Định Hướng Về Mức Độ Thị Phần Vốn Của Nhà Nước Trong Tiến Trình Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước


Theo hướng này, kiên quyết CPH các doanh nghiệpnhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, thực hiện CPH tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh đổi mới các quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của kinh tế thị trường.

Thứ ba: Thông qua CPH phấn đấu làm cho đông đảo những người lao động đều có cổ phần và trở thành chủ thực sự.

Định hương này nhằm tạo động lực mới, phát huy tốt quyền tự chủ của của CTCP trong sản xuất, kinh doanh; chống được lãng phí, tham ô ,thất thoát vốn và các tiêu cực khác không đáng có so với trước.

Thứ tư: Giải thể hoặc chuyển hình thức sở hữu

Đối với những DNNN thường xuyên thua lỗ và những DN mà Nhà nước không cần nắm trên cơ sở giải quyết thỏa đáng với nhiều hình thức hợp tình, hợp lý đối với người lao động.

Cuối cùng: Phải từng bước làm cho kinh tế nhà nước ngày càng mạnh lên Thông qua CPH, giải thể, hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, nhưng phải từng bước làm cho kinh tế nhà nước ngày càng mạnh lên để đủ sức phát huy vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

3.1.1.2- Về định hướng cụ thể

Quán triệt nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Căn cứ Quyết định số 58/2002/ QĐ - TTG, ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về “ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước”. Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010 và thực trạng DNNN của tỉnh, ngày 12/9/2002 UBND tỉnh Thanh Hóa đã có đề án số 3054/UB - ĐMDN trình Chính phủ, ngày 18/3/2003 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 292/QĐ - TTg về “phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp đổi


mới doanh nghiệp nhà nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2003 - 2005”.

Thứ nhất: Đối với những DNNN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ Trong đó:

- Các DNNN sản xuất hàng công ích

1. Các công thuỷ nông Bắc sông Mã

2. Công ty Thuỷ nông sông Chu

3. Xí nghiệp thuỷ nông Nam sông Mã

4. Công ty môi trường và công trình đô thị

5. Trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ Thanh Hóa.

- Các DNNN kinh doanh

1. Công ty thương mại và đầu tư phát triển miền núi Thanh Hóa

2. Nhà xuất bản

3. Công ty Sổ số kiến thiết

4. Nhà in báo Thanh Hóa

5. Công ty cấp thoát nước

6. Lâm trường sông Lò

7. Lâm trường Lang Chánh

8. Lâm trường Thạnh Thành

9. Công ty đầu tư và xây dựng Thanh Hóa (tên cũ là công ty xây dựng số 1 Thanh Hóa).

Thứ hai: Đối với các nông trường quốc doanh (hiện có 12 nông trường)

Theo Nghị định số 01/NĐ - CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ, sau khi đã thực hiện giao đất khoán 20 năm cho các hộ nông trường viên, cần đổi mới cách quản lý, chuyển hướng gắn với vùng nguyên liệu của các cơ sở chế biến và cung ứng các dịch vụ kỹ thuật đầu vào, đầu ra cho các hộ nông trường viên và nông dân trong vùng. Căn cứ quy định hiện hành, có thể nghiên cứu việc góp vốn, tài sản với các nhà máy chế biến trong địa bàn để thành lập các


CTCP.

Thứ ba: Đối với các lâm trường quốc doanh. (Hiện có 9 lâm trường)

Theo Quyết định số 187/1999/QĐ - TTG ngày 16/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ, cần thực hiện đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý.

Cụ thể:

1. Lâm trường Bá Thước

2. Lâm trường Sim

3. Lâm trường Cẩm Thủy

4. Lâm trường Sông Đằn

5. Lâm trường sông Chàng

6. Lâm trường Na Mèo

7. Lâm trường Thanh Kỳ

8. Lâm trường Như Xuân

9. Lâm trường Luồng Lang Chánh

Thứ tư: Đối với các doanh nghiệp nhà nước sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác. Đó là:

1. Xí nghiệp thủy nông Nga Sơn (sáp nhập vào công ty thủy nông Bắc Sông Mã).

2. Xí nghiệp thủy nông Vĩnh Lộc sáp nhập vào công ty thủy nông Nam Sông Mã

3. Các xí nghiệp thủy nông Thạch Thành, Cẩm Thủy, Thọ Xuân và các đơn vị thuỷ nông các huyện Ngọc Lạc, Bá Thước, Mường Lát (sáp nhập vào công ty thuỷ nông Sông Chu).

4. Các xí nghiệp nuôi tôm xuất khẩu (sáp nhập vào công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Thanh Hóa sau đó tiến hành CPH).

Thứ năm: Đối với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện giải thể

1. Công ty thuỷ sản tươi sống xuất khẩu


Thứ sáu: Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu

1. Công ty điện ảnh (thực hiện năm 2003)

2. Công ty cơ điện, điện tử Lam Sơn

Thứ bảy: Số DNNN còn lại nằm trong diện được chọn để CPH. ( Sẽ được trình bày cụ thể ở 3.1.2).

3.1.2. Định hướng về mức độ thị phần vốn của nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Qua khảo cứu tình hình thực trạng DNNN của tỉnh đến nay, theo phương án tổng thể sắp xếp đổi mới DNNN của tỉnh Thanh Hóa do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn, ở đây chỉ bàn về phương án CPH DNNN.

Về mức độ thị phần vốn của nhà nước:

Để hoàn thành lộ trình của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tạo điều kiện cho các CTCP phát triển bền vững, định hướng về mức độ CPH DNNN trong thời gian tới sẽ là:.

Thứ nhất: Doanh nghiệp nhà nước được chọn CPH, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần thấp nhất 51% khi bán cổ phần lần đầu tiên

Theo lộ trình loại doanh nghiệp này được thưc hiện vào năm 2004 gồm có:

1. Công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị

2. Công ty xuất nhập khẩu thủy sản

3. Công ty xuất nhập khẩu Thanh Hóa

Thứ hai: DNNN được chọn để CPH, trong đó Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

- Theo lộ trình loại doanh nghiệp này được thưc hiện vào năm 2004 gồm có:

1. Công ty quản lý đường bộ 1

2. Công ty quản lý đường bộ 2


3. Công ty quản lý đường sông

4. Xí nghiệp xây dựng và quản lý giao công chính Thạch Thành

5. Xí nghiệp xây dựng và quản lý giao thông công chính Nông Cống.

Thư ba: Doanh nghiệp nhà nước được chọn CPH, trong đó Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần

-Theo lộ trình loại doanh nghiệp này được thưc hiện vào năm 2004 gồm có:

1. Công ty xây dựng số 3

2. Công ty tư vấn xây dựng

3. Công ty công trình giao thông 1

4. Công ty công trình giao thông 2

5. Cảng Thanh Hóa

6. Công ty xây dựng số 2

7. Công ty điện cơ

8. Công ty dịch vụ thương mại

9. Xí nghiệp xây dựng giao thông Yên Định 10.Công ty cơ điện, điện tử Lam Sơn

11. Công ty dịch vụ kỹ thuật con nuôi Hoàng Hóa.

12. Xí nghiệp nuôi tôm xuất khẩu

13. Công ty xuất khẩu Thuỷ sản Thanh Hoá.‌

-Theo lộ trình loại doanh nghiệp này được thưc hiện vào năm 2005 gồm có: Công ty cao su cà phê.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN, ĐẨY MẠNH TIÊN TRÌNH CPH VÀ HẬU CPH DNNN THỜI GIAN TỚI CỦA TỈNH THANH HÓA

Thực hiện phương hướng nói trên, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

3.2.1. Nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao nhận thức chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.


Ngoài các biện pháp tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp tục quán triệt Nghị quyết TW3 (khóa IX) và các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Tỉnh cần tiếp tục có chương trình tổng thể để tuyên truyền, quảng bá thật sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương CPH DNNN. Song cách thức tuyên truyền phải sao cho thiết thực, phù hợp với từng đối tượng như:

- Đối với Ban đổi mới, phát triển doanh nghiệp của tỉnh cần tăng cường phối kết hợp với các cấp, các ngành liên quan tiếp tục tổ chức tốt các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ về CPH DNNN cho cán bộ trực tiếp tham gia công tác CPH, làm sao để họ phải là những tuyên truyền viên giỏi về CPH DNNN. Bên cạnh đó UBND tỉnh cần định kỳ có sơ kết tổng kết đúc rút nghiệm để chỉ đạo kịp thời. Đồng thời, cần tuyên truyền làm sao để mọi người hiểu rõ và thống nhất được các nhận thức rằng: Chuyển DNNN thành CTCP không phải là sự thay đổi về hình thức mà là sự thay đổi căn bản về nội dung nghĩa là CTCP khác cơ bản với DNNN cả về tư duy, chế độ sở hữu, cách thức quản lý, quyền và nghĩa vụ. Đặc biệt trong tuyên truyền, phải giải tỏa hoàn toàn tâm lý lo lắng của một số người rằng: Khi CPH DNNN có nhiều nhà tư bản nước ngoài hoặc một số nhà giầu trong nước đã thâu tóm DNNN vào tay mình, biến công ty cổ phần thành công ty tư nhân để lũng đoạn nền kinh tế dẫn đến sự chệch hướng XHCN. Đó là những lo lắng thiếu cơ sở vì:

Một là, trước khi CPH, DNNN đều đã được phân loại: các doanh nghiệp công ích quan trọng đều phải duy trì là DNNN hoặc trước mắt chúng ta chưa tiến hành CPH; các DNNN do nhà nước độc quyền cũng chưa CPH, còn các DNNN quan trọng khác thì nhà nước nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt.

Hai là, CPH DNNN nào, với mức độ bao nhiêu đều do nhà nước quyết định chứ không phải thả nổi. Hơn thế trong mỗi loại doanh nghiệp, mỗi đối


tượng mua cổ phần đều có sự ràng buộc.

Chẳng hạn: đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì chỉ được mua tối đa 30% vốn điều lệ của CTCP. Các nhà đầu tư trong nước thì không hạn chế số lượng cổ phần được mua, sau khi đã trừ đi số lượng cổ phần mà nhà nước cần nắm giữ và số lượng cổ phiếu bán theo chế độ ưu đãi, vậy nên phần “không hạn chế mà họ được mua” không thể đủ điều kiện để họ thâu tóm doanh nghiệp vào tay mình.

- Đối với Ban giám đốc các DNNN trong diện cổ phần hóa phải trên cơ sở nhận thức đúng chủ trương CPH để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình, tạo điều kiện thuận lợi và cùng với Ban CPH cơ sở nhanh chóng giải quyết khó khăn thực hiện tiến độ CPH DNNN.

- Đối với người lao động cần tăng cường tuyên truyên giáo dục để họ có nhận thức đúng chủ trương CPH; giải thích để họ thấy được chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc đảm bảo cho họ có cổ phần để trở thành cổ đông của CTCP và chính sách việc làm đối với họ.

- Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cần thông qua những gương tốt của các DN sau CPH, sản xuất, kinh doanh có lãi, thu nhập của người lao động tăng lên, cổ tức tăng lên để nâng cao lòng tin của người lao động và các DNNN hăng hái thực hiện chủ trương CPH DNNN.

Tóm lại, công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng luôn phải đi trước và công tác tuyên truyền cũng như tổ chức thực hiện CPH chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi và chỉ khi có sự lãnh đạo thống nhất của các cấp uỷ Đảng, sự đồng tình cao của các tổ chức công đoàn, sự gương mẩu đi đầu của đảng viên trong việc thực hiện tốt chủ trương CPH DNNN.

3.2.2. Nhóm giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thứ nhất: Lựa chọn đúng DNNN để cổ phần hoá


Qua việc đúc rút kinh nghiệm của hơn 12 năm sắp xếp, đổi mới DNNN, Chính phủ đã đưa ra được các tiêu chí danh mục các DNNN để CPH. Các tiêu chí chủ yếu dựa vào để chọn DNNN CPH là: doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và nộp ngân sách của doanh nghiệp. Song khách quan mà nói, các tiêu chí đó chưa phản ánh đầy đủ thực chất của doanh nghiệp, bởi vì thường các DNNN hoạt động trong môi trường sản xuất kinh doanh có nhiều lợi thế do nhà nước ưu đãi như: hoạt động trong các lĩnh vực dễ thu lợi nhuận, được vay vốn ngân hàng bằng tín chấp, được khoanh nợ, treo nợ, giảm nợ, được giảm miễn thuế dễ dàng hơn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Vì vậy việc lựa chọn hình thức chuyển đổi nào theo chúng tôi có lẽ cần phải đặt DNNN của tỉnh trong một hệ thống phân tích cụ thể như sau.

- Đối với các DNNN, nhà nước cần nắm giữ 100% vốn.

Tuỳ theo loại doanh nghiệp kinh doanh có lãi hoặc không có lãi để có giải pháp thích hợp. Loại DNNN này không thuộc diện CPH. .(Xem cách xử lý như bảng 3.1).

Bảng 3.1: Lựa chọn các hình thức để tổ chức sắp xếp lại đối với các DNNN


Loại

DNSXKD

Các DNNN hiện có lãi (theo

thống kê)

Các DNNN hiện không có lãi

(theo thống kê)


Các

Có khả năng tồn tại được

Không có khả năng

tồn tại

Có khả năng tồn tại được

Không có khả năng tồn tại

DNNN thuộc


cơ cấu lại



nhóm nhà nước giữ 100% vốn


Tăng đầu tư để trở thành những DN mạnh

và giảm thuế trong một thời

gian nhất


Chuyển sang công ty TNHH một thành viên

Cơ cấu lại hoặc chuyển sang công ty TNHH một thành

viên



định



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Thanh Hóa - 9


- Đối với DNNN được chọn để cổ phần hóa.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí