Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Thực Trạng Phát Triển Con Người Toàn Diện Trong Quá Trình Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Đặc Sắc Trung Quốc


giả khái quát tư tưởng phát triển con người toàn diện của Tập Cận Bình từ ba phương diện, một là tất cả vì sự phát triển toàn diện của con người, hai là vì sự phát triển toàn diện của mỗi con người, ba là vì sự phát triển toàn diện của tất cả mọi người. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra “đơn thuốc của Trung Quốc” nhằm thực hiện phát triển con người toàn diện, đó là xây dựng cộng đồng chung vận mệnh, tích cực tham gia quản trị toàn cầu và thực hiện sáng kiến “một vành đai, một con đường”.

Ngoài những nghiên cứu nêu trên, liên quan đến quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện, những nghiên cứu sau cũng có ý nghĩa tham khảo đối với tác giả trong quá trình triển khai luận án: Song

Mengrong (宋萌荣), “Phát triển con người toàn diện với việc xây dựng xã hội hài

hòa xã hội chủ nghĩa” (人的全面发展与构建社会主义和谐社会), Tạp chí

Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội(số 202, 2006); Yao Saohua (妖少华), “Nghiên cứu tiến trình lịch sử của Trung Quốc hóa lý luận của Mác về phát triển con người toàn

diện”(马克思关于人的全面发展理论中国化进程研究), Luận án tiến sỹ, Đại

học Nam Khai (2009); Zhou Wenfeng (周文峰), “Quan điểm phát triển khoa học: Sự kế thừa và sáng tạo lý luận phát triển con người toàn diện” (科学发展观:人的全面发展理论继承与创新), Tạp chí Kinh tế và văn học biên cương (2010); Xiao Xiao (肖潇), “Thuyết minh từ góc độ đương đại nội hàm của phát triển con người toàn diện” (人的全面发展内涵的当代中国诠释), Tạp chí Học báo Học viện Sư phạm số 2 Hồ Bắc (2013), Wang Lei (王磊), Cao Jun, Liu Xiaoman, Yan Sisi (曹钧,刘晓曼,颜思思), “Trung Quốc hóa lý luận của Mác về phát triển con người toàn diện và giá trị thời đại” (马克思人的全面发展理论的中国化及当代价值),

Tạp chí Học lý luận (2017); Zhang Lipeng (张立鹏), “Nghiên cứu lý luận của Mác về phát triển con người toàn diện và điều kiện thực hiện ở Trung Quốc hiện nay” (

马克思人的全面发展理论及其在当代中国实现条件研究), Tạp chí Đại học Tô

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Châu (2014); Liu Xinhuan (刘新环), “Nghiên cứu lý luận của Mác về phát triển


Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 4

con người toàn diện và vấn đề Trung Quốc hóa lý luận phát triển con người toàn diện” (马克思人的全面发展理论及其中国化研究), Tạp chí Đại học Công nghiệp Liêu Ninh (2014); Shi Chengjie, Hou Yongzhi (施戍杰, 侯永志), “Đi sâu tìm hiểu tư tưởng phát triển lấy con người làm trung tâm” (深入认识以人为中心思想), Nhật báo Nhân Dân (ngày 22-6-2017); Li Ming (李明), “Logic triết học của phát triển con người toàn diện trong thời đại mới” (新时代人的全面发展的哲学逻辑), Nhật báo Quang Minh (ngày 11 tháng 02 năm 2019)…

Những nghiên cứu nêu trên đã trình bày một cách đầy đủ quá trình hình thành quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện cũng như nội dung của các quan điểm này, thể hiện thông qua tư tưởng của năm thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc qua các thời kỳ.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

1.2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thành tựu phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

Trong suốt hơn 40 năm cải cách mở cửa, trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác về con người và phát triển con người toàn diện, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những bổ sung và phát triển, đồng thời dùng lý luận đó để chỉ đạo thực tiễn và đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển con người toàn diện. Về nội dung này, có những nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt:

Bài viết “Trung Quốc: Từ tăng trưởng bằng mọi giá tới phát triển hài hòa”, (Vũ Thành Tự Anh, Tạp chí Tia Sáng, 2008) đưa ra những đánh giá về 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc. Tác giả Vũ Thành Tự Anh cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế, Trung Quốc phải đối mặt với các vấn đề như: mức độ tiến bộ về chỉ số phát triển con người (HDI) chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh


tế hay vấn đề mất cân bằng nghiêm trọng giữa thành thị và nông thôn, giữa các tỉnh đồng bằng duyên hải phía Đông và các tỉnh miền Tây. Bằng chứng là, mặc dù về phương diện phát triển con người, Trung Quốc nằm trong nhóm có chỉ số HDI trung bình/ cao, nhưng chỉ số HDI của 05 tỉnh miền Tây chỉ ở mức trung bình, thậm chí Tây Tạng còn thuộc nhóm có HDI thấp. Ngược lại, ba đô thị lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân có chỉ số HDI trên 0,8, tức là thuộc nhóm có chỉ số HDI cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong bài viết “Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách mở cửa” đăng trên Tạp chí Cộng sản, (số 912, tháng10-2018), tác giả Nguyễn Xuân Cường đã liệt kê những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đạt được sau 40 năm cải cách mở cửa, trong đó, thành tựu về phát triển con người rất đáng ghi nhận: Mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 7.311 NDT năm 2012 lên 23.821 NDT năm 2016, tỷ lệ tăng hằng năm là 7,4%. Năm 2017, thu nhập bình quân cư dân đạt 25.974 NDT. Thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn ở khu vực nghèo tăng bình quân 10,7% trong giai đoạn 2013 - 2016, tăng nhanh hơn mức bình quân 8% đối với tất cả người dân nông thôn. Số người nghèo ở nông thôn từ 97,5% năm 1978 giảm xuống 3,1% năm 2017, còn khoảng 30,46 triệu người nghèo. Mạng lưới an sinh xã hội đã được hình thành rộng khắp. Bảo hiểm dưỡng lão xã hội đã bao phủ tới 900 triệu dân, bảo hiểm y tế cơ bản đã tới hơn 1,3 tỷ người dân. Riêng trong năm 2017, dân số Trung Quốc là 1,39 tỷ người, trong đó dân số đô thị khoảng 813,47 triệu người. Năm 2017, Trung Quốc đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng “sức mạnh mềm” thế giới.

Bài viết “Một số đánh giá về 40 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Bỉnh Giang đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (số 2-2019) điểm lại một số đặc điểm nổi bật trong phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 tới nay, tập trung vào mô hình tăng trưởng và đặc trưng của Trung Quốc trong đường lối phát triển các hình thức sở hữu kinh tế. Mô hình và đặc trưng này một mặt đem lại những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, giúp Trung Quốc từ chỗ là một “bệnh phu” vươn lên thành một thế lực kinh tế thách thức cả


Mỹ. Tác giả đánh giá cao vai trò của nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc với lập luận như sau: Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc từ 1978 tới nay là mô hình tăng trưởng dựa vào đóng góp của nguồn lực con người, đầu tư nhờ tiết kiệm cao, năng suất tổng nhân tố tăng nhanh, xuất khẩu thông qua cạnh tranh, và thúc đẩy cạnh tranh trong nước thông qua độc quyền nhóm. “Đóng góp của nguồn lực con người trong tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đặc biệt cao. Đó là nhờ ngay từ khi mới cải cách mở cửa, người Trung Quốc đã có một nền tảng giáo dục rất tốt và giáo dục ngày càng được chú trọng trong thời gian từ cải cách đến nay” [13].

Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng nước ngoài:

Trong cuốn sách Phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc (人的全面发展在中国) (Nxb. Thời sự, 2009) của hai tác giả Zhang Shuyuan, Zhang

Weixiang (张述元,张维祥), các tác giả lấy lý luận phát triển con người toàn diện của chủ nghĩa Mác làm tiền đề, lấy phát triển xã hội làm đầu mối, khảo sát và nghiên cứu thực tiễn vấn đề phát triển con người ở Trung Quốc, hình thái biểu hiện và quá trình diễn biến lịch sử, thể hiện quan điểm phát triển con người toàn diện của Mao Trạch Đông, hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, nêu ra những sáng tạo về lý luận và thành tựu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạt được. Tác giả đã miêu tả tình trạng và đặc điểm lịch sử phát triển con người toàn diện qua các giai đoạn từ sau khi nước Trung Quốc thành lập, phản ánh rò

quá trình tiến triển trong sự nghiệp phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc.

Cuốn Phát triển con người toàn diện - Từ lý luận đến hệ thống chỉ tiêu (人的全面发展——从理论到指标体系) (Nxb. Biên dịch Trung ương, 2011) của tác

giả Wan Zizi (万资姿). Tác giả cho rằng ở Trung Quốc hiện nay, vấn đề phát triển con người toàn diện ngày càng nhận được sự coi trọng, phát triển con người toàn diện đã trở thành quy định bản chất và mục tiêu giá trị cao nhất của xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Tác giả Wan Zizi trên cơ sở tổng hợp những nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan đến phát triển con người toàn diện, xây dựng nên hệ thống chỉ tiêu


phát triển con người toàn diện đồng thời tiến hành nghiên cứu ứng dụng đối với hệ thống này.

Con người luôn giữ vị trí trung tâm trong các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhân tố con người chiếm vị trí hàng đầu trong tổng thể các nhân tố tác động đến sự phát triển xã hội. Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng, góp phần làm nên những thành tựu to lớn chưa từng có trong quá trình cải cách mở cửa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Khẳng định vai trò của con người, trong cuốn sách Nghiên cứu về phát triển con người

toàn diện từ góc độ quan điểm phát triển khoa học (科学发展观视野下人的全面

发展研究) (Nxb. Thế giới, 2012), tác giả Yi Dong (易东) cho rằng nhân tài có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc năm 2010, nhân tài đóng góp 26,6% cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Tác giả cho rằng đây là thành quả to lớn trong chiến lược “Nhân tài làm phồn vinh đất nước”, cũng thể hiện tư tưởng mục tiêu phát triển con người toàn diện. Tuy nhiên, những thành quả này còn cách xa so với mục tiêu về phát triển con người toàn diện mà hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đặc biệt là “quan điểm phát triển khoa học” đã đưa ra.

Cuốn Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và sự phát triển toàn diện của con người (中国特色社会主义与人的全面发展) (Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, 2016) của tác giả Ren Guozhong, Li Bingqing, Zhong Aiping (任国忠,李丙清,仲爱萍). Các tác giả cho rằng: Lý luận của Mác về phát triển

con người toàn diện là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận này thống nhất với lý luận phát triển xã hội, tạo nên chỉnh thể lý luận của quan điểm duy vật lịch sử. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã Trung Quốc hóa lý luận của Mác về phát triển con người toàn diện, coi đây là nguyên tắc quan trọng trong chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Ở phần thực tiễn phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc, đóng góp của nghiên cứu này là phân tích được mối quan hệ giữa sự phát triển toàn diện của


con người với sự thay đổi quan niệm giá trị trong xã hội đương đại, sự cấu thành phương thức sống đương đại và đời sống tinh thần của người Trung Quốc đương đại.

Sách trắng Sự phát triển tiến bộ của sự nghiệp nhân quyền Trung Quốc sau 40 năm cải cách mở cửa (改革开放 40 年中国人权事业的发展进步) của Văn

phòng thông tin Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 2018. Tổng kết thành tựu của Trung Quốc về nhân quyền sau 40 năm cải cách mở cửa, “Sách trắng” khẳng định: Kiên trì lấy nhân dân làm trung tâm là ý tưởng hạt nhân của sự nghiệp nhân quyền; nhân dân là động lực căn bản thúc đẩy tiến bộ của lịch sử; cần kiên trì lấy nhân dân làm trung tâm, làm cho nhân dân có cuộc sống tốt đẹp là tâm nguyện ban đầu và mục tiêu rò ràng của sự nghiệp cải cách mở cửa ở Trung Quốc; Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc xuất phát từ lợi ích của nhân dân, đưa ra con đường cải cách, hoạch định các bước đi của cải cách; nhân dân quan tâm điều gì, mong muốn điều gì, cải cách sẽ đáp ứng điều đó, thúc đẩy điều đó.

Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, Sách trắng Mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân: 70 năm phát triển sự nghiệp nhân quyền của Trung Quốc mới (为人民谋幸福:新中国人权事业发展 70 ) (Nxb. Nhân Dân, 2019). Sách trắng đưa ra

các con số cụ thể về tất cả các tiêu chí nhân quyền để đi đến khẳng định: 70 năm từ khi Trung Quốc mới thành lập, trình độ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường của nhân dân không ngừng nâng lên, các tiêu chí về nhân quyền được nâng lên một cách toàn diện.

1.2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến hạn chế của phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt:

Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến: Nguyễn Xuân Cường, “Trung Quốc với việc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Nghiên cứu


Trung Quốc (2006); Đỗ Tiến Sâm, “Trung Quốc với quy hoạch quốc gia về phát triển văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (2007), Nguyễn Văn Vượng, “Trung Quốc trên con đường cải cách, mở cửa và hội nhập nhìn từ dòng chảy lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (2009), Phùng Thị Huệ, “Trung Quốc xây dựng toàn diện xã hội khá giả: Quan điểm, giải pháp và thực trạng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (2015), Nguyễn Xuân Cường, “Trung Quốc: Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách, mở cửa”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (2018).

Nghiên cứu những hạn chế trong phát triển con người toàn diện, các công trình nêu ra một số những khó khăn, tác động đến việc thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả, trong đó có mục tiêu phát triển con người toàn diện, đó là tình trạng bất bình đẳng xã hội: tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa thành thị với nông thôn và giữa các tầng lớp nhân dân, sự phân cực trong các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội, nhất là giữa thành thị và nông thôn; vấn đề ô nhiễm môi trường; vấn đề nông nghiệp, nông thôn… Những tình trạng này đã trở thành lực cản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đòi hỏi Trung Quốc phải hết sức gắng gỏi, khống chế các vấn đề tồn đọng và nhân rộng thành tựu để đảm bảo mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng nước ngoài:

Trải qua hơn 40 năm cải cách mở cửa, mặc dù Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có phát triển con người toàn diện, tuy nhiên, phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn tồn tại sự khác biệt tương đối lớn giữa thực trạng với mục tiêu phát triển của con người theo tư tưởng của Mác và Ăng-ghen; còn rất nhiều vấn đề phải hoàn thiện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tạo ra cơ hội và không gian cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu đề cập đến hạn chế trong phát triển con người toàn diện ở Trung Quốc sau đây:

Bài viết “Thách thức và đối sách nhằm thúc đẩy phát triển con người toàn diện” (促进人的全面发展的挑战与对策) của tác giả Chen Shaoxu (陈绍


) đăng trên Học báo Học viện sư phạm Đường Sơn (2006). Nghiên cứu cho

rằng, vấn đề mà Trung Quốc gặp phải trong quá trình thúc đẩy phát triển con người toàn diện là: khoảng cách thu nhập ngày càng lớn, điều kiện vật chất phục vụ cho sự phát triển tự thân của con người không cân bằng; trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, số người thất nghiệp ngày càng tăng, làm cho một bộ phận người dân mất đi cơ hội lao động sản xuất; sự gia tăng của các sản phẩm kém chất lượng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mệnh của người dân.

Tác giả Ju Bailei ( 鞠 佰 蕾 ) với bài viết “Nghiên cứu vấn đề phát triển con

người toàn diện ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” (我国现阶段人的全面发

展问题研究) đăng trên Học báo Đại học Thanh Đảo (2014). Tác giả cho rằng trong tiến trình lịch sử xây dựng xã hội khá giả toàn diện của Trung Quốc, trong thực hiện nhiệm vụ lịch sử vĩ đại hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, vấn đề phát triển con người toàn diện vẫn chưa được coi trọng một cách đầy đủ; tố chất văn minh, trình độ đạo đức của nhân dân Trung Quốc vẫn cần được nâng lên so với mức độ phát triển kinh tế; cơ cấu về nhu cầu, quan hệ giao tiếp, cơ cấu kỹ năng của người dân cũng cần được hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt sức khỏe và tính mệnh của con người càng cần được bảo đảm.

Tác giả Zhang Lipeng (张立鹏) với bài viết “Nghiên cứu những nhân tố

xã hội kìm hãm sự phát triển toàn diện của con người Trung Quốc đương đại”

( 当 代 中 国 人 的 全 案 发 展 社 会 制 约 因 素 研 究 ), đăng trên Tạp chí Phía trước (2014). Bài viết chỉ ra những nhân tố xã hội kìm hãm sự phát triển toàn diện của con người Trung Quốc đương đại bao gồm: giai đoạn con người phụ thuộc vào vật chất chưa kết thúc, giai đoạn phát triển tự do hài hòa chưa hình thành, điều kiện sản xuất xã hội kiểu mới chưa hoàn toàn được xác lập. Nguyên nhân là do Trung Quốc hiện nay và một thời gian dài sắp tới vẫn ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, tuy nhiên trong thực tiễn xã hội vẫn còn hiện tượng theo đuổi vật chất mà xem nhẹ sự phát triển toàn diện của con người, xa rời ý nghĩa bản chất của “quan điểm phát triển khoa học” mà cốt lòi là lấy con người làm gốc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022