Phân Tích Thời Cơ Thuận Lợi, Khó Khăn Và Thách Thức Trong Quản Lí Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Của Giáo Viên Trung Học Cơ Sở


học tại các trường THCS trên địa bàn Hải Dương. Nguyên nhân cơ bản của những thành công và hạn chế trong ứng dụng CNTT là công tác quản lí. Hơn thế nữa, công tác quản lí là yếu tố quyết định tới các yếu tố khác từ CSVC, trình độ đội ngũ đến thói quen và ý thức của đội ngũ trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Kết quả khảo sát này phù hợp với thực tiễn về kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên THCS các trường. Hiện nay thực hiện quy định về chuẩn hóa giáo viên THCS của Bộ nội vụ và Bộ GD&ĐT, hầu hết giáo viên đều có chứng chỉ tin học văn phòng (chứng chỉ tin học), tuy nhiên vẫn có nhiều giáo viên THCS chưa được bồi dưỡng các kĩ năng tin học, vì vậy họ cần bồi dưỡng để nâng cao các kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học.

Qua trao đổi với ông Ng.V.D trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện, ông cho biết “Về kiến thức và kĩ năng CNTT thì không chỉ có giáo viên mà cả đội ngũ cán bộ quản lí còn hạn chế. Mực dù lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn và yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ quản lí và giáo viên sử dụng CNTT trong công việc và trong dạy học, tuy nhiên các công việc liên quan đến CNTT thì lãnh đạo các trường THCS hầu hết giao cho giáo viên tin học thực hiện, phòng GD&ĐT thì giao trực tiếp cho chuyên môn và CNTT, vì vậy năng lực về CNTT của các đối tượng này thực sự chưa đáp ứng với yêu cầu”.

2.6. Phân tích thời cơ thuận lợi, khó khăn và thách thức trong quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên trung học cơ sở

Dựa vào kết quả khảo sát việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên và công tác quản lí của hiệu trưởng với việc ứng dụng CNTT trong dạy học, NCS đưa ra một số nhận định, đánh giá về các mặt mạnh, mặt yếu, những thời cơ và thách thức ảnh hưởng đến công tác QL việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS.


Biểu thị tương quan những nhận định và đánh giá bằng bảng SWOT như sau:


MẶT MẠNH (S)

THỜI CƠ (O)

- Hầu hết các hiệu trưởng và đa số giáo viên có nhận thức đúng đắn về tính cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay.

- Các hiệu trưởng đã tích cực tổ chức, đầu tư trang bị CSVC, thiết bị CNTT phục vụ các hoạt động của nhà trường nói chung, phục vụ hoạt động dạy học nói riêng.

- Hiệu trưởng đã quan tâm, chăm lo công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

- Phần lớn giáo viên có kiến thức cơ bản về tin học. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên THCS có trình độ chuyên môn cao (từ đại học trở lên) nên việc nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học gặp nhiều thuận lợi. Việc cập nhật, tiếp thu kiến thức CNTT mới và rèn luyện kĩ năng về CNTT tương đối dễ dàng, nhanh chóng.

- Trong thời đại ngày nay, cả thế giới nói chung và nước ta nói riêng đều thấy lợi ích mà CNTT mang lại. Vì thế, xã hội đang quan tâm đến vấn đề ứng dụng và phát triển CNTT trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực GD. Điều này sẽtạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên trường THCS.

- Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương hết sức đúng đắn về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT. Bộ GD&ĐT cũng đã có những triển khai để tăng cường ứng dụng CNTT như ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá...

- Rất nhiều sách, tạp chí ... đề cập đến kiến thức và kĩ năng về CNTT. Đặc biệt, có thể tra cứu, khai thác thông tin về ứng dụng CNTT trong dạy học trên mạng thông qua các website như giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án điện tử...

- Kinh tế - xã hội đất nước ngày càng phát triển, đời sống đội ngũ giáo viên cũng được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay - 15


MẶT YẾU (W)

THÁCH THỨC (T)

- Còn một số giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về tính cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học.

- Trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh, ngại đổi mới. Một số giáo viên đã lớn tuổi thường ngại thay đổi và gặp khó khăn nhất định trong việc nâng cao trình độ ứng dụng CNTT.

- Các hiệu trưởng còn lúng túng trong việc quy định các yêu cầu riêng cho giáo án điện tử, cũng như tiêu chuẩn đánh giá nó.

- Phần lớn giáo viên chưa nắm vững kỹ thuật xây dựng, thiết kế giáo án điện tử, chưa biết khai thác tối đa những lợi ích của CNTT để đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Việc tổ chức các phong trào thi đua trong đội ngũ GV về ứng dụng CNTT trong dạy học của hiệu trưởng còn hạn chế, không thường xuyên và sâu rộng.

- Mặc dù, các hiệu trưởng đã cố gắng, tích cực trang bị CSVC, thiết bị CNTT, nhưng nhìn chung, CSVC và thiết bị CNTT phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS hiện nay vẫn còn thiếu thốn và thường

lạc hậu.

- Kiến thức về CNTT thay đổi rất nhanh. Do đó, khó khăn khi nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học là kiến thức cần phải được cập nhật thường xuyên, liên tục. Đòi hỏi giáo viên luôn phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới về CNTT.

- Chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT, chuẩn về giáo án điện tử ở bậc THCS để có cơ sở đánh giá, thẩm định.

- Với sự phát triển nhanh chóng của ngành CNTT, nhất là mạng Internet vấn đề bản quyền phần mềm, bảo mật, an toàn dữ liệu... luôn đòi hỏi sự đặc biệt quan tâm của đội ngũ giáo viên, các hiệu trưởng ở trường THCS

- Chính sách, cơ chế quản lí còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Việc ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng.

- Ở trường THCS, kinh phí cho hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học còn ít, phụ thuộc nhiều vào nguồn kinh phí hạn hẹp từ ngân sách. Nhà nước cũng chưa có những quy định về biên chế nhân sự phục vụ cho hoạt động này.


Trong bảng SWOT thì mặt mạnh và mặt yếu chính là những yếu tố chủ quan nội lực, còn thời cơ và thách thức chính là những yếu tố khách quan ngoại lực.

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng, với kết quả bảng SWOT, trên cơ sở khắc phục những mặt yếu và vượt qua thách thức khó khăn, đồng thời phát huy những thế mạnh chủ quan và tận dụng thời cơ thuận lợi, NCS đề xuất các giải pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

2.7. Kinh nghiệm quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học cơ sở hiện nay

2.7.1. Ở nước ngoài

Ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và trong xã hội hiện nay đã và đang được các nước trên thế giới nghiên cứu và triển khia rộng rãi, điển hình là một số nước như:

ại Australia, Hội đồng Bộ trưởng Australia đã ủng hộ hướng đi được trình bày trong tài liệu Cơ cấu chiến l ợc cho nền kinh tế th ng tin”, nội dung bao gồm hai mục tiêu chính:

- Tất cả mọi học sinh sẽ rời trường học như những người sử dụng tin cậy, sáng tạo và hiệu quả những công nghệ mới, bao gồm CNTT và truyền thông, những học sinh này cũng ý thức được tác động của những ngành công nghệ này lên xã hội;

- Tất cả các trường đều hướng tới việc kết hợp CNTT và truyền thông vào trong hệ thống nhằm phát huy khả năng học tập của học sinh, đem lại cơ hội học tập hơn cho người học. Qua đó còn làm tăng hiệu quả của việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học.

Ở Singapore, ngay từ năm 2012 đã triển khai ADSL (mạng Internet với băng thông cao). Vì vậy học sinh có thể truy cập đến CNTT từ lứa tuổi còn nhỏ, nội dung các môn học được trang bị các thành phần về CNTT nhằm giúp cho học sinh tiếp cận được các kỹ năng cơ bản. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và củng cố khả năng cho việc tự học theo cách để học sinh có thể học tập được hiệu quả nhất, giúp học sinh thu thập được kiến thức tốt hơn và tạo điều kiện học tập ở mọi nơi.

ại Ấn Độ, ứng dụng CNTT đã thúc đẩy nâng cao chất lượng, nội dung và quản lý trong ngành giáo dục. Quốc gia này sử dụng cổng thông tin miễn phí cho


giáo dục nhằm xây dựng kho dữ liệu số phục vụ mục tiêu học tập; thực hiện chương trình học tập quốc gia được hỗ trợ bởi Chương trình quốc gia nâng cao kỹ thuật giáo dục thông qua học trực tuyến miễn phí sử dụng CNTT và truyền thông (viết tắt NPTEL). Các nhà QLGD tại thủ đô Delhi tiên phong sử dụng CNTT và truyền thông để quản lý hệ thống giáo dục. Bộ Giáo dục, các trường học và sinh viên ở Delhi được sử dụng hệ thống thông tin QLGD dựa trên nền Website. Nhờ có CNTT ngành giáo dục đã giải quyết nhiều vấn đề thiết thực trong việc dạy học và QLGD, nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển đất nước.

ại Hàn Quốc, với việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã trang bị cho học sinh một nền tảng kiến thức vững chắc. Để ứng dụng CNTT có hiệu quả vào trường học, Hàn Quốc đã yêu cầu giáo viên tích cực nâng cao trình độ CNTT khai thác tài nguyên trên Internet. Xây dựng mô hình lớp học thông minh, trường học thông mình, ở môi trường đó giáo viên và học sinh tương tác, hỗ trợ lẫn nhau thông qua các thiết bị công nghệ hiện đại. Hiện nay, Hàn Quốc là đưa sách giáo khoa điện tử vào trường học; xây dựng một không gian dữ liệu điện tử, mọi hoạt động trong nhà trường được kết nối với nhau trên không gian mạng và qua môi trường Internet.

ại Mỹ, e-learning đã trở nên rất phổ biến với số lượng ngày càng tăng các khoá học trực tuyến qua các phương tiện truyền thông và mạng Internet, hiện đã có hơn 700 công ty e-learning và 80% số trường học cung cấp các khoá học trực tuyến qua mạng. Trong Thông điệp Liên bang ngày 25/1/2011, Tổng thống Mỹ Obama cũng nhấn mạnh CNTT là một trong ba ưu tiên hàng đầu sẽ giúp Mỹ năng động hoá nền kinh tế, khôi phục sự phát triển và duy trì vị trí hàng đầu thế giới toàn diện.

Như vậy, việc ứng dụng CNTT vào giáo dục đã được hầu hết các nước triển khai ở nhiều mức độ khác nhau. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã có những chính sách quốc gia về ứng dụng CNTT trong giáo dục và đã triển khai rộng rãi trên cả nước. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, Việt Nam cần kế thừa và tiếp thu những tinh hoa, những kinh nghiệm quý báu của các nước trên thế giới để đưa giáo dục phát triển ngang tầm thế giới.

2.7.2. Ở trong nước

Trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ gắn liền với việc


ứng dụng các thành tựu như: kết nối vạn vật, thực tế ảo, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo… công tác quản lí điều hành của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và các cơ sở giáo dục nói riêng trở nên toàn diện, khoa học, minh bạch hơn. Việc ứng dụng tiến bộ mới về công nghệ thông tin (CNTT) vào các hoạt động trong nhà trường đảm bảo tính kịp thời, chính xác giúp cán bộ lãnh đạo, quản lí nắm bắt đầy đủ, chi tiết, chính xác mọi thông tin cần thiết trong bất kỳ thời điểm nào; tiết kiệm thời gian, nhân lực và vật lực, đồng thời giảm thiểu những phiền hà, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Một hoạt động trong Dự án phát triển giáo dục THCS (do Bộ GD&ĐT chủ trì) là chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng về chỉ đạo dạy học tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông. Nội dung bồi dưỡng có đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Trong đó, cũng nêu ra các điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng CNTT vào dạy học như phải có phòng máy tính kết nối Internet, kiến thức, kĩ năng CNTT của giáo viên... Dự án cũng đã đưa ra 4 bước lồng ghép CNTT vào dạy học [8]:

- Bước 1: Làm quen. Đây là thể hiện sự nhận thức được CNTT với những ưu thế của nó trong dạy học.

- Bước 2: Sử d ng. Đây là giai đoạn học cách sử dụng CNTT trong dạy học đối với từng môn học.

- Bước 3: Hiểu rò. Khi sử dụng CNTT được rồi thì mức cao nữa là phải hiểu được khi nào thì cần sử dụng và sử dụng như thế nào.

- Bước 4: hay đổi. Đến giai đoạn này cần phải chuyên môn hoá trong sử dụng, tích hợp CNTT vào dạy học. Tạo môi trường dạy học mang tính sáng tạo, linh hoạt, thay đổi cho phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Trong nội dung bồi dưỡng còn đưa ra xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học; đề cập đến giáo án điện tử (giáo án điện tử), bài giảng điện tử và đặt ra câu hỏi cho các nhà quản lí là quản lí giáo án điện tử như thế nào?


Sự hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với Công ty Intel Semiconductor Ltd. là chương trình nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường phổ thông. Nội dung triển khai ba chương trình [5]:

- Chương trình Dạy học của Intel - ITP (Intel Teach Program), trước đây có tên là chương trình Dạy học cho tương lai - ITTF (Intel Teach to the Future). Đây là chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông tích hợp CNTT, phương pháp dạy học dựa trên dạy học theo dự án và cách tổ chức dạy học vào dạy học.

- Chương trình khoá học khởi đầu - ITGS (Intel Teach Getting Started Course). Đây là chương trình bồi dưỡng nhằm khắc phục hạn chế hiện nay về kĩ năng tin học và phương pháp dạy học mới của phần lớn giáo viên phổ thông.

- Chương trình CNTT cho giáo dục (ICT for Education) là chương trình nhằm đẩy mạnh CNTT trong ngành giáo dục của các nước đang phát triển. Hoạt động chính của chương trình này là tài trợ máy tính và kết nối Internet cho các cơ sở giáo dục.

Theo báo cáo đánh giá chương trình dạy học của Intel tại Việt Nam, trong 4 năm (2014 - 2017) chương trình đã tiến hành bồi dưỡng được khoảng 128.000 giáo viên, tại 170 trường, thuộc 17 tỉnh, thành phố.

Qua chương trình hợp tác với Intel cho thấy muốn nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường phổ thông thì đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng tin học, biết tích hợp CNTT vào dạy học. Đồng thời phải biết sử dụng phương pháp dạy học và cách tổ chức dạy học phù hợp với phương tiện dạy học mới. Đây chính là một luận điểm, là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lí trong luận án.

Dự án hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục (SREM), được ký kết giữa Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam có nội dung đào tạo về quản lí cho hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực QLGD cho hiệu trưởng các trường THPT. Đồng thời, xây dựng hệ thống CNTT tích hợp cho công tác quản lí. Dự án này đã nâng cao nhận thức của hiệu trưởng về vai trò của CNTT trong dạy học. Bên cạnh đó còn cung


cấp, định hướng cho hiệu trưởng trong việc quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học phổ thông.

Dự án ICTEM (Dự án VVOB về CNTT trong giáo dục và quản lí) được triển khai ở các trường phổ thông tại Việt Nam. Đó là sự hợp tác giữa tổ chức VVOB – Vương quốc Bỉ tại Việt Nam với Trường Cán bộ quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của dự án nhằm cung cấp cho giáo viên và lãnh đạo các trường phổ thông các tư liệu, hỗ trợ cho việc ứng dụng hiệu quả CNTT trong quản lí và dạy học.

Trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lí, điều hành, bước đầu đã xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục và đào tạo phục vụ thông tin quản lí giáo dục. Trong đó, thực hiện chủ trương tăng cường xã hội hóa, hợp tác với các doanh nghiệp lớn triển khai ứng dụng CNTT, năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), qua đó Viettel hỗ trợ ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng hạ tầng kết nối Internet trường học, xây dựng kho học liệu số dùng chung toàn ngành, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo và triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục.

Đến nay, toàn ngành đã triển khai phần mềm quản lí trường học trực tuyến, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử... Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, vai trò của CNTT đã thể hiện ngày một rò nét với việc triển khai các giải pháp về lớp học điện tử, lớp học thông minh, xây dựng kho học liệu số, thư viện điện tử, sách giáo khoa điện tử, kho bài giảng E-Learning dùng chung, những tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên rất nhiều trường trong toàn quốc đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT để tổ chức trực tuyến (online) các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động dạy học nói riêng, bước đầu đạt kết quả khá tốt, khắc phục được khó khăn do phải thực hiện cách li xã hội.

Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, vẫn còn những hạn chế trong ứng dụng CNTT vào công tác quản lí, khiến cho việc đánh giá, tổng kết chưa được tiến hành một cách đồng bộ, thường xuyên, kịp thời. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT chỉ

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí