Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 5

Phong cách khoa học trong các giáo trình lý luận chính trị có những

đặc trưng sau:

- Ngôn ngữ trong giáo trình lý luận chính trị phải đạt tính trừu tượng - khái quát cao, bởi vì khoa học chính trị, tư tưởng phải thông qua khái quát hoá, trừu tượng hoá để nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Mục đích của khoa học chính trị là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng nên càng không thể dừng lại ở những cái gì riêng lẻ, bộ phận, cá biệt. Đặc trưng này thấy rõ khi so sánh những cách dùng từ của cùng một từ trong lời nói khoa học và lời nói nghệ thuật hay lời nói hằng ngày.

- Việc sử dụng ngôn ngữ trong các giáo trình lý luận chính trị cũng đòi hỏi tính lôgíc nghiêm ngặt, bởi vì để gợi mở trí tuệ và thuyết phục bằng lý tính, lời trình bày, cách suy luận phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy lôgíc hình thức đến tư duy lôgíc biện chứng. Tính lôgíc, đó là tính chất nhất quán trong sự phân bố tất cả các đơn vị của văn bản và là sự có mặt của những mối liên hệ về nghĩa giữa những đơn vị này. Tính nhất quán này chỉ có thể có ở những văn bản mà kết luận được rút ra một cách hợp lý từ nội dung, nghĩa là các kết luận không gây ra mâu thuẫn, và những câu văn, đoạn văn riêng lẻ tạo nên văn bản thì phản ánh đúng sự vận động của tư duy từ cái chung đến cái riêng hoặc ngược lại. Tính lôgíc của câu văn khoa học khác với ngôn ngữ nghệ thuật ở tính chất cực kỳ khắt khe của nó.

- Cuối cùng, tính chính xác - khách quan cũng là một yêu cầu nhất thiết phải có trong các giáo trình lý luận chính trị. Khoa học yêu cầu phản ánh chính xác, khách quan, chân thực các quy luật của tự nhiên và xã hội. Tính chính xác là tính một nghĩa trong cách hiểu, nó đòi hỏi không được tạo ra sự khác biệt giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt.

Từ những đề dẫn lý thuyết khái quát trên, cần đi sâu vào từng mặt, từng cấp độ cụ thể để vận dụng vào công tác biên tập, bởi vì biên tập là một công việc thực tế và “va chạm” trực tiếp với chữ nghĩa. Ý thức được về chuẩn phong cách khoa học chính trị, tư tưởng là một vấn đề, nhưng còn cần phải có phương án thay thế câu chữ khi cần thiết cũng vô cùng quan trọng. Bởi vậy, từ cấp độ nhỏ nhất của ngôn ngữ trong sách vở là từ ngữ, đến những cấp độ lớn hơn là câu, đoạn, (mục, chương) và toàn văn bản, người biên tập phải có thái độ làm việc hết sức nghiêm túc để có thể xử lý những tình huống ngôn ngữ đặt ra.

- Về từ ngữ, thành tố quan trọng nhất ở các giáo trình lý luận chính trị là các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng phổ biến, ví dụ: quyền dân sự, quyền chính trị; quyền xã hội, quyền văn hóa; quyền tự do thụ động và quyền tự do chủ động; toàn cầu hoá tích cực, toàn cầu hoá tiêu cực; điều tiết chính trị, thiết chế xã hội... Biên tập viên cần nắm các thuật ngữ này, vì trong nhiều trường hợp, vì nhiều lý do mà các thuật ngữ bị dùng sai hoặc viết sai. Tất nhiên, biên tập viên không thể bao quát được tất cả nhưng họ cần có một sự nhạy cảm với từ ngữ và khi nghi ngờ một thuật ngữ nào đó, biên tập viên cần tra cứu từ điển hoặc tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn.

Đồng thời, trong các giáo trình lý luận chính trị cũng dùng các từ ngữ khoa học chung. Nói chung đó là từ ngữ trừu tượng, đa phong cách, sắc thái trung hòa, được dùng ở ý nghĩa khái quát. Tuy nhiên, một số tác giả, tuy không phải là không ý thức về chuẩn phong cách, nhưng đôi khi do “cảm hứng” quá mạnh mà đưa các từ ngữ đời sống vào bản thảo (bởi ngôn ngữ đời sống luôn có khả năng diễn đạt cảm hứng tốt nhất!). Do đó, trong bản thảo có những chỗ không đảm bảo các yêu cầu về phong cách, biên tập viên buộc phải điều chỉnh. Ví dụ: “Chúng ta cũng cần đề phòng âm mưu gây diễn biến hoà bình của bọn xấu ngoài nước, trong nước bằng cách đưa

các sách báo ru ngủ, đồi trụy, nói chung là phản động vào thị trường sách báo nước ta” (bản thảo cuốn Giáo trình Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, tr. 51) và “Không thể có sự công bằng chia đều nhưng phải điều tiết và tạo điều kiện cho mọi người có thể sống được và ngày càng một khá hơn” (bản thảo Tập bài giảng Chính trị học, tr. 404-405)...

Các từ “bọn xấu”, “nói chung là”, “có thể sống được” viết ở dạng văn nói, đọc lên nghe rất nôm na, thể hiện sắc thái tình cảm, không còn khách quan, trung hòa nữa, nên không phù hợp với một văn bản nghiên cứu khoa học. Trong khi những câu đó có thể diễn đạt gọn gàng, ví dụ: “Tuy nhiên cũng cần đề phòng âm mưu “diễn biến hoà bình” của một số thế lực thù địch trong và ngoài nước. Bảo vệ chủ quyền văn hoá là một nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, từ ngữ của phong cách khoa học chỉ được phép hiểu một nghĩa và là nghĩa đen. Vì thế các trường hợp sử dụng từ có tính chất tu từ, hình tượng, bóng bẩy, dễ khiến người khác suy luận theo nhiều cách thì biên tập viên phải “canh gác” thật chặt chẽ.

Ví dụ: “Nếu mỗi cán bộ, đảng viên, còn xem văn hóa là thuần túy phục vụ chính trị theo kiểu ôsin thì sẽ chẳng bao giờ phát huy được động lực của văn hoá”.

Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 5

Từ ôsin là một từ lóng, dùng phổ biến trong ngôn ngữ hằng ngày với sắc thái biểu cảm mạnh. Có thể tác giả muốn nhấn mạnh, phê phán lối tư duy lỗi thời coi văn hoá nhất nhất phục vụ chính trị nên cho rằng phải dùng lối so sánh với ôsin thì mới diễn đạt được hết ý của mình, tuy nhiên lối so sánh cũng như dùng từ này là không chấp nhận được trong một văn bản khoa học. Hơn nữa, từ ôsin không phải là từ mang một nghĩa đen chính xác trong ngôn ngữ Việt. Tác giả chỉ cần diễn đạt: “Nếu mỗi cán bộ, đảng viên,

còn xem văn hoá là thuần tuý phục vụ chính trị thì sẽ chẳng bao giờ phát huy được động lực của văn hoá” là đủ.

- Về cú pháp, khi làm việc với một văn bản cụ thể, biên tập viên cần nắm vững những tiêu chuẩn cơ bản quyết định một câu văn là tốt, mẫu mực, để có cái nhìn bao quát, có hệ thống, từ đó dễ xác định được phương hướng đúng đắn trong việc rèn luyện kỹ năng tri giác văn bản và biên tập văn bản nói chung.

Một câu văn phong cách khoa học tốt phải đảm bảo được tính chính xác. Tính chính xác của câu văn trong giáo trình lý luận chính trị thường được dùng để chỉ sự phù hợp hoàn toàn của các phương tiện ngôn ngữ thuộc lĩnh vực chính trị, tư tưởng với những vấn đề khoa học vốn được diễn đạt bằng những phương tiện đó. Những phương tiện ngôn ngữ được coi là chính xác phải phản ánh thực tế được một cách sát đúng nhất, đồng thời cũng phản ánh được chủ quan của người nói một cách thích hợp nhất. Để biên tập được chính xác, cần rèn luyện để hiểu biết ngôn ngữ, biết một từ khi nào là phù hợp hay không phù hợp, và có khả năng đưa ra những sự thay thế chính xác.

- Tính đúng đắn của câu văn khoa học là một tiêu chí nữa. Nghĩa là các câu ấy cần tuân thủ chuẩn mực của ngôn ngữ văn hoá hiện đại, đó là các quy tắc về dùng từ, đặt câu, để từ đó cấu tạo đoạn mạch, kết cấu toàn bộ văn bản... Lối diễn đạt cầu kỳ, rắc rối, cách trình bày mơ hồ, lỏng lẻo cần phải khắc phục. Vì thế ở các văn bản này, không thể dùng những câu văn bay bổng du dương, có nhịp điệu hoặc nhạc tính. Việc sính dùng những câu chữ văn vẻ trong văn phong khoa học đôi khi người viết không kiểm soát được chính ý của mình, như ở đoạn văn sau: “Điều đáng chú ý chỉ là ở chỗ giai cấp cách mạng cần phải kết thúc giai đoạn đặc biệt đó cáng sớm càng tốt. Ngay sau khi có chính quyền thì phải chuyển ngay sang những

hoạt động cải cách - có nghĩa là tiến hành cải tạo từ từ, dần dần, từng bước, càng ít đập phá cái cũ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, nhưng “sự vật” vẫn tiến lên phía trước, điều cảnh giác là ở chỗ, phải khắc phục sự lạm dụng một cách quá đáng tinh thần cách mạng đến mức có những hành động vượt khỏi giới hạn của nó trong thời kỳ mới” (bản thảo Giáo trình xã hội học trong quản lý, tr. 335); hoặc: “Quan sát là phương pháp thu thập thông tin trong một cuộc điều tra xã hội trong đó nhà nghiên cứu sử dụng các giác quan hoặc các phương tiện kỹ thuật để tìm hiểu những vấn đề cần phải quan tâm thông qua việc quan sát hiện tượng và hành vi xã hội của đối tượng nghiên cứu trong quá trình diễn ra các sự kiện và hiện tượng thực tế” (bản thảo Giáo trình Xã hội học trong quản lý, tr. 166).

- Hiện nay, khi các ngoại ngữ bắt đầu được dùng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là tiếng Anh, thực tế đã xảy ra tình trạng là văn Việt bị viết theo lối Tây, đọc lên nghe trúc trắc, rườm rà, cũng là điều cần tránh. Ví dụ: “Phỏng vấn không tiêu chuẩn hoá thường phải tiến hành bởi các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp” (bản thảo Giáo trình Xã hội học trong quản lý, tr. 165).

Phong cách khoa học, cụ thể là ở các giáo trình lý luận chính trị, điển hình sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác. Không dùng các câu giản lược thành phần, câu đảo vị trí. Sử dụng nhiều câu ghép vì thích hợp cho việc trình bày các luận điểm, phân tích chứng minh. Các cặp liên từ được dùng phổ biến giúp đạt tính lôgíc.

Ví dụ: “Dân tộc Việt Nam là một nhưng bao gồm nhiều thành phần: người Kinh và 54 dân tộc thiểu số anh em” (bản thảo Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, tr. 36).

Ở câu văn này, từ “nhưng” vốn được dùng để liên kết một ý mang

nghĩa tương phản, nên người đọc hoàn toàn có thể hiểu câu trên là: Dân tộc Việt Nam tuy là một nhưng hoá ra lại phân tán, không thống nhất!

Điều nguy hiểm chết người của việc không dùng từ và cách diễn đạt chính xác là ở chỗ ấy.

- Một lỗi về câu hết sức phổ biến mà rất nhiều bản thảo giáo trình mắc phải đó là những câu thiếu thành phần chủ ngữ, và vì phổ biến quá đến nỗi nhiều người không ý thức được như thế là sai. Trong biên tập chúng tôi có thể thường xuyên bắt gặp.

Ví dụ: “Trong tổng thể phức hợp của các mối quan hệ giữa công tác quản lý và hệ thống hoá các khoa học xã hội đã nổi lên vai trò của chuyên ngành xã hội học quản lý” (bản thảo Giáo trình Xã hội học trong quản lý, tr. 315).

Câu văn này có thể sửa lại là: “Trong tổng thể phức hợp của các mối quan hệ giữa công tác quản lý và hệ thống hoá các khoa học xã hội, vai trò của chuyên ngành xã hội học quản lý đã trở nên nổi bật bởi tính cần thiết của nó”.

- Việc nhiều câu thiếu thành phần này hay thành phần khác cũng do câu văn trong phong cách khoa học lý luận chính trị thường dài, nhiều ý, nhiều thành phần phụ khiến người viết đôi khi không kiểm soát hết sự trọn vẹn của câu.

Ví dụ: “Nhìn sang lịch sử các nước trước đây cũng thấy muốn có độc lập tự chủ và có phát triển thì phải có truyền thống yêu nước và yêu tiến bộ xã hội lâu đời, phải có một mạch ngầm luôn luôn vận động bên dưới cuộc sống như một nền tảng chỉ chờ cơ hội là bộc lộ và bùng nổ. Truyền thống ở đây là sức mạnh tiềm tàng của sự chuẩn bị, là tiền đề của sự bùng nổ” (bản thảo Giáo trình Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, tr. 35); hoặc: “Ngay từ xa xưa, những tư tưởng nhân đạo đã hình thành tự phát của

nhân dân lao động để trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột và chống lại những hành vi vi phạm đạo đức” (bản thảo Giáo trình Đạo đức học Mác-Lênin, tr. 167). Chưa kể đến nhiều lỗi khác mà câu này mắc phải, chỉ cần đọc là thấy ngay do tác giả “mải mê” triển khai ý, câu này đã bị thiếu mất vị ngữ.

- Tính chính xác, đúng đắn, khách quan, lôgíc, tất cả những yếu tố đó sẽ làm nên tính thẩm mỹ của tác phẩm nghiên cứu khoa học. Không chỉ có trong các ngôn ngữ nghệ thuật, phẩm chất thẩm mỹ có ở tất cả các phong cách. Ngôn ngữ được sử dụng trong nhiều phong cách, mỗi phong cách có nhiệm vụ riêng, do đó có tính thẩm mỹ riêng, có vẻ đẹp riêng, không lẫn lộn với các phong cách khác. Một câu được coi là hay, đẹp là câu mà những phương tiện ngôn ngữ được sử dụng một cách chính xác, đúng đắn và hài hoà trong một chỉnh thể thống nhất về phong cách, do đó đạt được hiệu quả ngôn ngữ cao nhất trong một hoàn cảnh ngôn ngữ nhất định.

Dưới đây là một đoạn văn hay: “Triết học hiện sinh coi sự tồn tại của con người là tuyệt đối và duy nhất. Những người hiện sinh cho rằng thế giới và các vấn đề của nó chỉ tồn tại khi nó chạm đến tôi, đến sự tồn tại của tôi. Con người là kẻ cô đơn bị vứt bỏ giữa một thế giới xa lạ và thù địch với nó, người hiện sinh gọi thế giới đó là “không phải tôi”. Con người tưởng đã chinh phục thế giới xa lạ đó bằng khoa học kỹ thuật. Nhưng giờ đây, nó kinh hoàng nhận ra rằng cái “không phải tôi” đã nổi dậy chống lại cái tôi. Ý thức nghèo khốn của con người bị áp lực bên ngoài, cảm thấy tuyệt vọng với thế giới bên ngoài, do đó toan ẩn trốn vào bên trong. Nhưng ngay ở đây, con người cũng không tìm thấy sự yên tĩnh vì bên trong nó cũng trống rỗng” (Giáo trình Triết học, Nxb. Lý luận chính trị, H. 2007, tr. 150).

- Trên cấp độ câu là cấp độ đoạn, một đoạn trình bày một ý riêng. Các phương tiện liên kết như một là, hai là; trước hết, sau cùng…thường được

dùng để liên kết các đoạn. Trên cấp độ đoạn là mục, chương và toàn bộ văn bản chỉnh thể. Ở các cấp độ từ đoạn văn trở lên, tính lôgíc là điều lưu tâm số một, bởi các tính khác như tính chất khác đã được giải quyết ở cấp độ từ, ngữ và câu. Tính lôgíc thế nào là tùy vào từng văn bản cụ thể.

Các tác giả viết sách có thể rất giỏi về ngôn ngữ, tuy nhiên không phải bất cứ ở đâu, lúc nào họ cũng đảm bảo được những câu chữ viết ra là chuẩn xác tuyệt đối, đó là lý do vì sao công tác xuất bản sách nói chung và xuất bản giáo trình nói riêng cần đến những người biên tập. Các sách thuộc lĩnh vực lý luận chính trị (trong đó có giáo trình) được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học nói chung, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng. Nắm được các đặc trưng chung và riêng ấy của phong cách ngôn ngữ trong sách lý luận chính trị, vận dụng được trong từng tình huống cụ thể, người biên tập mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Trên hết, biên tập viên phải có thái độ học tập và rèn luyện không ngừng.

2.2.2. Biên tập trích dẫn*

Trong quá trình biên tập nội dung, đặc biệt là biên tập nội dung giáo trình lý luận chính trị, chúng tôi thường gặp rất nhiều các loại câu trích dẫn. Bởi vậy việc biên tập các câu trích dẫn là một phần trong biên tập nội dung. Phần trích dẫn trong cuốn giáo trình có vai trò làm sáng tỏ thêm nội dung mà công trình đề cập đến, vì vậy nó phải có độ chính xác cao. So với toàn bộ việc biên tập nội dung giáo trình, công việc này tuy không lớn nhưng mất nhiều thời gian, đòi hỏi người biên tập phải kiên trì, tỉ mỉ, chính xác.

Trong quá trình biên tập giáo trình cho các hệ lý luận chính trị, chúng tôi thường hay gặp trích dẫn các tác phẩm kinh điển của C. Mác, Ph. Ăngghen, Hồ Chí Minh và các văn kiện Đảng v.v.. Nhiệm vụ của người


* Những ví dụ về trích dẫn được đề cập ở tổng quan này được trích từ các bản thảo giáo trình ở Nhà xuất bản Lý luận chính trị, tất cả đã được sửa chữa trước khi in thành sách.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí