Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Một Số Địa Phương Tại Việt Nam.


- Du lịch nghiên cứu: Du lịch nghiên cứu các điểm tín ngưỡng có đối tượng khách du lịch tương đối hẹp. Đó là những nhà khoa học nước ngoài hoặc những du khách đến từ các địa phương có vị trí địa lý xa xôi. Ngoài ra họ có thể là những người bình thường có một mối quan tâm đặc biệt đến tín ngưỡng. Du lịch nghiên cứu cũng có thể được tổ chức dành cho các đối tượng có mối quan tâm lớn đến giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam như nghiên cứu giá trị kiến trúc, giá trị nghệ thuật, các quan niệm của người xưa về vũ trụ, tự nhiên, xã hội.

Du lịch nghiên cứu có mức độ tri thức đậm đặc hơn so với những tuyến du lịch tham quan thông thường. Những người tổ chức tour du lịch nghiên cứu thường hiểu biết sâu sắc về văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng như đặc điểm các điểm đến có trong tour; hướng dẫn viên cũng phải là người có trình độ cao, có thể là những nhà nghiên cứu chuyên môn hoặc những người địa phương gắn bó với di tích và tín ngưỡng. Tri thức thức xuất hiện trong các sản phẩm du lịch nghiên cứu thường được tiêu chuẩn hóa cao hơn so với các sản phẩm du lịch đại chúng.

Du lịch nghiên cứu tại các điểm tín ngưỡng có điểm mạnh là không phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, mang đặc trưng mùa vụ thấp. Ngược lại nhược điểm là không thu hút được hoạt động du lịch đại chúng, do đó trong hiện tại loại hình du lịch này chưa mang lại hiệu quả kinh tế theo kế hoạch của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

- Du lịch làng nghề truyền thống gắn với tục thờ thành hoàng làng và tổ nghề: Làng nghề truyền thống có mối quan hệ mật thiết với tín ngưỡng dân gian thể hiện qua tục thờ thành hoàng làng. Thành hoàng làng có thể là quan lại của triều đại phong kiến trước kia dạy dân một nghề để sinh sống hoặc một người từ nơi khác mang nghề đến truyền lại. Trong tâm thức của những người Việt bản địa, thành hoàng thuộc nhóm này được xem là tổ nghề, người mang lại cho làng một nghề phụ làm tăng thu nhập trong những lúc nông nhàn.


Làng nghề truyền thống với tính chất bổ trợ cũng được đánh giá là một trong những nguồn tài nguyên du lịch có mức độ hấp dẫn cao, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc lập. Làng nghề là nơi sản xuất ra sản phẩm thủ công truyền thống có mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại và mang tính cá biệt. Ở nhiều địa phương, làng nghề truyền thống được xác định là sản phẩm du lịch chuyên đề chủ đạo như Hà Tây cũ, với hơn 1000 làng nghề truyền thống trong đó có hơn 200 làng nghề được cấp chứng nhận; một số tỉnh khác cũng được đánh giá cao là Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh…

- Du lịch tìm hiểu, thưởng thức các hình thức biểu diễn, diễn xướng dân gian: Diễn xướng dân gian có nguồn gốc từ các lễ hội truyền thống ( ví dụ múa rối nước ở hội chùa Thầy). Hiện nay, với những giá trị đã được các nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định, diễn xướng dân gian dần được tách khỏi lễ hội vốn chỉ được tổ chức tối đa 2 lần trong một năm để trở thành một loại hình biểu diễn tương đối độc lập (tách khỏi không gian tín ngưỡng).

Ở nước ta có nhiều hình thức diễn xướng dân gian gắn với các quan niệm tín ngưỡng và các điểm di tích. Hát Xoan là hình thức biểu diễn gắn bó mật thiết với tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng, hát Chầu văn thường được tổ chức ở các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức thánh Trần ở khu vực đồng bằng sông Hồng; hát Dô Hà Tây (cũ) gắn liền với tín ngưỡng thờ Tản Viên sơn thần; hát Chèo Tầu ở Tân Hội (Đan Phượng – Hà Tây cũ) với mục đích tưởng nhớ công ơn đánh giặc của thành hoàng làng – tướng Văn Dĩ Thành……

Biểu diễn dân gian truyền thống tự thân đã trở thành một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị. Sự gắn bó mật thiết với các điểm di tích tín ngưỡng và lễ hội đã biến chúng trở thành một sản phẩm du lịch đặc biệt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Các hình thức biểu diễn dân gian gắn với tín ngưỡng có thể là đối tượng khai thác cho các loại hình du lịch khác nhau: du lịch nghiên cứu tìm hiểu, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa chuyên đề và du lịch lễ hội…


Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 6

1.3 Kinh nghiệm phát triển Du lịch văn hóa tín ngưỡng của một số địa phương tại Việt Nam.

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Phú Thọ:

Tỉnh Phú Thọ có truyền thống lịch sử văn hóa lâi đời, là vùng đất cổ cái nôi của văn hóa Lạc Việt găn liền với các thời vua Hùng dựng nước Văn Lang. Tính đến năm 2012 Phú Thọ có 1.372 di tích lịch sử văn hóa, 260 lễ hội và đặc biệt có 02 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận (đền Hùng và hát Xoan). Tài nguyên du lịch tín ngưỡng của Phú Thọ khá tương đồng với địa bàn phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) với sự đa dạng và giàu có các điểm di tích lịch sử văn hóa, lễ hội. Phú Thọ cũng có điểm du lịch tín ngưỡng đủ lớn để làm trung tâm phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng, từ đó kích thích các điểm tín ngưỡng khác phát triển du lịch (đền Hùng so sánh với chùa Hương).

Trong giai đoạn 2000 – 2012 Phú Thọ đã đẩy mạnh phát triển du lịch tín ngưỡng, tập trung vào những hoạt động sau:

+ Ban hành nhiều văn bản quản lý Nhà nước về phát triển du lịch, trong đó có Nghị Quyết, các quyết định quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết…: đáng chú ý trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã khẳng định: tạo bước phát triển vượt bậc về du lịch…phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch về cội nguồn với hạt nhân là đền Hùng (Đảng bộ Phú Thọ 2010). Chủ trương này đã được cụ thể hóa qua các kế hoạch, đề án, chương trình phát triển du lịch như Đề án xây dựng điểm du lịch tạo tuyết du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2020, Chương trình phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020, Nghị quyết về phát triển du lịch tỉnh Phù Thọ giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020…

+ Ban hành một số chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư đối với các dự án du lịch và du lịch văn hóa tín ngưỡng. Đáng chú ý là Quyết định số 04/QĐ-UBND


quyết định định về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú THọ giai đoạn 2012 – 2015.

+ Tăng cường đầu tư vào các điểm du lịch: giai đoạn 2006 – 2010 Phú thọ chi tổng số 789,63 tỷ đồng vào phát triển du lịch. Đặc biệt trong 2 năm 2011, 2012 Nghị quyết 09 được ban hành xác định nguồn vốn đầu tư cho du lịch tăng 03 lần so với giai đoạn 2006 – 2010 để dáp ứng nhu cầu phát triển thực tiễn và đẩy mạnh công tác xúc tiến phát triẻn du lịch ở Phú Thọ.

+ Tăng cường xác nhận giá trị các điểm di tích văn hóa tín ngưỡng thông qua việc đẩy mạnh công tác xếp hạng di tích. Nếu như năm 2000 toàn tỉnh có 138 di tích được xếp hạng thì đến năm 2012, số lượng di tích được công nhận đã lên đến 386 (tăng hơn 100%). Năm 2011 tỉnh đã thành công trong việc lập hồ sơ di sản, được UNESCO công nhận hát Xoan và văn hóa phi vật thể thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp và năm 2012, tín ngưỡng thờ vua Hùng cũng được tổ chức này công nhận là du sản văn hóa phi vật thể.

+ Công tác bảo tồn – tôn tạo:

Phú Thọ đã phục hồi nhiều lễ hội truyền thống: năm 2000, trên địa bàn tỉnh có 70 lễ hội được khôi phục lại, riêng năm 2000 khôi phục được 06 lễ hội, năm 2002 khôi phục thêm 08 lễ hội.

Tỉnh cũng dành ngân sách 20 tỷ đồng cho việc trung tu các di tích lịch sử trong giai đoạn 2011 – 2012.

Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng năm 2010 là nơi lưu giữ, trưng bày hiện vật liên quan đến văn hóa truyền thống có giá trị khoa học cao

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch: khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường du lịch ở các lĩnh vực lữ hành, lưu trú và dịch vụ ăn uống. Tổng số vốn xã hội hóa lên đến 573 tỷ đồng trong giai đoạn 2006 – 2012.

+ Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch tín ngưỡng: Hợp tác với các báo, tạp chí, trang mạng lớn để tuyên truyền quảng bá du lịch Phú Thọ. Trong tính


Báo Phú Thọ cũng lập chuyên trang riêng về du lịch như chuyên mục “du lịch – lễ hội”.

Mặt khác, công tác phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Phú Thọ còn tồn tại nhiều bất cập như nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn thiếu và yếu, công tác tuyên truyền quảng bá còn nghèo nàn, các dịch vụ du lịch tại điểm chưa đa dạng, hạ tầng du lịch chưa được hoàn thiện…

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Nam Định

Nam Định có chính sách phục hồi các lễ hội tín ngưỡng dựa trên những điểm có giá trị cao, hỗ trợ cộng đồng tổ chức lễ hội thường niên để thu hút khách du lịch. Để làm được điều này chính quyền Nam Định quản lý chặt chẽ điểm và xây dựng những bản quy hoạch chi tiết. Ví dụ quy hoạch về không gian dịch vụ tâm linh tương đối rộng và tách biệt khỏi khu vực di tích ở phủ Giầy. Đầu tư có trọng điểm vào những điểm tín ngưỡng có khả năng kéo dài thời gian ở lại của khách du lịch và có vị trí giao thông thuận lợi (phủ Giầy – đền Trần). Nam Định cũng xác định những điểm mang tính đặc thù cao của tỉnh để từ đó xây dựng sản phẩm thế mạnh có tính cạnh tranh (thờ Mẫu, thờ đức Thánh Trần).

Một kinh nghiệm phát triển du lịch tín ngưỡng gắn với lễ hội ở Nam Định là tổ chức ít nhất hai lễ hội lớn trong mùa cao điểm (mùa xuân). Khoảng cách địa lý giữa hai điểm tổ chức lễ hội phải tương đối gần gũi, có khác biệt về đối tượng tôn thờ và hình thức tín ngưỡng. Cách thức tổ chức theo chuyên đề thường thỏa mãn thị trường mục tiêu cao, thu hút khách du lịch nhiều hơn so với những điểm tổ chức lẻ tẻ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu văn hóa của người chủ sở hữu tín ngưỡng/di tích tín ngưỡng.

Tiểu kết chương 1

Là một bộ phận của sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch khai thác các giá trị tín ngưỡng mang nhiều đặc thù chung của các loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên phạm vi khai thác của du lịch tín ngưỡng thường hẹp hơn một cách tương đối về đối tượng được đưa vào khai thác. Trên phương diện lịch sử, tín ngưỡng


bao gồm những giá trị văn hóa có tính truyền thống, được hình thành từ lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn tồn tại cho đến ngày nay dưới hình thức tín ngưỡng dân gian. Số lượng các di tích cũng bị hạn chế vào phạm vi tín ngưỡng, không bao hàm các di tích có trong các tôn giáo lớn. Nếu có, chúng cần được phân biệt và phản chiếu qua hiện tượng hỗn dung văn hóa như dân gian hóa, thế tục hóa tôn giáo. Khi nói đến du lịch tín ngưỡng, các nhà du lịch học, văn hóa học thường loại bỏ những sản phẩm văn hóa hiện đại, đi cùng với những công trình văn hóa đương đại. Ví dụ như du lịch tín ngưỡng không bao gồm các công trình kiến trúc hiện đại như bảo tàng, tượng đài, khu tưởng niệm hoặc các tòa nhà có tính chất kỳ quan. Hệ thống di tích gắn với tín ngưỡng chỉ bao gồm những công trình có tính lịch sử gắn với một số điểm tín ngưỡng nhất định trong hoạt động du lịch, kèm theo đó là các sản phẩm văn hóa truyền thống.


Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TẠI CÁC HUYỆN PHÍA TÂY HÀ NỘI (TỈNH HÀ TÂY CŨ) TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1 Tiềm năng và điều kiện phát triển Du lịch Văn hóa tín ngưỡng tại khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ).

2.1.1 Tài nguyên, nguồn lực Du lịch văn hóa tín ngưỡng

Tài nguyên du lịch được phân biệt với các nguồn tài nguyên khác ở chỗ chúng có sức hấp dẫn du lịch, có nhiều khả năng hình thành sản phẩm du lịch đặc thù nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho mỗi đất nước, địa phương. Mức độ hấp dẫn du lịch được đánh giá dựa trên vị trí địa lý, nằm trong mối tương quan với các điểm du lịch cùng đặc điểm nằm ở trong, ngoài tỉnh và khả năng kết hợp với các điểm du lịch khai thác các nguồn lực tự nhiên. Ngoài ra, tính hiệu quả cũng được tính đến khi đánh giá các nguồn tài nguyên du lịch từ đó đưa ra mức độ ưu tiên trong quá trình đầu tư, xúc tiến du lịch. Phần này xem xét các giá trị tín ngưỡng có mức độ hấp dẫn du lịch cao đã, đang được khai thác hiệu quả trong phát triển du lịch phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) và được đưa vào quy hoạch du lịch chung của thành phố Hà Nội mới trên cơ sở sát nhập năm 2008.

Tài nguyên du lịch gắn với tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng là một bộ phận của nguồn tài nguyên du lịch văn hóa. Ở khu vực phía Tây Hà Nội, nguồn tài nguyên du lịch thuộc nhóm này chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động xúc tiến phát triển du lịch. Giá trị của tài nguyên du lịch gắn với tín ngưỡng được đánh giá qua tiêu chí: số lượng, giá trị trong nền văn hóa dân tộc, điều kiện thuận lợi khai thác phục vụ du lịch, mật độ phân bố của chúng trên địa bàn. Có thể nói, du lịch gắn với tín ngưỡng là cơ sở hình thành lên sản phẩm du lịch chủ đạo mang tính định hướng cho hoạt động du lịch trong giai đoạn 2000 – 2008 và là khu vực đầy tiềm năng cho loại hình du lịch tâm linh từ năm 2009 cho đến nay.


Tài nguyên du lịch gắn với tín ngưỡng được phân chia theo khái niệm văn hóa và tiêu chí phân loại tương đối thành văn hóa hữu thể và văn hóa phi vật thể.

2.1.1.1 Tài nguyên vật thể

Đình làng: Đình làng xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ XV. Theo GS Hà Văn Tấn, đình làng có nguồn gốc từ các trạm nghỉ chân trên các con đường, sau đó được xây dựng quy mô thành đình làng với chức năng “nhà công cộng” của nhân dân. G.S cũng nêu ra một giả thuyết khác cho rằng đình làng trước kia vốn là nơi nghỉ chân của vua sau đó mới trở thành những trạm nghỉ chân.

Cũng theo GS Hà Văn Tấn, chức năng của đình “… là một kiến trúc phổ biến ở Việt Nam, gắn bó chặt chẽ với cộng đồng nông nghiệp và có ba chức năng chính: hành chính, tôn giáo – tín ngưỡng và văn hóa. Về chức năng hành chính, đình là nơi để họp bàn các việc làm, để xử kiểu phạt vạ, phạt kiện… theo những quy ước của làng. Về chức năng tín ngưỡng – tôn giáo, đình là nơi thờ thần của làng, thường là một vị, nhưng cũng có khi nhiều vị, được gọi là “thành hoàng” làng. Chức năng văn hóa của đình biểu hiện qua các hoạt động diễn xướng dân gian: kịch hát, chèo, hát cửa đình và cũng là nơi tổ chức các lễ hội, trò chơi truyền thống… Các chức năng trên hiếm khi tách bạch, mà đan xen, hòa quyện với nhau. Có thể coi đình là một tòa thị chính, một nhà thờ, và một nhà văn hóa công cộng của làng xã Việt Nam. Ngôi đình là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, là một yếu tố hữu hình của văn hóa làng Việt Nam.”

Đình làng thường được xây dựng ở những vị trí địa lý đẹp của làng. Quan niệm “đẹp” gắn liền với những tiêu chuẩn phong thủy cao nhất mà một ngôi làng có được. Đình làng có những bộ phận kiến trúc mang tính hỗ trợ cho quan niệm này như ao, hồ bán nguyệt, cột trụ, tường bao được trang trí tỉ mỉ và giầu tính nghệ thuật. Đi vào chi tiết thuật phong thuỷ, trước đình thường có nơi tụ thủy là các hồ nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023