Đây cũng là một trong những họ lớn nhất của bộ cánh vảy, gồm nhiều loài gây hại quan trọng cho cây trồng. Cơ thể nhỏ, màu xám hoặc nâu tối và thường có những băng màu tối hiện diện trên cánh. Cánh trước thường có hình chữ nhật. Ở trạng thái nghỉ, hai cánh xếp thành hình mái nhà trên lưng. Mạch 1A của cánh trước chỉ còn là 1đoạn ngắn ở phía ngoài mép cánh. Mạch Cu2 của cánh trước phát xuất từ 1/3 đến 3/4 mép dưới của buồng giữa cánh. Mạch Sc+R1 của cánh sau tách riêng, không liền với mạch khác.
Sâu non thân nhỏ dài, lông thưa. Móng chân (bụng) thường xếp hình vòng kín, sâu non có tập quán cuốn lá, dệt lá hoặc đục vào mầm non , thân non, trái để phá hại. Loài gây hại phổ biến gồm: sâu cuốn lá chè (Homona coffearia), sâu cuốn lá (Cacoecia eucroca)., sâu Dudua aprobola cuốn lá xoài, vải, măng cục...
d) Họ Ngài sâu đo (Geometridae)
Với khoảng 1200 loài đã được phát hiện tại Hoa Kỳ và Canada. Thành trùng phần lớn nhỏ, mỏng mảnh, cơ thể dài, cánh thường rộng và trên cánh thường có những đường vân nhỏ. Con đực và con cái thường có màu sắc khác nhau, ở một số loài, con cái có cánh thoái hoá hoặc không cánh, khi đậu 2 cánh xòe ngang. Ở cánh trước, mạch R phân thành nhiều nhánh. Nhưng tất cả các mạch R1, R2, R3, R4, R5 đều gặp nhau tại một điểm phía trong cánh. Mạch dọc Sc của cánh sau rất cong ở phía gốc và thường có một mạch ngang rất cứng liền với gốc vai. Thành trùng hoạt động về đêm và thường bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn. Ấu trùng thuộc dạng sâu đo, chỉ có một đôi chân bụng ở đốt thứ 6 và 1 đôi chân mông ở đốt thứ
10. Khi bò chân ngực bám chắc và phần bụng cong vồng lên, khi đứng yên thì chân bụng và chân mông bám chắc còn phần trước của thân lơ lửng phía ngoài tựa như một cành cây bé nhỏ. Ấu trùng ăn phá chủ yếu là lá cây.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, thường gặp các loại sâu đo gây hại trên bông, lá xoài, nhãn, chôm chôm như Thalassodes falsaria, Comibaena spp., Hyposidra talaca .
e) Họ Ngài nhộng vòi (Sphingidae)
Kích thước từ trung bình đến lớn, mình thô, 2 đầu hơi nhọn tựa hình thoi, một vài loài khi căng cánh, chiều ngang cơ thể đạt đến 160 mm Râu đầu thường hơi phình to ở phía giữa hay phía cuối râu. Cánh trước hẹp dài, cánh sau nhỏ. Giữa mạch dọc Sc + R1 và R5 của cánh sau có một mạch ngang. Vòi của nhiều loài rất phát triển, nhiều khi dài bằng chiều dài của cơ thể, khả năng bay rất lớn và bay nhanh, một số loài hoạt động ban ngày, nhưng phần lớn hoạt động vào lúc hoàng hôn.
Sâu non có kích thước lớn, mỗi đốt bụng chia thành 6-8 vòng hẹp, phía lưng đốt bụng thứ 8 có một gai lớn nên còn được gọi là "sâu sừng". Sâu non cắn phá lá
cây rất mạnh, đặc biệt là trên khoai tây, cà chua, thuốc lá.
Có thể bạn quan tâm!
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 8
- Một Số Bộ Phổ Biến Trong Nông Nghiệp
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 10
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 12
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Loài phổ biến: sâu ăn lá khoai lang (Theretra oldenlandia Fabr)
f) Họ Ngài độc (Lymantriidae)
Đa số có kích thước trung bình, tương tự họ Ngài đêm (Noctuidae), nhưng khác với Noctuidae là nhóm nầy không có mắt đơn và có một "buồng gốc" (basale areole) ở phía gốc cánh sau, ở phần lớn các loài, ngực và bụng đầy lông rậm, nhiều loài ở con cái về phía cuối bụng có một chùm lông rõ rệt.
Sâu non có nhiều lông hoặc túm lông, móng chân (bụng) xếp thành vòng hở, cắn phá chủ yếu lá cây. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, ghi nhận có nhiều loài gây hại trên cây ăn trái thuộc các giống như Lymantria , Orgyia và Euproctis.
g) Họ Ngài sâu tơ (Plutellidae)
Cơ thể nhỏ, thường có màu xám tro, cánh hẹp dài, cuối cánh sau nhọn, lông ở mép cánh rất dài. Mạch R5 của cánh trước có thể kéo dài tới mép ngoài, mạch R2 và R3 của cánh sau có cùng chung một đoạn mạch. Râu đầu lúc đậu thường đưa về phía trước. Ấu trùng phần lớn có màu xanh, hai đầu hơi thon nhỏ, nhộng được bao bọc trong một kén thưa mỏng. Gồm những loài gây hại quan trọng trên cải bắp và những cây khác thuộc họ Thập tự (Crucifera), ấu trùng có thể ăn lủng lá và làm nhộng trong một kén mỏng dính trên lá.
Loài phổ biến: sâu tơ cải bắp Plutella xylostrella
h) Họ Ngài mạch (Gelechidae)
Gồm nhiều loài côn trùng rất phổ biến, kích thước tương đối nhỏ. Râu môi dưới dài và cong lên phía trên, đốt thứ 3 dài và nhọn. Mạch R4 và R5 ở cánh trước có cùng chung một đoạn mạch ở phía gốc và mạch 2A phân nhánh ở phía gốc. Tập quán gây hại khác nhau tùy loài, một số loài đục lòn trong lá, một số loài tạo thành bướu, một số loài cuốn lá.
Loài gây hại quan trọng là loại mọt gạo Sitotroga cerealella, sâu hồng hại bông vải Pectinophora gossypiella., ngài Anarsia sp. gây hại trên xoài, nhãn, vải
i) Họ Ngài đục gỗ (Cossidae)
Thành trùng có kích thước trung bình, cơ thể phủ nhiều lông, cánh thường có màu tro, hoặc trắng, có đốm vân đen. Mạch cánh khá nguyên thủy. Gốc mạch giữa
(M) của cánh vẫn còn và phân nhánh ở trong buồng giữa, tạo thành buồng nhỏ (cả cánh trứơc và cánh sau). Cánh trước có mạch Cu2, cánh sau có 3 mạch A. Móc cánh có lúc rất ngắn, lúc rất phát triển, con cái có tới 9 móc, đốt chày chân sau có cựa ngắn. Râu đầu hình răng lược kép. Gây hại chủ yếu bằng cách đục vào thân cây, các loài phổ biến bao gồm Zeuzera coffeae và các loại Cossus spp.
j) Họ Sâu kèn (Psychidae)
Thành trùng đực thường nhỏ, cánh phát triển, thành trùng cái không cánh, không chân, suốt đời chỉ sống trong cái bao dệt bằng lá, các chất dư thừa thực vật nên còn gọi là sâu bao. Giao phối và đẻ trứng đều ở trong bọc, túi đó. Cánh trước của con đực còn có gốc chính mạch M ở buồng giữa, do đó buồng nầy chia thành hai buồng nhỏ. Mạch 1A và 2A nhập lại với nhau làm một. Thường thành trùng đực có vòi thoái hoá, râu đầu hình răng lược kép. Sâu non có chân ngực khỏe, chân bụng thoái hoá. Sâu non cũng sinh
k) Ngài sâu đục lá (Gracillariidae)
Gồm những loài có kích thước từ nhỏ đến rất nhỏ, cánh nhọn ở phần đầu giống như cái giáo (mác), gân costal thường hơi cong, vồng lên ở phía gốc cánh. Ở trạng thái nghỉ, phần thân thể phía trước của thành trùng thường vươn cao lên phía trước, và chóp cánh thường đụng sát bề mặt nơi côn trùng đứng nghỉ. Ấu trùng thường gây hại bằng cách ăn đục lòn trong lá, tạo thành những đường hầm dài ngoằn ngoèo phức tạp giữa lớp biểu bì trên và biểu bì dưới của lá.
Trên cam thường gặp các loại sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) gây hại, ấu trùng thường bắt đầu đục lòn trong lá, gần phía chóp của lá và đục lòn từ trên xuống. Hoá nhộng trong một cái kén bằng tơ ở cuối đường hầm, nằm ở mép dưới của lá.
l) Họ Ngài tằm (Bombycidae)
Có kích thước cơ thể trung bình. Đầu thoái hóa, râu môi dưới nhỏ hoặc không có, râu đầu hình răng lược kép. Các mạch dọc R1, R2, R3 của cánh trước phân ly và cùng lần lượt xuất phát từ mạch R4+5, giữa mạch dọc Sc+R1 và R5 của cánh sau về phía chân cánh có mạch ngang. Nhiều loài có tập quán nhả tơ để dệt kén, loài thường gặp là Tằm dâu (Bombyx mori L.). Thành trùng thường có màu trắng sữa với nhiều vân mờ, ngang, mầu nâu, hiện diện ở cánh trước. Chiều ngang cơ thể khi căng cánh có thể đạt được 50 cm, cơ thể nặng nề, có nhiều lông. Thành trùng không ăn, ít khi bay và chỉ sống vài ngày. Mỗi con cái có thể đẻ từ 300 - 400 trứng. Để lấy tơ, nhộng thường bị giết trước khi vũ hóa. Mỗi kén có thể kéo dài ra thành một sợi dài, có thể dài đến 914 mét.
m) Họ Bướm nhảy ( Hesperiidae)
Đa số có kích thước cơ thể nhỏ, thô, đầu to, hai ổ chân râu thường cách xa nhau, cuối râu đầu có dạng móc câu. Họ này khác với đa số các loại bướm khác là do cả 5 mạch R của cánh trứơc thường xuất phát chung từ buồng giữa của cánh. Ấu trùng thường có cơ thể mềm, đầu lớn, cổ nhỏ thường sống trong những lá cuốn và phá hại trong đó.
Loài phổ biến ở Việt Nam là loài sâu cuốn lá chuối Erionota thrax
n) Họ Bướm phượng (Papilionidae)
Gồm những loài có kích thước rất lớn, có loài, chiều ngang cơ thể khi căng cánh có thể đạt đến 255 mm, cơ thể có nhiều mầu sắc đẹp, con đực và con cái có mầu sắc khác nhau ở một số loài. Mạch R ở cánh trước gồm 5 nhánh. Và cánh sau thường có một đuôi dài. Ấu trùng thường có mình trơn hoặc có dạng u lồi, khi bị kích động có thể quan sát thấy ở mép trước của ngực trước có hai ống tuyến hôi, dạng Y, nhô dài ra phía trước. Móng chân bụng có hai hoặc ba dạng xếp thành dãy dọc, đơn. Đa số ăn lá cây thuộc họ cam quýt Loraceae.
o) Họ Bướm Nymphalidae
Gồm rất nhiều loại thuộc các nhóm mà trước kia được xem như thuộc những họ khác nhau như: Satyridae, Danaidae, Brassolidae, Amalthusiidae, Morphidae, Acraeidae, Heliconiidae và Ithomiidae. Đa số các loài có kích thước từ trung bình đến lớn, màu nâu hay nâu đỏ, đỏ. Chân trước kém phát triển, nhất là ở con đực, các đốt bàn thường dính nhau. Hầu hết bay nhanh.
Ấu trùng có nhiều dạng khác nhau, hoặc có sừng ở phần đầu như ở nhóm Satyrinae, hoặc có sợi như ở nhóm Danainae, hoặc gai nhọn như ở Nymphlinae. Nhộng cũng khác biệt nhưng tất cả các nhóm đều có nhộng bám vào cây nhờ những sợi tơ ở cuối bụng. Nhiều họ phụ có tính ăn chuyên biệt như Satyrinae gây hại chủ yếu trên nhóm đơn tử diệp, nhóm Dainainae phá hại chủ yếu trên các nhóm thảo mộc Asclepiadasceae, Moraceae và Apocynaceae.
p) Họ Bướm phấn (Pieridae)
Thường gồm các loại bướm có màu trắng, vàng hoặc màu cam pha trộn với các đốm, vệt nâu, đa số có kích thước trung bình. Mạch R thường chỉ có 3 - 4 nhánh, ít khi 5 nhánh. Chân trước phát triển, có hai móng. Nhộng thường dài, hẹp và thường được bám vào cây nhờ những sợi tơ ở cuối bụng và bởi một sợi tơ buộc quanh phần giữa cơ thể vào cây. Nhiều loài thuộc họ này có khả năng di cư từng đàn. Ấu trùng thường có màu xanh, dài với những lông ngắn, gây hại chủ yếu trên các loại cây thuộc họ Thập tự như các loài bướm trắng Pieris spp.
4.5. Bộ hai cánh Diptera
Gồm chủ yếu các loài ruồi và muỗi. Đây là một trong những bộ lớn nhất của lớp côn trùng, gồm một số loài rất phong phú không những về số lượng cá thể mà cả về số lượng thành phần loài, hiện diện hầu như khắp mọi nơi. Đặc điểm cơ bản: chỉ có một cặp cánh duy nhất, đó là cặp cánh trước, còn cặp cánh sau thoái hoá rất nhỏ thành dạng hình chùy.
Đa số có kích thước nhỏ, cơ thể mềm, yếu và một vài loài có kích thước rất
nhỏ, tuy vậy rất nhiều loài trong bộ nầy giữ một vai trò kinh tế quan trọng. Miệng nói chung thuộc dạng hút, tuy nhiên cấu tạo miệng có rất nhiều biến đổi tùy từng họ. Nhiều loài có kiểu miệng chích hút, một số loài khác có khẩu biện liếm hoặc thấm liếm, và một số ít loài miệng thoái hóa không hoạt động.
Biến thái hoàn toàn, ấu trùng được gọi là dòi (đối với ruồi) hoặc bọ gậy, lăng quăng (đối với muỗi). Ấu trùng muỗi có đầu phát triển, miệng gậm nhai. Ấu trùng ruồi, đầu thoái hóa rất nhỏ, không chân, miệng chỉ gồm có một hoặc 2 móc, di chuyển lên xuống theo chiều thẳng đứng. Ở một vài loài Ruồi, đầu của ấu trùng hóa cứng, ít nhiều co dãn.
Ấu trùng bộ Hai cánh có thể sinh sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, một số lớn loài sống trong nước.Tính ăn của ấu trùng có thể gồm 4 dạng: loại ăn thực vật, loại ăn chất mùn, ăn phân, loại ăn mồi và loại ký sinh. Đối với nhóm ăn thực vật thì ấu trùng gây hại chủ yếu bằng cách đục lòn và sinh sống trong mô cây như sâu đục lòn lá, sâu đục thân và đục rễ. Nhóm bắt mồi gồm chủ yếu những loại tấn công trên những loại côn trùng nhỏ, mình mềm như rầy mềm, rệp sáp,...
Nhóm ký sinh gồm một số loài quan trọng nhất là những loài thuộc họ Tachinidae, chủ yếu ký sinh trên sâu non và nhộng bộ Cánh vảy. Bên cạnh nhóm ký sinh thực vật thì nhóm ký sinh động vật cũng rất phong phú, bao gồm những loài ký sinh trong cơ thể gia súc, không kể nhiều loài là môi giới truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho người như các loại ruồi, muỗi .
* MỘT SỐ HỌ QUAN TRỌNG
a) Họ Muỗi năng (Cecidomyidae)
Còn gọi là muỗi bướm. Gồm những loài muỗi có kích thước rất nhỏ. mỏng mảnh với các chân ngực dài, râu đầu dài hình chuỗi hạt, xung quanh có lông, gân cánh thoái hóa, mạch cánh chỉ có 2-3 đường, không có mạch ngang.
Phần lớn ấu trùng có màu sáng (đỏ cam, hồng hay vàng). Đa số ấu trùng sinh sống trên cây, chủ yếu trong các u, bướu của lá, cành và trái và nhiều bộ phận khác của cây. Trong các u, bướu có thể chỉ có một sâu họặc nhiều sâu tùy theo loài. Một số ít loài thuộc nhóm ăn mồi, tấn công trên các loại rầy mềm, rệp dính và những côn trùng nhỏ khác. Ngoài ra trong họ nầy cũng có một số ít loài có tính ăn chất hữu cơ mục hay nấm.
Loài phổ biến: Muỗi năng gây hại trên lúa (gạo) (Pachydiplosis oryzae
WoodMason) và muỗi gây hại trên lá xoài.
b) Họ Muỗi chỉ hồng (Chironomidae)
Hiện diện gần như khắp nơi. Đa số có kích thước nhỏ, mỏng mảnh, rất giống
các loại muỗi bình thường trong nhà nhưng muỗi chỉ hồng không có vảy trên cánh và cũng không có vòi chích hút và con đực có râu đầu dạng lông chim rất phát triển. Ấu trùng sống dưới nước, trong hồ ao hoặc nước chảy chậm. Một số loài có màu đỏ do sự hiện diện của hemoglobin trong máu.
Loài phổ biến: muỗi chỉ hồng hại bèo hoa dâu (Chironomus sp.).
c) Họ Ruồi trái cây (Trypetidae)
Gồm những loại ruồi có kích thước trung bình, trên cánh thường có nhiều đốm hoặc các vết đậm màu. Thường có màu nâu, vàng, đen hoặc tổng hợp. Mạch Sc cong ngoặc về phía mép trước cánh. Ống đẻ trứng của con cái rõ rệt, chia làm 3 đốt.
Tập quán sinh sống: sống trong trái, trong cành, trong thân lá hoặc trong mô cây, tạo thành bướu. Loài phổ biến: ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis).
d) Họ Ruồi đục lá (Agromyzidae)
Kích thước nhỏ (1,5-4,0 mm), thường có màu đen hay vàng. Có lông miệng, râu đầu có lông trơn hoặc lông cứng song không thành dạng lông chim. Đốt đùi có lông cứng. Cánh trong hoặc có đốm vệt. Mạch cánh Sc không phát triển hoặc chỉ phân ly với mạch R1 ở phần gốc. Ấu trùng hình ống đoạn trước nhọn, đoạn sau tù.
Ấu trùng gây hại bằng cách đục lòn trong lá thành những đường ngoằn ngoèo, có loài sau khi đục lòn trong lá, lại tiếp tục đục lòn qua cuống lá, xuống thân và gây hại ở phần thân như dòi đục thân trên đậu nành.
Loài phổ biến: dòi đục lá rau Liriomyza trifolii
e) Họ Ruồi ký sinh (Tachinidae)
Đây là họ lớn thứ 2 của bộ Hai cánh, chỉ riêng tại Bắc Mỹ, đã ghi nhận trên 1300 loài. Nhóm ruồi này được ghi nhận hiện diện khắp mọi nơi. Đây là một họ quan trọng trong nông nghiệp vì hầu hết côn trùng thuộc họ này là nhóm ký sinh trên các loại côn trùng khác.
Ruồi trưởng thành đẻ trứng ký sinh trên ký chủ, ấu trùng có thể từ lỗ hậu môn hay lỗ sinh dục của ký chủ mà chui vào trong cơ thể. Có loài đẻ trứng trên lá cây, khi ký chủ ăn lá cây có trứng ruồi, ruồi sẽ phát triển trong cơ thể của ký chủ. Đa số ký sinh trên sâu non và nhộng bộ cánh vảy, ngoài ra Tachinidae cũng ký sinh cả bộ Cánh cứng, bộ Cánh da, bộ Hai cánh và bộ Cánh nửa cứng.
Loài phổ biến: Tachina sp.
f) Họ Mòng ăn sâu (Asilidae)
Họ nầy gồm nhiều loài rất phổ biến, hiện diện tại nhiều nơi. Thành trùng thuộc nhóm ăn mồi, chuyên tấn công nhiều loại côn trùng khác như ong, chuồn chuồn, cào cào và nhiều loại khác để sinh sống.
Gồm những loại côn trùng thường có cơ thể dài, kích thước từ trung bình đến lớn, nhiều lông. Mắt kép to, có 3 mắt đơn. Miệng chích hút cứng. Ngực to, chân dài khỏe. Mạch R1 rất dài. Ấu trùng sống trong đất hoặc trong gỗ, ăn thịt hoặc ăn các chất mùn mục nát. Ấu trùng có cơ thể hình ống tròn, đầu nhọn, mầu đậm, lỗ thở ở 2 đầu cơ thể.
Ruồi trưởng thành đẻ trứng ký sinh trên ký chủ, ấu trùng có thể từ lỗ hậu môn hay lỗ sinh dục của ký chủ mà chui vào trong cơ thể. Có loài đẻ trứng trên lá cây, khi ký chủ ăn lá cây có trứng ruồi, ruồi sẽ phát triển trong cơ thể của ký chủ. Đa số ký sinh trên sâu non và nhộng bộ cánh vảy, ngoài ra Tachinidae cũng ký sinh cả bộ Cánh cứng, bộ Cánh da, bộ Hai cánh và bộ Cánh nửa cứng.
Loài phổ biến: Tachina sp.
g) Họ Ruồi ăn rầy (Syrphidae)
Gồm rất nhiều loài, chỉ riêng tại Băc Mỹ đã ghi nhận được khoảng 950 loài. Kết quả điều tra sơ bộ bước đầu đã cho thấy đã có trên 40 loài khác nhau hiện diện tại đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một họ có nhiều loài rất phổ biến, hiện diện gần như khắp mọi nơi. Thành trùng thường thấy trên hoa các lại. Gồm nhiều dạng hình khác biệt nhau nhưng hầu như tất cả đều có thể nhận diện nhờ sự hiện diện của gân giả spv hiện diện trên cánh trước (giữa mạch R và mạch M). Đa số đều có màu sắc tươi sáng và có dạng giống như ong.
Tập quán sinh sống của ấu trùng rất phức tạp:
- Rất nhiều loại thuộc nhóm ăn mồi, chuyên tấn công các loại rầy mềm.
- Một số loại sống trong tổ của các loại côn trùng sống thành xã hội như kiến, mối hoặc ong.
- Một số ít loài khác tấn công trên thực vật hoặc ăn các chất hữu cơ mục nát hay ăn phân động vật.
Loài phổ biến: Syrphus sp.
h) Họ Ruồi đục lá Ephydridae
Gồm nhiều loài có kích thước rất nhỏ, phần lớn có màu tối, thành trùng thường hiện diện ở vùng ẩm ướt. Đa số côn trùng sống trong nước. Một số loài có khả năng gây hại trên cây trồng như các loại Hydrellia sasakii, Hydrellia philppia và Hydrellia griseola gây hại trên lúa.
i) Họ Muscidae
Gồm rất nhiều loài và hiện diện khắp nơi. Nhiều loài là tác nhân truyền bệnh cho người như Musca domestica hoặc gây hại cho gia súc như Musca autumnalis. Một số loại gây hại cho nông nghiệp như các loại Altherigona gây hại trên lúa.
4.6 Bộ cánh tơ Thysanoptera
Gồm những loại có cơ thể dài, mảnh và nhỏ, dài từ 0,5 đến 5 mm (một số loài ở nhiệt đới có thể dài đến 13 mm). Có cánh hoặc không cánh, khi phát triển đầy đủ, cánh thường hẹp, dài, gân cánh có rất ít hoặc không có gân cánh, có phủ nhiều lông dài. Miệng thuộc kiểu miệng giũa hút. Hàm trên thoái hóa không cân xứng, nằm ở mặt bụng của đầu, có 3 kim chích. Râu đầu ngắn, có từ 4-9 đốt. Bàn chân có một hoặc 2 đốt. Với một hoặc 2 móng, với bọt bóng lồi ở phía cuối.
Ở một số loài. bộ phận đẻ trứng phát triển, ở một số loài khác, cuối bụng kéo dài thành ống, không có bộ phận đẻ trứng. Sự biến thái của Bù lạch thuộc kiểu trung gian giữa biến thái đơn giản và biến thái phức tạp. Ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 không có cánh. Ở phụ bộ Terebrantia, ấu trùng tuổi 3 và tuổi 4 (ở Franklinothrips chỉ có tuổi 3) bất động, không ăn và có cánh, ấu trùng tuổi 3 được gọi là tiền nhộng và tuổi 4 được gọi là nhộng. Nhộng đôi khi có kén bao bọc.
Ở phụ bộ Tubulifera, ấu trùng tuối 3 và tuổi 4 là tiền nhộng (tuổi 3 không có cánh) và ấu trùng tuổi 5 là nhộng. Giai đoạn sau tuổi 5 là thành trùng. Kiểu biến thái tương tự kiểu biến thái đơn giản vì ấu trùng ở một số tuổi khác nhau có cánh (trừ Franklinothrips). Ngoài ra, kiểu biến thái này tương tự kiểu biến thái hoàn toàn vì một số tuổi ấu trùng không cánh hoặc cánh chỉ phát triển bên trong cơ thể và có giai đoạn bất động (nhộng) trước giai đoạn trưởng thành. Hình dạng của con cái và đực rất giống nhau nhưng con đực thường nhỏ hơn.
Nhiều loài sinh sản đơn tính (parthenogenesis), những loại này thường sử dụng bộ phận đẻ trứng để đẻ trứng vào trong mô cây, những loài không có bộ phận đẻ trứng thì đẻ trứng trong những khe hở hoặc dưới lớp vỏ cây. Thường có nhiều thế hệ một năm. Trưởng thành và ấu trùng có tập quán sinh sống tương tự nhau. Đa số gây hại quan trọng trên thực vật, tấn công bông, lá, trái, cành. Các bộ phận này khi bị bù lạch phá hại thường có những vệt chấm đổi màu hoặc sần sùi, cong queo, khô quắt. Bù lạch tấn công trên nhiều loại cây trồng.
Một số loài còn truyền bệnh cho cây trồng như bù lạch trên cây thuốc lá (Thrips tabaci) truyền bệnh virus, một số loài khác khi chích hút gây nên các vết thương làm cửa ngõ cho các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh cho cây. Cũng có một số loài tạo u bướu cho cây. Một số ít loài sinh sống trên các bào tử nấm hoặc tấn công những loại côn trùng nhỏ khác.