các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội và của cách mạng nước ta.
Để tìm hiểu và xem xét giáo trình lý luận chính trị là gì, hay nói cách khác, để phân biệt nó với các loại sách lý luận chính trị khác, cần xác định một số khái niệm nền có liên quan với chủ đề đang nghiên cứu sau:
Giáo trình là sách dành cho học tập, giảng dạy ở trường lớp trong hệ thống giáo dục.
Giáo dục là một từ Hán có nghĩa là dạy bảo. Đó là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người học những phẩm chất, đạo đức, những kiến thức cần thiết, qua đó tạo ra khả năng tham gia mọi mặt của cuộc sống, cải tạo tự nhiên, biến đổi lịch sử nhằm phục vụ lợi ích của bản thân và cộng đồng. Để thực hiện có hiệu quả chức năng giáo dục, tất cả các môn khoa học đều phải căn cứ trên mục đích, đối tượng đào tạo để định ra chương trình, nội dung, phương pháp và tổ chức dạy và học của môn học đó, trong đó khâu biên soạn giáo trình dạy và học là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Giáo trình là loại tài liệu đặc trưng nhất phục vụ chức năng giáo dục và đào tạo. Vì vậy, việc chỉ đạo biên soạn giáo trình, xuất bản giáo trình (trong đó đặc biệt là giáo trình lý luận chính trị) luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa”1). Vì vậy ngay từ năm 1927, để mở lớp đào tạo huấn luyện những nhà cách mạng, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa cán
bộ về nước lãnh đạo cách mạng, Người đã trực tiếp soạn thảo ra cuốn giáo trình để giảng dạy, bồi dưỡng lý luận chính trị cho lớp học có tên Đường Kách mệnh. Có thể nói cho đến bây giờ Đường Kách mệnh của Chủ
1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, t. 8, tr. 184.
tịch Hồ Chí Minh vẫn là cuốn giáo trình kiểu mẫu, thể hiện đầy đủ đặc trưng, tính chất của khoa học lý luận chính trị, được biên soạn với kết cấu, cách diễn đạt phù hợp với yêu cầu của việc giảng dạy và học tập; phù hợp với đặc điểm về trình độ, tâm lý của người học dễ nhớ, dễ vận dụng2).
Khái niệm “giáo trình”, theo Từ điển Tiếng Việt đó là một từ kết hợp hạn chế chỉ các loại sách dành cho các môn học được dùng ở trường học. Về mặt từ loại, giáo trình, giáo khoa, giáo tài là khác nhau, nhưng có nội hàm gần giống nhau. Ở góc độ nào đó, trong thực tế chúng được dùng cùng một nghĩa, còn được gọi chung là loại sách giáo khoa.
Có thể bạn quan tâm!
- Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 1
- Hệ Thống Giáo Trình Của Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh - Yêu Cầu Và Đặc Điểm
- Tiêu Chí Thực Hiện Các Chức Năng Của Giáo Trình
- Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 5
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Vậy giáo trình lý luận chính trị là loại sách để dạy về khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước ta cho sinh viên, cán bộ, đảng viên ở các trường hệ thống Nhà nước và hệ thống trường Đảng trong cả nước.
Nói đến giáo trình bao giờ chúng ta cũng ghép với và đi liền với một ngành, một môn khoa học cụ thể. Do đó khái niệm “giáo trình” tồn tại như một tính từ chứ không phải một danh từ, nó được dùng để chỉ tính chất của loại sách dùng trong dạy và học ở các lớp, các trường. Giáo trình là chỉ một loại sách chứ không phải là một cuốn sách cụ thể nào dù nó có ghi ở bìa hay không ghi ở bìa từ Giáo trình, Tập bài giảng, Tài liệu học tập... hay không?
Trước đây, vào cuối những năm 1970, ở nước ta trong lĩnh vực xuất bản giáo trình lý luận chính trị có quan niệm, theo chúng tôi, là không đúng rằng: Sách dùng cho học tập lý luận được chia thành nhiều cấp tùy thuộc vào độ chín muồi, chất lượng nội dung hoặc dựa vào độ ổn định của nó. Môn học mới được đưa vào giảng dạy, biên soạn còn sơ sài, còn nhiều nội
2) Xem Đường Kách mệnh - Giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, tr. 137.
dung chưa thật yên tâm lắm thì gọi là tập bài giảng, chẳng hạn lúc đó có Tập bài giảng Về xây dựng Đảng hay Tập bài giảng Văn hóa xã hội chủ nghĩa...
Trải qua một thời gian giảng dạy, rút kinh nghiệm, chỉnh lý, bổ sung, sửa chữa và bài giảng thực sự có hệ thống, đầy đủ về nội dung, được người đọc đánh giá tốt, chất lượng trình bày các phạm trù, quy luật, nguyên lý thấy ổn định chúng ta cho xuất bản được gọi là giáo trình, giáo khoa. Như vậy quan niệm trên là thiếu căn cứ khoa học. Chất lượng, độ chín muồi trong biên soạn của sách chưa nói lên được đặc trưng của giáo trình lý luận chính trị để phân biệt nó với cái khác cùng loại. Theo chúng tôi, quan hệ giữa giáo trình lý luận chính trị với các loại sách lý luận chính trị khác là quan hệ giữa cái chung với cái riêng và cái đặc thù. Muốn vậy, chúng ta phải có phương pháp tiếp cận hết sức khách quan khi xác định đặc trưng của nó.
1.2. Một số đặc trưng của giáo trình
Giáo trình là loại sách dùng trong trường học, lớp học. Nội dung của giáo trình được biên soạn dựa theo chương trình do Nhà nước ban hành cho một loại trường, lớp học và một số đối tượng người học nhất định nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Mục tiêu chủ yếu của giáo trình là truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin, củng cố niềm tin, tạo lập nhân cách, định hướng hành động. Ngoài kiến thức nội dung môn học, giáo trình còn chú trọng cung cấp phương pháp tư duy, phương pháp vận dụng thực tế, hay nói cách khác là trang bị phương pháp cho mỗi người học.
Giáo trình lý luận chính trị, theo đó là loại sách chứa đựng những vấn đề lý luận chính trị, được biên soạn theo một chương trình giáo dục lý luận chính trị nhất định, làm công cụ học tập và giảng dạy cho một đối tượng xác
định nhằm nâng cao tri thức lý luận chính trị, hình thành, phát triển ở người học tính tự giác chính trị, năng lực, nhiệt tình tham gia vào đời sống chính trị đất nước.
Theo các tiêu chí khác nhau, giáo trình lý luận chính trị hiện nay có thể được phân chia thành nhiều chủng loại, nhiều mảng sách, tủ sách:
- Nếu phân chia theo cấp học thì giáo trình lý luận chính trị có các chủng loại: giáo trình chính trị cho chương trình phổ thông, chương trình sơ cấp, chương trình trung cấp, chương trình cao cấp lý luận chính trị. Hoặc có thể chia theo cách khác là giáo trình lý luận chính trị cho các chương trình cơ sở, trung cấp, đại học và sau đại học.
- Nếu dựa vào chuyên môn khoa học mà sách chứa đựng thì giáo trình lý luận chính trị có thể phân thành: giáo trình về các bộ môn lý luận Mác- Lênin: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học...; giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng v.v..
- Nếu căn cứ theo chức năng dạy và học tập lý luận chính trị, giáo trình lý luận chính trị có thể chia thành: giáo trình dành cho giáo viên, giáo trình cho học viên, học sinh, sách tham khảo, hỏi và đáp theo chương trình giáo dục...
Tuy cũng là một loại sách, song giáo trình lý luận chính trị trước hết phải mang đầy đủ những đặc điểm của một loại giáo trình và sau đó là đặc điểm riêng biệt của chính nó. Các đặc điểm này kết hợp, đan xen với nhau để tạo nên ý nghĩa đầy đủ cho một cuốn giáo trình lý luận chính trị.
1.2.1. Đặc trưng về tính chuẩn mực và tính sư phạm của giáo trình lý luận chính trị
- Tính cơ bản chuẩn mực
Nội dung của giáo trình lý luận chính trị có tính chuẩn mực bắt buộc về kiến thức và kỹ năng mà người học phải đạt được và người dạy phải
quán triệt nhằm thống nhất việc học tập và giảng dạy đối với các học viện, trường đại học trong cả nước. Giáo trình phải lựa chọn những yếu tố kiến thức cơ bản, thích hợp để hình thành những đơn vị kiến thức đúng yêu cầu quy định của chương trình. Các khái niệm công cụ là cần thiết không thể thiếu để hướng người đọc đi từ kiến thức đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Sẽ khó có ai hiểu được thế nào là hình thái kinh tế - xã hội cùng các quy luật vận động của nó nếu không bắt đầu từ việc hiểu về “lực lượng sản xuất”, “quan hệ sản xuất” và các khái niệm khác nữa.
Phải cân nhắc thận trọng nếu không sẽ dẫn đến tình trạng cắt xén kiến thức, hạ thấp yêu cầu. Cần thấy rõ mối liên hệ giữa các tài liệu sự kiện và các tài liệu thực tế. Sự kiện phải điển hình, tiêu biểu, vừa đủ. Nếu ít quá sẽ dẫn đến sự sơ lược trong quá trình nhận thức khoa học, nếu nhiều quá sẽ rườm rà, nặng nề dễ che lấp con đường lôgíc dẫn đến nhận thức bản chất của vấn đề. Có như thế mới phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, khă năng tư duy của từng đối tượng người học.
Không thể chọn một yếu tố kiến thức có tính trừu tượng, đòi hỏi thao tác tư duy khá phức tạp để đưa vào giáo trình. Như thế là gạt bỏ tính sư phạm - một yêu cầu quan trọng đối với mọi loại giáo trình. Độc giả không thể sinh ra đã biết về những nội dung được đề cập tới trong sách nên dù mang phong cách ngôn ngữ khoa học, giáo trình lý luận chính trị cũng cần tránh lối dùng từ cầu kỳ, khó hiểu, xa lạ với bạn đọc. Dẫu sao đây cũng không phải là một ấn phẩm chuyên môn thuần túy, phong cách giao tiếp đơn giản, thân thiện thường hiệu quả hơn. Một cuốn giáo trình lý luận chính trị thực sự cần ngắn gọn, dễ hiểu, thẳng thắn, chứa đựng thông tin theo lối chuyển thẳng từ tác giả tới độc giả.
- Tính hệ thống
Như mọi loại giáo trình khác, giáo trình lý luận chính trị không phải
chỉ có tác dụng cho một năm học, một cấp học mà có tác dụng trong nhiều cấp học - đó là hệ thống dọc. Giáo trình lý luận chính trị của cấp học này là cơ sở cho sách của cấp học sau và cả cấp học sau nữa.
Ngoài ra, giáo trình lý luận chính trị còn có mối liên hệ ngang - đó là mối liên hệ hữu cơ giữa các môn lý luận chính trị với nhau và với các môn học khác. Đảm bảo mối liên hệ ngang sẽ tăng thêm tính hiệu quả của sách.
Ở các cấp học phổ thông đến đại học, mối liên hệ dọc và ngang này đòi hỏi kiến thức được trình bày trong giáo trình phải có tính ổn định trong một thời gian tương đối lâu. Việc thay đổi kiến thức trong môn học này sẽ có ảnh hưởng đến các môn học khác và ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của sinh viên. Có thể thấy rõ điều này ở giáo trình triết học, nếu khái niệm như “vật chất”, “quan hệ xã hội”... chưa được trình bày chính xác, rõ ràng thì người học không thể tiến tới nắm bắt kiến thức ở phần học sau, ở nhiều bộ môn khác nữa. Tuy nhiên, cũng không nên quan niệm tính ổn định một cách cứng nhắc. Khi cần thiết vẫn phải chỉnh lý nội dung của giáo trình lý luận chính trị cho phù hợp với những thành tựu mới nhất về khoa học và yêu cầu mới của cách mạng.
- Tính sư phạm
Giáo trình lý luận chính trị là một trong những công cụ để giáo viên thực hiện vai trò nghề nghiệp của mình trong quá trình dạy học. Các cuốn giáo trình có thể đưa ra nhiều con đường mới, công cụ mới, bài thực hành mới vận dụng lý luận dạy học và sự nhạy cảm của mỗi giáo viên với hoàn cảnh sư phạm.
Sự phát triển của lý luận dạy học các môn được thể hiện trong giáo trình đem đến cho giáo viên một loạt các hành động thích hợp để cải tiến hoặc đổi mới phương pháp dạy học. Những tư liệu được trình bày trong giáo trình, những chú dẫn, chỉ dẫn để khai thác, các dạng đánh giá mà giáo
trình đề cập giúp giáo viên các khả năng truyền thụ tri thức cho học viên, sinh viên.
Đối với học viên, sinh viên, giáo trình lý luận chính trị hỗ trợ họ tích hợp điều đã học và sau đó ứng dụng vào các tình huống. Tích hợp kiến thức là một quá trình tích hợp dọc và tích hợp ngang, biến đào tạo thành tự đào tạo với mức độ tăng dần từ cấp học thấp lên cấp học cao. Giáo trình không chỉ truyền thụ kiến thức và kỹ năng mà còn nâng cao khả năng ứng xử, giúp học viên, sinh viên tích lũy vốn hiểu biết, thích nghi với môi trường rèn luyện, làm việc sau này.
Từ đặc trưng này mà các biên tập viên giáo trình lý luận chính trị khi xem xét bất kỳ bản thảo nào đều phải chú ý: phương pháp giải quyết vấn đề áp dụng trong bản thảo có phù hợp với quan điểm sư phạm không? Bản thảo có đề xuất được những hoạt động tìm tòi cho học viên, sinh viên chưa? Tính đa dạng của bài tập, tính phù hợp nội dung của giáo trình được trình bày như thế nào? Các bài tập nhằm giúp người học tự kiểm tra sự tiến bộ và thành tích học tập đã được biên soạn như thế nào?
Tất cả những đặc điểm trên là nét đặc thù của bất cứ một cuốn giáo trình nào. Không tồn tại tách rời, riêng lẻ, các đặc điểm đó kết hợp với nhau, đan xen nhau, biểu hiện ở những cấp độ khác nhau theo từng loại giáo trình, khi thì cần làm bật rõ tính sư phạm, lúc lại cần nhấn mạnh tính chuẩn mực... nhưng tựu trung lại đó là một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn, sự thiếu hụt hay vi phạm một đặc tính nào trong các đặc tính đó sẽ làm cho giáo trình không còn ý nghĩa đầy đủ của nó.
1.2.2. Đặc trưng về tính chính trị trực tiếp của giáo trình lý luận chính trị
Trong xã hội có phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp, nguyên tắc tính đảng trong xuất bản sách đòi hỏi phải có ý nghĩa chính trị, phục vụ
nhiệm vụ chính trị của một giai cấp nhất định. Song ở mỗi loại sách, tính chất chính trị, tính đảng biểu hiện mỗi khác. Giáo trình lý luận chính trị luôn mang tính chính trị trực tiếp. Nội dung của nó đề cập đến các quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước, gắn bó trực tiếp với cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng.
Xuất phát từ vai trò, chức năng của mình mà giáo trình lý luận chính trị trước hết chứa đựng hệ tư tưởng giai cấp công nhân, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời qua đó đem lại cho học viên, sinh viên, cán bộ quản lý khả năng vận dụng những quan điểm chính thống để giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong đời sống chính trị. Nếu như sách lý luận chính trị nói chung được xem như “công nghiệp nặng của ngành tư tưởng” thì chắc chắn giáo trình lý luận chính trị sẽ là cơ sở của ngành công nghiệp đó.
- Đối với công tác học tập và nghiên cứu lý luận, giáo trình lý luận chính trị có nhiệm vụ:
+ Cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu cho người học và nghiên cứu.
+ Cung cấp cơ sở thực tiễn đã được tổng kết, khái quát cho những người học lý luận chuyên sâu.
+ Trực tiếp góp phần xây dựng đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, nghiên cứu lý luận, các cán bộ lãnh đạo từ những bước đầu tiên.
- Đối với công tác tuyên truyền giáo dục, giáo trình lý luận chính trị có nhiệm vụ:
+ Giáo dục thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân sinh quan lành mạnh, động lực phấn đấu mạnh mẽ, tự giác.
+ Trực tiếp phổ biến đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.
- Đối với công tác cổ động, giáo trình lý luận chính trị có nhiệm vụ: