theo hệ thống và không ngừng được hoàn thiện trên cơ sở hiến pháp và pháp luật hiện hành, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, đồng đều trên các lĩnh vực các địa phương trong cả nước.
3.2.2.2. Nguyên nhân của những ưu điểm
a) Về mặt chủ quan:
+ Nguyên nhân quan trọng là cấp ủy Đảng, lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh có sự đoàn kết, thống nhất chặt chẽ, bền vững, chưa có sự đối kháng trọng nội bộ, là truyền thống quý báu Đảng NDCM Lào nói chung, của các tỉnh nói riêng, đây là yếu tố quyết định trong mọi công việc.
+ Đảng NDCM Lào, đã đề ra đường lối, chiến lược, sách lược, cơ chế bồi dưỡng, đào tạo, quản lý và thực hiện chính sách tốt đối với CC trong từng giai đoạn. Do vậy mới có khả năng tập trung lực lượng CC để đảm nhiệm trọng trách, nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn đạt kết quả tốt từng bước một.
+ Đội ngũ CCHC cấp tỉnh một phần đã qua thử thách trong khói lửa cách mạng giải phóng đất nước, qua sự rèn luyện, phấn đấu trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ: bảo vệ và xây dựng tổ quốc là lực lượng cốt cán trong công cuộc đổi mới của đất nước.
+ Đảng ủy và lãnh đạo cấp tỉnh phần lớn đã có kiến thức và hiểu biết đối với công tác CB, CC, đã chỉ đạo, hướng dẫn việc bồi dưỡng và đào tạo trong trách nhiệm của mình, với nhiều hình thức, nhiều phương pháp, chú trọng thực hiện nguyên tác quản lý CC theo các Nghị quyết của Trung ương Đảng đề ra.
+ Ban tổ chức các tỉnh, thường xuyên nhận được sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ, Đảng ủy cấp tỉnh ra sức thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tích cực về công tác CB, CC.
b) Về mặt khách quan:
Có thể bạn quan tâm!
- Về Tuyển Dụng, Sử Dụng, Đánh Giá, Bố Trí, Đề Bạt, Điều Động Luân Chuyển
- Chế Độ Chính Sách, Trách Nhiệm Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh
- Về Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật, Chính Sách Đối Với Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh
- Quán Triệt Những Quan Điểm Của Đảng Và Nhà Nước Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức
- X Ây Dựng Đội Ngũ Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh Cần Dựa Trên Cơ Sở Xây Dựng Và Hoàn Chỉnh Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực Của Từng Địa
- Xây Dựng Đội Ngũ Công Chức Hành Chính Cấp Tỉnh Phải Căn Cứ Vào Tình Hình Thực Tế Của Tỉnh, Đồng Thời Bám Sát Yêu Cầu Nhiệm Vụ Phát Triển Kinh
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
+ Những năm qua có nhiều biến đổi sâu sắc trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thời đại trí tuệ đang mở ra với sự phát triển của kinh
tế thông tin, kinh tế trí thức, yêu cầu lao động phải có chuyên môn và kỹ thuật cao, chất lượng con người phải được phát triển, cho phù hợp với tiêu chuẩn và tính chất của phương thức sản xuất mới.
+ Hội nhập kinh tế - quốc tế và khu vực, KTTT, thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đội ngũ CC, đồng thời tạo ra nhu cầu phấn đấu vươn lên ở mỗi CC.
+ Những thành tựu của công cuộc đổi mới hơn 26 năm đã tạo ra những nhân tố quan trọng để đổi mới công tác CB, CC, cả mặt lý luận cũng như thực tiễn và nâng cao chất lượng đội ngũ CC.
3.2.3. Những hạn chế trong xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và nguyên nhân
3.2.3.1. Những hạn chế
Đi sâu khảo sát thực tế xây dựng đội ngũ CCHC ở một số tỉnh trong
nước, thấy rằng còn nhiều hạn chế và yếu kém sau:
+ Về đội ngũ CCHC cấp tỉnh tuy số lượng tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ hiện nay của công cuộc đổi mới đất nước.
+ Đến nay ở một số tỉnh đặc biệt ở các tỉnh miền bắc chưa có đội ngũ chuyên gia cố vấn trong lĩnh vực hành chính và thiếu công chức quản lý hành chính giỏi, thông thạo, am hiểu pháp luật, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
+ Đội ngũ CCHC cấp tỉnh có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, nhiều chuyên viên chính và lãnh đạo chủ chốt chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chính độ chuyên môn và lý luận của ngạch quy định, chưa đảm đương được yêu cầu chức trách của ngạch bậc. Ở một số sở, ngành của một số tỉnh còn thừa CC so với chỉ tiêu biên chế được giao, nhân viên phục vụ còn chiếm tỷ lệ cao.
+ Cơ cấu CCHC cấp tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài, tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến, thiếu CC nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và chuyên gia hoạch định chính
sách cấp tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền bắc. CCHC cấp tỉnh vừa thiếu vừa không
đồng bộ, phần lớn làm việc trong các lĩnh về kinh tế, còn ở trong lĩnh vực văn hóa
- xã hội rất ít, công chức nữ ở các sở rất ít, thiếu CC dân tộc thiểu số.
+ Năng lực công tác, hiệu quả công việc chưa cao, cách giải quyết công việc của một số CC chưa theo kịp với cơ chế mới, còn làm việc theo thói quen của cơ chế quản lý cũ, thiếu năng động sáng tạo, thiếu sâu sát với các đơn vị địa phương, cơ sở.
+ Một bộ phận đội ngũ CC suy giảm lòng tin vào lý tưởng cách mạng, con đường đi lên XHCN, thoái hóa, biến chất, tham nhũng, sách nhiễu dân, thiếu năng lực, thẩm chí chưa quán triệt đường lối, chính sách của Đảng.
Công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh chậm được thay đổi, còn yếu và chưa đồng bộ ở các khâu: quy hoạch, sử dựng, đào tạo,… Chế độ công vụ, chưa được hoàn thiện, thể hiện trên những điểm sau đây:
+ Công tác quy hoạch CCHC cấp tỉnh: Vẫn là vấn đề mới, chưa tạo thành ý thức tự giác, thường xuyên, chưa nhận thức đúng về yêu cầu bức xúc và tầm quan trọng chiến lược của vấn đề này, nhất là quy hoạch CC lâu dài.
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo đội ngũ CC không gắn với quy hoạch, do vậy không theo kịp công cuộc đổi mới, đó là nguyên nhân cốt lõi làm cho CCHC cấp tỉnh vừa thừa vừa thiếu. Nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới, nặng về lý thuyết, chưa gắn với thực tiễn cụ thể của từng ngành, từng địa phương; đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng còn thấp, chưa hợp lý.
+ Việc tuyển dụng: Chỉ làm hình thức, chưa khách quan, công khai, việc bố trí, phân công công tác chưa xuất phát từ yêu cầu công việc và năng lực sở trưởng của CC, đến nay đa số các cơ quan đơn vị vẫn dùng chế độ xét tuyển là chính.
+ Việc tiếp nhận và điều động, bố trí, luân chuyển, đề bạt: Chưa căn cứ vào nhu cầu công việc của từng đơn vị, tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn, nhiệm vụ của CC.
+ Việc đánh giá CC: Nhiều khi còn mang tính chủ quan, thiếu tính dân chủ hoặc mang nặng tình hình thức. Vẫn còn tình trạng phe cánh, bè phái, cục bộ, làm lẫn lộn trắng đen. Tình trạng thiếu trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của CC còn yếu, một bộ phận CC chưa thật sự năng động sáng tạo. Văn hóa công sở, giao tiếp hành chính trong công sở và thái độ ứng xử của một bộ phận CC chưa đạt yêu cầu trong thực thi công vụ, phục vụ nhân dân.
+ Một bộ phận CCHC cấp tỉnh thiếu tu dưỡng, rèn luyện học tập thường xuyên; phai nhạt lý tưởng, sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng, từ đó dẫn đến phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần trách nhiệm kém, còn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, “vô cảm” trong phục vụ nhân dân; tồn tại hiện tượng ngại khó, ngại khổ, đùn đẩy công việc… tất cả những điều đó gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước.
- Công tác quản lý CC: Không sâu sát, còn nhiều lỏng lẻo đến nay chưa xây dựng được dữ liệu và quản lý hồ sơ CC theo đúng quy chế của Trung ương quy định.
+ Việc phân cấp quản lý: Của các cơ quan quản lý CC chưa thật rõ ràng còn nhiều chồng chéo, việc phối hợp hoạt động của các sở, ban, ngành, địa phương còn hạn chế. Bộ máy quản lý CC của tỉnh còn chưa hợp lý, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp, còn thiếu cơ chế cho nhân dân tham gia góp ý kiến trong việc quản lý và bảo vệ CC.
+ Việc quy định và đề ra các chính sách đối với CC: Chưa thành hệ thống đồng bộ, nhiều qui định chồng chéo, mâu thuẫn. Chưa có chế độ chính sách cần thiết để thu hút và khuyến khích người tài, có năng khiếu, có thành công lớn trong công việc và hỗ trợ cho những người công tác ở nơi xa xôi hiểm trở, những vấn đề này ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần, suy nghĩ của CC.
3.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
+ Cơ chế quản lý đội ngũ CC nhà nước nói chung và CCHC cấp tỉnh
nói riêng còn thiếu đồng bộ. Như phân tích ở trên cho thấy đội ngũ CCHC
nhà nước nói chung và CCHC cấp tỉnh nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một nền hành chính chính quy, hiện đại, trong việc xây dựng một NNPQ ở CHDCND Lào. Nhưng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ chế quản lý CCNN nói chung và CCHC cấp tỉnh nói riêng chưa đúng mức.
+ Khả năng dự báo và đánh giá đúng những nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh như xu thế toàn cầu hóa với những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của quá trình hội nhập kinh tế - quốc tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường, cũng như đặc điểm hoạt động và sinh hoạt của đội ngũ CCHC chính trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội còn kém và bị động. Có những tỉnh, cấp ủy, người đứng đầu tổ chức chưa đầu tư đúng mức thời gian, công sức cho công tác xây dựng đội ngũ CCHC hoặc giao phó công tác này cho cơ quan chuyên môn; chưa cụ thể hóa nội dung quy định về phân công, phân cấp quản lý đội ngũ CC phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ chính trị và thực trạng đội ngũ CC của cơ quan, đơn vị mình; chưa thực sự coi trọng vai trò của các tổ chức, các lực lượng và của quần chúng trong việc tham gia quản lý, giám sát đội ngũ CCHC.
+ Trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh:
Cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh, kể cả người làm công tác tư tưởng chính trị, coi nhẹ, buông lỏng, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị một cách liên tục, việc tổ chức sinh hoạt của các cơ quan hành chính cấp tỉnh không được thực hiện một cách liên tục, việc tự phê bình và phê bình không làm sâu sắc, không sát thực tế, kiêng nể nhau… Vì vậy, làm mất vai trò của một số CC.
Chính quyền cấp tỉnh một số tỉnh chưa thật sự chăm lo bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ cho CC. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ CC chưa tương xứng với nhiệm vụ chính trị, chế độ nề nếp làm việc chưa hợp lý, ngân sách và điều kiện làm việc không đáp ứng được theo nhu cầu cần thiết, làm cho việc thi hành nhiệm vụ chính trị chưa tốt theo mong đợi.
+ Công tác quản lý bảo vệ nội bộ:
Công tác quản lý bảo vệ CC chưa nghiêm, chưa thật sự thực hiện tốt nguyên tắc tập trung thống nhất, chưa nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc bảo vệ CC, ít theo dõi và kiểm tra CC, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn yếu ớt, việc giải quyết vấn đề tiêu cực, những sai sót trong nội bộ không triệt để, thậm chí còn kéo dài.
+ Chính sách tiền lương hiện hành tuy đã có nhiều tiến bộ so với trước nhưng cũng cần có những thay đổi lớn nhằm khắc phục những bất cập cơ bản như: tiền lương của CC còn thấp, không đủ trang trải cho các nhu cầu thiết yếu và không phải là nguồn thu nhập chính của một bộ phận CC, việc nâng cao đời sống đối với CC chưa được coi là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước.
+ Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng công chức:
Chưa xây dựng được chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ CCHC. Việc phân công, phân cấp trong quản lý đào tạo bồi dưỡng chưa rõ ràng. Đang tồn tại nhiều chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng khác nhau cho cùng một loại đối tượng nên dẫn đến sự chống chéo, trùng lắp, thiếu hiệu quả.
+ Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức chưa được coi trọng và chưa
xây dựng được những tiêu chuẩn cụ thể về tác phong và đào đức nghề nghiệp.
Tất cả những khiếm khuyết trên là nguyên nhân cản trở việc xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh hiện nay bị giảm sút, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động hành chính nhà nước không đảm bảo, gây ra những bức xúc trong nhân dân trong khi nước Lào đang đối diện với nhiều thách thức trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế - quốc tế của đất nước.
Kết luận chương 3
Đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào được hình thành, phát triển gắn với từng giai đoạn phát triển của cách mạng: giai đoạn 1975 - 1986, giai đoạn 1986 - 2003, giai đoạn từ 2003 đến nay. Trong quá trình ấy bên cạnh
những tác động tích cực của các yếu tố chính trị, văn hóa vẫn còn nhiều ảnh hưởng, tác động hạn chế sự hình thành, phát triển về năng lực, phẩm chất của đội ngũ CCHC. Tuy nhiên nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đội ngũ CCHC cấp tỉnh đã có bước trưởng thành phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học ngày càng được nâng cao.
Sự phát triển của đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào là kết quả của việc thực hiện các nội dung xây dựng đội ngũ CCHC bao gồm: công tác quy hoạch đội ngũ CCHC, công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bố trí, đề bạt, điều động, luân chuyển; công tác đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đối với CCHC, tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với CCHC cấp tỉnh.
Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu trong các công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng tiêu chuẩn công chức, tuyển dụng, đánh giá, quản lý đội ngũ công chức vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế trong các mặt công tác này. Đáng chú ý là chưa đảm bảo đồng bộ ở tất cả các khâu của công tác cán bộ, chậm thay đổi, đội ngũ CCHC cấp tỉnh tuy tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, thiếu các chuyên gia, cố vấn trong các lĩnh vực, cán bộ lãnh đạo chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, còn hẫng hụt giữa các thế hệ CCHC, một bộ phận không nhỏ CCHC thoái hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, sa vào tham nhũng, quan liêu, nhũng nhiễu dân v.v... Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do cơ chế quản lý đội ngũ CCHC thiếu đồng bộ, cấp ủy chính quyền cấp tỉnh còn buông lỏng coi nhẹ, thiếu tinh thần trách nhiệm trong xây dựng đội ngũ CCHC, công tác quản lý, bảo vệ CCHC chưa nghiêm, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn nhiều hạn chế. Chế độ, chính sách đối với CCHC còn nhiều hạn chế, bất cập.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh là một trong bốn nội dung đột phá đã được Đảng NDCM Lào đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2011 “Phải đột phá mạnh mẽ về việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là việc xây dựng và đào tạo nâng cao trình độ kiến thức, năng lực về mọi mặt của cán bộ đi đối với nhu cầu phát triển hiện nay” [38, tr.28]. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, trước tiên chính quyền cấp tỉnh phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo tạo thành hệ thống các tư tưởng, cách nhìn, nguyên lý, làm kim chỉ nam cho việc xây dựng đội ngũ CCHC.
Quan điểm xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt qui trình, nội dung công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh mà các tỉnh ủy, thành ủy, chính quyền cấp tỉnh phải luôn luôn quán triệt, vận dụng. Trong công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện nay cần quán triệt các quan điểm sau đây:
4.1.1. Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về xây dựng nhà nước pháp quyền
Ở CHDCND Lào, cùng với việc tiếp thu các giá trị chung của nhân loại về NNPQ, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệp, bài học lịch sử của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào từ giải phóng đất nước (năm 1975) tới nay,