Lựa Chọn Các Hình Thức Và Mức Độ Cổ Phần Hóa Đối Với Các Dnnn


Tuỳ theo loại doanh nghiệp kinh doanh có lãi hoặc không có lãi để có hình thức, mức độ và giải pháp thích hợp). Loại DNNN này thuộc diện CPH.

(Xem cách xử lý như bảng 3.2)


Bảng 3.2: Lựa chọn các hình thức và mức độ cổ phần hóa đối với các DNNN


Loại

DNSXKD

Các DNNN hiện có lãi (theo thống

kê)

Các DNNN hiện không có lãi

(theo thống kê)


Các DNNN

khi CPH nhà nước nắm CP chi phối

Có khả năng tồn tại được

Không có khả năng tồn tại

Có khả năng tồn tại được

Không có khả năng

tồn tại


Cổ phần hóa tối đa 49% vốn nhà nước tại DN


CPH tối đa 49% vốn nhà nước tại DN hoặc chuyển sang công ty TNHH một

thành viên


CPH nhà nước nắm tỷ lệ cổ phiếu lớn gấp 2 cổ đông lớn nhất


CPH đến 60% vốn

nhà nước tại DN, hoặc giữ

nguyên vốn và phát

hành cổ phiếu


Các DNNN

còn lại

CPH thông qua

liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác (không hạn chế đối tượng mua cổ

phiếu)


Có thể CPH đến 80% vốn nhà nước tại DN


CPH, thực hiện giao, khoán kinh doanh hoặc bán 100% giá trị DN


CPH, giao khoán thấp hơn giá trị DN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Thanh Hóa - 10


Nói chung việc lựa chọn DNNN để CPH phải là những DNNN có sức hấp dẫn đối với những người mua cổ phiếu, với tư cách là cổ đông của CTCP. Sức hấp dẫn đó được thể hiện qua các khía cạnh như: Xác định được chiến lược sản phẩm, có chiến lược phát triển của doanh nghiệp rõ ràng và có khả năng sinh lợi sau CPH.

Thứ hai: Giải quyết triệt để các vấn đề thuộc doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá trị doanh nghiệp

Để các DNNN sau CPH phát triển bền vững, trong quá trình CPH cần quan tâm làm tốt các vấn đề cơ bản sau:

-Phải kết hợp hài hòa giữa tính kế hoạch và tính bền vững trong CPH. Điều đó có nghĩa khi xây dựng lộ trình và phương án CPH DNNN phải đảm bảo sao cho sau CPH các CTCP có được các điều kiện phát triển bền vững như: Có chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp, có thị trường lao động đáp ứng xu thế phát triển, tiếp cận nhanh được thị trường vốn, có thị trường bán sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực, không nên chạy theo số lượng CPH đơn thuần.

- Lành mạnh hóa tài chính

Một trong những cản trở lớn làm chậm tiến trình CPH DNNN của tỉnh Thanh Hóa, đó là vì nhiều DNNN tình hình tài chính khá phức tạp, bởi vậy lành mạnh hóa tài chính của các DNNN trước khi CPH sẽ làm cho tiến độ CPH DNNN nhanh hơn. Vì một lẽ đơn giản không ai muốn mua cổ phần ở những DNNN còn những khoản nợ chưa giải quyết dứt điểm. Muốn lành mạnh hóa tài chính của các doanh nghiệp, trước hết phải tiến hành phân loại các khoản nợ: nợ thông thường, nợ lâu năm, nợ khó trả, nợ khó đòi, nợ ngân sách, nợ ngân hàng… cho thật rành mạch và doanh nghiệp phải tích cực giải quyết trên tinh thần các bên chủ nợ và khách nợ đều phải chủ động, cởi mở để


thu hồi nợ và trả nợ.

Trước mắt chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất biện pháp để giải quyết từng loại nợ như sau:

+ Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi được thì: trước hết nên dùng vốn dự phòng tài chính để bù đắp. Nếu thiếu thì phần chênh lệch được trừ vào kết quả kinh doanh, tức là giảm lãi tại thời điểm CPH. Nếu chưa đủ thì phần chênh lệch còn lại được trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp CPH.

Việc xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi cũng theo trình tự trên. Tuy nhà nước bị thiệt nhưng phù hợp với thực tế và dễ thực hiện. Tình hình thực tế cho thấy nếu nhà nước không nhận phần thiệt về mình thì tình trạng nợ của doanh nghiệp cứ kéo dài mãi mà cuối cùng nhà nước cũng phải chịu thiệt nhiều hơn. Hơn thế, việc xử lý như vậy để xác định dứt khoát, rõ ràng tình trạng tài chính của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có một tư thế mới, là điều kiện để các cổ đông yên tâm mua cổ phiếu.

+ Đối với các khoản nợ vay ngân hàng, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với ngân hàng để có thể xử lý theo các cách sau:

Một là, chuyển tổng nợ doanh nghiệp vay ngân hàng thành cổ phần của ngân hàng tại doanh nghiệp sau khi CPH.

Hai là, thông qua ngân hàng để khoanh nợ cho doanh nghiệp khác trả thay với mức giảm giá giữa doanh nghiệp mua nợ và ngân hàng để trở thành cổ phần của doanh nghiệp mua nợ đầu tư vào doanh nghiệp CPH.

Ba là, ngân hàng cho phép doanh nghiệp khoanh nợ, giảm nợ nếu có thể hoặc ngân hàng có thể đề xuất với Chính phủ cho phép xóa nợ đối với các doanh nghiệp quá khó khăn về tài chính do gặp thiên tai hay các tình huống bất khả kháng dẫn đến thua lỗ và hoạch toán vào khoản dự phòng rủi ro của ngân hàng hoặc xử lý từ nguồn vốn ngân sách.


+ Đối với các khoản nợ ngân sách: trước khi CPH các doanh nghiệp phải nỗ lực để thanh toán các khoản nợ đọng ngân sách. Trường hợp doanh nghiệp khó khăn về tài chính do đã đầu tư vào tài sản cố định hoặc thiếu vốn kinh doanh không có khả năng trả nợ thì nhà nước cho doanh nghiệp được ghi thu ghi chi, coi như là khoản ngân sách cấp cho doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp trước khi CPH mà thua lỗ 3 năm liên tục trước đó thì cần xem xét nguyên nhân thua lỗ, nếu thấy phù hợp thì chấp nhận cho xóa nợ đối với ngân sách nhưng phải trên nguyên tắc: số nợ không vượt quá số lỗ của doanh nghiệp.

+ Đối với tài sản không có nhu cầu sử dụng thì cơ quan quản lý trực tiếp của doanh nghiệp điều chuyển cho các DNNN khác thuộc phạm vi quản lý, hoặc thực hiện bán đấu giá hoặc thanh lý (nếu bán đấu giá trước khi CPH thì tính vào giá trị doanh nghiệp, bán sau CPH thì nộp vào qũy hỗ trợ CPH của tỉnh. Nếu sau CPH, các tài sản này vẫn không bán được, thì UBND tỉnh uỷ quyền cho CTCP quản lý hộ và sau 90 ngày (kể từ khi DNNN CPH) UBND tỉnh phải tổ chức bán đấu giá hoặc thanh lý thu hồi vốn về quỹ hỗ trợ CPH của tỉnh.

+ Đối với tài sản thuê ngoài, nếu bên cho thuê đồng ý bán, bên thuê đồng ý mua thì giá cả được xác định theo giá thị trường tại thời điểm mua bán. Nếu bên cho thuê là DNNN, và bên đi thuê có nhu cầu sử dụng thì UBND tỉnh quyết định chuyển giao tài sản cho bên thuê, bên giao tài sản được hạch toán giảm vốn, bên nhận thì hạch toán tăng vốn và tính vào giá trị doanh nghiệp để CPH.

+ Xử lý tài chính đối với các doanh nghiệp có tổng nợ lớn hơn giá trị doanh nghiệp. Theo số liệu của Cục Tài chính doanh nghiệp, cả nước có trên 5% DNNN đang nằm trong tình trạng này, Thanh Hóa cũng có một số DNNN như vậy. Hầu hết các doanh nghiệp này nằm ở những vùng khó khăn (miền


núi của tỉnh) nếu áp dụng biện pháp giải thể thì ngân sách nhà nước phải chi trả một khoản tiền lớn để giải quyết chế độ chính sách cho người lao động trong các doanh nghiệp này. Hơn thế nếu giải thể sẽ tạo nên sự hẫng hụt về công ăn việc làm của đồng bào. Vì vậy đối với các doanh nghiệp này nên áp dụng một trong hai biện pháp sau:

Một là, sau khi đã xử lý xong các khoản nợ, bán 100% giá trị doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên chức để doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, tỉnh cần hỗ trợ thêm một phần vốn lưu động với lãi suất ưu đãi từ quỹ hỗ trợ CPH của tỉnh.

Hai là, giữ nguyên hiện trạng doanh nghiệp và các khoản nợ, bán 100% giá trị doanh nghiệp thấp hơn giá trị thực tế cho một nhà đầu tư duy nhất.

- Xử lý khi cổ phiếu của doanh nghiệp CPH bán không hết.

Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền chuyển DNNN thành CTCP, các doanh nghiệp đều tổ chức thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức bán cổ phần. Nhìn chung việc bán cổ phần ở các DNNN được CPH của tỉnh cơ bản đạt được chỉ tiêu, kế hoạch và thời gian. Song còn một số CTCP sau một tháng thông báo mà số người đăng ký mua cổ phàn vẫn không đạt tỷ lệ cổ phần dự kiến bán ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ CPH DNNN của tỉnh thời gian qua, để giải quyết vấn đề này chúng tôi xin đề xuất tỉnh cần áp dụng một số biện pháp sau.

+ Nhà nước tạm nắm giữ lượng cổ phần không bán hết đó và trở thành cổ đông nắm cổ phần chi phối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vẫn tiến hành được đại hội cổ đông, thực hiện đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động, tạo nên tâm lý tin tưởng trong công nhân viên chức của doanh nghiệp và các cổ đông. Sau một thời gian khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có lãi, Nhà nước sẽ bán đấu giá một phần hoặc toàn bộ số cổ phần của mình tại doanh


nghiệp thông qua thị trường chứng khoán.

+ Cơ quan cấp trên trực tiếp (là các sở chủ quản nếu doanh nghiệp CPH trực thuộc sở và là doanh nghiệp lớn, nếu CTCP là một bộ phận của doanh nghiệp tách ra) mua hết số cổ phần đó và trở thành đồng sở hữu của doanh nghiệp CPH, điều này một mặt buộc cấp trên phải gắn với doanh nghiệp CPH, có trách nhiệm thực sự với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp CPH, mặt khác sự xuất hiện trực tiếp của cấp trên sẽ làm cho các cổ đông an tâm hơn sẽ tạo thêm sinh khí cho CTCP. Khi CTCP sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cơ quan cấp trên sẽ chuyển nhượng số cổ phần này cho các cổ đông khác hoặc cổ đông mới theo giá trị thời điểm chuyển nhượng hoặc thông qua TTCK. Tiền bán lại cổ phần tiếp tục dự trữ để mua các cổ phần của các doanh nghiệp thuộc quyền khác khi CPH bán không hết. Như vậy chu trình này cần được lắp đi lắp lại nhiều lần nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp góp phần thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu kế hoạch CPH các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

+ Sử dụng quỹ hỗ trợ CPH của tỉnh mua hết phần còn lại. Biện pháp này, tương tự biện pháp thứ hai, song việc dùng quỹ hỗ trợ CPH để mua sẽ mang tính chính thống hơn. Việc sử dụng quỹ hỗ trợ CPH mua có tác dụng trước hết là tháo gỡ bế tắc cho doanh nghiệp CPH, sau nữa làm tăng vai trò của quỹ hỗ trợ CPH, đồng thời với tư cách là một cổ đông khi mua cổ phần cũng sẽ làm tăng vốn cho quỹ khi CTCP sản xuất kinh doanh có lãi.

+ Doanh nghiệp tổ chức bán đấu giá phần còn lại. Đây là biện pháp mới một mặt làm cho giá cổ phần có thể cao hoặc thấp hơn giá dự kiến ban đầu, song hoàn toàn có thể thực hiện được, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sớm đi vào đại hội cổ đông và chuyển sang hoạt động của CTCP, mặt khác, thông qua bán đấu giá cổ phần, doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp cận với TTCK.

Trong 4 biện pháp trên, 3 biện pháp đầu chỉ là biện pháp tình thế nhằm


giải tỏa ách tắc cho doanh nghiệp khi bán không hết cổ phần dự kiến. Biện pháp thứ 4 tuy mới, nhưng mang tính khách quan hơn, có thể áp dụng phổ biến cho quá trình CPH khi TTCK phát triển.

Thứ ba: Xác định đúng giá trị doanh nghiệp trước khi CPH.

Một trong những khó khăn lớn nhất làm hạn chế tiến trình CPH DNNN là việc xác định giá trị doanh nghiệp. Để xác định đúng cần giải quyết thoả đáng các vấn đề sau :

- Sau khi phân loại tài sản, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp: Đối với tài sản tiếp tục được sử dụng, dựa vào các thông số kỹ thuật và trên cơ sở thực trạng của tài sản để xác định chất lượng còn lại của từng tài sản, loại hoặc nhóm tài sản. Chỉ đưa vào định giá những tài sản cố định nào không lạc hậu có thể sử dụng và có khả năng sinh lợi. Còn đối với những tài sản cố định nào đã quá lạc hậu không thể sử dụng được, cần thanh lý trước khi định giá để CPH. Giá của tài sản được tính theo các căn cứ sau:

+Nếu trên thị trường đang lưu thông loại tài sản đó thì giá trị được xác định là giá thị trường nhân với % còn lại.

+Nếu tài sản chuyên dùng hoặc là sản phẩm đầu tư xây dựng thì căn cứ vào giá đầu tư ở thời điểm ban đầu nhân với tỷ lệ % còn lại.

+ Nếu tài sản đặc thù, không lưu thông trên thị trường thì áp dụng theo giá tài sản cùng loại, có công suất và tính năng kỹ thuật gần giống nhau. Nếu không có tài sản tương đương thì tính theo giá của tài sản đã ghi trên sổ kế toán.

- Trên cơ sở phân loại các khoản nợ, khoanh các khoản nợ không đòi được hoặc khó đòi để có biện pháp giải quyết đặc biệt, chỉ đưa các khoản nợ bình thường phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh vào trong các danh mục để định giá trước khi CPH DNNN.

- Toàn bộ vốn cố định và vốn lưu động được xác định theo giá hiện hành


bình quân trên thị trường.

- Đối với bất động sản (Đất đai) với mức độ không nhiều ở những DNNN trong diện CPH, thì có thể vận dụng kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội( Chương 1) vào điều kiện cụ thể của Thanh Hóa để xác định giá quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp và Nhà nước nắm số cổ phần này toàn bộ hoặc số cổ phần chi phối.

- Đối với các công ty thương mại, dịch vụ nhà nước nằm trong diện CPH, nếu có nhiều cửa hàng, nhiều địa điểm kinh doanh, thì thu hồi bớt trước khi CPH, chỉ để lại một số cửa hàng, địa điểm cần thiết vào danh mục định giá trị doanh nghiệp khi CPH.

Thứ tư: Đảm bảo quyền lợi của người lao động ở các DNNN khi CPH

Một vấn đề dễ thấy là cùng với việc cho ra đời quá nhiều DNNN đã kéo theo số lượng lao động trong DNNN của tỉnh cũng nhiều, điều đáng nói hơn phần lớn số lao động chưa qua đào tạo, số lao động thuộc diện nghèo cũng nhiều do có nhiều DNNN làm ăn không hiệu quả, thu nhập của người lao động quá thấp. Làm thế nào để giải quyết cho thỏa đáng về quyền lợi cho người lao động ở các DNNN khi CPH là vấn đề không đễ dàng. Chính nó là một trong những lực cản lớn làm chậm tiến trình CPH của tỉnh những năm qua. Về vấn đề này cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

Một là, thực hiện một cách sáng tạo cho phù hợp với tình hình thực tế ở Thanh Hóa Chính sách đối với người lao động được mua cổ phần ưu đãi tại Nghị định 44/NĐ - CP của Chính phủ quy định tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 20% vốn nhà nước cho tất cả các doanh nghiệp khi CPH là không phù hợp, nên chăng nhà nước cần quy định thành 3 nhóm:

Nhóm 1: những doanh nghiệp nhà nước có quy mô vốn lớn, lao động ít thì cổ phần ưu đãi cho người lao động không quá 20% vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Nhóm 2: những doanh nghiệp vốn nhà nước ở mức trung bình và có số lượng người lao động tương ứng thì tổng giá trị ưu đãi không quá 30%.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí