Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc Về Phát Triển Con Người Toàn Diện


diện thời đại, lịch sử, lý luận và thực tiễn; khẳng định việc thúc đẩy con người phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội không những là tất yếu lịch sử, logic mà còn có tính hiện thực và tính cấp thiết. Cuốn Con đường do Mác mở ra - Nghiên cứu về phát triển con người toàn diện đi sâu phân tích hàm nghĩa và nội dung cụ thể của khái niệm phát triển con người toàn diện, cho rằng phát triển con người toàn diện có quy định về giá trị, quy định về lịch sử và quy định về nội dung, tổng kết các quy luật lịch sử của phát triển con người toàn diện, đồng thời phân tích về hình thức thực hiện phát triển con người toàn diện trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội từ 06 phương diện là quan niệm về giá trị, năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, trạng thái tinh thần, tâm lý xã hội và phương thức tư duy.

Những năm gần đây, nghiên cứu về tư tưởng phát triển con người toàn diện đã nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, lĩnh vực nghiên cứu phong phú đa dạng, bên cạnh những công trình mang tính truyền thống thì cũng có những phân tích mới gắn trực tiếp với vấn đề thực tế, hầu hết đã bao quát mọi lĩnh vực có liên quan đến phát triển con người toàn diện. Đáng chú ý có các công trình sau:

Bài viết “Quan điểm của tôi về vấn đề ‘phát triển con người toàn diện’” (“

的全面发展问题之我见), Tạp chí Tìm hiểu và quan điểm (2002) của tác giả Yu

Wujin (俞吾金). Tác giả khẳng định tìm hiểu vấn đề phát triển con người toàn diện không những cần chú ý đến hàm ý mà khái niệm cơ bản của vấn đề này đề cập đến, mà còn phải chú ý đến hai góc độ khác nhau mà vấn đề này phải đối mặt: một là góc độ lý tưởng, hai là góc độ hiện thực. Chúng ta phải tổng hợp hai góc độ khác nhau này, từ đó vừa không mất đi cao độ của lý tưởng, vừa không mất đi khả năng thực hiện trong cuộc sống hiện thực.

Cuốn Lý luận về sự phát triển tự do toàn diện của con người (人的自由全

面发展论), của tác giả Chen Zhishang (陈志尚) (Nxb. Đại học Nhân Dân Trung Quốc, 2004). Tác giả Chen Zhishang bằng việc tìm về lịch sử tư tưởng phát triển con người tự do toàn diện ở trong và ngoài Trung Quốc đã làm nổi bật lên đóng


góp quan trọng của Mác; trình bày và phân tích một cách chính xác và toàn diện lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác về phát triển con người tự do toàn diện, đồng thời phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phát triển con người và phát triển xã hội. Con người là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại lịch sử của xã hội, xã hội là hình thức tồn tại và phát triển của con người. Một nhân cách tư duy và hành động trong hiện thực là một con người đã phát triển về mặt xã hội, thông qua quá trình xã hội hóa; chỉ trong xã hội, con người mới có thể phát triển bản tính và năng lực thực sự của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Trong bài viết “Mác, Ăng-ghen, Lênin bàn về phát triển con người toàn diện” (马克思、恩格斯、列宁论人的全面发展) của tác giả Chen Jinfang (陈金芳) đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục Trung Quốc

(ngày 08 tháng 5 năm 2006), tác giả đã tổng kết quan điểm của các nhà kinh điển về phát triển con người toàn diện từ góc độ giáo dục như sau: Nội hàm căn bản của phát triển con người toàn diện là năng lực lao động của cá nhân, tức thể lực và trí lực của cá nhân được phát triển toàn diện, đầy đủ và tự do trong quá trình sản xuất; sự phát triển của con người và sự phát triển của xã hội là quan hệ biện chứng đối lập thống nhất. Lực lượng sản xuất là nhân tố căn bản ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con người, quan hệ sản xuất là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con người, giáo dục và lực lượng sản xuất kết hợp với nhau là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người phát triển toàn diện.

Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 3

Trong bài viết “Thử bàn về ý nghĩa hiện thời của lý luận phát triển con người toàn diện của chủ nghĩa Mác” (浅谈马克思主义的人的全面发展理论的现实意义), tác giả Liu Xin (刘鑫) (Nxb. Nhà xuất bản Biên dịch Trung ương,

2008) đã phân tích quá trình hình thành và phát triển của lý luận phát triển con người toàn diện của chủ nghĩa Mác. Lý luận về phát triển con người toàn diện lần đầu tiên được Mác đưa ra trong nội dung tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”. Mác khẳng định, lao động là “hoạt động tự do, tự giác” của con người, song trong điều kiện của chế độ tư hữu thì lao động của con người đã biến thành


“lao động bị tha hóa”. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” - tác phẩm đánh dấu sự ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử, lần đầu tiên Mác và Ph.Ăng-ghen đề cập đến khái niệm “phát triển con người toàn diện”, đưa ra tư tưởng về phát triển con người toàn diện. Sau này trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác khẳng định xã hội cộng sản chủ nghĩa là liên hợp của những người tự do, coi sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân là nguyên tắc cơ bản; mỗi cá thể trong liên hợp này độc lập, tự chủ, tự do, toàn diện, sự tôn nghiêm và giá trị của mỗi cá thể đáng được tôn trọng và bảo vệ. Bộ “Tư bản” (năm 1867) đã đánh dấu sự chín muồi của tư tưởng chủ nghĩa Mác về phát triển con người toàn diện. C.Mác và Ph.Ăng-ghen xuất phát từ quan hệ giữa con người với xã hội, từ góc độ diễn biến lịch sử để chỉ ra tình trạng phát triển của con người trong các hình thái xã hội, cũng như chỉ ra tiến trình phát triển con người toàn diện và quá trình phát triển của lịch sử loài người như một quá trình lịch sử tự nhiên; thông qua việc phân tích quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông đã tìm ra được quy luật nội tại quá trình vận hành của kinh tế tư bản chủ nghĩa - quy luật giá trị thặng dư, đồng thời, trong thời gian lao động thặng dư đã tìm ra điều kiện để phát triển con người toàn diện - thời gian tự do.

Cuốn Giao tế và sự phát triển của con người - Từ góc độ của chủ nghĩa Mác (交往与人的发展基于马克思主义的视角) của tác giả Liu Minghe (刘明合) (Nxb. Nhà xuất bản Biên dịch Trung ương, 2008). Cuốn sách này luận giải

một cách có hệ thống về mối liên hệ bên trong giữa phạm trù giao tiếp và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Một số vấn đề liên quan đế phát triển con người toàn diện được tác giả đề cập như giao tế là nền tảng và điều kiện quan trọng cho sự phát triển của con người, hình thức lịch sử của giao tế và hình thức lịch sử của sự phát triển con người, giao tế qua mạng và sự phát triển của con người, chế độ và sự phát triển của con người, giao tế và sự phát triển của con người ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Cuốn Thế giới của con người và con người của thế giới – Tìm hiểu lịch sử tư


tưởng của chủ nghĩa Mác (人的世界与世界的人:马克思的思想历程追踪) của

tác giả Zhang Shuguang ( 张 曙 光 ) (Nxb. Đại học sư phạm Bắc Kinh, 2009). Tác giả xuất phát từ bản chất con người – “cá tính” theo quan điểm chủ nghĩa Mác để chỉ ra rằng giải phóng con người là sứ mệnh cả đời của Mác. Nghiên cứu lý luận của Mác chỉ ra rằng, giải phóng con người không phải là mong muốn thuần túy chủ quan của con người, cũng không phải là một định mệnh tự nhiên mà con người sinh ra đã có khả năng hiện thực hóa; con người là một sinh vật độc nhất tự sinh ra, tự vượt qua và tự hoàn thiện, vì vậy, con người luôn trong quá trình nhận thức chính

mình. Thế giới của con người và quá trình hình thành và phát triển của con người trong “thế giới của con người và con người của thế giới” là chủ đề của tư tưởng triết học Mác và thậm chí là toàn bộ tư tưởng của C.Mác.

Cuốn sách nghiên cứu về “Hệ tư tưởng Đức” của Mác và Ăngghen (马克思

恩格斯《德意志意识形态》研究读本) của tác giả Zhang Wu (张 梧) (Nxb. Nhà xuất bản Biên dịch Trung ương, 2017) là một công trình nghiên cứu tương đối chi tiết về bối cảnh thời đại, hoàn cảnh tư tưởng, quá trình sáng tạo, quá trình giao tiếp, biên tập ấn bản và tình hình nghiên cứu tác phẩm Hệ tư tưởng Đức của C. Mác và Ăngghen. Hệ tư tưởng Đức đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu làm cho lao động bị tha hóa là do còn tồn tại sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế, để giải phóng con người khỏi sự tha hóa, tạo điều kiện để phát triển toàn diện những “năng lực nhân tính” cho từng cá nhân cần phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, cụ thể là chế độ tư hữu tư sản.

Ngoài những công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc nêu trên, một số công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây sau đây cũng mang lại giá trị tham khảo đối với luận án: Erich Fromn (1961), Marx’s Concept of Man, Cortinuum International Publishing Group; Khazoeva, N,O.; Khaziev, A.K.; Stepanenko, G.N.; Klyushina, E.V.; Stepanenko, R.F. (2019), Marxism in the modern world: social-philosophical analysis, Utopoa Praxis Latinoamericana; Philip Alston and Mary Robinson (2005), Human Rights and Development:


Towards Mutual Reinforcement, Oxford University Press; Stein Ringer (2017), The perfect Dictatorship, HKU Press; Z. Xu (2015), Theory of Human Comprehensive Development of Marx and Its Sinicization Process, Scociology.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện

Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt:

Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện. Trong một số công trình nghiên cứu về những thành tựu lý luận chung của Trung Quốc trong quá trình cải cách mở cửa có đề cập đến quan điểm phát triển con người toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiêu biểu là các công trình:

Bài viết “Trung Quốc: Những đổi mới trong công tác tư tưởng lý luận sau 30 năm cải cách mở cửa” của tác giả Phạm Tất Thắng, đăng trên Tạp chí Tuyên giáo, bản điện tử (ngày 14-2-2009). Trong bài viết, tác giả đã nêu những đổi mới về lý luận trong lĩnh vực chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa: lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” của Giang Trạch Dân, “quan điểm phát triển khoa học” của Hồ Cẩm Đào. Tác giả nhấn mạnh, hàm nghĩa quan trọng hàng đầu của “quan điểm phát triển khoa học” là “phát triển”; hạt nhân của “quan điểm phát triển khoa học” là “lấy con người làm gốc”; yêu cầu cơ bản của quan điểm phát triển một cách khoa học là “sự hài hòa bền vững toàn diện”; phương pháp căn bản của “quan điểm phát triển khoa học” là “bố trí đồng bộ”.

Bài viết “Những sáng tạo mới về lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Đại hội XIX”, Website của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (ngày 16-5-2019) của tác giả Đỗ Tiến Sâm. Nghiên cứu về quan điểm của Hồ Cẩm Đào về phát triển con người toàn diện, tác giả khẳng định: Với tinh thần lấy chủ nghĩa Mác phát triển để chỉ đạo thực tiễn mới, tập thể thế hệ lãnh đạo thứ tư của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí thư đã tìm tòi để trả lời câu hỏi: Thế nào là phát triển, thực hiện sự phát triển như thế nào? Ông đã tiếp tục


bổ sung, nêu lên các quan điểm mới về phát triển, theo đó phát triển là vì con người, “lấy con người làm gốc” và lý luận về xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Về quan điểm của hạt nhân thế hệ lãnh đạo thứ năm, tác giả đã chỉ ra quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc được nêu trong Báo cáo chính trị Đại hội XIX: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc là mâu thuẫn giữa nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp ngày càng tăng lên của nhân dân với sự phát triển không cân bằng, không đầy đủ, cần phải kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, không ngừng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, toàn thể nhân dân cùng giàu có.

Qua các bài viết, các tác giả đều khẳng định rằng những thành quả lý luận nói chung và lý luận về phát triển con người toàn diện nói riêng chính là kết quả của sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, quan điểm “phát triển khoa học”. Những sáng tạo lý luận trong quá trình cải cách mở cửa đều nhằm mục tiêu cuối cùng là xây dựng Trung Quốc trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu có, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp, tạo điều kiện để con người phát triển tự do, toàn diện.

Công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng nước ngoài:

Cuốn Nghiên cứu tư tưởng phát triển con người toàn diện của Mác và sự phát triển của nó (马克思人的全面发展思想及其当代发展研究) của tác giả Gu Xiangwei (顾相伟) (Nxb. Đại học Phúc Đán, 2015) đã phân tích một cách khá

toàn diện những đóng góp của ba thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân đối với tư tưởng phát triển con người toàn diện. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, hạt nhân lãnh đạo của ba thế hệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kế thừa và phát triển tư tưởng phát triển con người toàn diện của chủ nghĩa Mác, tiến hành “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác”: Mao Trạch Đông đã đặt nền móng cho sự phát triển con người toàn diện từ góc độ chính trị, tư tưởng, Đặng Tiểu Bình nêu ra tư tưởng giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, bồi dưỡng con người mới xã hội chủ


nghĩa phát triển toàn diện, Giang Trạch Dân khẳng định phát triển con người toàn diện là yêu cầu bản chất của xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

Trong bài viết “Tư tưởng phát triển con người toàn diện trong sự phát triển của Trung Quốc ngày nay” (人的全面发展思想在当代中国的发展) của tác giả Liu Yu (刘宇) đăng tải trên tạp chí Học báo Học viện giáo dục Trường Xuân (2015),

bằng việc phân tích cơ sở lý luận của tư tưởng phát triển con người toàn diện, tác giả đã nêu những phát triển mới của Trung Quốc trong vấn đề này. Ngay sau khi nước Trung Quốc thành lập, Mao Trạch Đông đã đưa ra quan điểm phát triển con người toàn diện là làm cho học sinh có được kiến thức toàn diện và sâu rộng, có cơ thể phát triển khỏe mạnh, phát triển đạo đức cộng sản chủ nghĩa, là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể. Đặng Tiểu Bình trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của Mao Trạch Đông đã nêu quan điểm bồi dưỡng con người mới có bốn tố chất là có lý tưởng, có đạo đức, có kỷ luật, có văn hóa, hay giáo dục con người vừa có đức, vừa có trí. Theo quan điểm của Giang Trạch Dân, phát triển con người toàn diện là yêu cầu bản chất của xây dựng chủ nghĩa xã hội; ông cho rằng “cần không ngừng thúc đẩy con người phát triển toàn diện trên cơ sở văn minh vật chất và văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa” [82]; trong giai đoạn xây dựng xã hội khá giả toàn diện, Giang Trạch Dân cho rằng sự phát triển toàn diện của con người vừa có sự phát triển đời sống vật chất, vừa có sự phát triển toàn diện của đời sống tinh thần… Đến Hồ Cẩm Đào, ông khẳng định “quan điểm phát triển khoa học” và xã hội hài hòa là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người mà hạt nhân của “quan điểm phát triển khoa học” là “lấy con người làm gốc”, coi sự phát triển của con người là điểm xuất phát và đích đến cuối cùng. Tập Cận Bình là người nêu lên “giấc mơ Trung Quốc” - thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa đồng thời nhấn mạnh, giấc mơ Trung Quốc xét đến cùng là giấc mơ của nhân dân, phải dựa vào nhân dân để thực hiện, phải không ngừng tạo phúc cho nhân dân.

Tác giả Zhu Rongying ( 朱 荣 英 ) trong cuốn Lý luận phát triển con người

toàn diện của Mác và sự phát triển lý luận này của Trung Quốc (马克思人的全面


发展理论及中国表征) (Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, 2018) cho rằng chủ

nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc kiên trì quan điểm lực lượng sản xuất quyết định sự phát triển của xã hội, nhấn mạnh phát triển là mấu chốt để giải quyết mọi vấn đề của Trung Quốc. Quan điểm này đã thể hiện tính biện chứng trong lý luận của Mác về phát triển con người toàn diện, là sự vận dụng phép biện chứng trong vấn đề phát triển con người và xã hội; là cơ sở và bản chất của sự nghiệp chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thể hiện tính ưu việt và sức hiệu triệu của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, là sự kế thừa, làm phong phú và phát triển đối với tư tưởng nhân học của triết học Mác, là biểu hiện tính thời đại của lý luận chủ nghĩa Mác về phát triển con người toàn diện. Tác giả cho rằng, cùng với quá trình đi sâu cải cách mở cửa và sự hoàn thiện của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã bước vào thời kỳ quan trọng của giai đoạn phát triển lịch sử mới. Trong giai đoạn phát triển lịch sử mới này, các loại mâu thuẫn và vấn đề tích lũy trong quá trình tìm tòi và thử nghiệm trước đây đã bộc lộ ra, sự phát triển của xã hội và sự phát triển của con người đã bộc lộ rất nhiều tình huống mới, vấn đề mới, do đó Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra “quan điểm phát triển khoa học”

- quan điểm phát triển kiên trì lấy con người làm gốc, phát triển toàn diện, hài hòa, bền vững. Nhiệm vụ đầu tiên của “quan điểm phát triển khoa học” là phát triển, hạt nhân là lấy con người làm gốc, yêu cầu cơ bản là toàn diện, hài hòa, bền vững, phương pháp căn bản là tính toán tổng thể.

Bài viết “Tư tưởng phát triển con người toàn diện của Tổng Bí thư Tập Cận Bình từ sau Đại hội XVIII và thực tiễn sinh động của nó” (十八大以来习近平总书记关于人的全面发展思想及其生动实践), Mạng Guangming (光明网) (ngày 27-12-2017) của tác giả Wu Liguan, Zhao Hongwei (吴立官,赵宏伟). Tác giả

cho rằng “lấy nhân dân làm trung tâm”, “lập trường nhân dân”, “cảm giác có được của người dân” là những từ ngữ mà Tập Cận Bình thường xuyên nhắc tới và là chủ đề Tập Cận Bình quan tâm, cũng là nguyên tắc căn bản và logic rò ràng trong quá trình quản lý Đảng, quản lý đất nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tác

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí