Tiêu Chí Thực Hiện Các Chức Năng Của Giáo Trình

+ Giáo trình Kinh tế học phát triển,

+ Giáo trình Quản lý kinh tế,

+ Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học,

+ Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo,

+ Giáo trình Xây dựng Đảng,

+ Giáo trình Khoa học quản lý,

+ Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế.


Chương II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 4

Nghị quyết 52/NQ-TW và Quyết định 149/QĐ-TW của Bộ Chính trị về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của toàn bộ hệ thống Học viện, đồng thời cũng đặt ra nhu cầu bức thiết cho các đơn vị, cá nhân của Học viện phải đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động.

Nhà xuất bản Lý luận chính trị là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 1-11-2003 theo Quyết định số 650/QĐ ngày 20-10-2003 của Giám đốc Học viện, có tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ như sau:

- Chức năng xuất bản và phát hành các xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản, nhằm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phục vụ công tác nghiên cứu lý luận của Đảng và Nhà nước.

- Nhà xuất bản Lý luận chính trị có nhiệm vụ: Thực hiện xuất bản và phát hành theo quy định của Luật Xuất bản

+ Sách, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thuộc các hệ lớp của Học viện và các Trường Chính trị trong cả nước: giáo trình, tập bài giảng, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo;

+ Sách, tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học của Học viện: các công

trình nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kỷ yếu đề tài, hội thảo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị do Học viện và các đơn vị thuộc Học viện quản lý và chủ trì;

+ Các xuất bản phẩm, ấn phẩm khác có nội dung chuyên ngành về lý luận chính trị, chính trị - xã hội và các chuyên ngành có liên quan; lịch và văn hóa phẩm khác theo quy định của Luật Xuất bản;

+ Các xuất bản phẩm và ấn phẩm do Học viện đặt hàng phục vụ nhiệm vụ chính trị đột xuất;

Là một đơn vị có chức năng xuất bản và phát hành sách lý luận chính trị phục vụ yêu cầu của Học viện và công tác lý luận nói chung của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất mà Nhà xuất bản Lý luận chính trị phải tập trung chỉ đạo là phải bảo đảm nội dung chính trị tư tưởng trong các ấn phẩm của Nhà xuất bản. Chất lượng nội dung sách xuất bản được cụ thể hóa như sau:

- Nội dung sách phải đúng với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với định hướng chính trị của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương.

- Nội dung sách phải bảo đảm được những yêu cầu khoa học, hiện đại có khả năng khái quát cao, sát hợp với nội dung chương trình các môn học của Học viện, phù hợp với trình độ lý luận và tư duy lý luận của giảng viên và học viên trong hệ thống Học viện

- Nội dung sách phải được bố cục, trình bày rõ ràng, lôgíc chặt chẽ, ngôn ngữ, văn phong rõ ràng mạch lạc, tuyệt đối tránh sử dụng các thuật ngữ, các cụm từ đa nghĩa dễ suy diễn sai lạc...

Những nội dung trên được cụ thể hóa vào từng loại sách của Nhà xuất bản và được từng cán bộ, biên tập viên của Nhà xuất bản quán triệt một

cách nghiêm túc, xem đó như là một nguyên tắc quan trọng nhất trong việc triển khai các hoạt động chuyên môn của mình.

2.1 Tình trạng bản thảo

Một trong những chức năng cơ bản của Nhà xuất bản Lý luận chính trị là tổ chức xuất bản giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập cho các hệ lớp thuộc hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Bản thảo mà cán bộ, biên tập viên Nhà xuất bản thường xuyên tiếp cận và xử lý hiện nay chủ yếu là các bản thảo thuộc giáo trình các môn học lý luận chính trị.

Thao tác đầu tiên mà bất kỳ một cán bộ biên tập nào khi tiếp cận cũng phải thực hiện là đưa ra các nhận xét đánh giá tổng quát về bản thảo mà mình biên tập. Việc nhận xét đánh giá dựa trên những tiêu chí sau (mỗi tiêu chí lại bao gồm nhiều nội dung với các yêu cầu và đòi hỏi khác nhau):

2.1.1. Tiêu chí về nội dung

Về nội dung, chúng tôi thường xem xét đánh giá nội dung giáo trình lý luận chính trị theo mấy tiêu chí sau đây:

- Tính khoa học, chuẩn mực của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính khoa học, chuẩn mực đòi hỏi nội dung giáo trình lý luận chính trị phải thể hiện được nội dung tri thức khoa học mang tính chính thống, chuẩn mực, nhất quán. Đối với giáo trình lý luận chính trị, tiêu chí này đòi hỏi nội dung phải phản ánh trung thành các quan điểm tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm đường lối chính sách của Đảng cũng như những nguyên lý lý luận đã được khẳng định...

- Tính cập nhật tri thức của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính cập nhật tri thức lý luận đòi hỏi nội dung của giáo trình lý luận chính trị phải kế thừa những thành tựu nghiên cứu lý luận mới, tiếp cận kịp thời những vấn đề lý luận mới của thời đại, những yêu cầu, đòi hỏi mới của công tác tư tưởng lý luận hiện nay. Đồng thời, tính cập nhật trong các

giáo trình lý luận chính trị còn đòi hỏi phải có quan điểm, thái độ rõ ràng, dứt khoát với những quan điểm lý luận sai trái, đả phá, phê phán một cách nghiêm túc khách quan trên cơ sở các luận cứ khoa học với sức thuyết phục cao...

- Tính sư phạm của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính sư phạm của giáo trình lý luận chính trị thể hiện ở việc bảo đảm những yêu cầu về khoa học sư phạm như tính tương thích, vừa sức phù hợp với trình độ, năng lực người học và yêu cầu phải đạt đến của bậc học, cấp học. Tính sư phạm đòi hỏi giáo trình lý luận chính trị phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học. Ngoài ra tính sư phạm còn đòi hỏi giáo trình lý luận chính trị phải phù hợp với phương pháp giảng dạy và học tập, môi trường giảng dạy, học tập, cách thức tổ chức nghiên cứu giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên...

- Tính thực tiễn của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính thực tiễn của giáo trình lý luận chính trị thể hiện hai phương

diện:

Một là, phải phù hợp với thực tế đời sống xã hội Việt Nam, điều kiện

dạy và học của thày và trò và các phương tiện vật chất hỗ trợ giảng dạy học tập khác...

Hai là, tính thực tiễn phải có quan hệ hữu cơ với tính hiện dại. Mặc dù thực tế nước ta còn là nước nghèo, lạc hậu, chậm phát triển nhưng không vì thế mà giáo trình của chúng ta lại lạc hậu mà phải ngang tầm với giáo trình của các nước phát triển. Đặc biệt giáo trình lý luận chính trị còn thể hiện tính chiến đấu, tính vượt trội về tư tưởng lý luận bảo đảm yêu cầu của lý luận tiền phong, dẫn đường, thể hiện đầy đủ nhất hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.

Những tiêu chí nội dung cụ thể trên đã vận dụng phù hợp khi xem xét,

đánh giá chất lượng để biên tập viên bắt tay vào biên tập nội dung của giáo

trình lý luận chính trị.

2.1.2. Tiêu chí về phương pháp trình bày kiến thức

Về phương pháp trình bày kiến thức của giáo trình, trong quá trình biên tập, chúng tôi thường xem xét đến các nội dung cụ thể sau đây:

- Hệ thống kiến thức được trình bày trong giáo trình có nhất quán, lôgíc chặt chẽ không.

- Phong cách thể hiện và cách diễn đạt có phù hợp không?

- Kết cấu nội dung có hợp lý không?

- Việc phân chia các phần, chương, mục, tiểu mục nội dung có thống nhất không?

- Mối quan hệ và tính liên thông giữa các phần, chương, bài, mục, tiểu mục?

Một trong những vấn đề quan trọng trong phương pháp trình bày giáo trình là nội dung của nó có được trình bày theo quan điểm tích hợp hay không? Quan điểm tích hợp được nhìn nhận và hiểu trên nhiều góc độ. Ở đây, chúng tôi xin lưu ý đến ba điểm chủ yếu:

Một là, tính hệ thống, chặt chẽ, nhất quán trong trình bày kiến thức.

Hai là, phạm vi bao quát và tính khoa học, đầy đủ, tương thích của nội dung. Điểm này với giáo trình lý luận chính trị là rất quan trọng, vì trên thực tế việc phân định giới hạn nội dung của mỗi môn học rất khó khăn, khoảng giáp ranh, liên thông giữa các môn rất dễ bị lạm dụng nên thường dẫn đến trùng lặp nội dung giữa các môn.

Ba là, phương pháp bộ môn. Mỗi môn học có phương pháp trình bày kiến thức riêng, vì vậy biên tập viên phải chú ý đến đặc điểm, tính chất và sắc thái riêng của từng môn học mà quyết định phương pháp trình bày kiến thức của môn đó như thế nào.

2.1.3. Tiêu chí thực hiện các chức năng của giáo trình

Khi bàn về chức năng của giáo trình, người ta đưa ra các chức năng chủ yếu sau đây:

- Giáo dục;

- Thông tin;

- Chỉ đạo và định hướng;

- Kích thích hứng thú học tập.

Đối với giáo trình lý luận chính trị những chức năng trên thể hiện rất rõ nét. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số điểm cần chú ý khi đánh giá bản thảo giáo trình, đó là:

- Chức năng thông tin của giáo trình cần phải xem xét một cách toàn diện, đầy đủ và cụ thể. Ngoại trừ thông tin về nội dung tri thức, một vấn đề ít được quan tâm và quan tâm không đúng mức đối với giáo trình là các kênh chữ và kênh hình, phương tiện chuyển tải nội dung. Sử dụng kênh chữ, kênh hình, cách trình bày minh họa ra sao là một nội dung rất quan trọng góp phần thực hiện tốt nhất chức năng thông tin của giáo trình.

- Một vấn đề nữa cần lưu ý trong việc thực hiện chức năng kích thích hứng thú học tập của giáo trình là nó đã kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập không? Giáo trình có gây được cảm tình, ấn tượng với người học không? Sự hấp dẫn và khả năng kích thích hứng thú của người học. Cần tránh tình trạng giáo trình chỉ đơn giản là “cái bồ chứa kiến thức”.

2.1.4. Tiêu chí về ngôn ngữ của giáo trình

Tiêu chí ngôn ngữ của giáo trình thường thể hiện ở tính trong sáng, tính chuẩn mực và phong cách chức năng. Đối với giáo trình lý luận chính trị, tiêu chí ngôn ngữ còn đòi hỏi ở đặc trưng văn phong lý luận chính trị,

cách sử dụng ngôn từ, thuật ngữ, cách thức diễn đạt... Những vấn đề này chúng tôi sẽ đi sâu ở phần biên tập giáo trình để khẳng định sử dụng ngôn ngữ trong giáo trình như thế nào là một tiêu chí quan trọng để đánh giá.

2.2. Tình hình biên tập giáo trình

Công tác biên tập giáo trình là công việc gồm nhiều khâu, nhiều công

đoạn, trong đó việc biên tập nội dung là một khâu rất quan trọng.

2.2.1. Biên tập nội dung*

Giáo trình lý luận chính trị là các sách được viết theo phong cách khoa học. Trong đời sống, tiếng Việt có nhiều phong cách nói và viết, mỗi phong cách có đặc trưng và chuẩn mực riêng về ngôn ngữ, cú pháp, kết cấu đoạn và cấu trúc toàn văn bản. Nắm được các kiến thức ấy, người sử dụng sẽ dùng ngôn ngữ chính xác, hiệu quả hơn. Cũng như vậy, công tác biên tập giáo trình lý luận chính trị đòi hỏi người biên tập phải nắm chắc đặc trưng phong cách khoa học, để từ đó có thể đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất.

Trước hết, phong cách khoa học là khuôn mẫu thích hợp cho những người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học: người nghiên cứu, giáo viên, kỹ sư, sinh viên, học viên tham gia vào công việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy, phổ biến khoa học.

Phong cách khoa học chủ yếu dựa vào kiểu ngôn ngữ viết phi nghệ thuật. Yếu tố cá nhân của người nói giảm xuống tối thiểu (ngoại trừ một số biến thể như trong khoa học phổ cập, khoa học xã hội ở thể luận chiến, phong cách này có thể sử dụng rộng rãi cả những cấu trúc ngôn ngữ nghệ thuật, ở thể luận chiến yếu tố cá nhân được nâng cao).


* Những ví dụ lỗi về câu, chữ trong tổng quan này được trích dẫn từ các bản thảo giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản, tất cả đã được sửa chữa trước khi in thành sách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022