phương thức cho vay mới nên điều cần thiết là giúp khách hàng hiểu và làm quen với mô hình cho vay hơn là mức độ lợi nhuận mà họ sẽ có được. Đây cũng là lý do mà mô hình cho vay này chủ yếu được triển khai tại các NHTM Nhà nước hoặc NHTM có vốn góp của Nhà nước. Tại các NHTM này, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, còn thực hiện tốt mục tiêu chính trị là ưu tiên nguồn vốn, cung ứng dịch vụ cho khu vực nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy hoạt động của ngành nông nghiệp theo xu hướng phát triển chuỗi giá trị, phù hợp với xu thế mới của Thế giới hiện nay.
Nhóm nhân tố hữu hình và lợi ích có tác động lớn đến khả năng phát triển của mô hình vay vốn. Qua khảo sát cho thấy năng lực của cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng. Cán bộ tín dụng với sự hiểu biết sâu, rộng về chuỗi giá trị ngành cá tra cụ thể mới có thể tìm kiếm được khách hàng và quản trị khoản vay tốt. Khác với phương thức cho vay truyền thống, tín dụng theo chuỗi giá trị đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải hiểu đặc tính của ngành nghề, của chuỗi và đặc trưng của toàn bộ các khách hàng trong chuỗi. Đồng thời, ngân hàng cần phải có địa điểm chi nhánh rộng khắp đến các vùng sâu, vùng xa thì việc giao dịch của khách hàng mới thuận tiện. Những lợi ích mà ngân hàng có được như đa dạng hóa sản phẩm, quản lý dòng tiền của khách hàng tốt hơn ... là động lực thúc đẩy ngân hàng triển khai mô hình tín dụng này. Khi khuôn khổ pháp lý và chính sách hoàn thiện, ngân hàng càng có kinh nghiệm triển khai thì họ sẽ có nhiều khách hàng hơn và việc quản trị khoản vay tốt hơn, từ đó gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu nợ xấu cho ngân hàng.Vấn đề về chất lượng của cán bộ tín dụng là một trong những khó khăn đã nêu ở phần 3.2
Điều khó giải thích ở đây là nhóm nhân tố lợi thế và năng lực không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh lời cho ngân hàng khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra. Qua khảo sát, cán bộ tín dụng cho rằng ngành cá tra đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu, với mức xuất khẩu đứng đầu thế giới nên lợi thế và năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu không có nhiều khác biệt giữa các chuỗi giá trị trong ngành cá tra. Để đáp ứng các thị trường xuất khẩu khắt khe như Mỹ, Châu Âu yêu cầu người nuôi trồng và sản xuất cá tra phải đáp ứng các tiêu chuẩn, chính sách về chất lượng, có cơ sở vật chất đảm bảo, người lao động có kinh nghiệm. Nhóm nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức sinh lợi cho ngân hàng là vĩ mô và hỗ trợ. Hiện tại, tình hình cạnh tranh của sản phẩm cá tra Việt Nam với các sản phẩm thay thế (cá tuyết, cá rô phi) trên thị trường quốc tế ngày càng gay gắt. Các quốc gia tham gia xuất khẩu các loại thủy hải sản các nước đang phát triển hệ thống quản trị chất lượng với hệ thống tiêu chuẩn ngày càng vững chắc, phòng chống dịch bệnh, thực hiện bảo vệ nguồn sinh vật biển... sẽ là cơ sở vững chắc để cạnh tranh với cá tra Việt Nam. Đồng thời, Thị trường Trung Quốc tiêu thụ sản lượng lớn cá tra Việt Nam với mức tăng trưởng cao. Năm 2017, sản lượng xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường này cao nhất, vượt qua cả thị trường Mỹ.Tuy nhiên, đây là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thương mại. Các vấn đề về chính sách là nguyên nhân dẫn đến 67% ngân hàng chưa phát sinh dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra như kết quả đánh giá ở mục 3.3.2. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, cạnh tranh lành mạnh với sự hỗ trợ của các ban ngành là điều kiện để chuỗi giá trị cá tra phát triển ổn định, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng hiệu quả hơn và thực hiện tốt nghĩa vụ cam kết trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ hạn chế được nợ xấu phát sinh trong triển khai mô hình vay vốn này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, nghiên cứu sinh đã khái quát hoạt trong tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017, trong đó thống kê các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan, mô tả quy trình thực hiện, phân tích kết quả đạt được và những mặt tồn tại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh phân tích thực trạng triển khai mô hình cho vay này đối với ngành cá tra Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Đánh giá kết quả đạt được, phân tích các rủi ro, khó khăn trong quá trình triền khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam là những điểm được chú trọng tập trung phân tích trong chương này.
Tiếp sau đó, tác giả thực hiện phân tích kết quả khảo sát để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra tại ngân hàng. Kết quả cho thấy khả năng phát triển có sự ảnh hưởng mạnh đến triển khai mô hình cho vay này. Nhóm nhân tố hữu hình và lợi ích có tác động lớn đến khả năng phát triển của mô hình vay vốn. Ngược lại, nhóm nhân tố lợi thế và năng lực không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Chung V Ề Kết Quả Tín D Ụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Tr Ị Đối Với Ngành Cá Tra
- Kết Quả Cronbach's Alpha Thang Đo Tk
- Kiểm Định Thang Đo Bằng Phân Tích Cfa Và Hệ Số Tin Cậy Tổng Hợp Kiểm Định Sự Phù Hợp Của Mô Hình
- Giải Pháp Về Lựa Chọn Và Phối Hợp Vớichủ Thể Đại Diện Trong Chuỗi Giá Trị Ngành Cá Tra
- Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 22
- Susanna Levina Middelberg, (2017), Value Chain Financing: Evidence From Zambia On Smallholder Access To Finance For Mechanization, Practical Action Publishing
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 4:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM
4.1.1. Quan điểm phát triển tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra
Với vị thế là quốc gia có nguồn cung cấp cá tra lớn nhất thế giới, yêu cầu đặt ra cho chuỗi giá trị ngành cá tra là các đơn vị trong chuỗi cần chủ động tham gia vào các khâu, đặc biệt là những khâu gần với người tiêu dùng. Chuỗi giá trị ngành cá tra thường có quy mô lớn, cần nhiều vốn, thời gian đầu tư cho tài sản cố định kéo dài và có nhiều rủi ro. Trong khi đó, các đơn vị trong chuỗi lại hạn chế về nguồn vốn đầu tư và tài sản thế chấp. Vì vậy, ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn nguồn vốn, góp phần phát triển bền vững các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị ngành cá tra.
Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, ứng xử, trình độ nhận thức về chuỗi giá trị ngành cá tra nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thực và hành động là điều cần thiết. Trên cơ sở đó, công tác tìm kiếm khách hàng, thẩm định, quản trị khoản vay sẽ hiệu quả hơn.
Tăng cường công tác hợp tác, liên kết chặt chẽ với các đơn vị hỗ trợ cho chuỗi giá trị ngành cá tra bao gồm Sở, Ban, Ngành, Trường Đại học, viện nghiên cứu, hợp tác xã... Đây thường là các đơn vị có sự hiểu biết sâu và rộng về chuỗi giá trị ngành cá tra thông qua các chính sách, cơ chế, bài nghiên cứu, khảo sát... đã được ban hành. Vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ với đơn vị hỗ trợ sẽ giúp ngân hàng có thông tin đầy đủ về chuỗi giá trị ngành cá tra và hoạt động của các đơn vị thành viên trong chuỗi. Kết quả sau hai năm triển khai chương trình thí điểm cho thấy vai trò c ủa cấp ủy chính quy ền địa phương các cấp quan tâm góp ph ần giúp doanh nghiệp và h ộ dân hi ểu tầm quan trọng của việc liên k ết sản xuất và các mô hình thí điểm tại địa phương đó đều đạt kết quả tốt.
Nhà nước thực hiện vai trò tiên phong trong việc tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển chuỗi giá trị cá tra. Hiện tại, người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị cá tra chủ yếu là pháp nhân nước ngoài. Do đó, Nhà nước cần tiên phong thực hiện những thể chế kinh tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho những doanh nghiệp cá tra Việt Nam dễ dàng xuất khẩu sản phẩm của mình sang những thị trường tiềm năng. Đồng thời, khuyến khích nhân rộng các mô hình chuỗi giá trị ngành cá tra,
phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt.
4.1.2. Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra
4.1.2.1. Căn cứ để xác định định hướng phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra
Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, một loạt chính sách của Chính phủ đã được ban hành như Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn… Trên cơ sở các chính sách đó và Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng hai năm 2014 số 14/NQ-CP ngày 5/3/2014, NHNN Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan ban hành Quyết định 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp và các Quyết định có liên quan như: Quyết định 1051/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014, Quyết định 1233/QĐ-NHNN ngày 26/6/2014, Quyết định 2064/QĐ-NHNN ngày 20/10/2014, Quyết định 2059/QĐ-NHNN ngày 20/10 /2015.
Sau gần 0hai năm triển khai thực hiện, chương trình cho vay thí điểm theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ đã đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành cá tra nói riêng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, xây dựng nông thôn mới và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ. Việc ban hành và triển khai thực hiện chương trình cho vay thí điểm đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong suốt những năm trước đây đối với cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có ngành cá tra, cụ thể: Tạo điều kiện cho việc xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp nhằm tạo sự phát triển ổn định và bền vững; giải quyết được khó khăn về vốn sản xuất cho doanh nghiệp và người dân tham gia chương trình. Bài học kinh nghiệm được rút ra trong lần thí điểm này là cơ sở để hoạt động tín dụng theo chuỗi giá trị tại Việt Nam phát triển bền vững hơn.
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị quyết số 14/NQ-CP là các nền tảng để thúc đẩy hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị ngành cá tra sau khi kết thúc chương trình cho vay thí điểm, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
4.1.2.2. Định hướng phát triển tín dụng theo mô hình chuỗi giá trị đối với ngành cá tra
Về mặt tổng quan, nguồn vốn tín dụng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra nhằm hướng đến các mục đích sau:
Thứ nhất, mô hình cho vay này cung cấp nguồn vốn cho chuỗi giá trị ngành cá tra với nhiều lợi ích hơn so với cách tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống. Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra là xu thế phát triển hiện nay, đòi hỏi sự chung tay của các Tổ chức, Ban, ngành, trong đó có ngành ngân hàng.
Thứ hai, ngân hàng có vai trò giám sát hoạt động của toàn chuỗi giá trị, yêu cầu các khách hàng phải chủ động áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm hướng đến sự bền vững của hoạt động chuỗi giá trị ngành cá tra.
Thứ ba, nâng cao chất lượng tín dụng thông qua công tác giám sát, quản lý khoản vay chặt chẽ hơn, tiền vốn đầu tư đúng vào phương án sản xuất, người nông dân trả nợ tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn quy định.
Thứ tư, tối ưu hóa nguồn vốn tín dụng, giảm chi phí cơ hội cho nguồn vốn tín dụng.
Thứ năm, đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng, nâng cao tính cạnh tranh. Đồng thời, ngân hàng có điều kiện thuận lợi bán chéo sản phẩm, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, những kế hoạch đề ra cho công tác triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra là:
Thứ nhất, cần có nhiều NHTM triển khai và thực hiện mô hình cho vay này hơn. Hoạt động nuôi trồng và sản xuất cá tra phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện khách quan như điều kiện thời tiết, tự nhiên, cạnh tranh không lành mạnh. Ngay cả khi người nuôi trồng, sản xuất tuân thủ theo đúng các kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm thì vấn đề tiêu thụ cá tra thành phẩm cũng gặp khó khăn. Do vậy, hoạt động cho vay nói chung vào lĩnh vực này có độ rủi ro cao do khách hàng không trả được nợ vì không tiêu thụ được sản phẩm. Tín dụng theo chuỗi giá trị sẽ giảm thiểu những rủi ro do sự minh bạch thông tin, chất lượng được kiểm soát và sự gắn kết của các nhà sản suất, nuôi trồng với nhau. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các ngân hàng tham gia vào mô hình cho vay này là không nhiều và đây chính là điểm khác b iệt lớn giữa tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam và tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp mà các quốc gia đang triển khai. Đồng thời, do chi phí đầu tư vào các khâu trong chuỗi giá trị cá tra khá lớn, việc có nhiều NHTM triển khai mô hình c ho vay này sẽ cung cấp nguồn vốn vay với chi phí hợp lý và ổn định cho chuỗi giá trị cá tra.
Thứ hai, ngân hàng tăng cường ứng dụng công nghệ trong công cụ quản lý, sản phẩm dịch vụ. Với vai trò giám sát hoạt động của toàn bộ chuỗi giá trị, ngân hàng cần có quy trình, quy chế chặt chẽ và sự hỗ trợ của công nghệ để nắm rõ quá trình hoạt động của chuỗi giá trị, bao gồm: Nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, sự tuân thủ kỹ thuật và vệ sinh an toán thực phẩm trong quá trình nuôi trồng, sản xuất, chất lượng của sàn phẩm đầu ra. Trong chuỗi giá trị, ngân hàng thường lựa chọn một đơn vị đầu mối để hỗ trợ ngân hàng trong công tác giám sát nhằm kịp thời phát hiện ra những khâu/đơn vị không tuân thủ yêu cầu của ngân hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ có giải pháp khắc phục kịp thời.
Thứ ba, nâng cao năng lực, kiến thức của cán bộ về tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra. Đây là mô hình cho vay mới với những đặc điểm khác với phương thức cho vay truyền thống. Vì vậy, sự nghiên cứu, hiểu biết sâu và rộng về mô hình chuỗi giá trị ngành cá tra là cần thiết. Điều này rất quan trọng trong hoạt động tín dụng theo chuỗi, bởi lẽ đây không chỉ đơn thuần là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và một đơn vị mà là mối liên quan giữa ngân hàng và hệ thống các nhân tố từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra trong một chuỗi ngành nghề. Trên cơ sở đó, ngân hàng mới có thể tư vấn cho khách hàng và giám sát khoản vay hiệu quả.
Thứ tư, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến tín dụng theo chuỗi giá trị và ngành cá tra. Chương 3 đã phân tích rõ các bất cập về hành lang pháp lý trong mô hình cho vay này. Đây là hình thức cho vay mới và chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Vì vậy, hành lang pháp lý là nền tảng để các đơn vị có liên quan đến chuỗi giá trị ngành cá tra triển khai và thực hiện hoạt động. Vấn đề này cần có sự tham gia tích cực của Chính phủ, cơ quan các Bộ, Ban, Ngành.
Thứ năm, cần có liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng đối với các cơ quan chính quyền, hiệp hội, hợp tác xã. Chuỗi giá trị ngành cá tra chỉ có thể phát triển bền vững khi có sự hỗ trợ của đơn vị bên ngoài chuỗi, trong đó bao gồm các cơ quan, ban, ngành địa phương, hiệp hội, hợp tác xã. Liên kết chặt chẽ với các đơn vị này, ngân hàng sẽ có thêm nhiều thông tin về khách hàng vay vốn, chuỗi giá trị và kiểm soát khoản cho vay hiệu quả hơn vì đây là những đơn vị có nhiều hiểu biết về ngành cá tra cũng như các hộ/doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành.
Thứ sáu, xác định cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là trách nhiệm của ngân hàng trong tiến trình hiện đại hóa nền nông nghiệp nông thôn Việt Nam, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân. Vai trò của ngành nông nghiệp đối với kinh tế của mỗi quốc gia trong quá trình tăng trưởng và phát triển là rất to lớn thông qua cung cấp nguồn lực, đầu vào cho các ngành kinh tế khác, có mối quan hệ phụ thuộc qua lại với ngành công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa
(Johnston và Mellor,1961; Kuznets, 1964; Timmer, 2002). Ở Việt Nam, do áp lực công nghiệp hóa, trong nhiều giai đoạn, vai trò của nông nghiệp với nền kinh tế trong nhiều giai đoạn bị suy giảm, coi nhẹ. Trong xu thế hội nhập với sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các cơ chế liên kết kinh tế, ngành nông nghiệp cần đặt được đặt vào vị trí đúng trong mô hình tăng trưởng với việc đưa ra các chính sách hỗ trợ, phân bổ nguồn lực xã hội hợp lý hơn phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững của nền kinh tế và ngành nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã đề ra. Để thực hiện mục tiêu trên, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực tài chính cho ngành.
4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
4.2.1. Giải pháp về xây dựng chính sách tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Chính sách tín dụng là quan điểm, phương hướng và cách thức để ra quyết định tín dụng chung của một NHTM. Đây là nền tảng để các cá nhân, đơn vị trong NHTM nắm bắt và triển khai công tác tín dụng phù hợp với chiến lược, quy mô và khẩu vị rủi ro của NHTM. Do đó, một chính sách tín dụng vững chắc và xuyên suốt là điều cần thiết của NHTM. Chiến lược tín dụng của NHTM được xây dựng dựa trên định hướng của Nhà nước và mục tiêu phát triển của NHTM.
Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp là chủ trương lớn của Nhà nước. NHTM cần xác định hoạt động này là trách nhiệm của ngân hàng trong tiến trình hiện đại hóa nền nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Sự san sẻ lợi ích và rủi ro sẽ tạo ra mối liên kết bền vững và duy trì dòng lưu chuyển vật chất trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản là cơ sở tồn tại tiên quyết của chuỗi. Khi muốn hình thành một mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ của bất kỳ sản phẩm nào, trước hết phải tìm các thành phần sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận trước mắt để đổi lấy sự san sẻ rủi ro và đảm bảo một lợi ích lâu dài chứ không chỉ tìm kiếm lợi nhuận thông thường. Đây sẽ là nhóm cốt lõi của việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị. Trách nhiệm này cần được thể hiện qua việc các NHTM ban hành chiến lược hoạt động, kế hoạch kinh doanh, đề án phát triển gắn liền với việc tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn, các chính sách ưu đãi cho lĩnh vực này. Theo đó, hoạt động tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra là mô hình cho vay mới trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhưng đây là xu thế tất yếu cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trong tương lai, khi mà hầu hết các ngành nghề đều hướng đến hoạt động và sản xuất theo chuỗi giá trị.