Đặc Điểm Của Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh


chức thì "Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Qua những nội dung đã được trình bày và phân tích ở trên chúng ta thấy rằng tuy khái niệm về CC của các quốc gia nói trên về phạm vi CC rộng hẹp khác nhau nhưng nội hàm và địa vị pháp lý của CC có nhiều điểm giống nhau như:

- CC là những người phục vụ thường xuyên với chuyên môn nhất định trong khu vực nhà nước.

- CC là kết quả của sự tuyển chọn đặc biệt của Nhà nước, hoạt động của họ chịu sự điều chính của Luật CC.

- Hành vi của họ phải chịu trách nhiệm với Nhà nước, hành vi này phải chịu sự hạn chế được quy định đặc biệt, bao gồm hạn chế hành vi chính trị, giữ gìn bí mật, phục tùng chỉ huy.

- Được hưởng những quyền lợi của chức nghiệp như lương, hưu trí,

phúc lợi, trình bày, tố cáo, trong đó tiền lương do nhà nước chi trả.

- Khái niệm công chức ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: Nói chung từ CC được gọi chung trong từ CB. Việc phân biệt giữa CB và CC từ khi có Nghị định số 171/CP ngày 11/11/1993. Nghị định này quy định như sau: CC là công dân Lào được tuyển dụng và bổ nhiệm và giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Sau 10 năm thực hiện Nghị định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/CP ngày 19/5/2003 để thay thế Nghị định số 171/CP ngày 11/11/1993 và từ CC đã được sửa đổi, bổ sung.

Điều 2 Nghị định số 82/CP ngày 19/5/2003 quy định: CC nước CHDCND Lào là công dân Lào, được tuyển dụng và bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên ở các cơ quan tổ chức Đảng, nhà nước, tổ chức quần chúng ở trung ương, cấp địa phương và cơ quan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài và được hưởng lương và tiền hỗ trợ khác từ ngân sách nhà nước.

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 5

Mặc dù Nghị định số 82/CP ngày 19/5/2003 không đưa ra khái niệm CC, nhưng thông qua việc phân biệt các đối tượng là CC nước CHDCND Lào, chúng ta có thể thấy, CC theo văn bản pháp luật nước CHDCND Lào có nhiều điểm đặc trưng khác biệt so với các nước, đó là:

- CC nước CHDCND Lào không chỉ bao gồm những người làm việc trong bộ máy nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc cho các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng như: Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Hội Liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Lào, Hội Cựu chiến binh. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của CC nước CHDCND Lào. Nó xuất phát từ đặc thù của thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, đảng, đoàn thể của nước CHDCND Lào.

- Đối tượng CC không áp dụng cho đối tượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, kể cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công. Từ những phân tích trên, về mặt pháp luật, có thể định nghĩa CC nướcCHDCND Lào như sau: “CC là công dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ hay nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan tổ chức của Đảng, nhà nước, tổ chức quan chúng ở trung ương, địa phương,các cơ quan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài, được phân loại theo chức vụ chuyên môn và tương ứng là trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, theo vị trí công tác, được xếp vào một ngạch công chức, mỗi ngạch có


chức danh riêng, tiêu chuẩn riêng, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách

Nhà nước".

b) Khái niệm công chức hành chính cấp tỉnh

Hành chính nhà nước là “Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn các yêu cầu hợp pháp của công dân” [82, tr.18]. Có thể nói hoạt động hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, là hoạt động trực tiếp điều hành các quan hệ xã hội do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước chỉ có thể được tiến hành thông qua vai trò, nhiệm vụ, thẩm quyền của những con người làm việc trong hệ thống hành chính đó, họ được gọi là công chức hành chính nhà nước. Cũng theo quan niệm trên, công chức là người làm công cho nhà nước, do Nhà nước trả lương để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, bởi vậy chúng ta có thể dùng thuật ngữ công chức hành chính thay cho công chức hành chính nhà nước. Công chức hành chính nhà nước là những người phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân thi hành các chính sách và pháp luật, thực hiện việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội dựa trên sự ủy thác quyền lực của Nhà nước là những người được xếp vào ngạch hành chính nhà nước.

CCHC là người làm việc trong các cơ quan công quyền, cơ quan quản lý HCNN, trong các bộ phận hành chính của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác được xếp vào một ngạch hành chính và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Như vậy, có thể hiểu CCHC là một bộ phần quan trọng của đội ngũ CC, đảm nhận chức năng quản lý hành chính nhà nước. Họ là người trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch CC hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, làm việc trong các cơ quan HCNN các cấp.


Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nằm trong bộ máy chính quyền địa phương được tổ chức quản lý theo lãnh thổ hành chính, Theo Điều 2 của Luật Hành chính địa phương của CHDCND Lào năm 2003 thì: “chính quyền địa phương chịu sự quản lý điều hành của hành chính nhà nước ở trung ương, chính quyền địa phương gồm có 3 cấp: chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp bản - làng”.

Theo Điều 6 Luật Hành chính địa phương Lào năm 2003 thì: "Tỉnh là

địa bàn của chính quyền địa phương bao gồm nhiều huyện và thành thị…" .

Cơ quan hành chính cấp tỉnh là một đơn vị hành chính chiến lược của đất nước, là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước đại diện cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương đóng tại địa phương, đồng thời cũng là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân với trách nhiệm xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo sự phân bố chung của Trung ương, phù hợp với thế mạnh của địa phương mình, đồng thời cơ quan hành chính cấp tỉnh có trách nhiệm trước nhân dân ở địa phương và cấp trên trong việc bảo đảm thi hành quản lý kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Cơ quan hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào gồm có: Văn phòng tỉnh và các phòng trực thuộc, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Giáo dục và thể thao, Sở y tế, Sở nông nghiệp - lâm nghiệp, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Nội vụ, Sở tuyên truyền và văn hóa, Sở Bưu chính, viễn thông và thông tin, Sở Ngoại giao, Sở năng lượng và khoáng sản, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở khoa học - công nghệ, Sở Lao động và thương binh xã hội, Sở (Văn phòng ) Ủy ban giám sát và kiểm soát ma túy, Sở Giao thông vận tải, Sở Thuế quan, Sở Thanh tra, Sở Tư pháp

Cơ quan hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào là bộ phận quan trọng của nền hành chính quốc gia được tổ chức, hoạt động theo quy định của hiến pháp, Luật hành chính địa phương năm 2003, Luật nhà nước, các Nghị định của chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành; với chức năng thực hiện quản lý hành chính nhà nước và phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà


nước để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương

trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh.

CCHC cấp tỉnh là những người làm việc trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh, là một trong những mắt xích cơ bản của mối liên hệ giữa nhân dân địa phương với nhà nước cấp trên; là trung tâm tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời cũng là trung tâm điều hòa, phối hợp hoạt động của tất cả các ngành, các cơ quan nhà nước thuộc địa phương đóng trên lãnh thổ của tỉnh.

Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào là công dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hành chính, giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân.

2.1.1.2. Đặc điểm của công chức hành chính cấp tỉnh

CCHC cấp tỉnh thực hiện quản lý và điều hành đất nước theo pháp luật, là lực lượng trực tiếp thực thi quyền hành pháp của Nhà nước ở cấp tỉnh. Các mệnh lệnh, quyết định quản lý trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội do công chức hành chính triển khai thực hiện.

Công chức hành chính cấp tỉnh có những đặc điểm chủ yếu sau:

a) Đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh là những người thực thi công vụ trong cơ quan hành chính cấp tỉnh

Công vụ là loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài sản chung và ngân sách nhà nước, phát triển và ổn định nền kinh tế - xã hội; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhân danh quyền lực nhà nước, phục vụ nhân dân, thực hiện lý tưởng phụng sự tổ quốc và lòng tự hào


của người CC được hoạt động trong nền công vụ của đất nước ở cấp tỉnh là đặc điểm nổi bật và duy nhất của nguồn nhân lực hành chính nhà nước cấp tỉnh. Người CC trong bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh được trao quyền để thực thi công vụ, đồng thời, họ có bổn phận phục vụ xã hội, công dân và chịu những rằng buộc nhất định do liên quan đến chức trách đang đảm nhiệm. Họ có thể phải từ chức, bị truy cứu hoặc phải bồi thường thiệt hại nếu không hoàn thành trách nhiệm, sai phạm do quyết định hành chính làm tổn hại lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức ở cấp tỉnh.

b) Đội ngũ công chức hành cấp tỉnh được nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng để có khả năng và yên tâm thực thi công vụ

Để thực hiện công vụ, người CC được nhà nước cung cấp các điều kiện cần thiết để tiến hành thực thi công vụ như trụ sở, phương tiện, điều kiện làm việc… Họ được đảm bảo các quyền lợi vật chất và tinh thần như: hưởng lương từ ngân sách nhà nước tương xứng với chức trách và công việc, nhận các loại trợ cấp, phụ cấp các bằng tiền hoặc hiện vật và lương hưu khi đủ thời gian cống hiến cho nền công vụ, được khen thưởng khi có công lao xứng đáng. Sự đảm bảo quyền lợi cho nguồn nhân lực này có tính ổn định, lâu dài, thực tế là suốt đời nếu như CC không vi phạm kỷ luật, bị thải hồi hoặc bị truy tố trước pháp luật.

c) Là lực lượng lao động có tính chuyên nghiệp

Các cơ quan hành chính Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm việc chấp hành, thực hiện các đạo luật và nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, điều hành, giải quyết các mối quan hệ đối nội, đối ngoại phức tạp nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. Với chức năng đó, bộ máy nhà nước đòi hỏi phải có đội ngũ CC quản lý mang tính chất chuyên nghiệp, là những người thực hiện công vụ thường xuyên, liên tục, có trình độ chuyên môn và được đảo tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước ở các mức độ khác nhau.


Tính chuyên nghiệp của CCHC nhà nước nói chung, cấp tỉnh nói riêng được quy định bởi địa vị pháp lý và được thể hiện qua hai yếu tố: thời gian, thâm niên công tác và trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng nhiệm vụ hành chính. Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên mức độ chuyên nghiệp của người CCHC. Thời gian,thâm niên công tác tạo điều kiện để CC thành thảo công việc và đúc rút kinh nghiệm trong thực thi công vụ, còn trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực chuyên môn, kỹ năng nhiệm vụ hành chính tạo khả năng hoàn thành những công việc được giao.

d) Hoạt động của đội ngũ công chức hành chính diễn ra thường xuyên, liên tục trên phạm vi rộng và mang tính linh hoạt, thích ứng với sự biến đổi.

Các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến cơ sở thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, ngoại giao, an ninh quốc phòng với các mặt hoạt động hết sức phong phú và phức tạp gồm tài chính, ngân sách Nhà nước, kế toán, kiểm toán, thống kê, tín dụng, bảo hiểm, tài sản công, khoa học, công nghệ, môi trường… tất cả các hoạt động đó đều liên quan đến công việc hàng ngày và trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của tất cả mọi người dân, đòi hỏi hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và đội ngũ CCHC phải đủ năng lực, thẩm quyền để giải quyết tất cả các vấn đề thuộc phạm vi quản lý; điều hành một cách nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả. Mặt khác do đời sống chính trị, kinh tế xã hội, môi trường, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và những tình trạng khẩn cấp khác v.v... có thể có những diễn biến phức tạp, khôn lường đòi hỏi hoạt động của cơ quan hành chính và CCHC phải linh hoạt thích ứng với sự biến đổi đó.

e) Đội ngũ công chức hành chính tương đối ổn định, mang tính kế thừa,

nhưng luôn luôn đòi hỏi không ngừng nâng cao về chất lượng

Đội ngũ CCHC Nhà nước nói chung, cấp tỉnh nói riêng hoạt động ổn định, ít chịu biến động nhằm duy trì tính ổn định, liên tục của nền hành


chính. Trong tình hình các lĩnh vực hoạt động của xã hội không ngừng phát triển; đối tượng điều chỉnh của pháp luật ngày càng mở rộng và phức tạp hơn: yêu cầu của người dân về chất lượng phục vụ ngày càng cao nhưng các cơ quan hành chính nhà nước không thể tuyển dụng hàng loạt người lao động mới, vì rằng việc tuyển dụng và giải quyết các lao động dôi dư trong các cơ quan HCNN luôn liên quan đến một loạt các vấn đề về chính sách, chế độ xã hội phức tạp.

Giải pháp hiệu quả, thích hợp trong điều kiện hiện nay là xây dựng hệ thống chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, đề bạt, luân chuyển, đãi ngộ phù hợp để giảm thiểu tối đa sự chênh lệnh về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực HCNN. Nâng cao nguồn nhân lực hiện có, thông qua bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ CC nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các cơ quan hành chính Nhà nước. chú trọng chất lượng tuyển dụng nhân lực, thu hút, khuyến khích nhân tài thực thi công vụ. hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm trong tuyển dụng CCHC Nhà nước.

2.1.1.3. Vai trò của công chức hành chính cấp tỉnh

CCHC là yếu tố cơ bản cấu thành nền hành chính nhà nước, thông qua hoạt động của CCHC, các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước mới được thực hiện. cơ quan nhà nước không thể hình thành và hoạt động nếu không có CC. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “CB là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [60, tr.269].

CB và công tác CB luôn là một vấn đề quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, có vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí