Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.2.4.1.1. Kết quả phân tích chất lượng phiếu khảo sát bằng QUEST. Bảng 2.2.4.2.1. Thống kê số lượng mẫu điều tra theo ngành học và khóa học Bảng 3.1.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc tự học

Bảng 3.1.2. Phân bố mức độ ĐG về tầm quan trọng của TH giữa SV nam và SV nữ

Bảng 3.1.3: Kiểm định Kruskal Wallis sự khác nhau giữa SV nam và SV nữ về sự đánh giá về mức độ cần thiết của việc tự học

Bảng 3.2.1. Bảng mô tả quy định về các mức đánh giá

Bảng 3.2.2. Các mức độ về thái độ tự học của sinh viên

Hình 3.2.1. Sự phân phối của mẫu trong tiêu chí về thái độ tự học

Bảng 3.2.3. Bảng phân tích ANOVA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Bảng 3.2.4. Bảng phân tích tương quan Pearson

Bảng 3.3.1.1. Bảng mô tả kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học

Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng - 2

Bảng 3.3.1.2. Điểm trung bình của các nhân tố

Bảng 3.3.2.1. Kết quả phân tích ANOVA

Bảng 3.3.3.1. Bảng thống kê giá trị trung bình của nhóm kỹ năng hoạt động trên lớp

Bảng 3.3.3.2: Kết quả kiểm định định trung bình 2 tổng thể

Bảng 3.3.4.1. Bảng phân tích ANOVA cho kỹ năng LVN của SV các ngành

Bảng 3.3.5.1. Thống kê giá trị mức độ thực hiện kĩ năng GQVĐ

Bảng 3.3.5.2. Thống kê giá trị mức độ thực hiện cho từng tiêu chí

Bảng 3.3.6.1. Các mức độ về kĩ năng đánh giá kết quả tự học của sinh viên Bảng 3.3.6.2. Mức độ thực hiện các phương pháp trong kĩ năng kiểm tra KQTH Bảng 3.3.7.1. Bảng tương quan giữa các nhóm kĩ năng tự học

Bảng 3.3.7.2. Bảng thống kê điểm trung bình và độ lệch chuẩn của từng nhóm

Bảng 3.4.1. Bảng thống kê giá trị của năng lực tự học

Bảng 3.4.2. Bảng kiểm định Levene

Bảng 3.4.3. Kiểm định tương quan Pearson giữa năng lực tự học và kết quả học tập

Bảng 4.2.1. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình


Bảng 4.2.2. Bảng phân tích phương sai ANOVA

Bảng 4.2.3. Bảng ước lượng các hệ số hồi quy cho mô hình

Bảng 4.2.4. Kiểm định tính độc lập của sai số

Bảng 4.2.5. Kiểm định tính đa cộng tuyến


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tạo ra sự biến đổi sâu sắc, toàn diện đối với cả nền kinh tế, từng bước chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức, với những đặc trưng cơ bản là coi tri thức khoa học, công nghệ là một tư liệu sản xuất quan trọng đã đặt ra nhiều yêu cầu mới cho giáo dục đào tạo, trong đó có cả việc dạy và học ở đại học. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khối lượng tri thức nhân loại tăng lên theo hàm số mũ, cùng với mạng viễn thông toàn cầu cho phép trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, việc tiếp cận của mỗi người với tri thức nhân loại rất thuận lợi và với khối lượng lớn như hiện nay, nhà trường không thể chỉ giới hạn ở việc trang bị cho người học một lượng tri thức nhất định. Điều quan trọng hơn rất nhiều là nhà trường đại học cần phải chú trọng đến việc bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập, phương pháp khai thác và xử lý tri thức, trong đó, đặc biệt quan trọng là phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Chỉ có nhờ vào phương pháp tự học, tự nghiên cứu, sinh viên sau khi ra trường mới có đủ khả năng để tự mình làm giàu vốn tri thức của mình, phục vụ tốt hơn cho hoạt động thực tiễn.

Việc nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên cần phải đặt vào nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường đại học, đặc biệt là đối với các trường sư phạm. Bởi vì, sinh viên các ngành sư phạm sau này là những thầy cô giáo giảng dạy trong các trường phổ thông, có nhiệm vụ quan trọng là bồi dưỡng và rèn luyện cho học sinh phổ thông phương pháp tự học, phương pháp học tập chủ động, tích cực. Hơn ai hết, chính họ cần phải được trang bị kỹ năng đó ngay từ trên ghế trường đại học.

Mục 2 điều 40 của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2010 ghi rò: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”.


Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay cho phép sinh viên tự chủ hơn trong việc học. Theo đó, sinh viên có thể tính toán thời gian và năng lực của mình để có thể điều tiết việc học của mình theo từng học kỳ một cách phù hợp nhất.

Tuy nhiên, thực tế việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay còn nhiều bất cập. Báo cáo của Ủy ban văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ngày 15/11/2004 đã nêu: “Chất lượng giáo dục nhìn chung còn yếu kém, bất cập; lối học khoa cử vẫn còn nặng nề, giáo dục chỉ chú ý đến truyền đạt kiến thức, nhằm ứng phó với các kỳ thi, chưa chú trọng đến việc xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu…”. Tự học, tự nghiên cứu là kỹ năng hết sức cần thiết đối với sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên các ngành sư phạm. Việc rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên muốn đạt được hiệu quả tốt phải được dựa trên những cơ sở lý luận và đặc biệt là dựa trên các số liệu khoa học về khả năng tự học, tự nghiên cứu hiện thời của sinh viên ở các ngành đào tạo khác nhau. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Đo lường đánh giá trong giáo dục.

- Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài:

Kết quả nghiên cứu của đề tài được kỳ vọng là các số đo năng lực tự học của sinh viên ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ngoài ra, kết quả mong đợi từ đề tài là những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu. Những kết quả này sẽ là cơ sở khoa học cho việc bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên ngành sư phạm tại trường sở tại và các đơn vị đào tạo có đặc điểm tương tự.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Xây dựng bộ công cụ đo lường năng lực tự học của sinh viên ngành sư

phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học sư phạm Đà Nẵng.


- Sử dụng bộ công cụ đó để đánh giá được năng lực tự học hiện thời của sinh

viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường.

- Nghiên cứu phân tích một số yếu tố chính ảnh hướng đến năng lực tự học của các sinh viên này.

3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trên nhóm sinh viên của các ngành sư phạm thuộc Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng được đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2010 đến năm 2013.

- Đề tài chỉ đánh giá năng lực tự học trong việc học tập trong nhà trường, còn năng lực tự học, tự nghiên cứu trong khi làm việc thì trong khuôn khổ của luận văn này chưa đề cập đến.

4. Câu hỏi / giả thuyết nghiên cứu

4.1.Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi 1: Năng lực tự học của sinh viên các ngành đại học sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2010 đến năm 2013 như thế nào?

Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên và ảnh hưởng như thế nào đến năng lực tự học của họ?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết rằng sinh viên có năng lực tự học về hai mặt:

- Sinh viên đã có được những nhận thức đúng về vai trò của việc tự học và có

thái độ đúng đắn với việc tự học.

- Sinh viên đã hình thành được các kỹ năng quan trọng trong việc tự học.

Giả thuyết là các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên bao gồm:

- Nhóm các yếu tố bên ngoài: Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Phương pháp kiểm tra đánh giá; Điều kiện về cơ sở vật chất của Trường; Số năm học đại học; Nơi cư trú trước khi học đại học.

- Nhóm các yếu tố bên trong: Giới tính; Điểm trung bình học kỳ gần nhất; Năng

lực ngoại ngữ; Thời gian tự học.


5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu.

Năng lực tự học của sinh viên các ngành đại học sư phạm và các yếu tố ảnh hướng đến việc tự học.

5.2. Khách thể nghiên cứu:

Sinh viên hệ chính quy tập trung được đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2010 đến năm 2013 thuộc các ngành đại học sư phạm tại 10 khoa thuộc trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tư liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết về năng lực tự học.

6.2. Phương pháp điều tra khảo sát:

Thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

- Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để bổ sung mô hình và thử nghiệm phiếu điều tra.

- Nghiên cứu chính thức: Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin qua việc lấy phiếu điều tra 900 sinh viên thuộc 10 khoa của Trường.

6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để bổ sung và xác định tính chính xác của thông tin thu được qua phiếu hỏi. Phỏng vấn sâu được thực hiện với 30 sinh viên đã tự đánh giá về năng lực tự học và 20 giảng viên về năng lực tự học của sinh viên.

6.4. Phương pháp thống kê toán học

Phân tích số liệu thu thập được bằng các phép tính thống kê mô tả và suy diễn như tính tỷ lệ phần trăm, tần số xuất hiện, tương quan, hồi quy giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu đề ra. Sử dụng các phần mềm thống kê như SPSS, QUEST...


trong việc thực hiện những phép toán thống kê và xác định chất lượng của bộ công cụ.

7. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ đánh giá năng lực tự học trong việc học tập trong nhà trường của sinh viên các ngành sư phạm thuộc Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng được đào tạo theo học học chế tín chỉ từ năm 2010 đến năm 2013 tại 10 khoa đại diện cho 2 khối ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn: 5 khoa Toán học, Tin học, Hóa học, Vật lý, Sinh-Môi trường đại diện cho khối ngành khoa học tự nhiên và 5 khoa Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Chính trị, Tiểu học-Mầm non đại diện cho khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.

8. Phương pháp chọn mẫu

8.1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng phiếu hỏi

Luận văn thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tầng và theo cụm trên 10 khoa thuộc Trường ĐHSP Đà Nẵng, đại diện các nhóm ngành khác nhau được chọn như trên.

Tại mỗi khoa, chọn 03 lớp thuộc khối sư phạm thuộc 3 khóa đào tạo từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 (mỗi lớp chọn ngẫu nhiên 30 sinh viên). Số sinh viên được phát phiếu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ danh sách của mỗi lớp. Tổng số sinh viên được phát phiếu hỏi là 900.

8.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu

Tại mỗi khoa, chọn ngẫu nhiên 3 SV đại diện cho 3 khóa từ năm thứ nhất đến năm thứ 3; và 2 giảng viên. Như vậy, có 30 sinh viên và 20 giảng viên được chọn làm đối tượng phỏng vấn sâu.

9. Mô tả mẫu

Sau khi thu lại phiếu hỏi, có 851 phiếu hợp lệ. Trong số 851 SV tham gia trả lời bảng hỏi có 729 SV nữ, 122 SV nam. Số lượng điều tra cho thấy tỷ lệ SV nam và SV nữ học ngành sư phạm tại Trường ĐHSP Đà Nẵng có sự chênh lệch rất lớn. Kết quả phân tích cũng cho thấy số sinh viên đến từ vùng nông thôn nhiều hơn ở vùng thành thị - 687 em có nơi cư trú trước khi vào đại học ở vùng nông thôn


(chiếm 80,73%), 164 em có nơi cư trú trước khi vào đại học ở vùng thành thị (chiếm 19,27%). Kết quả học tập của sinh viên ở mức trung bình khá, điểm tổng kết trung bình học kỳ gần thời điểm khảo sát của những sinh viên này là 2.9.

10. Cấu trúc của luận văn

Mở đầu Nội dung:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan

Chương 2: Phương pháp và cách tiến hành nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu đánh giá về năng lực tự học của sinh viên các ngành

sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên Kết luận

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí