Luật Doanh Nghiệp Còn Thiếu Các Quy Định Về Nghĩa Vụ Trung Thành, Trung Thực, Mẫn Cán, Cẩn Trọng Của Các Chức Danh Quản Lý Trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu


2.2.6. Luật doanh nghiệp còn thiếu các quy định về nghĩa vụ trung thành, trung thực, mẫn cán, cẩn trọng của các chức danh quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Với tư cách là người quản lý công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên), thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty (trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), Giám đốc (Tổng giám đốc) phải có nghĩa vụ trung thực, trung thành, mẫn cán, cẩn trọng, vì lợi ích của công ty. Thiếu đi các quy định này là thiếu một công cụ quan trọng để ngăn chặn các hành vi tư lợi của các chức danh quản lý, gây hại cho công ty và nhà đầu tư. Tuy nhiên, nghĩa vụ trung thực, mẫn cán mới chỉ được Luật doanh nghiệp quy định cho Giám đốc (Tổng giám đốc) chứ chưa được quy định cho các chức danh quản lý khác như Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty. Đây là một thiếu sót cần bổ sung khi hoàn thiện Luật doanh nghiệp.

2.3. Thực tiễn thi hành các quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ ở các công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay

Từ khi Luật doanh nghiệp ra đời và đi vào cuộc sống cho đến nay đã có rất nhiều những tác động tích cực tới quá trình cải cách kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta. Số lượng doanh nghiệp và số vốn đầu tư trực tiếp vào hoạt động kinh doanh liên tục tăng nhanh trong những năm vừa qua đã tạo thêm rất nhiều công ăn việc làm mới cho người lao động, đóng góp tích cực vào tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong số các doanh nghiệp đã đăng ký thì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn bao giờ cũng chiếm số lượng lớn. Tỷ trọng công ty trách nhiệm hữu hạn trong tổng số các doanh nghiệp đã đăng ký tính đến hết tháng 9/2003 chiếm khoảng 50% [26]. Điều này chứng tỏ rằng các nhà đầu tư trong


nước đã ý thức được những ưu điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và lựa chọn loại hình doanh nghiệp này để đầu tư, kinh doanh.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế tình hình hoạt động của các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam cho thấy, các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam hiện nay thường có quy mô rất nhỏ, số lượng thành viên ít, rất hiếm những công ty có số lượng thành viên vượt quá 10 người [18, tr121. Phần lớn các công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của một nhóm nhỏ những bạn bè bằng hữu hay của những thành viên trong một gia đình để cùng chung sức kinh doanh, chứ việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chưa phải là để huy động vốn rộng rãi trong công chúng. Đối với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì có rất ít công ty được thành lập mới, chủ yếu là những công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập trên cơ sở sự chuyển đổi từ các doanh nghiệp của nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội theo Nghị định 63/2001/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát tình hình hoạt động của các công ty trách nhiệm hữu hạn cũng cho thấy có một số vấn đề trong việc thực hiện pháp luật về quản lý nội bộ của các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, kiến thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý nội bộ của các chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn ở nước ta hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Trên thực tế, không ít trường hợp chủ sở hữu công ty chưa nắm được những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp, do đó những quy định của Luật doanh nghiệp chưa được thực thi đầy đủ. Đa số chủ sở hữu công ty và người quản lý chưa hiểu được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề quản lý nội bộ đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của công ty [26]. Mặt khác, cũng bởi vì các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam hiện nay được thành lập trên cơ sở một nhóm bạn bè thân, anh em họ hàng hay thậm chí là giữa vợ chồng, cha con trong một gia đình, và họ tin tưởng rằng những mối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


quan hệ này có thể giải quyết được tất cả các vấn đề nảy sinh. Chính vì vậy, ý thức trách nhiệm về quản lý nội bộ công ty chưa cao. Thậm chí ở nhiều công ty, vấn đề quản lý nội bộ còn bị buông lỏng, xem nhẹ. Điều này thể hiện qua các hiện tượng như xem nhẹ Điều lệ công ty, không coi đó là một cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý và giám sát nội bộ công ty, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các có liên quan . Chính vì vậy, nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn không quan tâm đến việc xây dựng bản Điều lệ cho công ty mình, mà thường mua Điều lệ công ty theo mẫu in sẵn và điền vào “cho xong” để hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh. Đại bộ phận công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo Luật công ty (1990) cho đến nay vẫn chưa thay đổi, bổ sung Điều lệ cho phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp [10]. Có một số công ty tuy đã xây dựng Điều lệ công ty theo luật mới nhưng nội dung sơ sài, chưa phản ánh đầy đủ những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp. Một bộ phận không nhỏ các công ty trách nhiệm hữu hạn không tuân thủ các quy định về quản lý nội bộ theo Luật doanh nghiệp, hiện tượng làm trái các quy định của Luật doanh nghiệp vẫn diễn ra. Đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn trong thời gian qua.

Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp - 13

Thứ hai là, ở Việt Nam hiện nay, đại đa số các công ty trách nhiệm hữu hạn được quản lý theo kiểu gia đình. “Quản lý theo kiểu gia đình” là một cách nói để chỉ một cách thức quản lý nội bộ công ty mà trong đó, các thành viên - chủ sở hữu công ty thường chia nhau nắm giữ các chức danh quản lý, điều hành trong công ty, bộ máy quản lý nội bộ công ty chưa thể hiện sự tách biệt giữa sở hữu và điều hành. Các nhà đầu tư Việt Nam hiện nay thay bằng việc bảo vệ “túi tiền” của mình bằng những quy định chặt chẽ trong Điều lệ công ty, bằng hợp đồng thuê người điều hành còn mình đứng ra giám sát người điều hành thì lại đang bảo vệ “túi tiền” của mình bằng việc tự mình quản lý, điều hành doanh


nghiệp, trong khi đó kỹ năng, kinh nghiệm quản lý lại kém. Do đó mà nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.

Sở dĩ các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam hiện nay thường được quản lý theo kiểu gia đình vì nhiều lý do.

Lý do thứ nhất là do các công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay thường được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của một vài người bạn, của một vài người bà con họ hàng hay của những thành viên trong một gia đình với nhau để cùng chung sức, chung vốn kinh doanh và cùng chia sẻ rủi ro. Trong thực tế đã có không ít công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có hai thành viên, mà hai thành viên đó là vợ và chồng hay cha và con trong một gia đình. Chính vì vậy, các thành viên này đã chia nhau cùng nắm giữ các vị trí quản lý, điều hành trong công ty, từ Chủ tịch Hội đồng thành viên cho đến Giám đốc (Tổng giám đốc)...

Lý do thứ hai cho sự tồn tại của phương thức quản lý nội bộ theo kiểu gia đình ở các doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam nói chung và ở các công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng có lẽ là do ảnh hưởng của tập quán, thói quen kiểu sản xuất nhỏ, tiểu nông truyền thống của người dân Việt Nam, kết hợp với ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến tư duy và phương thức quản lý của đại đa số chủ doanh nghiệp và người quản lý, tạo nên phương thức quản lý theo kiểu gia đình [26]. Việt Nam là một nước nông nghiệp, người dân Việt Nam có truyền thống lấy nông làm gốc từ bao nhiều đời nay, thủ công nghiệp và thương mại chỉ xuất hiện với tư cách là nghề nghiệp bổ sung. Những hộ gia đình có sự trợ giúp của cộng đồng là cách thức tổ chức kinh doanh nông nghiệp, thương mại và thủ công truyền thống của người Việt. Theo TS. Phạm Duy Nghĩa, nghề làm ruộng truyền thống đã dẫn đến kinh tế gia đình là hình thức kinh doanh chủ yếu, phổ biến trong xã hội Việt Nam, chi phối cả phương thức quản lý doanh nghiệp. Tính trách nhiệm hữu hạn, sự tách biệt giữa sở hữu và điều hành đã vô cùng


khó khăn khi tiếp cận nền văn hoá kinh doanh theo phương thức gia đình. Dự đoán trong nhiều thập kỷ tới, phương thức quản lý doanh nghiệp theo kiểu gia đình vẫn tiếp tục tồn tại và phổ biến ở Việt Nam [15].

Cách quản lý nội bộ “theo kiểu gia đình” của phần lớn các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam hiện nay có một ưu điểm trước mắt là chi phi giám sát điều hành thường rất thấp, quyền lực thường tập trung trong tay người đứng đầu nên tạo cho doanh nghiệp sự phản ứng linh hoạt, tận dụng được những cơ hội kinh doanh trên thị trường. Hơn nữa, vì thành viên công ty thường là bạn bè, họ hàng hay những người trong một gia đình nên mục đích của các cá nhân và mục đích phát triển của công ty thường đồng nhất, dễ tạo ra được sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh [15].

Song bên cạnh đó, lối quản lý “theo kiểu gia đình” cũng bộc lộ rất nhiều nhược điểm.

Một là, trong các công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý „theo kiểu gia đình”, người chủ sở hữu công ty như người gia trưởng trong một gia đình, thường ôm đồm rất nhiều việc. Người chủ sở hữu công ty có thể cùng một lúc thực hiện hàng loạt các chức năng và vai trò khác nhau trong tổ chức kinh doanh của công ty như vừa là cán bộ điều hành, vừa thực hiện các công việc chuyên môn như chào hàng, tiếp thị cho đến thực hiện hợp đồng đến mức độ chi tiết... Thậm chí, nhiều khi người chủ sở hữu, người quản lý công ty còn tập trung phần lớn thời gian và tâm trí của mình vào thực hiện các công việc chuyên môn của kinh doanh hơn là những công việc quản lý như lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh, giám sát hoạt động của các bộ phận trong công ty… Đây cũng là điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp dân doanh ở nước ta hiện nay chứ không riêng gì đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn. Không quan tâm đến việc giám sát, lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty, mọi hoạt động quản lý điều hành dựa trên kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu, nên


khi gặp phải những biến động của thị trường ngoài dự tính thì các chủ sở hữu và nhà quản lý thường lúng túng, bị động, không biết phải làm thế nào để đối phó với tình hình, không biết chỗ nào, công việc nào kém hiệu quả để rút kinh nghiệm và làm tốt hơn [26]. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các công ty trên thương trường.

Hai là, vì công ty thuộc tài sản tư của một nhóm bạn bè thân thuộc hoặc của gia đình nên các quyết định kinh doanh thường mang tính nội bộ. Tình hình tài chính của công ty cũng không thể tiết lộ ra bên ngoài, vì vậy mà sự công khai và minh bạch về tài chính của công ty trở nên khó khăn. Thực tiễn hoạt động của các công ty trách nhiệm hữu hạn cho thấy, ngay cả việc lập sổ sách kế toán và báo cáo tài chính cũng chỉ là để đối phó với cơ quan nhà nước chứ không phải là để phục vụ cho hoạt động quản lý nội bộ công ty, không phải là để “công khai hoá” để những người quan tâm có thể hiểu được đầy đủ và chính xác về tình hình tài chính của công ty [26]. Trong chi tiêu của công ty cũng vậy, chưa có sự phân biệt rõ giữa chi tiêu của công ty và chi tiêu của gia đình người chủ và người quản lý công ty, chưa phân biệt được những khoản thu nhập dưới hình thức tiền công, tiền lương của chủ sở hữu, người quản lý và lợi nhuận công ty. Điều này khiến cho các giao dịch tư lợi trở nên khó kiểm soát và ngăn chặn. Điều này gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công ty và của các thành viên khác trong công ty.

Ba là, trong công ty trách nhiệm hữu hạn được quản lý nội bộ “theo kiểu gia đình”, từ chủ sở hữu công ty cho đến những chức danh quản lý, điều hành khác đều là thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thuộc. Nếu người quản lý nằm ngoài những mối quan hệ đó thì họ chỉ có nghĩa vụ thực hiện chứ không thể tham gia vào việc quyết định kinh doanh. Làm việc cho một công ty quản lý “theo kiểu gia đình”, các nhân viên thường nghĩ họ cố gắng bao nhiêu cũng không thể thăng tiến, vì mọi vị trí quan trọng trong công ty đều do các thành


viên trong gia đình nắm giữ, do vậy mà các nhân viên không có một động cơ tích cực để làm việc, cống hiến cho công ty [32]. Điều này sẽ gây hại đến lợi ích chung của công ty.

Bốn là, trong các công ty quản lý “theo kiểu gia đình”, các thành viên trong công ty, ngoài quan hệ góp vốn cùng kinh doanh, họ còn có những quan hệ huyết thống, họ hàng, bạn bè thân thiết...Chính vì vậy, trong quản lý nội bộ và tổ chức kinh doanh rất khó phân biệt rõ ràng về mặt pháp lý quyền, quyền lợi, nghĩa vụ của người chủ sở hữu, người điều hành và người lao động. Người phương Tây thì thường “trọng lý”, nhưng truyền thống của người Việt lại là “trọng tình”, chính vì vậy các thành viên công ty thường nghĩ rằng tình cảm và sự tin tưởng giữa bạn bè hay những người trong gia đình là sự bảo đảm cho tất cả và có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Vì thế các thành viên công ty chưa thật sự quan tâm nhiều, hoặc thậm chí họ thấy không cần thiết phải xây dựng một quy chế quản lý nội bộ minh bạch, cụ thể của công ty. Họ vẫn chưa hiểu được giá trị và tầm quan trọng của tính minh bạch trong quản lý nội bộ công ty, chưa nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc quản lý không minh bạch [26]. Thực tế cho thấy, ngay cả công tác lập, cập nhật và theo dõi sổ danh sách thành viên, việc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên không được nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện. Điều này khiến cho những quy định về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn của Luật doanh nghiệp dường như không có giá trị đối với những công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý “theo kiểu gia đình”. Dường như các mối quan hệ tình cảm riêng tư đã chi phối tất cả các mối quan hệ pháp lý trong nội bộ công ty. Tính “phi chính thức” trong quá trình ra quyết định quản lý, điều hành cũng như tổ chức thực hiện các quyết định đó... đã chi phối hoạt động quản lý nội bộ trong công ty. Đó chính là lý do để người Việt Nam khi thành lập công ty thường


không cần soạn thảo Điều lệ cho công ty mình, mà chỉ mua một bộ hồ sơ mẫu giá 20.000 đồng và điền vào theo mẫu là đủ [15].

Khi pháp luật trao nhiều quyền tự thỏa thuận, lựa chọn cho người tham gia công ty, nhưng quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên và các bộ phận điều hành trong công ty không được các thành viên thỏa thuận, xác định rõ ràng và ghi vào Điều lệ công ty, thì những tranh chấp xảy trong nội bộ công ty, thậm chí dẫn đến sự tan vỡ nhanh chóng của rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn ngay từ những ngày đầu mới thành lập và đi vào hoạt động là một điều khó có thể tránh khỏi.

Một thực trạng nữa ở Việt Nam hiện nay là có không ít các công ty trách nhiệm hữu hạn được đăng ký hoạt động theo mô hình có hai thành viên trở lên nhưng thực sự là những doanh nghiệp tư nhân “trá hình”. Trên danh nghĩa thì các công ty trách nhiệm hữu hạn này có từ hai thành viên trở lên góp vốn, nhưng thực chất thì các công ty trách nhiệm hữu hạn này chỉ do một cá nhân làm chủ thực sự. Đây là những công ty được thành lập nhờ vào sự “lách luật” của các nhà đầu tư nhằm trốn tránh chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân. Vì Luật doanh nghiệp không khống chế tỷ lệ góp vốn tối đa, tối thiểu cho mỗi thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn, nên thay vì việc phải một mình đứng ra thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư đã rủ thêm một hoặc một vài người tham gia góp vốn với mình để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, nhưng thực ra phần vốn góp của những người đó rất nhỏ bé, chỉ mang tính tượng trưng. Mặc dù là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên trên danh nghĩa, nhưng quyền quyết định, chi phối các hoạt động của công ty chỉ thuộc về một người chủ thực sự. Nhờ những công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên được thành lập theo kiểu “lách luật” này, các nhà đầu tư tránh được chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân, được hưởng chế độ trách nhiệm hữu

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí