Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - 4


Chính sách dầu khí của Malaysia:

- Đầu tư và phát triển khá đồng bộ tất cả các khâu của hoạt động dầu khí từ tìm kiếm, thăm dò... đến lọc, hoá dầu, vận chuyển và kinh doanh phân phối sản phẩm dầu, khí. Trong giai đoạn đầu, Malaysia không có chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh phân phối sản phẩm dầu, nhưng sau đó Malaysia đã nới lỏng chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Những chính sách nới lỏng đó đã làm tăng lượng đầu tư nước ngoài và có đóng góp tích cực cho hoạt động dầu khí ở Malaysia.

- Công ty dầu khí quốc gia Petronas nắm giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động dầu khí ở Malaysia.

- Chú trọng thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài đầu tư cho hoạt động dầu khí trong nước. Các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Malaysia được điều chỉnh rất kịp thời và có tác dụng tích cực

- Tích cực đầu tư vào các hoạt động dầu khí ở nước ngoài và vươn ra hoạt động một cách có hiệu quả ở nước ngoài.

Thành tựu đạt được trong ngành dầu khí của Malaysia

Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ở Malayxia đã được hình thành từ rất sớm ngay từ những năm 80. Sau khi có Luật dầu mỏ và thành lập công ty dầu mỏ quốc gia Petronas (năm 1974), cùng với những chính sách đúng đắn về hoạt động đầu tư nước ngoài nên sản lượng ngành công nghiệp dầu khí ngày càng tăng lên trong đó có các hoạt động trong lĩnh vực hạ nguồn cũng được quan tâm và đạt được những thành tựu đáng kể:

- Tính đến nay Malaysia đã ký kết được 161 hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC), đã phát hiện ra 134 mỏ dầu (47 mỏ dầu đang được khai thác), 6 mỏ dầu và khí, 218 mỏ khí đã được phát hiện trong đó có 14 mỏ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

khí đang được khai thác. Trong số các mỏ dầu trên Malaysia có 13 mỏ dầu chính (Bekok, Bokor, Erb West, Bunga Kekwa, Guntong, Kepong, Kinabalu Pulai, Samarang, Seligi, Semangkok, Tapis, Temana, Tiong). Sự phát triển hiện tại tập trung vào các mỏ dầu khác nhau nằm ở ngoài khơi Peninsular Malaysia.

- Trong năm 2006 sản lượng trung bình của Malaysia là 798,000 thùng dầu một ngày (86% là dầu thô). Sản lượng khí thiên nhiên khoảng 5 tỷ bộ khối khí một ngày. Cũng trong năm 2006, Malaysia đã tiêu thụ ước tính 515,000 thùng dầu/ngày và xuất khẩu khoảng 283,000 thùng dầu/ngày.Malaysia hiện là một nhà sản xuất dầu và khí thiên nhiên rất đáng kể ở Đông Nam Á.

Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - 4

- Malaysia luôn luôn mở cửa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trên thực tế, FDI đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Malaysia. Năm 2006, trong tổng số vốn đầu tư đã được chấp thuận, đầu tư cho sản xuất điện và thiết bị điện tử, dầu khí chiếm 63%. Trong những năm qua, năm nước đầu tư nhiều nhất vào Malaysia là Đức, Anh, Mỹ, Singapore và Nhật Bản. Đầu tư từ những nước này chiếm 85% tổng số đầu tư nước ngoài vào Malaysia.

- Ngoài ra, Petronas đã vươn ra đầu tư tại một số nơi trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động dầu khí. Hiện Petronas đang mở rộng hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài bằng cách mua cổ phẩn ở rất nhiều mỏ trên thế giới. Theo báo cáo tài chính năm 2006 của Petronas thì lợi nhuận ròng đạt 9,36 tỷ USD, doanh thu đạt 36,1 tỷ USD, nộp thuế cho nhà nước là 4,6 tỷ USD. Đến nay Petronas đã có trên 100 công ty trực thuộc và công ty liên doanh phát triển ổn định ở 35 quốc gia (chủ yếu ở Đông Nam Á, Bắc và Nam Á, Châu Phi, Trung Á, Châu Âu, Trung


Đông) và hoạt động quốc tế đóng góp 35% vào doanh thu. Petronas đang nắm giữ lượng dầu khí tương đương 24,14 tỷ thùng, trong đó 20% từ cổ phần của Petronas ở nước ngoài (AFP 30/6). Riêng về hoạt động hạ nguồn, Petronas đã tham gia đầu tư trên nhiều khu vực: giữ 25% cổ phần nhà máy sản xuất methanol ở Qatar; 46% cổ phần dự án phân phối LPG tại Philippin; một số dự án tại Nam Phi, Việt Nam...

Nhìn chung hoạt động của Petronas là có hiệu quả ở cả trong nước và nước ngoài. So với các công ty dầu trong khu vực có thời gian hình thành và phát triển tương đương thì Petronas là công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất. Có được điều đó là nhờ những chính sách phù hợp của Chính phủ và công ty cho các hoạt động của mình.

1.2.2. Trung Quốc

Tiềm năng dầu khí và các hoạt động dầu khí trong nước của Trung Quốc:

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn (diện tích trên 9,6 triệu km2), đông dân nhất thế giới (1,3 tỷ người, chiếm 20% dân số thế giới), nhiều lĩnh vực công nghệ đạt trình độ cao trên thế giới, nhiều tài nguyên, khoáng sản... Do vậy, Trung Quốc là một nền kinh tế lớn, là nơi cung cấp sản phẩm và là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn trên thế giới và được nhiều quốc gia quan tâm.

Trữ lượng dầu khí được xác minh của Trung Quốc khoảng 23,7 tỷ thùng dầu và 46.650 tỷ m3 khí. Sản lượng khai thác dầu năm 2006 đạt khoảng 3,41 triệu thùng/ngày và 87,8 triệu m3 khí/ngày.

Năm 2002 Trung Quốc chính thức gia nhập WTO là một sự kiện quan trọng đối với thương mại toàn cầu. Với chính sách mở cửa và năng động, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển khá nhanh. Trung Quốc không chỉ là một quốc gia lớn, đông dân mà còn có tiềm năng lớn về công nghệ vì có khả năng sản xuất mọi sản phẩm với mọi mức giá và chất lượng tương đương với mức giá


đó. Đây là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế không chỉ của các nước trong khu vực mà còn đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Hình 2 : Các Lô dầu khí tại Trung Quốc



Nguồn: www.ccop.or.th


Chính sách dầu khí của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua liên tục đạt mức xấp xỉ dưới 10% một năm. Hiện Trung Quốc mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển và dự báo khoảng 30 năm nữa Trung Quốc sẽ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Như vậy, Trung Quốc cần rất nhiều năng lượng cho phát triển trong đó có năng lượng dầu khí.

Có 5 điểm chính trong chiến lược năng lượng dài hạn của Trung Quốc:

- Đảm bảo cung cấp năng lượng dầu khí.


- Tăng sản lượng khí trong tổng cung ứng năng lượng từ 2,7% hiện nay lên 10%.

- Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.


- Bảo vệ môi trường.


- Phát triển các nguồn dầu khí ở miền Tây.


Để tăng mức độ an toàn cung cấp, Trung Quốc đang khuyến khích các Công ty dầu khí quốc gia CNPC, CNOOC và Sinochem tìm kiếm dầu ở nước ngoài. Trung Quốc muốn sản lượng dầu khai thác ở nước ngoài của các Công ty này phải tương đương 20 – 25% tổng nhu cầu dầu thô nhập khẩu vào năm 2005. Đồng thời, Trung Quốc đang cố gắng tăng công suất chế biến hơn là tăng nhập khẩu sản phẩm từ các nước có công suất chế biến thặng dư trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.

Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, điều này đã buộc Trung Quốc phải theo đuổi chương trình ngoại giao dầu mỏ quốc tế và bỏ vốn đấu thầu để tìm thêm nguồn cung cấp. Các Công ty dầu lớn của nhà nước được lệnh phải mua cổ phần trong các dự án dầu khí nước ngoài.


Để tăng cường an ninh năng lượng, Trung Quốc đang thúc đẩy xây dựng các kho dự trữ chiến lược. Cuối những năm 90, Trung Quốc dự báo sản lượng nhập khẩu dầu khí của mình là 100 triệu tấn vào năm 2010 nên nước này dự định xây dựng kho dự trữ chiến lược tương đương với 90 ngày nhập khẩu (25 triệu tấn). Nhưng năm 2004 lượng dầu nhập khẩu đã lên tới 123 triệu tấn, do vậy Trung Quốc sẽ điều chỉnh lại mục tiêu dự trữ chiến lược dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Cải cách luật pháp, mở cửa lĩnh vực dầu khí: Chính sách mở cửa đối với lĩnh vực dầu khí Trung Quốc được coi là cách để nâng cao hiệu suất khai thác và đẩy mạnh sản lượng, nhưng điều đó khiến cho Chính phủ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong việc giữ được tính cạnh tranh của các Công ty nhà nước. Để được gia nhập WTO, Trung Quốc đã có các cải cách về luật pháp:

- Sửa đổi các quy định về đầu tư nước ngoài trong cả lĩnh vực dầu khí trên biển và trong đất liền vào năm 2001.

- Bãi bỏ qui định nắm giữ vốn chủ sở hữu trong các doanh nghiệp trung và hạ nguồn.

- Các đối tác nước ngoài bị buộc phải bán cổ phần của mình cho các đối tác Trung Quốc, và yêu cầu sử dụng nhân lực, hàng hoá và các nguồn cung của Trung Quốc cũng không còn khắt khe nữa.

- Các đối tác trong lĩnh vực chế biến và lọc dầu như xăng thông thường, xăng chuyên dùng cho động cơ phản lực, dầu diesel, dầu nhờn và các sản phẩm khác từ dầu cũng được nới lỏng; cho phép các nhà đầu tư trực tiếp xin giấy phép nhập khẩu.

Với các chính sách cải cách trên, cánh cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc đã mở rộng. Các chính sách này đã góp phần giảm bớt gánh nặng thiếu hụt năng lượng dầu khí ở quốc gia lớn này.


Thành tựu đạt được trong ngành dầu khí của Trung Quốc

Chỉ sau một năm gia nhập WTO Trung Quốc đã có được những thành tựu khá rực rỡ: Kinh tế tăng trưởng ở mức 8% (cao hơn dự đoán); FDI đạt 50 tỷ USD (lớn nhất thế giới); kim ngạch xuất khẩu vượt 600 tỷ USD. Cùng với thành tựu về kinh tế, ngành dầu khí Trung Quốc, ngoài các lợi thế về tiềm năng tự nhiên còn nhận được sự hậu thuẫn của Chính phủ cũng có những bước tiến đáng kể:

- Về lĩnh vực thượng nguồn: Trung Quốc tiếp tục tích cực hợp tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước, đồng thời tích cực đẩy mạnh các hoạt động thăm dò tìm kiếm ở nước ngoài. Năm 2003 Trung Quốc khoan

10.300 giếng khoan trong nước nhằm tìm kiếm tăng trữ lượng dầu - khí.


- Lĩnh vực lọc và chế biến dầu khí: Hiện công suất lọc dầu của Trung Quốc đạt khoảng 5,4 triệu thùng/ngày và công suất tiêu thụ khoảng 5,3 triệu thùng/ngày. Nhiều nhà máy lọc dầu của Trung Quốc có công nghệ lạc hậu, đang được Trung Quốc nghiên cứu để thay thế bằng các nhà máy có công nghệ hiện đại. Như vậy công suất lọc dầu của Trung Quốc tạm thời đáp ứng được nhu cầu trong nước, nhưng theo dự báo nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong vài năm tới vì thế Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư nâng công suất lọc dầu.

- Trung Quốc đã sản xuất được các sản phẩm hoá dầu cơ bản, đặc biệt sản xuất Ethylen được chú trọng. Đến năm 2001, Trung quốc có 13 nhà máy sản xuất Ethylen trong đó 7 nhà máy có công suất lớn hơn 300 nghìn tấn/năm. Song, chắc chắn Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường lớn cho các nhà xuất khẩu sản phẩm hoá dầu trong khu vực.

- Hoạt động kinh doanh phân phối sản phẩm: Gia nhập WTO, khâu phân phối các sản phẩm dầu khí đã được mở cửa cho đối tác nước ngoài song


Chính phủ vẫn có những chính sách hạn chế ở lĩnh vực này. Trung Quốc cho phép các công ty nước ngoài được kinh doanh bán lẻ xăng dầu nhưng mỗi công ty không được mở quá 30 trạm xăng và phải mua xăng từ nhà máy lọc dầu Trung Quốc với giá khá cao gần ngang với giá bán lẻ. Điều đó làm cho lợi nhuận thu được của các công ty nước ngoài từ hoạt động này không lớn. Cho đến nay các công ty dầu quốc gia Trung Quốc CNPC và Sinopec được sự hậu thuẫn của Chính phủ đã tiếp nhận hầu hết các trạm bán lẻ "bất hợp pháp" qua việc bắt buộc đăng ký làm đại lý. Tuy nhiên trong tương lai khi đã hội nhập WTO, Trung Quốc phải từng bước mở cửa hoạt động này để thu hút các tập đoàn dầu khí lớn của nước ngoài tăng cường đầu tư vào lĩnh vực dầu khí.

- Về công tác đầu tư dấu khí ra nước ngoài: các công ty dầu khí Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền mua các tài sản dầu khí ở nước ngoài như: Inđônêsia, Ôxtrâylia, Azerbaizan và Angiêrie. Hiện nay Trung Quốc nhập khẩu khoảng gần 2 triệu thùng/ngày nhưng theo dự báo đến năm 2020 Trung quốc phải nhập khẩu đến 8 triệu thùng/ngày đứng thứ 2 sau Mỹ(1). Chính vì lẽ đó, Trung Quốc muốn khối lượng dầu thô từ cổ phần ở các mỏ dầu nước ngoài của các Công ty dầu Nhà nước sẽ tăng lên

500.000 thùng/ngày. Để thực hiện quản lý tập trung, Chính phủ Trung Quốc phân ra mỗi khu vực cụ thể trên thế giới để mỗi công ty quốc gia của Trung Quốc: CNPC, Sinopec và CNOOC hoạt động nhằm tránh trực tiếp đối đầu nhau.

1.2.3. Nhật Bản

Tiềm năng dầu khí và các hoạt động dầu khí trong nước của Nhật Bản:


(1)- Thời báo kinh tế năm 2002-2003.

Ngày đăng: 18/10/2024