72(69): Chân trước nhỏ, mắt bên thường gồm 3 mắt nhỏ (ocelli), không có móng chân, chiều dài cơ thể < 5 ly >>> MECOPTERA (ấu trùng)
72': Chân không giống 72, mắt nhỏ (ocelli) thay đổi, 1-3 móng chân >>> 73
73(72'): Có 1-2 móng, bụng thường không có lông đuôi, râu thay đổi >>>
COLEOPTERA (ấu trùng)
73': Có 3 móng, bụng có hai lông đuôi (dài khoảng 1/3 chiều dài cơ thể), râu đầu ngắn, thường có 3 đốt (ấu trùng của một số loài cánh cứng và ký sinh)
.....COLEOPTERA STREPSIPTERA
74(28'): Sống trong nước (ấu trùng ruồi) >>> DIPTERA
74': Không sống trong nước, sống trên cạn và ký sinh >>> 75
75(74'): Bất động, ăn thực vật, cơ thể bao phủ bởi lớp vảy hay sáp, miệng thuộc nhóm hút, dài như sợi chỉ (rệp dính cái) >>> HOMOPTERA
75': Không giống như mô tả ở 75 >>> 76
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Kiểu Chân Cơ Bản Của Côn Trùng: (A) Chân Bơi Lội ; (B) Chân Bắt Mồi; (C) Chân Ôm; (D) Chân Giác Bám; (E) Chân Đào Bới
- Thực Hành: Quan Sát Cấu Tạo Cơ Thể Côn Trùng, Nhận Diện Và Phân Biệt Các Dạng Râu, Miệng, Chân Và Cánh Của Côn Trùng.
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 8
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 10
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 11
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
76(75'): Đầu và ngực ít nhiều phối hợp với nhau, bụng không phân đốt rõ ràng, nội ký sinh các loài côn trùng khác >>> STREPSIPTERA (con cái)
76': Đầu và ngực không dính nhau, bụng phân đốt rõ >>> 77 77(76'): Đầu rõ ràng, cứng, thường có mầu sắc >>> 78
77': Đầu phát triển không rõ ràng, hóa cứng ít hoặc không cứng, thường thụt vào trong ngực >>> 85
78(77'): Đầu và miệng đưa về phía trước, đầu thường dẹp >>> 79 78': Đầu và miệng đưa về phía bụng, đầu thường tròn >>> 82
79(78): Đốt bụng cuối cùng kéo dài thành một đôi bộ phận nhọn, nhiều lông cứng trên mỗi đốt cơ thể >>> SIPHONAPTERA (ấu trùng bọ chét)
79': Không giống như mô tả của 79 >>> 80
80(79'): Râu đầu phát triển từ vùng màng của gốc hàm trên, ngàm rất phát triển, chân bụng thường có móc >>> LEPIDOPTERA (ấu trùng)
80': Râu đầu (nếu có) phát xuất từ vùng trên đầu, chân bụng không móc >>>
81
81(80'): Miệng có một đôi hàm trên rõ, khí khổng luôn luôn hiện diện ở ngực
và 8 đốt bụng >>> COLEOPTERA (ấu trùng)
81': Miệng hoặc giống như ở trên hoặc chỉ là những móc di chuyển theo chiều thẳng đứng, khí khổng thay đổi, nhưng không giống như 81, cơ thể dài >>> DIPTERA (ấu trùng)
82(78'): Đốt bụng thường có ít nhất một nếp gấp dọc ở bên hông hay bên bụng, dạng chữ C, dạng sùng bọ hung, một đôi lỗ thở ở ngực và thường 8 đôi lổ thở ở bụng >>> COLEOPTERA (ấu trùng)
82': Đốt bụng không có những nếp gấp dọc, nếu nếp gấp hiện diện thì lổ thở không giống như 82 >>> 83
83(82'): Đầu có vùng trước trán (adfrontal), thường có một hoặc nhiều mắt nhỏ hai bên đầu, chân bụng có móc >>> LEPIDOPTERA (ấu trùng)
83': Đầu không có vùng adfrontal, chân bụng (nếu hiện diện) không có móc
>>> 84
84(83'): Hàm không cứng và không giống dạng bàn chải, khí khổng luôn luôn hiện diện trên ngực và bụng, đôi khí khổng cuối lớn, ấu trùng hiện diện trong mô cây, ký sinh hoặc trong tổ >>> HYMENOPTERA (ấu trùng)
84': Hàm trên thường có dạng bàn chải, khí khổng thường không giống ở trên, nếu hiện diện trên nhiều đốt bụng thì đôi cuối cũng không lớn hơn những đôi khác, hiện diện nơi ẩm ướt, trong mô cây dưới dạng nội ký sinh >>> DIPTERA (ấu trùng)
85(77'): Miệng nhai gậm, thường có râu đầu >>> COLEOPTERA (ấu trùng)
85': Miệng thoái hóa hoặc thay đổi chỉ có hàm trên hoặc những móc ở miệng, thường không có râu đầu >>> 86
86(85'): Cơ thể (trừ đầu) gồm có 13 đốt, ấu trùng tuổi lớn có phiến cứng nằm ở phía bụng ngay sau đầu >>> DIPTERA (ấu trùng Cecidomyidae)
86': Cơ thể có ít đốt hơn, không có phiến cứng ở phần ngực bụng >>> 87 87(86'): Miệng có móc >>> DIPTERA (ấu trùng)
87': Miệng nhai gậm đôi khi thoái hóa nhưng không có móc >>>
HYMENOPTERA (ấu trùng)
4. Một số bộ phổ biến trong nông nghiệp
4.1. Bộ cánh thẳng Orthoptera
Gồm rất nhiều loài khác nhau, trong nhóm này có rất nhiều loài rất phổ biến. Đa số có kích thước lớn từ 20 - 50 mm, một số ít loài có kích thước đến 180 mm. Phần lớn gây hại thực vật, nhiều loài thuộc nhóm gây hại quan trọng, một số loài thuộc nhóm ăn mồi, một số ít loài thuộc nhóm ăn các chất mục nát hoặc ăn tạp.
Bộ Cánh thẳng gồm những loài có cánh hoặc không cánh, nếu có cánh thì gồm hai cặp. Cặp cánh trước thường dài, nhiều mạch cánh, dầy tựa chất da, cặp
cánh sau rộng, bằng chất màng, cũng có rất nhiều gân, ở trạng thái nghỉ cặp cánh sau xếp phía dưới cánh trước. Miệng kiểu gặm nhai phát triển. Râu đầu hình sợi chỉ, thường rất dài, có nhiều đốt. Một số loài có cánh thoái hóa rất nhỏ hoặc không có. Cơ thể thường dài, lông đuôi phát triển, lông đuôi thường có nhiều đốt. Một số loài có ống đẻ trứng phát triển. Ống đẻ trứng đôi khi có chiều dài bằng chiều dài cơ thể. Một số loài khác ống đẻ trứng ngắn. Đốt bàn có từ 3 - 5 đốt. Nhiều loài có thể phát ra tiếng kêu bằng cách cọ xát 2 cánh vào nhau (họ Dế mèn, Sạt sành) hoặc do đốt đùi chân sau cọ xát với cánh. Bộ phận nghe của châu chấu nằm hai bên đốt bụng thứ nhất, ở họ sạt sành, dế mèn, dế dũi, bộ phận nghe nằm ở đốt chậu chân trước. Ở các loài này, con cái có thể phát một số âm thanh nhỏ, nhưng thường chỉ có con đực mới phát tiếng kêu.
a) Họ cào cào (Acrididae = Locustidae)
Râu đầu thường ngắn hơn cơ thể, hình sợi chỉ hoặc hình lưỡi kiếm, đa số có màu xanh, nâu. Ở một số loài cặp cánh sau có màu sắc rực rỡ. Đôi chân trước kiểu chân bò, chân sau kiểu chân nhảy. Bàn chân 3 đốt, bộ phận nghe nằm ở hai bên đốt thứ nhất của bụng, bộ phận đẻ trứng ngắn và cong. Nhiều loài (con đực) phát tiếng kêu (ban ngày) bằng cách cọ sát mặt trong của chân sau với mép dưới của cánh trứơc hoặc cọ sát hai cánh. Trứng thường được đẻ thành từng tổ dưới đất. Mỗi tổ có khoảng 30 - 100 trứng. Một con cái có thể đẻ vài ổ. Ấu trùng và trưởng thành đều gây hại trên cây trồng, nhiều loài gây hại nghiêm trọng.
Một số loại phổ biến: Locusta migratoria , Oxya velox
b) Họ sạt sành (Tettigoniidae)
Côn trùng thuộc họ này rất dễ nhận diện vì râu đầu dài, thường dài quá bề dài của thân, bàn chân có 4 đốt, bộ phận nghe (nếu hiện diện) nằm ở phía cuối của đốt chày chân trước. Bộ phận đẻ trứng hình lưỡi kiếm dài, dẹp. Phần lớn có khả năng phát âm thanh, mỗi loài có một âm thanh khác nhau bằng cách cọ xát hai cánh trước. Phần lớn ăn thực vật, một số ít thuộc nhóm ăn mồi. Trứng thường được đẻ thành hàng phía trong mô cây, một số loài đẻ dưới đất.
Một số loài thường gặp: Euconocephalus pallidus Red; Conocephalus sp.
c) Họ dế (Gryllidae)
Côn trùng thuộc họ Gryllidae cũng có cặp râu đầu dài như họ Sạt sành, bộ phận nghe cũng nằm ở đốt chày chân trước, bộ phận phát âm nằm trên cánh trước của con đực, nhưng khác với vạt sành là nhóm này chỉ có 3 đốt ở bàn chân, bộ phận đẻ trứng dạng hình trụ hoặc kim nhọn kéo dài ra phía cuối bụng.
Đa số côn trùng thuộc họ nầy có khả năng phát âm thanh rất tốt. Mỗi loài có một âm thanh khác nhau. Đa số đẻ trứng dưới đất, trứng được đẻ rải rác hay được
đẻ thành từng ổ trong những lỗ hang đã được đào sẵn trong đất, trừ dế thuộc họ phụ dế Oecanthinae đẻ trứng trong mô cây. Đa số ăn thực vật, thường sống ở dưới đất gặm rễ cây con hoặc những phần non của cây ở sát mặt đất.
d) Họ Dế nhũi (Gryllotalpidae)
Thường có màu nâu, cơ thể phủ nhiều lông nhỏ, râu đầu ngắn, chân trước rất phát triển, dạng đào bới. Con đực cũng có khả năng phát ra âm thanh, bộ phận nghe hiện diện ở đốt chày chân trước. Lông đuôi dài, ống đẻ trứng không lộ ra ngoài cơ thể. Phần lớn sống dưới đất, ít ra khỏi mặt đất, thường sống gần mặt đất, đào thành hang hay rảnh, cắn đứt rễ cây con, có thể cắn phá những hạt giống vừa gieo. Con cái đẻ trứng trong những hang ổ, ở dưới đất, khả năng đẻ trứng cao, từ 200-400 trứng.
Loài phổ biến: Gryllotalpa africana Pal de Beauvois
e) Họ Bọ que (Phasmidae)
Có hình dạng rất giống cành khô, thân và chân rất dài, rất mảnh khảnh, bàn chân thường có 5 đốt, cánh thoái hoá rất nhỏ hoặc không có cánh. Di chuyển chậm, không giống như đa số các loại côn trùng, bọ que có thể tái lập lại chân nếu mất (ít nhất là một phần). Thành trùng màu nâu, ấu trùng thường có màu xanh. Bộ phận đẻ trứng ngắn, không để lộ ra ngoài cơ thể. Trứng thường được đẻ rải rác trên mặt đất.
Thường chỉ có 1 thế hệ /năm. Mật số thường rất thấp nên không ảnh hưởng đến thực vật, tuy nhiên nếu mật số cao cũng gây hại quan trọng trên cây trồng.
f) Họ Bọ ngựa (Mantidae)
Thường có kích thước lớn, dài, di chuyển chậm. Ngực phát triển, dài, chân trước rất phát triển, dạng chân bắt mồi: đốt chậu rất dài vươn ra phía trước làm gia tăng phạm vi hoạt động có lợi cho việc săn bắt mồi, đốt đùi và đốt chày được trang bị nhiều gai nhọn, mặt bụng của đốt đùi có một đường rãnh, khi đốt chày cong gập lại thì có thể nằm lọt vào rãnh của đốt đùi trông tựa như chiếc dao thợ cạo. Nhờ những bộ phận nầy mà con mồi bị kẹp và giữ lại. Đầu có thể cử động dễ dàng. Thuộc nhóm ăn mồi, có thể tấn công nhiều loại côn trùng khác nhau, tấn công cả những côn trùng cùng họ. Trứng được đẻ từng bọc trên cành hoặc trên các thân cây cỏ.
g) Họ Gián (Blattidae)
Rất dễ nhận diện do cơ thể có hình bầu dục, dẹp, đầu được phần ngực che kuất, râu đầu dài. Cánh có thể phát triển, hoặc thoái hóa rất nhỏ hoặc không có cánh, ở nhiều loài con cái có cánh ngắn hơn con đực. Trứng được đẻ thành từng bọc (Oothecae), được đẻ ra ngoài ngay khi bọc trứng được thành lập hoặc được
con cái mang trên mình (dính ở phía ngoài của phần cuối bụng) trên mình cho tới khi trứng nở. Mùi hôi khó chịu. Đa số có tính ăn tạp.
Loài phổ biến: gián nhà Blatta orientalis
4.2. Bộ cánh cứng Coleoptera
Đây là bộ lớn nhất trong lớp côn trùng, gồm khoảng 40 % côn trùng đã được biết trong lớp côn trùng. Đã có trên 250.000 loài đã được mô tả. Côn trùng thuộc bộ Cánh cứng có kích thước rất thay đổi, từ rất nhỏ (nhỏ hơn 1 mm) đến rất lớn (trên 75 mm), một số loài thuộc vùng nhiệt đới, chiều dài cơ thể có thể đạt đến 125 mm. Bộ này phân bố rất rộng rãi, hầu như hiện diện khắp nơi.
Đặc điểm chủ yếu của bộ này là từ cấu tạo của cánh: phần lớn côn trùng thuộc bộ này có hai cặp cánh, cặp cánh trước có cấu tạo bằng chất sừng cứng, cặp cánh sau bằng chất màng, thường dài hơn cặp cánh trước và ở trạng thái nghỉ cặp cánh sau thường xếp lại dưới cặp cánh trước.
Miệng của các loại côn trùng thuộc bộ này có kiểu nhai gậm, 2 ngàm (hàm trên) rất phát triển.
Côn trùng bộ cánh cứng thuộc nhóm biến thái hoàn toàn. Ấu trùng có nhiều dạng hình khác biệt nhau nhưng đa số có dạng chân chạy hoặc dạng bọ hung. Nhộng đa số là nhộng trần. Có nhiều loài làm nhộng trong đất và được bao bọc bằng kén đất hoặc tàn dư thực vật. Có một số loài như xén tóc, nhộng được bao bọc bằng một lớp kén mỏng. Côn trùng thuộc bộ cánh cứng thường đẻ trứng trong đất, trong vỏ thân cây, trong mô lá, trong nước. Trứng có hình cầu hoặc bầu dục.
Tính ăn của côn trùng cánh cứng rất phức tạp, đa số ăn thực vật, nhưng cũng có nhiều loài ăn động vật, chuyên tấn công các loại côn trùng nhỏ khác, có loài lại chuyên ăn các chất hữu cơ mục nát và những di thể động thực vật, bộ này còn gồm cả những loài côn trùng chuyên ăn các bào tử nấm, và một số ít loài thuộc nhóm ký sinh hoặc sống cộng sinh trong ổ những côn trùng sống thành xã hội. Đối với những loài ăn thực vật, thì tính ăn cũng đa dạng, nhiều loài ăn phá lá, đục thân, cành, trái, một số loài khác đục lòn trong lá, tấn công rễ, bông. Hầu như có thể tấn công tất cả các bộ phận khác của cây.
Chu kỳ sinh trưởng có thể kéo dài từ 3-4 thế hệ trong một năm đến nhiều năm để hoàn thành một thế hệ.
MỘT SỐ HỌ PHỔ BIẾN TRONG NÔNG NGHIỆP
a) Họ Chân chạy (Carabidae)
Đây là một trong những họ lớn nhất trong bộ cánh cứng. Bao gồm nhiều loài có kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau. Phần lớn có màu tối, bóng loáng,
đẹp và cánh cứng có nhiều ngấn dọc. Côn trùng thuộc họ này có đốt thứ nhất của bụng về phía mặt bụng thường bị cắt quãng, không liên tục bởi ở đốt chậu chân râu. Đầu có miệng phát triển, bề ngang của đầu hẹp hơn bề ngang của ngực trước. Bàn chân của 3 đôi chân đều có 5 đốt (ký hiệu 5-5-5).
Ấu trùng mình dài nhỏ, râu đầu 4 đốt, chân ngực phát triển. Thường có một đôi lông đuôi. Đốt thứ 10 của bụng thường có một đôi chân mông.
Côn trùng thuộc họ này sống trên cạn, cư trú và hoạt động trong đất, trên mặt đất, dưới gạch đá. lá cây rụng,... khi bị quấy rầy chạy rất nhanh, ít khi bay. Đa số hoạt động về đêm, một số ít bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn.
Hầu hết côn trùng thuộc họ này là nhóm có ích, cả thành trùng lẫn ấu trùng đều sinh sống trên những động vật nhỏ khác. Trên ruộng lúa thường gặp loài phổ biến như kiến ba khoang Ophionea indica.
b) Họ Vằn hổ (Cicindellidae)
Đa số côn trùng thuộc họ này có màu sắc rực rỡ và rất hoạt động, có thể chạy và bay rất nhanh. Cơ thể có kích thước trung bình. Bề ngang của đầu rộng hơn bề ngang của ngực trước. Mắt kép to và lồi. Hàm trên hơi cong dài và sắc. Chân dài, nhỏ, công thức bàn chân: 5-5-5. Sâu non mình mềm, da nhăn nheo. Đầu và ngực lớn hơn các phần khác. Hàm trên cong và to. Trên đốt bụng thứ 5 về phía lưng có một bướu lồi và trên đó có một đôi móc câu hướng về phía trước. Cả thành trùng lẫn ấu trùng đều sinh sống bằng cách săn bắt các côn trùng nhỏ khác. Trưởng thành thích hoạt động dưới nắng. Ấu trùng thường sống trong những hang đục thẳng xuống mặt đất.
c) Họ Cánh cụt (Staphylinidae)
Cơ thể dài, mảnh, cánh rất ngắn không che phủ đa số các đốt của bụng. Cơ thể có từ 6-7 đốt không được cánh trước che phủ. Cánh sau trái lại rất phát triển, ở trạng thái nghĩ cánh sau xếp lại phía dưới cánh trước. Họ cánh cụt rất hoạt động, thường chạy và bay nhanh. Bàn chân có công thức 5-5-5 hoặc 4-5-5 hoặc 3-5-5.
Đa số có màu đen hay nâu, kích thước rất thay đổi, đa số có kích thước nhỏ và trung bình. Họ nầy cũng gồm rất nhiều loại, riêng ở Bắc Mỹ đã có gần 3100 loài. Sinh sống trong nhiều vị trí khác nhau nhưng thường thấy sống dưới các tàn dư thực vật, dưới vỏ cây, bẹ cây, đá, gạch,... Cả thành trùng lẫn ấu trùng của nhiều loài thuộc họ Cánh cụt thuộc nhóm có ích, sinh sống trên những côn trùng nhỏ khác. Một số ít loài có thể sống ký sinh trong nhộng ruồi hoặc ăn các chất mục nát.
Loài phổ biến: kiến ba khoang Paederus fuscipes trên ruộng lúa và ruộng đậu nành tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
d) Họ Bọ rùa (Coccinellidae)
Gồm những loài côn trùng có kích thước nhỏ, bầu dục hoặc tròn, mặt lưng của cơ thể thường vồng lên hình bán cầu, mặt bụng thì bằng, đa số có màu sắc tươi sáng và có nhiều đốm, hoa văn. Hình dạng rất giống nhiều loài thuộc bộ Ánh kim (Chrysomelidae), tuy nhiên có thể phân biệt được dễ dàng với bộ Ánh kim qua cấu tạo của bàn chân, bàn chân có cấu tạo 3-3-3. Ấu trùng bọ rùa có cơ thể dài, đôi khi dẹp, cơ thể mang nhiều lông hoặc ống nhỏ, phần nhiều có màu đen xám hoặc nâu nhạt pha lẫn với những đốm vân màu trắng, đỏ. Miệng ở phía trước đầu, râu đầu có 3 đốt, bụng có 10 đốt.
Đa số bọ rùa (cả thành trùng lẫn ấu trùng) có tính ăn thịt, sinh sống chủ yếu bằng cách tấn công rầy mềm (Aphididae), thường gặp phổ biến trên các loại hoa màu, nơi có nhiều rầy mềm ăn phá. Trong họ này cũng có một số loài thuộc giống Epilachna lại thuộc nhóm côn trùng phá hại cây trồng như loài Epilachna sp. gây hại phổ biến trên các loại bầu bí dưa.
Các loài bọ rùa ăn thịt phổ biến gồm có: Coccinella septempunctata (bọ rùa 7 chấm), Verania discolor (bọ rùa vàng), Harmonoia octomacullata, Rodolia cardinalis.
e) Họ Ánh kim (Chrysomelidae)
Có nhiều dạng rất khác biệt nhau và mặc dù một số loài có hình dạng tương tự bọ rùa, nhưng lại có liên hệ khá chặt với họ Xén tóc (Cerambycidae) do bàn chân có cùng một cấu tạo (dạng cryptopentamère: bàn chân nguyên có công thức 5-5-5 nhưng đốt thứ nhất rất nhỏ nên thường chỉ thấy 4-4-4 và phía cuối đốt thứ 3 thường phát triển và chẻ đôi) và do đa số thuộc nhóm ăn thực vật, có râu đầu ngắn, cơ thể có hình bầu dục và nói chung, kích thước thường nhỏ hơn họ Xén tóc và nhiều loại có màu sắc sáng, đẹp.
Ấu trùng thường có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ loài, thường mập, trắng hoặc vàng, 3 chân ngực phát triển, trên mình thường có những gai thịt hoặc u lồi. Thành trùng thuộc nhóm ăn thực vật, phần lớn ăn phá trên lá, hoa.
Ấu trùng có tập quán thay đổi, có loài ăn động vật, có loài ăn thực vật, tấn công bằng cách đục lòn trong lá, hoặc ăn phá bộ phận rễ và đôi khi đục thân. Rất nhiều loài gây hại quan trọng trên cây trồng như bọ nhảy hại rau cải (Phyllotreta striolata Fabr.), sâu gai hại lúa (Hispa armigera Olivier), bọ vàng (Aulacophora sp.), miểng kiến hại khoai lang (Cassida circumdata Herbst) và bọ dừa Brontispa longissima gây hại phổ biến hiện nay trên dừa.
f) Họ Bổ củi (Elateridae)
Côn trùng thuộc họ này cũng khá phổ biến trong thiên nhiên, có đặc điểm là
côn trùng trưởng thành có thể bậc nẩy mình lên khi bị ấn xuống hoặc lật ngửa mình và có thể nhảy. Họ Bổ củi thường có cơ thể dài, hai bên mép cánh thường song song nhau và tròn về phía cuối cánh. Mảnh lưng ngực trước phát triển, hai góc sau của mảnh lưng ngực trước kéo dài ra phía sau thành hai răng nhọn sát với chân cánh. Mảnh bụng ngực trước có một kim dài, nhọn, nằm lọt vào khe lõm của ngực giữa. Ba đôi chân ngực thường co sát mình lúc không hoạt động. Râu đầu thường có hình răng cưa và dạng sợi chỉ. Kích thước từ 12-30 mm, đa số thường có màu nâu hay đen. Bàn chân có công thức 5-5-5. Đa số ấu trùng có cơ thể dài, hẹp, cứng, bóng láng nên còn được gọi là sâu thép, thường có màu vàng hoặc nâu, chân ngực phát triển. Ấu trùng nhiều loại gây hại quan trọng cho thực vật , tấn công trên cây con, rễ củ, hạt giống. Thành trùng gây hại trên thực vật, phá hại cành non, mầm non hoặc hoa. Một số giống thường gặp là: Melanotus, Agriotes.
g) Họ bổ củi giả (Buprestidae)
Đa số côn trùng thuộc họ này có màu sắc kim loại (màu đồng, xanh lá cây, xanh da trời, đen,...), sáng đẹp. Cơ thể thường rất cứng, có cấu tạo thành khối rất chắc và thường có hình dạng đặc biệt. Đầu thường bị che khuất tới phần sau của mắt kép. Ấu trùng có màu trắng hoặc vàng nhạt, chân ngực không có hoặc kém phát triển. Ngực trước phình to, đầu bé, dẹp.
Đa số ấu trùng bổ củi giả gây hại thực vật bằng cách đục dưới vỏ cây hoặc đục vào trong gỗ cây, tấn công cả cây sống lẫn những cây gỗ vừa mới được cưa, cắt. Rất nhiều loài gây hại quan trọng cho cây trồng. Trứng thường được đẻ vào các vết nứt trên vỏ cây. Ấu trùng khi nở ra sẽ đục những đường hầm dưới vỏ cây và một số loài đục cả vào thân gỗ.
Gây hại quan trọng trên các loại cây ăn trái và cây rừng. Một số giống thường gặp là: Agrillus, Chrysochoa.
h) Họ Xén tóc (Cerambycidae)
Đây là một họ lớn, người ta đã ghi nhận trên 1200 loài tại Hoa Kỳ, hầu hết côn trùng họ Xén tóc thuộc nhóm gây hại trên thực vật.
Kích thước cơ thể thường lớn, cơ thể thường dài, hình ống với đôi râu đầu dài, cứng, râu đầu thường có 11 đốt và dài vượt quá thân mình hoặc quá nửa chiều dài của thân. Nhiều loài có đủ màu sắc sáng tối và có những đốm hoa văn. Bàn chân có cấu tạo cryptopentamère. Ấu trùng dài, hình ống, béo trắng, đa số không có chân ngực và khác với ấu trùng của Bổ củi giả (Buprestidae) do phần đầu của ấu trùng xén tóc không rộng bề ngang và không dẹp, ấu trùng của họ này thường được gọi là sâu đục gỗ đầu tròn.
Phần lớn ấu trùng ăn phá thực vật bằng cách đục vào trong gỗ, nhiều loại gây