Đánh Giá Chung Và Những Vấn Đề Bức Xúc Đặt Ra


Trên thực tế các DNNN khi CPH không phải chỉ có 4 bước như quy định tại công văn số 3395/VPCP - ĐMDN, ngày 29/8/1998 của Văn phòng Chính phủ, mà trong các bước còn có nhiều công đoạn khác kèm theo. Chẳng hạn: việc định giá doanh nghiệp phải ít nhất qua 3 công đoạn: doanh nghiệp tự kiểm kê đánh giá, Hội đồng thẩm định xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cuối cùng là quyết định của cấp có thẩm quyền. Đó là quy trình đúng song điều đáng nói là mỗi công đoạn thường kéo dài dẫn đến các doanh nghiệp thường rơi vào tình trạng chờ đợi; ví dụ Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp của tỉnh tuy đã có nhiều cố gắng song giường như không thể hoàn thành được nhiệm vụ xác định giá trị doanh nghiệp để CPH trong vòng 15 ngày như điểm 3 điều 29 Nghị định 64/2002/NĐ - CP. Hoặc để chuyển một DNNN thành CTCP thì UBND tỉnh phải ra ít nhất 8 văn bản gồm: Quyết định tiến hành CPH, quyết định thành lập Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp, quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án CPH doanh nghiệp, quyết định chuyển DNNN thành CTCP, quyết định cử người đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại công ty và quyết định ưu đãi đầu tư. Việc chuyển bảo hiểm cho người lao động từ DNNN sang CTCP đôi khi cũng kéo dài thời gian làm bận thêm cho CTCP. Cá biệt việc đăng ký kinh doanh của CTCP sau khi thành lập cũng có nhiều khó khăn như: CTCP vận tải xe khách Thanh Hóa muốn đăng ký kinh doanh phải có dấu của công an phòng cháy, chữa cháy, Sở Thương mại, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Giao thông, UBND tỉnh… Việc khắc dấu đôi khi cũng mất nhiều thời gian, như: CTCP nước mắm Thanh Hương hơn một tháng hoạt động không có dấu, đó là những khó khăn lẽ ra không đáng có cho các CTCP.

- Vấn đề lựa chọn DNNN đưa vào CPH thuộc loại nhỏ và vừa, việc xác


định giá trị doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc

Có thể khẳng định, việc xác định giá trị doanh nghiệp trước khi CPH là một khâu phức tạp nhất trong toàn bộ quy trình CPH DNNN những năm qua và cũng là một trong những vấn đề còn nhiều tranh cãi hiện nay. Vì thực trạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị của mỗi doanh nghiệp mỗi khác nên khó có một tiêu thức thống nhất để đánh giá. Hoặc có đưa giá trị sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp để CPH không? Bên cạnh đó, những tồn tại khác trong tài chính của DNNN khi chuyển thành CTCP cũng là một trong những vấn đề trở ngại không hấp dẫn người mua cổ phần, chẳng hạn hầu hết các DNNN có những khoản nợ lớn thậm chí có những DNNN không có khả năng thanh toán nợ, nhiều DNNN phương án sản xuất kinh doanh chưa rõ ràng trong và sau khi CPH nên các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc làm lành mạnh hóa tài chính của mình dẫn đến lúng túng mất nhiều thời gian. Như đã biết một trong những yếu tố góp phần thành công của CPH DNNN là doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi, nói cách khác phải có phương án sản xuất kinh doanh ổn định. Bởi vì nếu không có phương án kinh doanh ổn định, nghĩa là doanh nghiệp cũng không có tương lai, không có tiền đồ, điều đó sẽ không hấp dẫn người lao động mua cổ phần và kêu gọi các nhà đầu tư khác mua cổ phần cũng khó khăn vì thiếu tính thuyết phục. Khi đầu tư người ta bao giờ cũng tính được gì? Đặc biệt đối với người lao động cổ tức chưa phải là yếu tố được chú ý đầu tiên mà đầu tiên phải là: việc làm có ổn định không? Lương có tăng không? sản xuất có ổn định không?

Trả lời các câu hỏi đó, quả là một thách thức lớn đối với DNNN của tỉnh vì phần lớn DNNN của Thanh Hóa không có sản phẩm chủ yếu và hầu hết các doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển sản phẩm nên định hướng sản xuất kinh doanh chưa vững, trong đó có khoảng 20 DNNN phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ


CPH DNNN thời gian qua của tỉnh.

- Những bất hợp lý trong tổ chức bộ máy chỉ đạo CPH DNNN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tuy tỉnh đã kịp thời thành lập Ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp của tỉnh sau này đổi thành Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của tỉnh song hầu hết cán bộ của Ban là kiêm nhiệm nên hiệu quả hoạt động chưa thật cao.Bên cạnh đó việc xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa Ban đổi mới phát triển DNNN của tỉnh và Ban đổi mới DNNN của các Sở, giữa các Ban nói trên với Tổ thẩm định doanh nghiệp, giữa các cơ quan nhà nước với ban giám đốc các DNNN còn chậm, đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ CPH DNNN của tỉnh những năm qua.‌

2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC ĐẶT RA

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Thanh Hóa - 8

2.2.1. Đánh giá chung

Qua hơn 6 năm (1998-2003) tổ chức triển khai thực hiện chủ trương CPH DNNN của Đảng và Chính phủ có thể khẳng định Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tiến độ CPH DNNN nằm trong nhóm trung bình khá của cả nước. Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các CTCP trong tỉnh những năm qua cho thấy:

Thứ nhất: CPH DNNN không chỉ góp phần cơ cấu lại sở hữu nhà nước làm cho hệ thống DNNN phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất và nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mà còn tạo điều kiện để nhà nước rút bớt vốn của mình ra khỏi các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để đầu tư có chiều sâu cho việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN, qua đó tăng cường được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đồng thời thông qua cổ phần của mình trong các CTCP và bằng chính sách pháp luật nhà nước vẫn thực hiện tốt vai trò điều tiết, định hướng sự phát triển nền kinh tế của tỉnh


Thứ hai: CPH DNNN đã thúc đẩy quá trình chuyển quản lý DNNN từ trực tiếp sang gián tiếp thông qua các công cụ chính sách pháp luật, từ đó không ngừng củng cố, nâng cao vai trò quản lý kinh tế của nhà nước, nâng cao năng lực quản lý kinh tế của các doanh nghiệp sau CPH. Các cơ quan quản lý nhà nước không còn phải vướng mắc nhiều vào việc quản lý các vấn đề cụ thể như: vốn, lao động, tác nghiệp của CTCP như DNNN trước đây để tập trung nghiên cứu, tạo lập môi trường và hành lang pháp lý phù hợp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thứ ba: CPH DNNN đã góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần làm cho doanh nghiệp có chủ thực sự.

Tóm lại: Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, song CPH DNNN thời gian qua không chỉ là giải pháp trung tâm, quan trọng mang tính tất yếu để cấu trúc lại DNNN mà nó đã và đang thực sự mang lại cho DNNN và nền kinh tế của Thanh Hóa một sức sống mới đầy triển vọng.

2.2.2. Những vấn đề bức xúc đặt ra

Một là: Mối quan hệ giữa các CTCP với Sở chủ quản của tỉnh sau CPH Các chính sách hỗ trợ về tài chính tín dụng cho CPH DNNN còn có chổ chưa rõ ràng. Thói quen dựa vào sở chủ quản đã hằn sâu, đặc biệt có nhiều vấn đề thuộc quyền quản lý của nhà nước như: nhà nước quản lý như thế nào? (CTCP có phải nộp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho sở chủ quản như trước đây nữa không? chế độ thanh kiểm tra như thế nào…?). Hoặc quản lý sử dụng phần vốn còn lại của nhà nước ra sao cho hiệu quả mà CTCP chủ động nhất… đang là những vấn đề còn nhiều lúng túng đối với các CTCP của tỉnh.

Hai là: Chính sách giải quyết nợ tồn đọng, việc xác định giá trị doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh


Thực tế cho thấy: Trong tiến trình CPH, các DNNN có lợi thế khác nhau như: DNNN có nhiều đất, ở vị trí đắc địa, có uy tín trên thương trường…, khi xác định giá trị chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, một khó khăn lớn trong quá trình CPH DNNN của tỉnh.

Ba là: Nhiều DNNN khó xác định phương án sản xuất kinh doanh

Đến nay Thanh Hóa có khoảng 20 DNNN không có phương án sản xuất kinh doanh ổn định, trong đó nhiều doanh nghiệp thực sự không còn khả năng khôi phục lại sản xuất, kinh doanh, song việc phá sản gặp nhiều khó khăn do luật phá sản quy định: chỉ có 3 đối tượng là: chủ nợ, giám đốc doanh nghiệp và đại người lao động mới có quyền đề nghị tòa án cho phá sản. Trên thực tế, chủ nợ hầu hết là các ngân hàng Thương mại nên không muốn phá sản doanh nghiệp vì nếu doanh nghiệp phá sản ngân hàng sẽ mất đối tác; một số giám đốc doanh nghiệp càng không muốn phá sản vì sợ mất chức, còn người lao động cũng không muốn phá sản doanh nghiệp của mình vì sợ mất việc làm.

Bốn là: Một số chính sách đối với người lao động tại thời điểm CPH chưa phù hợp.

Tại khoản 1, điều 14, NĐ 44/CP quy định: Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 20% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Khống chế như vậy chưa thật hợp lý vì DNNN của Thanh Hóa chủ yếu là vừa và nhỏ, vốn ít mà người lao động lại đông, cho nên tỷ lệ cổ phần ưu đãi càng nhỏ.

Ví dụ: xí nghiệp nước mắm Thanh Hương, tại thời điểm CPH vốn nhà nước chỉ có 600 triệu đồng, tổng số người lao động của xí nghiệp là 65 người nên một cổ phần của một người lao động chỉ được ưu đãi có 13,8% như chính sách đã ban hành. Ngược lại công ty bao bì thuộc công ty xi măng Bỉm Sơn có vốn nhà nước tới 33 tỷ đồng nhưng chỉ có 200 lao động thì cổ phần ưu đãi của họ được hưởng theo quy định, đương nhiên cao hơn nhiều so với DNNN quy mô vốn nhà nước ít nhưng do trình độ kỹ thuật thấp nên số lượng công


nhân nhiều. Như vậy, vốn nhà nước trong doanh nghiệp càng ít bao nhiêu thì người lao động càng thiệt bấy nhiêu, còn doanh nghiệp lớn công nghệ hiện đại vốn nhiều, người lao động lại ít thì người lao động càng có lợi. Đó là, khó khăn khó xử lý trong khi CPH DNNN. Hơn nữa về nguyên tắc CTCP nào cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận, để thực hiện được điều đó, một trong những giải pháp quan trọng là phân loại để bố trí lại lao động một cách hợp lý nhất. Nói cách khác là cần phải giảm bớt những người lao động không còn đáp ứng được yêu cầu, song theo điểm 6, điều 27, Nghị định 64/2004/NĐ - CP quy định phải sau CPH ít nhất 12 tháng CTCP mới được sắp xếp lại lao động trong khi quỹ hỗ trợ nhà nước sau CPH của tỉnh cho đào tạo lại lao động không nhiều, vì thế muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của CTCP, công ty vừa phải tự đầu tư một khoản tiền lớn để đào tạo lại, vừa phải tuyển thêm lao động có tay nghề bổ sung cho sản xuất đồng thời phải tiếp tục trả lương cho số lao động cũ không thể đáp ứng được yêu cầu nhưng chưa sắp xếp lại được. Đó là gánh nặng lớn về tài chính và ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của CTCP mà hậu quả của cơ chế cũ để lại chứ không phải do bản thân CTCP gây ra.

Trên đây là những vấn đề bức xúc nhất trong quá trình CPH DNNN của Thanh Hóa những năm qua cần được giải quyết trong thời gian tới.

Tóm lại, sau một thời gian tổ chức sắp xếp lại và CPH, nhiều CTCP có những chuyển biến nhất định, sản xuất kinh doanh có lãi ( Trừ một số ít bị lỗ). Mặc dù còn những hạn chế, song kết quả mà các CTCP của tỉnh mang lại những năm qua đã khẳng định tính tất yếu khách quan của chủ trương CPH DNNN, khẳng định tính trội của hình thức tổ chức CTCP, nếu những vấn đề bức xúc đặt ra đối với nó được giải quyết. Vì vậy tiếp tục đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, là giải pháp cơ bản, cấp bách để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh


tranh của DNNN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở Thanh Hóa trong thời gian tới.‌‌


Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN

ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HÓAVÀ HẬU CỔ PHÂN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH THANH HÓA THỜI GIAN TỚI


3.1. PHƯƠNG HƯỚNG

3.1.1- Định hướng tổ chức sắp xếp lại DNNN - buớc chuẩn bị cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Quán triệt NQ Hội nghi Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 3 (khoá IX), việc tổ chức sắp xếp lại DNNN của Thanh Hóa trong thời gian tới sẽ là:

3.1.1.1- Về định hướng mục tiêu

“Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, từ tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không được biến thành tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước”.[4] Mục tiêu khái quát nói trên, CPH và sau CPH DNNN đòi hỏi phải nhằm:

Thứ nhất: Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn

Theo định hướng này nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. để đầu tư chiều sâu theo hướng hiện đại nhằm từng bước hình thành một vài tập đoàn kinh tế địa phương dưới hình thức công ty mẹ, công ty con để có sức cạnh tranh ngày càng cao hơn và hiệu quả lớn hơn.

Thứ hai: Thực hiện đa dạng hóa chủ sở hữu đối với DNNN

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí