* MỘT SỐ HỌ QUAN TRỌNG TRONG NÔNG NGHIỆP
a) Họ Bù lạch (Thripidae)
Đây là họ lớn nhất trong bộ Thysanoptera và gồm hầu hết các loài quan trọng. Cánh thường dài, hẹp, nhọn ở phía cuối cánh, râu đầu có từ 6-9 đốt, ống đẻ trứng của con cái dạng lưỡi cưa và cong xuống. Cuối bụng con đực tròn, tù. Đa số thuộc nhóm gây hại cây trồng, có loài truyền bệnh siêu vi khuẩn như Thrips tabaci .
Loại phổ biến: bù lạch hại lúa Thrips oryzae , bù lạch thuốc lá Thrips tabaci, bù lạch Thrips palmi và loài Scirtothrips dorsalis
b) Họ Bù lạch vằn (Aeolothripidae)
Cánh trước của bù lạch tương đối rộng, với 2 gân dọc kéo dài đến chót cánh, thường có nhiều gân ngang. Thành trùng thường có màu tối và cánh thường có vằn. Ống đẻ trứng dạng lưỡi cưa và cong lên. Đa số thuộc nhóm có ích, tấn công các loại côn trùng nhỏ khác như bù lạch, rầy mềm, nhện đỏ và nhiều loại côn trùng có kích thước nhỏ khác.
Loài phổ biến: bù lạch vằn Aeolothrips fasciatus thường gặp trên cây họ đậu.
c) Họ Bù lạch ống (Phlaeolothripidae)
Đây là một họ khá lớn, gồm hầu hết các loài có cơ thể lớn và mạnh hơn các loài thuộc hai họ trên, phần lớn có mầu nâu tối hoặc đen, có cánh hoặc không cánh, mạch cánh trước rất thoái hóa, mặt cánh không có lông mịn. Đốt thứ 3 của râu đầu dài hơn các đốt khác. Không có bộ phận đẻ trứng. Cuối bụng của con cái và con đực đều dạng ống. Đa số sinh sống trên các bào tử nấm, một số loài khác thuộc nhóm ăn mồi, chuyên tấn công những loại nhện và côn trùng nhỏ khác, một số ít loài tấn công thực vật và gây hại quan trọng cho cây trồng, như bù lạch ống hại lúa Haplaeothrips aculeatus.
4.7 Bộ cánh nửa cứng Hemiptera
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Bộ Phổ Biến Trong Nông Nghiệp
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 10
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 11
- Côn trùng đại cương Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của những loài côn trùng thuộc bộ này là cấu tạo của cánh: một nửa cánh trước (hoặc một phần) về phía gốc cánh có cấu tạo bằng chất sừng hoặc da tương đối cứng, nửa phần còn lại bằng chất màng. Vì vậy nên được gọi là bộ cánh nửa cứng. Cánh sau bằng chất màng và thường ngắn hơn cánh trước. Ở trạng thái nghỉ, cánh thường được xếp bằng trên cơ thể. Miệng thuộc kiểu chích hút, vòi chích thường dài, phân đốt, phát triển từ phần trán của đầu và kéo dài về phía sau dọc theo phần ngực bụng. Râu đầu thường dài, hình sợi chỉ, có từ 4-5 đốt. Mắt kép thường rất phát triển, có mắt đơn hoặc không có. Mảnh lưng ngực trước rộng, phiến mai (scutellum) phát triển nằm giữa hai chân cánh, ở một số loài phiến này rất phát triển, che khuất một nửa hoặc toàn bộ phần bụng. Rất nhiều loài có tuyến hôi, thường nằm ở phía bên của ngực. Đa số có cánh
phát triển nhưng cũng có một số loài có cánh ngắn, cánh trước không có phần màng. Đẻ trứng trên hoặc trong cây hoặc trong những khe nứt trên các bộ phận của cây. Trứng thường nhiều màu sắc và có dạng hình trống, tròn, bầu dục có nắp, và thường được xếp thành hàng, khối, đều đặn. Biến thái dần dần, đa số ấu trùng có 5 tuổi.
Đây là một bộ khá lớn, khoảng trên 20.000 loài, phân bố rất rộng. Đa số sống trên cạn, nhưng cũng có nhiều loài sống trong nước. Tính ăn đa dạng: nhiều loài là tác nhân gây hại quan trọng cho cây trồng. Một số loài có ích thuộc nhóm ăn mồi. Một số loài khác lại thuộc nhóm ký sinh người và động vật cấp cao khác.
a) Họ bọ xít năm cạnh Pentatomidae
Gồm những loài có râu 5 đốt, đầu nhỏ hình tam giác. Mắt kép phát triển, 2 mắt đơn. Mảnh lưng ngực trước hình tam giác, phát triển. Phiến mai hình tam giác, thường phát triển kéo dài ra sau tới quá nửa chiều dài cơ thể và sát tới phần màng của cánh. Bàn chân 2-3 đốt. Hầu hết có tuyến hôi phát triển. Thường có màu sắc tươi sáng. Đa số loài ăn thực vật, có một số loài ăn mồi, chuyên tấn công những loài côn trùng nhỏ khác, cũng có loài vừa ăn thực vật, vừa ăn mồi. Trứng thường được đẻ thành từng ổ, thường có dạng hình ống.
Một số loài phổ biến: bọ xít xanh trên đậu nành Nezara viridula Fabricius, bọ xít mướp Aspongopus fascus Westwood, bọ xít xanh gây hại trên nhóm cây có múi (citrus) Rhynchocoris humeralis, bọ xít vàng Tessaratoma papillosa gây hại trên cây nhãn.
b) Họ bọ xít hôi Alydidae
Các loại bọ xít họ Alydidae có hình dạng tương tự họ Coreidae, tuy nhiên bọ xít họ Alydidae có đầu rộng và chiều dài của đầu bằng với chiều dài của ngực trước, cơ thể thường dài và hẹp. Chân và râu dài, mỏng mảnh. Các loại bọ xít thuộc bộ này thường rất hôi, hôi hơn cả những loại thuộc họ Pentatonidae. Đa số có màu vàng nâu, xanh nâu hay đen .
Tuyến hôi rất phát triển, nằm ở phía bên của ngực giữa đốt chậu chân giữa và đốt chậu chân sau. Đa số gây hại thực vật, nhiều loài gây hại quan trọng cho nông nghiệp như các loại bọ xít hôi hại lúa Leptocorisa spp, các loại bọ xít gây hại đậu nành Riptortus spp. Một số ít loài thuộc mhóm ăn mồi.
Loài phổ biến : Bọ xít hôi Leptocorisa acuta gây hại trên lúa
c) Họ bọ xít mai Scutelleridae
Hình dạng tương tự Pentatomidae nhưng phiến mai rất phát triển, kéo dài tới chóp bụng. Đa số có màu nâu, một số loài có màu sắc đẹp như vàng, đỏ, đen, lam, xanh lam, kích thước cơ thể 8-10 mm. Râu đầu 5 đốt, vòi 4 đốt. Ăn thực vật. Phổ
biến là loài bọ xít hoa hại chè ( Poecilocoris latus Dall.)
d) Họ bọ xít dài Lygaeidae
Gồm nhiều loài rất phổ biến. Hình dạng và màu sắc rất đa dạng. Có kích thước nhỏ hoặc trung bình (từ 2-18 mm). Râu đầu có 4 đốt, có mắt đơn, vòi có 4 đốt. Trên phần màng cánh trước chỉ có 4-5 mạch dọc đơn giản, bàn chân có 3 đốt, một số loài có đốt đùi chân trước phát triển tương tự nhóm ăn mồi. Đa số ăn thực vật như loài bọ xít hại mía ( Ischnodemus saccharivorus Okajirua), Oxycarenus sp. gây hại trên bông vải, Blissus insularis gây hại quan trọng trên thảm cỏ. Một số ít loài ăn mồi.
e) Họ bọ xít đỏ Pyrrhocoridae
Kích thước trung bình từ 11-17 mm chiều dài, hình bầu dục dài. Màu đỏ hoặc nâu đỏ có pha đen hoặc trắng. Râu đầu 4 đốt, vòi 4 đốt. Rất giống một con bọ xít dài lớn của họ Lygaeidae nhưng bọ xít đỏ không có mắt đơn, phần màng của cánh trước có nhiều mạch dọc và buồng cánh. Đa số gây hại thực vật. Loài gây hại phổ biến: Bọ xít đỏ (Dysdercus cingulatus Fabr.) trên cây bông vải.
Họ này gồm đa số những loài có kích thước trung bình, màu tối, đầu nhỏ và ngắn hơn ngực. Một số loài có đốt chày chân sau phát triển giống như dạng cái lá nên còn được gọi là họ bọ xít có chân dạng lá. Râu đầu 4 đốt, vòi 4 đốt, có mắt đơn, phiến mai rất nhỏ. Mạch cánh trên phần màng phân nhánh rất nhiều, tất cả đều xuất phát từ một mạch ngang ở phía gốc phần màng.
Đa số các loài họ Coreidae thuộc nhóm ăn thực vật, một số ít loài thuộc nhóm ăn mồi.
f) Họ bọ xít Miridae
Đây là một họ rất lớn, khoảng 1750 loài đã đươc ghi nhận tại Bắc Mỹ, rất phổ biến trên thực vật. Đa số gây hại trên thực vật, một số ít loài thuộc nhóm ăn mồi, có ích cho nông nghiệp.
Đa số có kích thước nhỏ (3-4 mm chiều dài), có nhiều màu sắc khác nhau. Râu đầu có 4 đốt, vòi có 4 đốt, không có mắt đơn. Trên phần cứng của cánh trước có sự hiện diện của phiến embolium và phiến cuneus. Phần màng có 1-2 buồng cánh, còn các mạch cánh khác đều tiêu biến.
Loài gây hại phổ biến: bọ xít muỗi hại chè Helopeltis theivora W.. Loài có ích phổ biến như bọ xít mù trên lúa Cyrtorhinus lividipennis.
g) Họ bọ xít bắt mồi Reduviidae
Gồm một thành phần loài rất phong phú, trên 135 loài đã được ghi nhận tại Bắc Mỹ. Nhiều loài rất phổ biến. Thường có màu đen hoặc nâu. Kích thước từ
trung bình đến lớn. Đầu dài với phần đầu sau mắt, dài giống như cái cổ. Vòi chích mạnh, 3 đốt. Phần gốc vòi cong, không dính sát đầu, mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi. Có mắt đơn hoặc không có mắt đơn. Râu đầu có 4 đốt hoặc nhiều hơn 4 đốt. Bàn chân thường có 3 đốt, không có vật lồi giữa đốt. Ở nhiều loài, phần giữa của bụng phát triển và cánh không che phủ hết các mép bên của bụng.
Hầu hết thuộc nhóm ăn mồi, chuyên tấn công các loài côn trùng nhỏ khác, tuy nhiên cũng có một số loài có hại cho người.
h) Họ bọ xít Coreidae
Họ này gồm đa số những loài có kích thước trung bình, màu tối, đầu nhỏ và ngắn hơn ngực. Một số loài có đốt chày chân sau phát triển giống như dạng cái lá nên họ này còn được gọi là họ bọ xít có chân dạng lá. Râu đầu 4 đốt, vòi 4 đốt, có mắt đơn. Phiến mai rất nhỏ. Mạch cánh trên phần màng phân nhánh rất nhiều, tất cả đều xuất phát từ một mạch ngang ở phía gốc phần màng. Đa số các loại họ Coreidae thuộc nhóm ăn thực vật, một số ít loài thuộc nhóm ăn mồi.
i) Họ cà cuống Belostomatidae
Gồm những loại có kích thước nhất trong bộ Cánh nửa cứng Hemiptera ., một số loại có thể dài đến 10cm.. Đa số có màu nâu, nâu vàng, cơ thể thường dẹp, hình bầu dục, chân trước thuộc dạng chân bắt mồi. Phổ biến trong các ao, hồ, thuộc nhóm ăn mồi. Sinh sống trên những động vật nhỏ như côn trùng, ốc nhỏ, cá nhỏ... . Thành trùng bị hấp dẫn rất mạnh bởi ánh sáng đèn. Trong một số loài, trứng được đẻ trên lưng con đực (con đực sẽ mang trứng trên lưng cho đến khi trứng nở), một số loại khác đẻ trứng trên những thực vật mọc trong nước.
4.8. Bộ cánh đều Homoptera
Bộ cánh đều bao gồm rất nhiều nhóm côn trùng rất khác nhau về hình dạng của cơ thể, mặc dù tất cả đều thuộc nhóm chích hút tương tự như côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera), với 4 kim chích (do hai hàm trên và hai hàm dưới kéo dài ra hình thành). Vòi phát xuất từ phần cuối của đầu và trong một vài trường hợp phát xuất từ giữa đốt chậu chân trước, ở một số loài miệng kém phát triển hoặc không hiện diện. Có 2 đôi cánh: cặp cánh trước bằng chất màng hoặc chất da (hơi cứng), cặp cánh sau bằng chất màng; ở trạng thái nghỉ, cánh xếp thành mái nhà ở trên lưng.
Trong một số loài, chỉ có con đực có cánh, hoặc cả con đực và cái đều không có cánh, hoặc trong cùng một loài, cùng một giới tính nhưng có cá thể có cánh, có cá thể không cánh, hoặc cánh ngắn (rầy nâu). Thành trùng đực của rệp sáp chỉ có một cặp cánh (cặp cánh sau biến dạng thành cánh thăng bằng rất nhỏ).
Đa số có kích thước nhỏ. Một số loài có râu đầu rất ngắn, dạng lông cứng. Một số loại khác lại có râu đầu dài dạng sợi chỉ. Có hai hoặc ba mắt đơn, có loài không có mắt đơn; mắt kép thường phát triển. Đa số có kiểu biến thái dần dần, tuy nhiên ở nhóm rầy bột phấn (Aleyrodidae) và con đực của rệp sáp có kiểu biến thái hơi giống kiểu biến thái hoàn toàn do ấu trùng tuổi cuối thường bất động và giống như dạng nhộng. Phương thức sinh sản phức tạp, bao gồm nhiều thế hệ lưỡng tính và đơn tính, những thế hệ cũng như những cá thể có cánh hoặc không cánh. Có loài lúc đẻ trứng, lúc lại đẻ con, sức sinh sản mạnh. Chu kỳ sinh trưởng ngắn, nhiều thế hệ trong một năm.
Đa số gây hại cho cây trồng bằng cách chích hút dịch cây, nhiều loài là môi giới truyền bệnh virus cho cây trồng như rầy mềm (Aphididae), rầy nâu (Delphacidae), rầy xanh (Jassidae),... các loài trong nhóm này còn tiết các chất mật đường, tạo điều kiện cho các nấm muội đen phát triển.
* MỘT SỐ HỌ QUAN TRỌNG
Gồm những loài (ve sầu và rầy) rất hoạt động, bay nhanh, nhảy giỏi, đốt bàn chân chia thành ba đốt nhỏ, râu đầu rất ngắn, dạng lông cứng. Ve sầu tương đối có kích thước lớn, cánh màng, ba mắt đơn. Rầy gồm những loài côn trùng có kích thước nhỏ, với cặp cánh trước thường dày hơn cặp cánh sau, có hai mắt đơn hoặc không có mắt đơn. Thành trùng đực có khả năng phát âm thanh nhưng ngoại trừ họ ve sầu Cicadidae, những âm thanh này thường rất yếu, ít khi nghe được.
a) Họ Ve sầu (Cicadidae)
Kích thước nói chung lớn, có thể đạt đến 50 mm chiều dài. Đầu to, mắt kép lớn, ba mắt đơn ở đỉnh đầu xếp thành hình tam giác. Ngực giữa phát triển và hơi gồ lên cao. Bộ phận đẻ trứng phát triển. Thành trùng đực có thể phát âm thanh rất lớn, cơ quan phát tiếng kêu nằm ở hai bên đốt thứ nhất của bụng, âm thanh của từng loài rất khác nhau. Bộ phận nghe (màng nhỉ) nằm ở trong một khe nhỏ phía dưới cơ quan phát âm. Chu kỳ sinh trưởng thường dài, có thể kéo dài từ một đến hàng chục năm. Đẻ trứng trong cành cây, việc đẻ trứng nầy có thể làm ảnh hưởng đến việc phát triển của cành và khiến cho phần cuối của cành có thể bị chết. Sau khi nở, ấu trùng rơi xuống đất và sinh sống bằng cách chích hút nhựa cây, chủ yếu là trên các cây hàng niên. Thời gian ấu trùng trải qua ở trong đất, vào giai đoạn ấu trùng tuổi cuối, ấu trùng sẽ rời khỏi đất, leo lên cây để hóa trưởng thành. Giai đoạn thành trùng kéo dài khoảng một tháng hoặc hơn một tháng. Gây hại chủ yếu do việc đẻ trứng của thành trùng.
b) Họ Ve sầu sừng (Membracidae)
Nhóm này dễ nhận ra nhờ bộ phận ngực rất phát triển bao phủ cả phần đầu và kéo dài cả về phía lưng che hết phần bụng. Phần ngực có nhiều dạng rất khác
biệt. Một phần lớn của cánh được ngực che phủ, cơ thể ít khi dài quá 12 mm. Đa số gây hại cho thực vật, một số loài gây hại quan trọng, phần lớn sự thiệt hại dược gây ra vì sự đẻ trứng, do trứng thường được đẻ trong cành, vì vậy phần cuối cành phía ngoài vị trí đẻ trứng có thể sẽ bị chết. Trưởng thành và ấu trùng đều chích hút nhựa cây.
c) Họ Ve sầu bọt (Cercopidae)
Gồm những loại côn trùng nhảy, có kích thước nhỏ, chiều dài cơ thể ít khi vượt quá 13 mm. Hình dạng tương tự các loại rầy lá, nhưng có thể phân biệt được nhờ sự hiện diện của một vòng gai nhỏ ở đốt chày chân sau. Râu đầu hình lông cứng. Thường có màu nâu hay xám, hoặc một số màu đặc biệt khác.
Ấu trùng được bao bọc bởi một khối dịch như nước bọt vì vậy mà người ta gọi là Ve sầu bọt. Mỗi khối nước bọt chứa một hoặc nhiều ấu trùng mầu nâu hoặc xanh. Sau lần lột xác cuối cùng, ấu trùng sẽ rời khỏi dịch trắng và bắt đầu di chuyển, hoạt động. Khối dịch nước bọt được tạo thành từ một dịch tiết từ hậu môn của ấu trùng và từ một chất nhầy tiết ra từ các tuyến của biểu bì hiện diện trên đốt bụng thứ 7 và thứ 8. Bọt không khí được đưa vào khối dịch bọt nhờ các chi phụ ở phần đuôi của ấu trùng.
Hầu hết tấn công các loại cỏ và các loại cây nhỏ, một số loài tấn công cả những cây hàng niên. Các loài Aphrophora spp. được xem như gây hại quan trọng trên cây thông.
d) Họ rầy lá (Cicadellidae = Jassidae)
Đây là một họ rất lớn của bộ cánh đều, riêng tại Bắc Mỹ đã ghi nhận khoảng 2500 loài, gồm những loài có kích thước, hình dạng và màu sắc rất khác nhau. Hình dạng tương tự trưởng thành của ve sầu bọt nhưng trên đốt chày chân sau có 1 hoặc nhiều hàng gai nhọn kéo dài theo chiều dài của đốt chày. Kích thước nói chung nhỏ, chỉ vài mm, ít khi vượt quá 13 mm chiều dài. Nhiều loài có màu sắc đẹp, hầu hết nhảy giỏi, bò ngang. Có ống đẻ trứng phát triển, thường có hình lưỡi cưa, trứng thường được đẻ vào trong mô cây. Sinh sản mạnh. Có tính ăn rộng, có thể tấn công nhiều loại thực vật khác nhau, chích hút chủ yếu ở phần lá. Thường có tính ăn chuyên biệt.
Tại vùng nhiệt đới, chu kỳ ngắn trong vòng một tháng, vì vậy có nhiều thế hệ trong một năm. Gồm rất nhiều loại gây hại quan trọng cho cây trồng. Ngoài vấn đề chích hút dịch cây trồng làm cho lá bị vàng, nâu, nhiều loại còn truyền bệnh cho cây như bệnh vàng lụi trên lúa được truyền bởi rầy xanh (Nephotettix cinticeps), bệnh vàng lùn trên khoai tây được truyền bởi nhóm Aceratagallia spp., v.v...
Một số loài còn gây ra hiện tượng lá xoắn và cằn cõi do sự phát triển của cây bị ức chế, nơi mà rầy lá sinh sống, như triệu chứng bị hại gây ra bởi loại rầy Empoasca fabae trên một số loại thực vật. Nhiều loài thuộc họ này có tiết ra một chất mật (honeydew) từ hậu môn, chất mật này được cấu tạo bởi những dịch cây không được tiêu hoá hết cùng những chất thải khác của côn trùng.
e) Họ Rầy dài (Fulgoridae)
Gồm nhiều loài rầy thân có kích thước lớn, có màu sắc đẹp, một số loài khi căng cánh có thể đạt đến 150 mm, một số loài có đầu phát triển về phía trước giống như trái đậu phọng. Nhiều loài có đầu ngắn. Cánh bằng chất màng (tương đối cứng hơn so với các loại cánh màng khác). Mạch cánh phân nhiều nhánh. Nhiều loài lúc không bay đôi cánh xếp xiên trên lưng tựa hình mái nhà. Đốt chậu chân giữa dài, cách xa nhau, chân sau có răng. Đốt chậu chân sau ngắn, 2 đốt chậu gần nhau không cử động được. Có khả năng nhảy. Côn trùng thuộc họ này dễ nhận diện nhờ mạch cánh có dạng lưới ở vùng đuôi của cánh sau.
Loài phổ biến: rầy đầu dài hại vải, nhãn (Fulgora candelaria L.)
f) Họ Rầy Bướm (Flatidae)
Đây là nhóm rầy thân có hình dạng rất giống ngài hoặc bướm. Lúc không bay hai cánh xếp đứng dạng mái nhà. Ở vùng costal của cánh trước có rất nhiều mạch dọc. Đa số có màu xanh lợt hoặc nâu tối. Mảnh lưng ngực giữa phát triển. Chân ngắn, trên đốt chày chân sau có gai.
Gây hại nhiều loại thực vật khác nhau, phổ biến nhất là các loài Lawana spp. gây hại trên các cây ăn trái.
g) Họ Rầy thân (Delphacidae)
Đây là một họ rầy thân lớn nhất, gồm những loại có kích thước nhỏ, nhảy giỏi, bò ngang. Mạch cánh đơn giản, khu mông cánh sau không có mạch lưới. Một số loài có cánh ngắn. Phía cuối đốt chày chân sau có một cựa lớn có thể cử động được.
Thường đẻ trứng trong mô cây hay lá, nhiều loài bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn ban đêm, khả năng sinh sản cao, dễ gây thành dịch. Trong cùng một loài có thể có hai dạng hình, cánh ngắn và cánh dài. Gồm nhiều loại gây hại quan trọng trong nông nghiệp như rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens Stal), ngoài việc chích hút nhựa lá lúa gây hiện tượng cháy rầy, rầy nâu còn truyền bệnh lùn xoắn lá cho lúa (bệnh virus), hoặc như loại rầy thân trên mía Perkinsiella saccharida Kirdaldy gây hại quan trọng trên mía tại Hawaii.
h) Họ Rầy nhảy (Psyllidae)
Cơ thể có kích thước nhỏ từ 2-5 mm, rất giống con ve sầu nhỏ, chân thuộc kiểu nhảy phát triển, cánh phát triển, vòi hút ngắn có 3 đốt, râu đầu thường có 10 đốt, cuối râu có lông cứng phân nhánh làm đôi. Các mạch cánh R1, M1, Cu của cánh trước đều nhập chung với nhau thành một mạch chung ở chân cánh, không có mạch ngang. Bàn chân chia hai đốt. Ấu trùng của nhiều loài tiết ra nhiều chất sáp trắng phủ đều cơ thể. Trưởng thành có thể tiết dịch mật. Nhiều loại gây hại trên cây trồng như loài Psylla floccosa (Patch) trên cây bông vải, rầy chổng cánh Diaphorina citri gây hại và truyền bệnh vàng lá gân xanh cho Cam, quít, rầy hại dâu (Anomoneura mori). Một số loài truyền bệnh cho cây trồng như loại rầy nhảy trên cà chua, khoai tây Paratrioza cockerelli (Sulc), một số ít loại gây u bướu trên lá như các loài thuộc giống Pachypsylla.
i) Họ Rầy bột phấn trắng (Aleyrodidae)
Gồm những loài có kích thước rất nhỏ, ít khi vượt quá 2-3 mm, rất giống một con ngài nhỏ xíu. Trưởng thành có cánh, cơ thể và cánh thường được phủ bằng những bột trắng hay bột sáp, không có khả năng nhảy. Râu đầu có 7 đốt, râu đầu thứ 2 phình to. Vòi chia 3 đốt. Bàn chân có 2 đốt, cuối đốt chày có gai ngắn. Mạch cánh đơn giản, chỉ có 1-3 mạch dọc, cánh sau nhỏ hơn cánh trước. Có sự biến thái khác biệt với các loài rầy khác: Ấu trùng tuổi một hoạt động nhưng ấu trùng các tuổi về sau lại bất động và có dạng giống như Rệp dính và được gọi là nhộng giả, ấu trùng các tuổi này tiết ra chất sáp để che phủ cơ thể, giai đoạn ấu trùng không có cánh. Rất phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đa số chích hút lá. Phổ biến nhất là loại Bemisia tabasi. Một số loài cũng tiết dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển làm ảnh hưởng đến hiện tượng quang hợp của lá.
j) Họ Rầy mềm (Aphididae)
Gồm một nhóm khá lớn các loài côn trùng có kích thước nhỏ, mềm yếu, chích hút phổ biến trên lá, thân, trái, bông non của thực vật. Cơ thể thường có dạng hình trái lê; có một đôi ống bụng (cornicles) phía cuối bụng. Râu đầu dài gồm nhiều đốt. Có cánh hoặc không có cánh, phần nhiều con đực có cánh. Cấu tạo mạch cánh đơn giản, cánh trước thường khá lớn so với cánh sau, ở trạng thái nghỉ, cánh thường dựng thẳng trên cơ thể. Đôi ống bụng thường phát xuất từ lưng bụng của đốt bụng thứ 5 hoặc thứ 6, bộ phận này tiết ra dịch tự vệ.
Ở một số loài cơ thể rầy được bao phủ bởi những sợi sáp trắng, những chất sáp này được tiết ra từ các tuyến da. Rầy mềm cũng tiết dịch mật (honeydew).
Tại vùng nhiệt đới, chu kỳ sinh trưởng của rầy mềm rất ngắn từ 5-7 ngày. Sinh sản đơn tính và lưỡng tính thường xen kẽ nhau. Có loài đẻ trứng, có loài đẻ con, có loại vừa đẻ trứng lại vừa đẻ con. Gây hại bằng cách chích hút các bộ phận non của cây như lá non, búp, chồi non, hoa và trái non để hút nhựa. Chỗ bị chích