.


Từ những năm 1980 tới nay chuyển từ sản xuất CN trung bình sang CN cao chính điều này đã làm cho Hàn Quốc năm 1996 đã có nền công nghiệp phát triển, là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Năm đó cũng đánh dấu bước chuyển của kinh tế Hàn Quốc sang giai đoạn phát triển mới: xây dựng KTTT

Vậy chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những chính sách nào để đạt được thành tựu như ngày nay ? Qua tìm hiểu tác giả đã nhận thấy giải pháp ưu tiên của chính phủ Hàn Quốc là:

- Kế hoạch hành động ba năm nhằm triển khai chiến lược cho một nền kinh tế tri thức. Kế hoạch gồm có năm lĩnh vực, 18 mục tiêu chung hạn và 83 tiểu kế hoạch hành động trong lĩnh vực chính là hạ tầng thông tin, phát triển nguồn nhân lực, phát triển các ngành công nghiệp tri thức, phát triển KH&CN, giảm khoảng cách số.

- Chính sách phát triển giáo dục đào tạo phục vụ công nghiệp hóa

+ Giáo dục được coi là bộ phận then chốt của chiến lược CNH. Phát triển giáo dục đào tạo thực hiện song hành với tiến trình CNH. Nó được cụ thể hóa bằng các kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm, tương thích với các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, khi chiến lược CNH tập trung vào phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất, Luật thúc đẩy giáo dục công nghiệp và chương trình đào tạo công nghiệp đến các bộ, ngành, nhà máy, đảm bảo sự phối hợp và gắn bó giữa nhà trường và nhà máy [Dẫn theo 112, tr 182].

+ Giáo dục Hàn Quốc được chính trị hóa ở mức độ cao. Nếu công nghiệp được coi là nền kinh tế thứ nhất vì sự thịnh vượng vật chất thì giáo dục được coi là nền kinh tế thứ hai vì sự phát triển tinh thần, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người có kỷ cương, trung thành với nhà nước Hàn Quốc.

+ Chính sách cơ bản để phát triển giáo dục phục vụ CNH là dựa vào sức mạnh nhân dân. Đó là "Cơn sốt giáo dục" mà căn nguyên là truyền thống hiếu


học bắt rễ trong xã hội Hàn Quốc và thang giá trị được duy trì đến tận bây giờ, trong đó tri thức được coi trọng nhất.

+ Cải cách giáo dục: Chính phủ đặt trọng tâm vào cải cách giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Chương trình "Chất xám Hàn Quốc" được tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học. Quan hệ đối tác đại học - công nghiệp được tăng cường thông qua một dự án mang tên "Gắn kết Hàn Quốc" [Dẫn theo 112, tr 191].

- Chính sách phát triển khoa học và CN

+ Các chương trình KH&CN phải gắn kết và phục vụ đắc lực cho từng

giai đoạn khác nhau của tiến trình CNH.

Cụ thể như sau: Giai đoạn 1960 - 1970 Hàn Quốc bước vào CNH với nhiệm vụ chủ yếu là phát triển công nghiệp nhẹ hướng tới xuất khẩu. Chính sách khoa học và CN lúc này là bắt tay vào thành lập các cơ quan nghiên cứu, xây dựng hạ tầng khoa học; các doanh nghiệp mua và bắt chước CN nước ngoài.

Giai đoạn 1970 - 1990, chính sách của Hàn Quốc chuyển trọng tâm sang việc củng cố hạ tầng KH&CN, phát triển các viện nghiên cứu, thành lập thành phố khoa học Daedeok, ban hành Luật khuyến khích KH&CN, tập trung vào chuyển giao và tiếp nhận CN tiên tiến trên thị trường [Dẫn theo 112, tr 208].

Từ 1990 cho đến nay chính phủ Hàn Quốc luôn đưa ra những chính sách quy hoạch tổng thể và chính sách cho các chương trình CN chiến lược. Điều phối việc đầu tư, các chương trình và các dự án nghiên cứu và phát triển KH&CN quốc gia; Huy động và phát triển các chuyên gia và tổ chức CN...

+ Việc phát triển KH&CN phải được thực hiện theo một chiến lược nhất quán và thực tế đòi hỏi nỗ lực của cả ba phía: chính phủ, giới học thuật và khu vực tư nhân.

+ Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, chuyển giao CN được coi là nền tảng để sớm xây dựng một hạ tầng CN mạng tính cạnh tranh và bắt kịp CN tiên tiến trên thế giới.


+ Kích cầu CN bằng các chính sách công nghiệp gắn với xuất khẩu; tăng cường nhập khẩu CN, thiết bị kết hợp bắt chước một cách có hệ thống; xây dựng mạng lưới hỗ trợ phổ biến CN

+ Phát triển KH&CN ở Hàn quốc được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước giữ quyền chỉ đạo và kiểm soát, còn chi phí KH&CN được chia sẻ giữa nhà nước và khu vực tư nhân.

+ Trong hạ tầng KH&CN, trọng tâm là xây dựng môi trường khoa học và CN thuận lợi cho tự do tư tưởng, tư duy sáng tạo và canh tân.

+ Thúc đẩy tăng trưởng các hãng tư nhân khổng lồ trong nước, gọi là các Chaebol để đi đầu trong CNH. Một trong những trụ cột của chiến lược của CN Hàn Quốc là tạo ra các tập đoàn tư nhân lớn.

2.3.3. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức của một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là hai thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là 2 trung tâm kinh tế lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, KH&CN, ở hai đầu đất nước. Vậy điều gì đã làm cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trở thành 2 thành phố hiện đại và năng động nhất hiện nay? Qua tìm hiểu để lý giải cho vấn đề này, có rất nhiều ý kiến cho rằng các thành phố này đã sớm xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, KH&CN… phù hợp.

2.3.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Nghị quyết Đại hội XIII (2006-2010) và XIV (2011-2015) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã khẳng định phải chuyển hướng từ phát triển kinh tế ưu tiên công nghiệp sang ưu tiên khu vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, coi trọng chất lượng phát triển, xây dựng KTTT và phát triển bền vững. Với tinh thần đó, Hà Nội đã đưa ra những hướng đột phá quan trọng. Hướng đột phá thứ nhất, tăng cường các ngành, sản phẩm có hàm lượng CN cao, chế biến sâu và giá trị gia tăng lớn, sử dụng CN tiên tiến, tiết


kiệm năng lượng. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chủ lực, các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, có lợi thế cạnh tranh, thương hiệu, như: điện tử, CN thông tin; cơ khí; chế biến thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm vật liệu mới, tập trung vào các ngành CN cao, kỹ thuật cao trụ cột KTTT (như CN sinh học, vật liệu mới, CN thông tin....). Xây dựng khu công nghiệp, CN cao, các cơ sở nghiên cứu-triển khai và ứng dụng CN mới, mũi nhọn. Năm 2013, Hà Nội đã khai trương thêm hai khu công nghiệp mới là Khu công viên CN thông tin Hà Nội (36 ha) và Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (72 ha); đã xây dựng 107 cụm công nghiệp với tổng diện tích

3.192 ha, tăng 5 cụm và tăng 2,8% về diện tích so với năm 2008 [127]. Hướng đột phá thứ hai, quan tâm đãi ngộ nhà khoa học, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình CNH, HĐH. Điều này được thể hiện trên 3 phương diện: môi trường nghiên cứu, sáng tạo; thu nhập và điều kiện sống và sự tôn vinh; bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ, đề cao đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học và CN. Hàng năm Hà Nội luôn tuyên dương các thủ khoa xuất sắc của các trường đại học trên địa bàn Thành phố và có chính sách, cơ chế đặc thù, sẵn sàng tuyển thẳng các thủ khoa có nguyện vọng làm việc tại Hà Nội theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức, Viên chức. Ngoài ra Thủ đô còn mời Việt kiều chuyển giao CN về nước, trọng dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực trình độ cao trong nước và thuê chuyên gia nước ngoài làm "tổng công trình sư" chủ trì các nghiên cứu và công trình trọng điểm. Hướng đột phá thứ ba, ban hành nhiều văn bản, chính sách đi trước cả nước đối với hoạt động KH&CN, như cơ chế khoán gọn đến sản phẩm cuối cùng; áp dụng cơ chế Quỹ phát triển KH&CN để cấp phép tài trợ các đề tài, dự án; tăng cường phối hợp với các đơn vị lên kế hoạch đặt hàng triển khai các đề tài để đảm bảo tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Đây là kinh nghiệm mà Đà Nẵng cần


tham khảo. Ngoài ra, Hà Nội cũng là nơi đi đầu trong chủ trương duy trì 2% ngân sách cho KH&CN. Từ năm 2008 - 2013 đã triển khai được 616 đề tài nghiên cứu KH&CN; 56 dự án sản xuất thử nghiệm; thẩm định CN 138 dự án đầu tư. Hà Nội hiện có 57 sản phẩm công nghiệp chủ lực của 48 doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí - điện tử, hóa nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm. Hình thành vùng chuyên canh sản xuất hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản với năng suất, giá trị thu nhập cao nhờ ứng dụng kỹ thuật, CN tiên tiến vào sản xuất [122].

2.3.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có nguồn nhân lực lớn nhất nước, với khoảng 4,7 triệu người trong độ tuổi lao động, tổng số người có việc làm hiện vào khoảng 3,2 triệu người. Ðội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trên địa bàn chiếm tới 30% so với cả nước [127]. Thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, thành phố đã xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh; ngành giáo dục đào tạo; thạc sĩ ngành CN sinh học… Ưu tiên phát triển nhân lực đủ để cung cấp cho những ngành có hàm lượng CN cao, có giá trị gia tăng cao. Ðó là bốn ngành công nghiệp: cơ khí; điện tử - CN thông tin; hóa dược - cao-su; chế biến tinh lương thực, thực phẩm và chín ngành dịch vụ: tài chính - tín dụng; ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính viễn thông và CN thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản, bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, KH&CN; du lịch, khách sạn, nhà hàng; y tế, giáo dục - đào tạo. Các chương trình này đã cung cấp cho thành phố một lực lượng cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu nhân lực cao trong quản lý hành chính, giáo dục, đào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2022