Các Nghiên Cứu Về Thực Trạng Xây Dựng Đảng Của Đcs Trung Quốc Từ Sau Đại Hội Xviii Đến Nay

Trạch Đông và hệ thống lý luận CHXH đặc sắc Trung Quốc‖ (Nhà xuất bản giáo dục Đại học, 2010) [69] cho thấy, trải qua những bối cảnh lịch sử phát triển khác nhau, các thế hệ lãnh đạo tiêu biểu của Trung Quốc đã kiên trì coi Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, không ngừng kế thừa, vận dụng những tư tưởng, quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiền nhiệm, kết hợp với việc đi sâu phân tích tình hình thực tiễn trong nước, nước ngoài và trong đảng, để có những đổi mới sáng tạo thích ứng với tình hình mới, làm r hơn câu trả lời xây dựng đảng như thế nào và làm thế nào để xây dựng đảng?. Đó là, về cơ bản đảng phải không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đảng lãnh đạo và quản lý đất nước theo pháp luật; giữ vững tính chất đảng là đội quân tiên phong và tôn chỉ là cầm quyền vì nhân dân, vì lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân; thúc đẩy toàn diện công tác xây dựng đảng, duy trì và phát huy tính tiên tiến của đảng. Cuốn

―Nghiên cứu về xây dựng văn hoá cầm quyền của ĐCS Trung Quốc‖ (Trần Nguyên Trung, 2012) [70] đã nhìn từ góc độ xây dựng văn hoá cầm quyền cho rằng, ĐCS Trung Quốc đã không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ và cầm quyền theo pháp luật, thể hiện trong các phương diện như: chú trọng học tập, sáng tạo, tăng cường nhận thức trong công tác tư tưởng, tổ chức, xây dựng tác phong cầu thị, giữ gìn bản chất tiên tiến và trong sạch của đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp trị XHCN đặc sắc Trung Quốc.

Thêm vào đó, còn có nhiều nghiên cứu viết về tư tưởng, quan điểm, lý luận của từng thế hệ lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc về xây dựng đảng. Cụ thể như :

Thứ nhất, nghiên cứu về tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông đến nay có một số bài viết tiêu biểu được đăng tải trên các tạp chí như: ―Tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông và gợi mở cho hiện nay‖ (Vương Hiểu Phàm, 2018) [115]; ―Sự kế thừa và phát triển tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông trong thời kỳ mới‖ (Chu Bảo Phong, 2017) [186], các tác giả đều cho rằng, tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông là sản vật ban đầu của Trung Quốc hóa lý luận xây dựng đảng của chủ nghĩa Mác, là một hệ thống lý luận khoa học đề cập đến các phương diện về xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, xây dựng tác phong, v.v… và

trong tình hình mới để đáp ứng yêu cầu tăng cường xây dựng đảng, thực hiện quản trị đảng nghiêm minh toàn diện cần phải kiên trì tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông, tiếp tục duy trì bản chất của người đảng viên ĐCS trong thời kỳ mới.

Thứ hai, trong các nghiên cứu về tư tưởng xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình có bài viết: ―Nghiên cứu đặc trưng thời đại và những đóng góp mang tính sáng tạo trong lý luận xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình‖ (Diêu Hoàn, Kim Chiêu, 1998)

[129] đã cho rằng, Chủ nghĩa Mác đương đại và lý luận xây dựng CNXH có đặc sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình là một hệ thống khoa học, tư tưởng xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình mang tính thời đại, tính thực tiễn, tính mở cửa mạnh mẽ, tư tưởng đó và lý luận xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc có mối quan hệ không thể tách rời. Các bài viết: ―Nghiên cứu về những đóng góp quan trọng trong

lý luận xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình‖ (Trương Tự Hùng, 2010) [143];

―Nghiên cứu tư tưởng xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình1949-1978‖ (Hoàng Viễn Thanh, 2015) [85] đã tổng kết đầy đủ bộ phận cấu thành quan trọng trong lý

luận xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình bao gồm: xây dựng chính trị, tư tưởng, chế độ, tổ chức, tác phong, xây dựng đội ngũ cán bộ.Đặc trưng nhất trong tư tưởng xây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

dựng đảng của Đặng Tiểu Bình đó là nhấn mạnh ―tự đổi mới chính mình‖, thể hiện chủ yếu trong các phương diện về đường lối tư tưởng, phương thức lãnh đạo và sử dụng cán bộ, xây dựng chế độ, v.v...

Thứ ba, về tư tưởng xây dựng đảng của Giang Trạch Dân dựa trên tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖. Đầu tiên phải kể đến cuốn: ―Cái gốc để xây dựng Đảng, nền tảng để cầm quyền, ngọn nguồn của sức mạnh‖ (Nxb Chính trị quốc gia, 2001)

Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 3

[3] và cuốn ―Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo đổi mới trong xây dựng đảng cơ sở‖ (Đổng Liên Tường chủ biên, 2010) [15] đã cho rằng, trong điều kiện lịch sử mới, tư tưởng ―Ba đại diện‖ là lý luận khoa học từng bước giải đáp một cách sáng tạo vấn đề xây dựng một đảng như thế nào và làm thế nào để xây dựng đảng, thực sự thể hiện sự kiên trì với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận Đặng Tiểu Bình. Trong đó, kiên trì tính tiên tiến của Đảng là trọng tâm tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖, kiên trì xây dựng đảng vì dân, điều hành lãnh đạo

vì dân là bản chất của tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖ . Bài viết: ―Phân tích sự tương đồng và khác biệt trong tư tưởng xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân‖ (Vạn Sơn, Châu Vạn Xuân, 2012) [112] đã cho thấy sự kế thừa và đặc sắc riêng của Giang Trạch Dân về lý luận xây dựng đảng, Đặng Tiểu Bình chú trọng xây dựng chế độ của đảng còn Giang Trạch dân lại coi xây dựng đảng là công trình vĩ đại và nhấn mạnh thúc đẩy tổng thể, các phương diện trong xây dựng đảng đều phải phát triển hài hoà và tập trung lực lượng để giải quyết vấn đề căn bản. Bài viết: ―Bàn về nội dung chủ yếu trong tư tưởng xây dựng đảng của Giang Trạch Dân‖ (Hầu Đức Lân, 2001) [81] cho thấy, tư tưởng xây dựng đảng của Giang Trạch Dân là hệ thống khoa học hoàn chỉnh. Tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖ cùng với ―Tam giảng‖ là hạt nhân của tư tưởng xây dựng đảng, không chỉ thể hiện được tư tưởng chỉ đạo, cương lĩnh cơ bản, mục tiêu xây dựng, cơ chế làm việc, xây dựng tác phong, đội ngũ cán bộ, dân chủ chính trị và tính tiên tiến của đảng mà còn cho thấy r đặc trưng mang tính thời đại, tính chiến lược và tính khoa học trong đó.

Thứ tư, về tư tưởng xây dựng đảng của Hồ Cầm Đào dựa trên quan điểm phát triển khoa học. Từ sau khi Hội nghị Trung ương 4 ĐCS Trung Quốc khoá XVII đưa ra khái niệm ―khoa học hoá trong xây dựng đảng‖ và đưa ra đường lối thúc đẩy khoa học hoá trong xây dựng đảng là dùng lý luận khoa học để thực hiện xây dựng đảng và dùng chế độ khoa học để bảo đảm công tác xây dựng đảng, dùng phương pháp khoa học để thúc đẩy xây dựng đảng thì các học giả trong nước đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Tiêu biểu có bài viết: ―Khoa học hoá trong xây dựng đảng: Lý luận, chế độ và phương pháp‖ (Khâu Khánh Quốc, Diêu Hoàn, 2010)

[189] đã cho rằng, thực hiện xây dựng đảng một cách khoa học có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường năng lực cầm quyền và xây dựng tính tiên tiến của đảng trong thời kỳ mới. Bài viết ―Bàn về hệ thống lý luận khoa học hoá xây dựng đảng‖ (Trương Thư Lâm, 2010) [139] cho rằng, xây dựng đảng một cách khoa học là đảm bảo đảng hoạt động theo qui luật, chế độ hoá các hoạt động của đảng để công tác xây dựng đảng đi vào qui trình và trạng thái hoạt động theo quĩ đạo.

Thứ năm, về tư tưởng xây dựng đảng của Tập Cận Bình. Cụ thể là tư tưởng quản lý đảng nghiêm minh toàn diện trong bố cục chiến lược ―Bốn toàn diện‖ và trong tư tưởng xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.

Đầu tiên phải kể đến cuốn: ―Tập Cận Bình - Tư tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc‖ (Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCS Trung Quốc, 2018) [2]. Trong đó, Tập Cận Bình cho thấy, cần phải thúc đẩy toàn diện công trình xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tác phong, kỷ luật gắn liền với xây dựng chế độ, thúc đẩy phòng chống tham nhũng, xây dựng đảng trở thành đảng cầm quyền theo Chủ nghĩa Mác luôn đi trước thời đại. Bên cạnh đó, các học giả xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau khi nghiên cứu về tư tưởng của Tập Cận Bình về xây dựng đảng. Có một số bài viết tiêu biểu như: ―Phân tích đặc trưng trong tư tưởng xây dựng đảng của Tập Cận Bình‖ (Đới Lập Hưng, 2015) [72] đã cho rằng, tư tưởng của Tập Cận Bình về xây dựng đảng có 4 nét đặc trưng: một là, hình thành vững chắc quan điểm nhân dân làm chủ thể; hai là, tư tưởng cầm quyền lãnh đạo để thực hiện giấc mộng Trung Quốc; ba là, kiên trì quản trị đảng nghiêm minh toàn diện; bốn là, chú trọng xây dựng chế độ pháp qui trong đảng; Bài viết: ―Những điểm nổi bật trong lý luận về xây dựng đảng của Tập Cận Bình‖ (Đặng Thuần Đông, 2016) [73] cho rằng, tư tưởng của Tập Cận Bình về xây dựng đảng có 6 đặc điểm: một là, làm nổi bật nhấn mạnh niềm tin lý tưởng; hai là, lấy vấn đề thực tiễn làm hướng đi; ba là, nhấn mạnh việc phát huy truyền thống tốt đẹp; bốn là, nhấn mạnh kỷ luật cá nhân kết hợp với kỷ luật chung; năm là, nhấn mạnh thực sự cầu thị là đường lối tư tưởng; sáu là, kiên trì tiêu chuẩn cao, yêu cầu nghiêm khắc trong việc thực hiện xây dựng đảng. Bài

viết:Nghiên cứu tư tưởng xây dựng đảng của Tập Cận Bình(Lý Hồng, 2016)

[90] cho rằng, Tập Cận Bình không chỉ nhấn mạnh tăng cường xây dựng tư tưởng, mà còn đưa ra yêu cầu kiên trì xây dựng đảng về tư tưởng kết hợp chặt chẽ với xây dựng chế độ quản lý đảng, vừa mềm dẻo vừa cứng rắn sẽ tương hỗ cho nhau và cùng phát huy tác dụng làm tăng thêm hiệu quả trong công tác xây dựng đảng. Bài

viết:Quan điểm cơ bản và ý nghĩa thời đại trong tư tưởng quản lý đảng nghiêm

minh toàn diện‖ (Triệu Linh Vân, 2015) [146] đã nhìn từ khía cạnh thực tiễn chỉ ra, tư tưởng xây dựng đảng của Tập Cận Bình có 4 ý nghĩa quan trọng: một là, đối với

xây dựng tác phong mà nói, đã trả lời được vấn đề làm thế nào để tránh cái bẫy tham nhũng; thứ hai, đối với lý luận và thực tiễn xây dựng đảng mà nói đã trả lời được vấn đề làm thế nào để tránh được cái bẫy biến chất; thứ ba, thực hiện kết hợp giữa phương lược xây dựng đảng và phương lược quản lý đất nước theo pháp luật, trả lời được vấn đề làm thế nào tránh được sự suy yếu về năng lực; thứ tư, trả lời được vấn đề là đảng làm thế nào lãnh đạo nhân dân thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa XHCN, có thể tránh được bẫy thu nhập trung bình. Bài viết: ―Nhận thức sâu sắc tư tưởng xây dựng đảng của Tập Cận Bình từ hai góc độ ―trường kỳ‖ và―toàn diện‖ (Nhiệm Đông, 2018) [106] đã cho thấy tư tưởng xây dựng đảng quan trọng của Tập Cận Bình, đó là: Muốn thực hiện mục tiêu cầm quyền lâu dài phải đảm bảo các yếu tố sau: xây dựng chính trị lâu dài, kiên trì lâu dài lập trường vì nhân dân, sáng suốt xây dựng phòng tuyến dài hạn mang tính chiến lược tránh những nguy cơ và thách thức có thể xảy ra liên tiếp trong quá trình cầm quyền lâu dài của đảng, nâng cao bản lĩnh cầm quyền lâu dài, kiên trì sự lãnh đạo mọi công tác của đảng và kiên trì

quản lý đảng nghiêm minh toàn diện. Bài viết:Sự kế thừa và sáng tạo trong tư

tưởng xây dựng đảng của Tập Cận Bình‖ (Vu Hiểu Lôi, 2020) [132] tác giả cho rằng, các luận điểm mới trong tư tưởng xây dựng đảng của Tập Cận Bình là sự sáng tạo trong thực tiễn xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới được thể hiện r qua tư tưởng quản lý đảng nghiêm minh toàn diện, góp phần làm phong phú lý luận xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác.

Các nghiên cứu tại các nước khác trên thế giới không nhiều, tiêu biểu có cuốn: “Trung Quốc trước ngã ba đường” (Peter Nolan, 2004) [196], tác giả đã cho thấy, Trung Quốc đang dò tìm một con đường để tiến lên, trước những khó khăn thách thức phải đối mặt, các thế hệ lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đều nhấn mạnh, toàn đảng cần phải kiên trì giữ gìn phẩm chất đạo đức và truyền thống cách mạng tốt đẹp, nỗ lực phấn đấu gian khổ, kiên trì sự lãnh đạo của đảng và tôn chỉ vì nhân dân phục vụ.

Tại Việt Nam, nghiên cứu lý luận xây dựng ĐCS Trung Quốc có một số bài tạp chí tiêu biểu như: ―Trung Quốc: Những đổi mới trong công tác tư tưởng lý luận sau 30 năm cải cách mở cửa‖ (Phạm Tất Thắng, 2009) [207] đã cho thấy kinh nghiệm

về đổi mới công tác tư tưởng lý luận của ĐCS Trung Quốc đó là: Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào điều kiện Trung Quốc, đổi mới hoàn thiện hệ thống lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn, coi trọng tuyên truyền, giáo dục niềm tin và lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, quán triệt đường lối, chỉ thị của đảng, đổi mới phương thức giáo dục tư tưởng lý luận, xây dựng hệ thống giáo trình chuẩn trên toàn quốc, nâng cao hiệu quả công tác quản lý báo chí, xuất bản; Bài viết: “Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc với vấn đề xây dựng Đảng” (Đặng Thúy Hà, 2008) [19], đã trình bày những vấn đề chính trong xây dựng Đảng của Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc, thông qua đó thấy được tư tưởng xây dựng đảng của Hồ Cẩm Đào đã có những điểm nổi bật như: Chú trọng thúc đẩy toàn diện sự nghiệp xây dựng Đảng bằng tinh thần cải cách, đổi mới, coi xây dựng năng lực cầm quyền, xây dựng tính tiên tiến của Đảng là đường lối chủ yếu. Ông đã đưa ra yêu cầu mới trong công tác xây dựng lý luận là vũ trang toàn Đảng bằng thành tựu mới nhất của quá trình Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, yêu cầu mới trong xây dựng đội ngũ lãnh đạo, hoàn thiện hệ thống mới trong việc đánh giá khảo sát thành tích chính trị, cơ chế mới trong thúc đẩy bảo đảm công tác xây dựng tổ chức Đảng cơ sở, kiên trì nâng cao tố chất Đảng viên, thực tiễn mới của chế độ thường nhiệm đại hội đại biểu, những luận điểm mới trong công tác phòng chống tham nhũng. Bài viết ―Tư tưởng Tập Cận Bình: Nhìn lại và đánh giá sau nửa nhiệm kỳ thực hiện‖ (Trần Thọ Quang, Cù Thị Thúy Lan, 2020)

[47] đã cho thấy bản chất trong tư tưởng về tăng cường công tác xây dựng đảng của Tập Cận Bình thể hiện trong nhận thức về thời đại mới, về sứ mệnh lịch sử của ĐCS Trung Quốc. Tuy nhiên, cách mà Tập Cận Bình đang làm là củng cố quyền lực, thắt chặt hơn chính trị nội bộ, quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng có thể sẽ có những tác động tiêu cực không chỉ trong đảng mà cả xã hội và ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc.

1.1.2 Các nghiên cứu về thực trạng xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay

Nghiên cứu về thực trạng xây dựng ĐCS Trung Quốc không phải là một vấn đề quá mới. Do tính tương đồng trên rất nhiều phương diện trong công tác xây dựng đảng, vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc cũng được Việt Nam hết sức coi trọng.

Nhiều công trình nghiên cứu ở cả Việt Nam và Trung Quốc với các quy mô và cấp độ khác nhau đã được đề cập xung quanh chủ đề này. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Trung Quốc đang tích cực thực hiện bố cục chiến lược ―Bốn toàn diện‖, trong đó có nội dung quản lý đảng nghiêm minh toàn diện thì số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này ngày càng nhiều hơn.

Các tài liệu nghiên cứu về thực trạng xây dựng ĐCS Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến nay của Trung Quốc rất phong phú. Các cuốn “Quản lý đảng nghiêm minh toàn diện trong thời đại mới” (Yang Fengcheng, Zhao shumei and Zhang Shifei, 2017) [201] và 5 năm thực hiện quản lý đảng nghiêm minh toàn diện(Viện Nghiên cứu xây dựng đảng thuộc Ban Tổ chức Trung ương, 2018) [174] đã nhìn lại một cách toàn diện về thực tiễn quản lý đảng của Trung ương ĐCS Trung Quốc do Tập Cận Bình là hạt nhân kể từ Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc, cho thấy r 6 phương diện là: sự lãnh đạo của đảng là đặc trưng bản chất của CNXH đặc sắc Trung Quốc, quản lý đảng không thể buông lỏng, mãi duy trì xây dựng tác phong, kiên trì không khoan nhượng với tham nhũng, kết hợp xây dựng tư tưởng và chế độ quản lý đảng, v.v... đi sâu giải thích triệt để phương châm của đảng, thể hiện đầy đủ những kết quả đáng ghi nhận của ĐCS Trung Quốc trong quản lý đảng nghiêm minh toàn diện. Cuốn ―Xu hướng tăng cường xây dựng ĐCS ở Trung Quốc‖ (Rongxin Chun, 2014) [199] đã cho thấy, để cải cách chế độ xây dựng đảng, ĐCS Trung Quốc đã tăng cường xây dựng chế độ tập trung dân chủ, hoàn thiện thể chế lãnh đạo và phương thức cầm quyền của đảng, duy trì tính tiên tiến và trong sạch của đảng, xây dựng pháp quy trong đảng, v.v… Và một số bài nghiên cứu đăng trên Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam như: ―Cách thức sinh tồn của giới quan chức Trung Quốc trong trật tự mới của Tập Cận Bình‖ (TTXVN, 2019) [60]; ―Tập Cận Bình sẽ đối mặt ở Hội nghị Bắc Đới Hà ra sao?‖ (TTXVN, 2019) [61]; ―Trò chơi quyền lực mạo hiểm của Tập Cận Bình‖ (TTXVN, 2019) [62] đã chỉ ra không ít vấn đề trong công tác quản lý đảng của ĐCS Trung Quốc. Đó là, tác phong đảng viên không chuẩn mực, còn tồn tại nhiều thói hư tật xấu, tổ chức đảng buông lỏng quản lý, làm việc còn mang tính hình thức, sao chép, chiếu lệ, thiếu tính dân chủ, hoạt động kiểm tra, giám sát gặp phải không ít khó khăn. Vấn đề

Tập Cận Bình đã quá tập trung quyền lực trong tay đã dẫn tới sự hoài nghi, liệu những gì ông đang chủ trương làm có thu được hiệu quả thực sự trong công tác xây dựng đảng hay có thực sự thúc đẩy dân chủ trong Đảng như những gì ông đã nói hay không?. Bài viết ―Công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay‖ (Trường Lưu, 2017) [35] đã cho thấy những mục tiêu đặt ra trong công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc từ Đại hội XVIII, phân tích khái quát những chủ trương, biện pháp ĐCS Trung Quốc đang thực hiện với phương châm nâng cao toàn diện trình độ khoa học trong công tác xây dựng đảng, nhằm xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, nổi bật là cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, có những nghiên cứu liên quan về các phương diện cụ thể trong công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc. Cụ thể như:

Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề xây dựng đảng về chính trị. Việc ĐCS Trung Quốc trong Báo cáo Đại hội XIX chính thức đưa xây dựng chính trị vào bố cục tổng thể xây dựng đảng và đặt ở vị trí thống lĩnh hàng đầu đã làm nổi bật hơn phương diện xây dựng đảng về chính trị. Do vậy, từ đó đến nay cũng đã có những bài viết về vấn đề này, tiêu biểu như: Bài viết ―Mối quan hệ giữa lãnh đạo chính trị và xây dựng chính trị của đảng‖ (Đinh Tuấn Bình, Lý Nhã Lệ, 2019) [74] cho thấy, thực hiện xây dựng chính trị có liên quan mật thiết đến sự lãnh đạo của đảng. Do đó, cần phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, nhất trí cao độ với Trung ương Đảng trong mọi công tác của đảng, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo về chính trị, năng lực quản lý đảng nghiêm minh toàn diện. Bài viết: ―Quán triệt xây dựng đảng về chính trị trong suốt quá trình quản lý đảng nghiêm minh toàn diện‖ (Lý Đan Thanh, 2018)

[89] cho rằng, đưa xây dựng chính trị vào xuyên suốt cả quá trình quản lý đảng nghiêm minh toàn diện, thúc đẩy toàn diện tăng cường bản lĩnh cầm quyền của đảng, đặc biệt là tăng cường bản lĩnh lãnh đạo chính trị là một trong những yêu cầu tổng thể của công tác xây dựng đảng. Nhìn từ góc độ vĩ mô mà nói, đó chính là phải nắm chắc phương châm đường lối chính sách của đảng, kiên trì sự lãnh đạo trong tất cả các công tác của đảng, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của đảng. Về mặt vi mô mà nói, đó là phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo chính trị của cán bộ đảng viên các cấp.

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí