Có Sự Kết Hợp Chặt Chẽ Giữa Biên Tập Viên Nội Dung Và Biên Tập Viên Kỹ - Mỹ Thuật

thích cho một đoạn, cho một bài, một tác phẩm, hoặc một tác giả.

- Trong trường hợp các câu trích là những câu trích từ các tác phẩm kinh điển, cần phải lấy xuất xứ từ các bộ sách toàn tập đã được ban hành. Nếu trong bản thảo tác giả không có nguồn từ các tài liệu gốc, người biên tập có thể chuyển theo nguồn tài liệu gốc. Ví dụ, khi trích C. Mác và Ph. Ăngghen, nếu các câu trích được trích từ các tác phẩm riêng lẻ, từ Tuyển tập, người biên tập có thể thông qua các công cụ tra cứu để có thể chuyển về bộ C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập.

- Nếu câu và đoạn được trích dẫn trong bản thảo nằm trong một cuốn sách thì lấy xuất xứ theo cuốn sách đó và theo bản in mới nhất.

Qui định về cách ghi nguồn trích dẫn có thể theo các cách thức khác nhau, nhưng dù thế nào cũng phải đảm bảo đủ các yếu tố sau: Tên tác giả, tên tác phẩm, tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản và số trang (có những loại sách nhiều tập cần phải chỉ rõ ở tập nào). Đó là nội dung không thể thiếu khi chỉ nguồn trích dẫn.

Tóm lại, việc biên tập các câu trích dẫn là một trong những công đoạn khá quan trọng của quá trình biên tập bản thảo giáo trình. Biên tập viên cần phải cẩn trọng và đảm bảo độ chính xác. Trong quá trình biên tập sẽ còn nhiều những vấn đề phát sinh, vì vậy, cần đưa ra những quy định chuẩn cho biên tập trích dẫn là rất quan trọng.

2.3. Công tác biên tập kỹ - mỹ thuật

Công tác biên tập kỹ - mỹ thuật là một phần của hình thức trình bày sách, là khâu dựng mẫu, giúp chuyển tải từ trang đánh máy của bản thảo hoàn chỉnh sang trang in cụ thể của quyển sách thành phần. Biên tập kỹ - mỹ thuật sách phải bảo đảm sự cân đối, hài hòa giữa các yếu tố trong nội dung sách, sự phù hợp giữa các cỡ và kiểu chữ, sự thống nhất về bố cục giữa các phần, chương, mục... cũng như sự thống nhất về hình thức thể hiện

của cả quyển sách, nhằm đáp ứng các yêu cầu về kỹ - mỹ thuật sách, tạo sự thoải mái, tiện lợi cho người đọc. Điều đặc biệt quan trọng là việc biên tập kỹ - mỹ thuật phải làm sao toát lên được nội dung của sách, làm tăng thêm sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Để thực hiện được những mục tiêu, việc biên tập kỹ - mỹ thuật giáo trình phải thỏa mãn các điều kiện sau:

2.3.1. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa biên tập viên nội dung và biên tập viên kỹ - mỹ thuật

Trong quá trình xuất bản sách tại Nhà xuất bản Lý luận chính trị, người biên tập nội dung và người biên tập kỹ - mỹ thuật đều có vai trò vị trí nhất định. Người biên tập nội dung có trách nhiệm về nội dung của cuốn sách, bảo đảm mọi yêu cầu về chính trị, sự chính xác và nội dung khoa học, còn người biên tập kỹ - mỹ thuật có trách nhiệm về mặt hình thức, tạo thẩm mỹ cho cuốn sách. Để có một cuốn sách hay về nội dung và đẹp đảm bảo các yêu cầu về kỹ - mỹ thuật, người biên tập nội dung và người biên tập kỹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

- mỹ thuật sách phải có sự kết hợp chặt chẽ, có sự bàn bạc trao đổi cụ thể về mục đích, yêu cầu của sách. Việc gặp gỡ này là hết sức cần thiết và bắt buộc phải có để bảo đảm sự nhất quán, hài hòa giữa hình thức và nội dung, góp phần làm tăng chất lượng và giá trị quyển sách.

Trong quá trình kết hợp làm việc giữa biên tập viên nội dung và biên tập kỹ - mỹ thuật, người biên tập nội dung cần làm rõ các yêu cầu về:

Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 7

- Khổ sách (để kết hợp làm bìa)

- Ước tính số trang (để tính gáy sách)

- Kiểu chữ và cỡ chữ cho các phần.

+ Phần chính vẫn sử dụng cỡ chữ và kiểu chữ nào, đoạn nào cần xếp chữ nhỏ, đoạn nào cần in đậm hoặc nghiêng, đoạn nào cần thay đổi kiểu chữ (từ có chân sang chữ không chân hoặc ngược lại)...

+ Phần tên các phần, chương, bài, mục... sử dụng kiểu chữ, cỡ chữ gì,

vị trí của tên các “phần, chương” nằm ở trang nào, có đóng khung hoặc gạch chân không? Khoảng trắng giữa phần tên chương, bài... với phần chính văn, những minh họa nếu có được sắp xếp như thế nào vị trí của các minh họa trong các trang...

+ Phần chú thích, chú giải, chỉ dẫn được trình bày như thế nào? Khoảng cách giữa các phần này với phần chính văn? Có kẻ gạch phân biệt với phần chính văn không? Các ký hiệu và các chữ viết tắt trong phần chú thích chú giải được quy định như thế nào?

+ Phần philê sách được bố trí như thế nào, cỡ chữ, kiểu chữ? dải phân cách và khoảng trắng giữa philê sách với phần chính văn và mép trang trên?

+ Vị trí đặt số trang và cách trình bày số trang?

Tất cả các nội dung trên cần phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa biên tập nội dung và biên tập kỹ - mỹ thuật.

b) Thống nhất một số quy định trong trình bày sách

* Khổ sách

Khổ sách và kích thước cụ thể và sau cùng của một quyển sách sau khi được in ra. Trên thực tế, giáo trình thường sử dụng một số khổ sách thông dụng sau đây (xin lưu ý số đứng trước chỉ chiều ngang của sách, số đứng sau chỉ chiều dài của khổ sách).

- Khổ 13 x 19 cm

- Khổ 14,5 x 20,5 cm

Hiện nay, khổ 14,5 x 20,5 cm là khổ sách phổ biến nhất của các loại giáo trình.

* Khổ bát chữ

Khổ bát chữ là kích thước phần nội dung in trong trang sách (có thể

toàn chữ hoặc vừa chữ, vừa hình).

- Chiều ngang của bát chữ chính là chiều dài của dòng chữ in;

- Chiều dài của bát chữ là số dòng chữ in của trang sách. Thông thường chiều dài của bát chữ được tính từ phần trên của bát chữ xuống đến tận vị trí in số trang (một số nhà xuất bản tính từ dòng đầu đến dòng cuối của một trang đầy đủ).

Khổ của bát chữ được tính bằng đơn vị cicêros, viết tắc là cic:

1 cic = 0,4512 cm = 4,512 mm

chiều ngang

số trang

số trang

Để đo khổ bát chữ chúng tôi dùng thước typomet. Thước này có hai cạnh: một cạnh chia theo đơn vị cm

chiều dài bát chữ

và mm; một cạnh chia theo đơn vị cicêros.

trang sách

Bao giờ khổ của bát chữ cũng nhỏ hơn khổ của sách vì phải để trong các lề:

+ Lề trái (gáy sách);

+ Lề phải (bụng sách);

+ Lề trên (đầu sách);

+ Lề dưới (chân sách).

Các phần trắng có kích thước thay đổi tùy theo khổ sách. Đối với sách khổ 14,5 x 20,5 cm, các phần trắng này không được nhỏ hơn 1,5cm (theo quy định tại Mục 3.5-TCVN 5665-1992).

Khoảng 1,5 cm của lề dưới được tính từ mép dưới trang sách đến chân của số trang. Từ chân số trang đến chân dòng cuối của trang sách phải có một khoảng bằng 0,8 cm. Như vậy khổ bát chữ của sách 14,5 x 20,5 cm nếu tính bằng đơn vị cm sẽ là 11,5 x 17,5 cm (đến chân số trang).

Trong những trường hợp đặc biệt, khổ bát chữ có thể được điều chỉnh cho phù hợp.

Trường hợp ruột sách được kết nối không phải bằng khâu chỉ hoặc dập ghim thì lề trái phải để rộng hơn bình thường khoảng từ 0,5 đến 1 cm (kiểu đóng sách này hiện nay rất ít sử dụng nhất là đối với giáo trình).

* Sử dụng chữ in

Hiện nay trong các giáo trình, chúng tôi thường sử dụng hai loại chữ là: chữ có chân và chữ không chân. Mỗi loại chữ trên lại có rất nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau.

- Cỡ chữ: hay còn gọi là co chữ hoặc thân chữ (xuất phát từ chữ corps mà ra). Nói đến cỡ chữ là nói đến chiều cao của thân chữ, tuy nhiên thân chữ bao gồm cả hai chiều: chiều cao và chiều rộng của chữ. Chiều cao của chữ được tính từ đường dưới lên đường cao nhất của chữ. Đơn vị đo chiều cao của chữ được tính bằng phân in Anh. Các cỡ chữ 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16, 18, 24, 32... là các chữ có chiều cao của thân chữ là 6, 7, 8,... 32 phân in.

Chiều rộng thân chữ là bề ngang của chữ thay đổi tùy theo loại và kênh chữ. Chiều rộng của chữ có thể bằng, nhỏ hơn hoặc lớn hơn chiều cao. Ví dụ chữ chữ 10 có thể có chiều rộng là 10; 9,5; hoặc 11. Chiều rộng của chữ là yếu tố xác định số chữ trong một dòng. Chiều cao chữ có thể khác nhau nhưng nếu chiều rộng như nhau thì tổng số chữ trong dòng sẽ bằng nhau.

- Kiểu chữ: mỗi cỡ chữ lại có nhiều kiểu khác nhau:

+ Chữ hoa: ký hiệu là cap (capital).

+ Chữ thường: ký hiệu là bdc (bas de cas)

Trong kiểu chữ hoa và chữ thường lại được phân biệt thành các loại:

+ Chữ đứng (roman)

+ Chữ nghiêng (italic)

+ Chữ đậm (bold): đứng, nghiêng

Do có nhiều kiểu chữ khác nhau nên khi làm makét giáo trình phải biết lựa chọn các kiểu chữ cho phù hợp. Việc lựa chọn kiểu chữ nhằm các mục đích sau đây:

+ Làm nổi bật sự phân chia giữa các phần, chương, mục, tiểu mục...

+ Tạo nét hài hòa và mỹ thuật cho trang sách.

+ Tạo cho người đọc cảm giác dễ chịu, thoải mái.

- Khoảng cách giữa các dòng chữ phải được xác định phù hợp đối với từng loại sách và ở từng đối tượng đọc. Nếu chữ in quá nhỏ, các dòng quá sát nhau làm người đọc luôn phải cố gắng tập trung dễ sinh mỏi mắt nhức đầu. Ngược lại nếu chữ in quá to, các dòng chữ quá cách xa nhau làm người đọc phải đưa mắt chuyển dòng thường xuyên, nhiều lần cũng dễ gây mỏi mắt. Thông thường khoảng cách giữa các dòng chữ tính bằng chiều cao của chữ cộng với một khoảng bằng từ 1/10 đến 1/20 chiều cao của chữ. Ví dụ cỡ chữ 10 (10 phân in) thì khoảng cách giữa các dòng thường là 10 đến 12 phân in. Các giáo trình sách lý luận chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thường được sử dụng cỡ chữ 12 và khoảng cách giữa các dòng là 14 phân in.

* Trình bày trang sách

Thông thường các giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản là loại sách bao gồm các trang chỉ gồm có kênh chữ (các giáo trình có phần minh họa, phụ bản không nhiều). Vì vậy, việc trình bày trong giáo trình tương đối đơn giản, song phải chú ý làm tốt các nội dung sau để có một cuốn sách đẹp:

- Khoảng cách giữa các phần, chương, bài, mục, tiểu mục.

Trong các yếu tố: phần, chương, bài, mục..., sẽ được trình bày như sau:

+ Khoảng cách từ mép trên của bát chữ là 2,7 cm.

+ Khoảng cách từ tên phần đến chương là 1,4 cm.

+ Khoảng cách từ tên chương đến bài là 1,2 cm.

+ Khoảng cách từ tên bài đến mục, tiểu mục hoặc dòng chữ tiếp theo là 0,9 cm.

+ Nếu trong trang chính văn có phần chú giải xen vào hoặc có phần giải thích, trích minh hoạ... thì khoảng cách giữa phần chính văn với các phần này là 0,9 cm.

+ Bắt đầu các phần mới, chương mới thậm chí cả bài mới thường được đặt ở trang lẻ. Nếu một giáo trình có các phần riêng biẹt sau đó đến các chương, bài... thì có thể để phần và tên phần vào hẳn một trang (trang lẻ) sau đó là các chương, bài sắp xếp theo nguyên tắc trên.

Một số lưu ý:

+ Việc bố trí sắp xếp một trang sách phải bảo đảm theo nguyên tắc “cân giữa” (nằm giữa trang). Một số trường hợp đặc biệt để gây ấn tượng thì tên phần, chương có thể để ở góc trang nhưng phải đảm bảo sự hài hòa.

+ Các trang kết thúc một chương hoặc bài để chuyển sang chương bài khác cần sắp xếp sao cho các dòng chữ phủ kín từ 1/2 bát chữ trở lên. Trường hợp không dãn được thì cũng phải kín được 1/3 bát chữ, không nên để một trang chỉ có vài dòng.

+ Không nên để một dòng chỉ có từ một đến hai chữ, sau đó chấm xuống dòng. Các dòng có dấu chấm xuống dòng phải có số chữ đầy từ 1/3 dòng trở lên.

* Kết thúc sách

Ngoài những yếu tố bắt buộc phải có theo quy định của Luật Xuất bản, việc trình bày trong kết thúc sách cần chú ý một số điểm sau đây:

+ Nếu hai trang cuối cùng đều là trang trắng thì phần thông tin chịu trách nhiệm xuất bản, biên tập, trình bày... để riêng một trang và nằm ở trang lẻ trước trang cuối cùng. Phần này có thể trình bày ở giữa trang hoặc 1/3 phía trên của trang. Phần thông tin về số lượng in, nơi in, giấy phép... để ở trang cuối và xếp vào cuối bát chữ.

+ Nếu chỉ có một trang cuối là trang trắng thì hai phần trên được sắp xếp vào cùng một trang và các phần cũng ở các vị trí như trên.

c) Thiết kế bìa sách

Bên cạnh trình bày kỹ - mỹ thuật nội dung giáo trình, người làm công tác kỹ - mỹ thuật còn phải chú trọng đến việc thiết kế bìa sách. Bìa của các giáo trình được thiết kế đòi hỏi phải có các yếu tố sau: phải có tính khoa học, tính giáo dục; chức năng và giáo dục thẩm mỹ có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đối tượng sử dụng.

Do các bộ giáo trình của Học viện có tính chất công cụ, kinh điển, lý luận nên trong việc thiết kế bìa cho giáo trình thì việc trình bày tít chữ được ưu tiên trên hết. Tính chất sử dụng lâu dài không cho phép người thiết ké kỹ - mỹ thuật trình bày bìa một cách dễ dãi, mọi sự sáng tạo phải bảo đảm tính chân phương, kinh điển và mở ra một hướng nhất định, nhằm thích ứng trong tương lai với những biến động không ngừng về kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ của xã hội.

Bìa sách trước hết là gương mặt của cuốn sách, nó là kết quả của một quá trình sáng tạo công phu và nghiêm ngặt của người thiết kế nhằm trình diện, phản ánh bản chất của tác phẩm. Một bìa sách đẹp luôn hứa hẹn một nội dung sách tốt và một lợi ích to lớn đối với người dùng sách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022