Số Lượng Cổ Phần Ưu Đãi Cho Một Năm Công Tác Của Người Lao Động Ở Một Số Ctcp


Nhóm 3: những doanh nghiệp vốn nhà nước ít, nhưng lao động lại nhiều

, trong trường hợp này theo chúng tôi không nên quy định tổng giá trị ưu đãi không quá 20% mà là không quá 40%. Đề xuất như vậy vì qua khảo sát thực tế hầu hết các doanh nghiệp của tỉnh người lao động chưa được mua đủ cổ phần tối đa là 10 cổ phần cho một năm công tác. Tình hình đó được thể hiện qua bảng 3.3.


Bảng 3.3: Số lượng cổ phần ưu đãi cho một năm công tác của người lao động ở một số CTCP

ST

T

Tên công ty

Số lượng cổ phần ưu đãi

thực tế

1

CTCP Bao bì Lam Sơn

4,1/10 cổ phần

2

CTCP Giấy Mục Sơn

5/10 cổ phần

3

CTCP Trường Thi

0,3/10 cổ phần

4

CTCP Phân lân Hàm Rồng

2,3/11 cổ phần

5

CTCP Nước mắm Thanh Hương

1,3/10 cổ phần

6

CTCP Bê tông và xây dựng

2,8/10 cổ phần

7

CTCP Cơ khí tầu thuyền

6,2/10 cổ phần

8

CTCP Cơ khí ô tô 19/5

3,1/10 cổ phần

9

CTCP Giấy bao bì Thanh Hóa

3/10 cổ phần

10

CTCP Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn

1/10 cổ phần

11

CTCP Phân lân Tổng hợp

2,4/10 cổ phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Thanh Hóa - 11

Nguồn: Sở tài chính –Vật giá

Hai là, giải quyết tốt vấn đề lao động sao cho đại đa số lao động ở DNNN khi CPH đều có việc làm, tăng thu nhập, thể hiện bản chất nhân văn của chế độ XHCN ở nước ta. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là không phải tất cả mọi người lao động đều có tiền để mua cổ phần, để có việc làm, đặc biệt những lao động trong các nông trường, lâm trường. Để giải quyết vấn đề này Nhà nước cần có chính sách cho công nhân viên chức ở các doanh nghiệp CPH được vay vốn tín dụng với lãi xuất thấp, thời hạn dài như nhà nước đã và đang cho nông dân vay vốn sản xuất hoặc mở trang trại. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp khi CPH, doanh nghiệp nên đứng ra vay tiền ngân hàng rồi thông qua hiệp hội của ngành để cho người lao động vay mua cổ phần. Cách làm này đã được thực hiện khá hiệu quả ở tổng công ty chè và công ty mía đường Lam Sơn. Trong giai đoạn hiện nay nhà nước nên khuyến khích cách làm


trên, đó là con đường vừa tạo được sự ổn định việc làm cho người lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp, vừa là con đường để giúp các doanh nghiệp nông nghiệp của Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ, đạt kế hoạch đã đã đề ra.

Ba là, đối với những người thôi việc tự nguyện và mất việc khi CTCP sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần có chính sách trợ cấp thỏa đáng, sao cho người lao động có thể duy trì được sinh hoạt với mức bình quân tối thiểu trong một thời gian cố định tương ứng với thời gian đã làm việc cho doanh nghiệp.

Thứ năm: Kết hợp đồng bộ các biện pháp và đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình CPH DNNN

Các hình thức tổ chức thực hiện phải đảm bảo sao cho công việc diễn ra đúng kế hoạch, đúng quy trình, không xáo trộn, không gây ách tắc mà thực hiện được kế hoạch đã đề ra cũng là một giải pháp cơ bản để đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN. Muốn vậy cần:

- Có được sự thống nhất cao từ quan điểm đến cách thức tổ chức thực hiện giữa cấp uỷ Đảng và Ban giám đốc các doanh nghiệp, đặc biệt phải có sự nhất quán giữa ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của tỉnh với lãnh đạo các Sở chủ quản. Nếu không có sự thống nhất giữa hai cơ quan này rất dễ phát sinh mâu thuẫn trong quá trình thực hiện CPH dẫn đến rằng co kéo dài thời gian CPH.

- Bên cạnh đó phải luôn kiên quyết trong chỉ đạo thực hiện. Thực tế đã chứng minh, công việc không thể trôi chảy được nếu không có sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, của lãnh đạo các doanh nghiệp và của người lao động. Chính thái độ do dự, thiếu quyết tâm của họ đã làm tiến độ CPH chậm lại. Vì vậy, căn cứ theo lộ trình của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt UBND tỉnh cần sớm cụ thể hóa thành kế hoạch mang tính bắt buộc để giao


cho các cấp, các ngành thực hiện chứ không đơn thuần chỉ là sự vận động, kêu gọi sự tự giác của họ. Nói cách khác, phải kết hợp vừa vận động, giáo dục thuyết phục vừa bằng mệnh lệnh hành chính, với quyết tâm cao trong triển khai thực hiện, không dây dưa, kéo dài thời gian. Chẳng hạn, một khi đã thông suốt về tư tưởng thì quy định đồng loạt mua cổ phần tại một thời điểm nhất định nào đó, ai đã đăng ký không mua thì chuyển cho người khác, kể cả người nghèo nếu ở mức thứ nhất không có người mua thì chuyển sang mức khác.

- Cần có thái độ kiên quyết đối với lãnh đạo các sở chủ quản và giám đốc các doanh nghiệp.Vì hơn ai hết Sở chủ quản đóng một vai trò rất quan trọng, là người cổ vũ cho tiến trình CPH các doanh nghiệp trong lĩnh vực mình quản lý, nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp khi chủ trương công bố chưa dứt thì chính cơ quan chủ quản lại trở thành rào cản tiến trình CPH. Trong thực tế vì lý do cục bộ không muốn mất đi nguồn lợi nhuận được chia từ các DNNN của mình nên có một số ngành không muốn CPH DNNN tìm mọi cách né tránh: giám đốc giao cho phó giám đốc, phó giám đốc giao cho các phòng ban, tạo ra một vòng luẩn quẩn không ai thực hiện. Phải chăng cần có kỷ luật thích đáng với những lãnh đạo ở những ngành như vậy.

- Đối với giám đốc DNNN, trong thực tế đã có không ít người có biểu hiện cố tình kéo dài việc CPH doanh nghiệp của mình bằng cách tạo ra những “sự cố” như: phương án đã duyệt xong nhưng khi bán cổ phần thì từ giám đốc đến công nhân không ai đăng ký mua cổ phần, hoặc cố tình không thực hiện bất kỳ một động tác nào, coi như “không biết”. Phải chăng đối với những giám đốc như vậy nên đề nghị Sở chủ quản phải có biện pháp cứng rắn thay thế. Thực tế đã cho thấy nơi nào giám đốc nhận thức đúng, hăng say thì công tác CPH diễn ra nhanh, ngược lại những nơi giám đốc nhận thức chưa đúng về CPH, cộng với sự chỉ đạo không đủ mạnh của cấp uỷ Đảng thì CPH diễn ra rất chậm chạp.

- Để khắc phục tình trạng thủ tục hành chính phức tạp, nhiều tầng nấc,


nhiều khâu, trước hết cần rà soát lại để giảm bớt các khâu, các tầng nấc không cần thiết trong lập hồ sơ và xét duyệt CPH, đối với mỗi khâu cần định ra thời gian cụ thể. Đặc biệt để tập trung đầu mối, giải quyết tốt các vấn đề của tiến trình CPH DNNN. Tỉnh cần tiếp tục tăng cường ngày một mở rộng và củng cố Ban đổi mới phát triển DNNN theo hướng chuyên trách và đủ mạnh để đủ sức chỉ đạo và xử lý tất cả các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến CPH DNNN như: hướng dẫn ban CPH của các doanh nghiệp chuẩn bị kiểm kê đánh giá tài sản, thẩm tra giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án CPH, tổ chức bán cổ phần, tổ chức các Hội đồng cổ đông và trực tiếp xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản, công nợ, giá trị doanh nghiệp … để trình chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định. (không nên chuyển về các sở chủ quản ra quyết định).

3.2.3. Nhóm các giải pháp hậu CPH

Thứ nhất: Tiếp tục tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.

Thực tế doanh nghiệp CPH đang đứng trước một số khó khăn mà chủ yếu là bị phân biệt đối xử vì mất đi danh hiệu DNNN.

Chẳng hạn: doanh nghiệp CPH không còn được vay vốn theo hình thức tín chấp như khi còn là DNNN và tài sản thế chấp mà ngân hàng chấp nhận có khi không phải là nhà xưởng vật kiến trúc, nguyên vật liệu như trước mà cơ bản chỉ là máy móc. Việc hợp đồng thuê đất với sở địa chính khi có nhu cầu mở rộng nhà xưởng cũng khó khăn hơn. Việc tiếp xúc với kho bạc nhà nước để đăng ký mở tài khoản nộp tiền bán cổ phần, mua tờ cổ phiếu, xin rút tiền để tăng vốn điều lệ… đều trở lên khó khăn hơn khi còn là DNNN. Thậm chí các CTCP sau CPH cũng dường như đang bị đối xử như doanh nghiệp tư nhân của không ít cán bộ viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước đã khiến cho nhiều doanh nghiệp cảm thấy đang từ “con đẻ” trở thành “con rơi”. Để giải tỏa tâm trạng trên chúng tôi đề nghị thời gian tới, nhà nước cần điều


chỉnh các chính sách theo hướng: Có sự ưu đãi trong thời gian đầu cho các CTCP đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, đồng thời từng bước xóa bỏ sự phân biệt trong hệ thống cơ chế tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các DNNN với các CTCP và các doanh nghiệp khác.

Thứ hai: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các CTCP từ DNNN với các cơ quan nhà nước.

Mặc dù sau CPH các CTCP hoạt động theo luật công ty, việc quản lý nhà nước của các sở chủ quản và các cơ quan nhà nước không còn trực tiếp như trước, song trên thực tế đôi khi các cơ quan nhà nước vẫn còn can thiệp quá sâu vào hoạt động của các CTCP đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính chủ động của CTCP đó là một khuynh hướng. Một khuynh hướng khác lại coi như các cơ quan nhà nước hết trách nhiệm khi DNNN đã CPH, cả hai khuynh hướng này đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của CTCP. Để tạo điều kiện cho các CTCP đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao trong thời gian tới cần:

Một là, Nhà nước một mặt vẫn phải làm tốt vai trò kiểm soát điều hành về mặt vĩ mô, nhưng mặt khác không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của các CTCP.

Hai là, cần lưu ý đặc điểm khác biệt giữa doanh nghiệp CPH với các CTCP được thành lập mới đó là: các DNNN CPH trước đó là những doanh nghiệp do nhà nước đầu tư tạo dựng, người lao động trong doanh nghiệp là cán bộ công nhân viên của DNNN, nhiều người trong số họ đã có nhiều cống hiến cho nhà nước do vậy nhà nước cần tiếp tục giải quyết tốt các vấn đề tồn đọng của DNNN cũ như: bảo hiểm xã hội, chế độ cho người lao động dôi dư, chính sách của giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng nếu không trúng các vị trí trong CTCP. Đặc biệt nhà nước cần có quy định cụ thể trách nhiệm


của các cơ quan nhà nước trong việc phải tiếp tục cung cấp thông tin, phổ biến chế độ chính sách, tháo gỡ những vướng mắc thuộc về nghiệp vụ cho các CTCP.

Thứ ba: Khuyến khích các CTCP tích cực tham gia TTCK.

Như phần 3.2.6 đã khẳng định TTCK và CTCP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó TTCK là điều kiện tiền đề cho sự ra đời phát triển của CTCP và điều kiện bắt buộc các CTCP phải sản xuất kinh doanh phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, phải huy động thêm vốn. Nói cách khác, CTCP muốn tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải tích cực tham gia TTCK. Thực tế cho thấy các CTCP của cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng đang ở trong tình trạng phổ biến là: những CTCP có đủ điều kiện niêm yết lại không muốn tham gia TTCK, những CTCP muốn huy động thêm vốn thông qua TTCK bằng việc phát hành cổ phiếu thì lại không đủ điều kiện. Đó là nguyên nhân làm giảm tính xã hội trong CPH DNNN và làm mất đi một kênh huy động vốn không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy,thời gian tới Nhà nước cần khuyến khích các CTCP tích cực tham gia TTCK bằng cách gắn chặt CPH với phát hành cổ phiếu ra công chúng trên cơ sở niêm yết trên TTCK, ngoài ra cần tạo khung pháp lý cho việc hình thành TTCK phi tập trung để giao dịch cổ phiếu của những CTCP chưa đủ điều kiện niêm yết.

Thứ tư: Tạo điều kiện để các DNNN đã CPH hoạt động ngày càng có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tăng sức cạnh tranbh và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Thực tế cho thấy rằng: cho dù việc tuyên truyền cho CPH DNNN như thế nào đi chăng nữa nhưng chắc chắn sẽ không đạt những kết quả mong muốn, không thể hoàn thành được lộ trình CPH DNNN mà Chính phủ đã phê duyệt, nếu như vẫn còn nhiều CTCP từ DNNN sản xuất kinh doanh không hiệu quả, việc làm và thu nhập của người lao động không đảm bảo, lợi nhuận cổ tức không có… Vì vậy cách tuyên truyền tốt nhất, hiệu quả nhất là bằng


các chính sách vĩ mô nhà nước cần làm sao để các CTCP tiếp cận được vốn, công nghệ, thị trường và thông tin tốt nhất. đồng thời cần có chính sách “bà đỡ” cho các doanh nghiệp sau cổ phần gặp nhiều khó khăn trong một thời gian nhất định để các CTCP có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế và giải quyết tốt vấn đề xã hội của các CTCP từ DNNN.

- Tiếp tục nghiên cứu bán tiếp phần vốn nhà nước ở các CTCP mà nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối cho người lao động.

Đó là những giải pháp cơ bản mà luận văn muốn đề cập tới, hy vọng sẽ có những góp nho nhỏ cho tiến trình CPH DNNN của Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.

3.2.4. Một số kiến nghị vĩ mô đối với nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần xóa bỏ mức khống chế về quyền mua cổ phiếu lần đầu và mở rộng đối tượng mua cổ phiếu.

Vì quy định khống chế mức mua cổ phiếu của các pháp nhân và thể nhân trong đợt phát hành lần đầu, hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược và quyền mua cổ phiếu của các đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý nghiệp vụ, vợ hoặc chồng, bố hoặc mẹ và các con của họ làm việc tại DNNN thực hiện CPH như hiện nay là chủ hợp lệ. Những quy định này đã làm hạn chế khả năng huy động vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế nhà nước chỉ cần quy định số lượng cổ đông tối thiểu và cổ phần chi phối của nhà nước tại doanh nghiệp là được.

Thứ hai, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp CPH.

Thực tế quá trình CPH DNNN của Thanh Hóa cho thấy; việc xác định giá trị doanh nghiệp để CPH còn mang nặng tính chủ quan của hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp nên kết quả đôi khi thiếu chính xác, chưa phản ánh giá trị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023