Quá Trình Triển Khai Thực Hiện Cph Dnnn


Ngành thủy sản: 8 doanh nghiệp Ngành thương mại: 5 doanh nghiệp Ngành văn hóa: 4 doanh nghiệp Các ngành khác: 14 doanh nghiệp

Tổng nguồn vốn của tất cả các doanh nghiệp đến 31/12/2001 là 434.427 triệu đồng. Bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có 4.217 triệu đồng nhưng lại phân bổ không đều, trong 101 doanh nghiệp chỉ có 9 doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vốn kinh doanh đã thấp, song việc phát huy công suất cũng không cao số doanh nghiệp có mức sử dụng đạt 70% công suất của TSCĐ chỉ có 10 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng TSCĐ rất thấp như: Công ty cơ điện - điện tử Lam Sơn khoảng 20% công suất; Công ty giấy Đông Thành khoảng 40%; Công ty Phương Đông khoảng 23%; Xí nghiệp giấy Thanh Sơn khoảng 38%…. Việc TSCĐ công suất không được phát huy cao không phải do hư hỏng mà chủ yếu do lạc hậu.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh rất thấp, năm 2001 trong tổng số 101 DNNN của tỉnh, có 50 doanh nghiệp kinh doanh có lãi, 30 doanh nghiệp kinh doanh hoà vốn và 21 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. 50 doanh nghiệp kinh doanh lãi đạt 15.568 triệu đồng, 21 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tới 9.649 triệu đồng, lỗ luỹ kế của các DNNN đến cuối 2001 là 119.862 triệu đồng, nợ khó đòi lên tới khoảng 40 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã mất hết vốn nhà nước và không có khả năng trả nợ vốn vay. Đặc biệt có khoảng 20 DNNN phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng, thua lỗ kéo dài khó khăn trong việc sắp xếp, đổi mới DNNN của tỉnh. Mặc dù, tỉnh có bước tiến lớn trong cải cách, sắp xếp đổi mới DNNN, tuy vậy theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế: Thanh Hóa vẫn còn “quá nặng nề về doanh nghiệp nhà nước” kể cả số lượng,


quy mô tài sản cố định, lao động và vốn.

Tóm lại, qua quá trình sàng lọc, sắp xếp lại DNNN của tỉnh Thanh Hóa, tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu, song trước bối cảnh mới và yêu cầu mới, DNNN vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa thực hiện tốt vai trò nòng cốt mà xã hội trông chờ ở nó. Điều đó chứng tỏ DNNN của Thanh Hóa cần phải tìm ra một giải pháp đổi mới căn bản hơn. Có nhiều giải pháp, trong đó phải chăng CPH là giải pháp mang tính đột phá và trọng tâm để cấu trúc lại DNNN của tỉnh trong thời gian tới.

2.1.2. Quá trình triển khai thực hiện CPH DNNN

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành TW Đảng khóa VIII, thông báo số 63/TB - TW của Bộ Chính trị, Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ, từ cuối năm 1996, Ban thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hóa đã có định hướng và để chỉ đạo công tác CPH DNNN Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đề ra những nội dung chủ yếu sau đây:

Về nguyên tắc và phương châm tiến hành

- Nghiêm túc thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của thường trực UBND tỉnh và Ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương.

- Vận động tất cả các ngành, các cấp cùng tham gia để quá trình CPH đạt được cả bề rộng và chiều sâu.

- Tiến hành thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

- Trong quá trình CPH phải giải quyết tốt vấn đề lao động, không để nảy sinh các vấn đề phức tạp về mặt xã hội.

- Đảm bảo cho thành phần kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Về tổ chức triển khai thực hiện

Để DNNN đạt kết quả công tác CPH DNNN, tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp thực hiện.


Đầu năm 1997, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định số 37/QĐ - UB, ngày 11/1/1997 về việc thành lập ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp của tỉnh. Tiếp đó UBND tỉnh đã có kế hoạch số 2136/CPH - UB để tổ chức triển khai CPH DNNN của tỉnh, kế hoạch đã nêu rõ số lượng, doanh nghiệp thuộc diện CPH, thời gian thực hiện CPH và thời gian rút kinh nghiệm. Ngày 24/4/1999, Tỉnh uỷ ra chỉ thị số 16/CT-TU về việc lãnh đạo, thực hiện chủ trương CPH DNNN, Chỉ thị yêu cầu các cấp uỷ Đảng, Ban cán sự Đảng các ngành có biện pháp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ban ngành thực hiện.

Sau khi quán triệt NQ TW3 khoá IX về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN đến các cấp các ngành, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, ngày 26/11/2001 UBND tỉnh Thanh Hóa đã có dự thảo đề án sắp xếp DNNN tỉnh Thanh Hóa theo tinh thần NQ TW3 khóa IX. Đề án đã đánh giá tình hình kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN của tỉnh theo chỉ thị 20/TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ và đề ra phương án sắp xếp đổi mới và phát triển DNNN đến năm 2005 trên cơ sở đề án của UBND tỉnh, ngày 10/12/2001 ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã xem xét và có kết luận số 03 - KL/TU ngày 3/1/2002 tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của các DNNN tỉnh Thanh Hóa theo tinh thần NQ TW3 (khóa IX). Trên cơ sở kết luận của Ban Chấp hành tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng đề án số 3054/UB ra ngày 12/9/2002 về đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đánh giá tình hình, kết quả chỉ thị số 20/1998/CT - TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ Tỉnh đã có đề án để xây dựng lộ trình cụ thể công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN giai đoạn 2002 - 2005, trong đó đã xây dựng lộ trình CPH DNNN cụ thể cho từng năm.

Có thể nói, với việc sắp xếp lại DNNN triển khai như đã trình bày ở


trên, chứng tỏ sự quyết tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hóa mà kết quả vừa làm tốt công tác sắp xếp, đổi mới DNNN của tỉnh nói chung vừa đồng thời chuẩn bị cho công tác CPH DNNN nói riêng.

2.1.3. Tiến độ và kết quả thực hiện CPH DNNN

Tiến độ CPH DNNN

CPH DNNN của Thanh Hóa bắt đầu từ năm 1998, có thể chia thành 2 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1998 đến 2000.

Trên cơ sở sắp xếp phân loại DNNN theo chỉ thị số 20/1998/CT – TTG ngày 24/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào tình hình thực tế các DNNN của tỉnh; giai đoạn 1998 – 2000 UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định chọn 25 DNNN để CPH.

Số DNNN được chọn để CPH giai đoạn này có đặc điểm: Một là, diễn ra ở hầu hết các ngành nghề và phần lớn là các DNNN có quy mô vừa và nhỏ. Hai là, không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn, đang làm ăn có lãi hoặc trước mắt đang gặp khó khăn nhưng có triển vọng tốt. Ba là, có chú ý hơn đến các doanh nghiệp thuộc các ngành dịch vụ thương mại cho tiêu dùng xã hội để CPH trước.

Có thể nói đây là những định hướng sát đúng, cùng với công tác chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời và sự hưởng ứng của mọi cấp, mọi ngành, nên công tác CPH của tỉnh bước đầu đạt những kết quả và đã cơ bản đạt được kế hoạch đề ra.

Giai đoạn từ năm 2001 đến 2003.

Trên cơ sở sơ kết công tác CPH giai đoạn 1998 - 2000 và quán triệt NQTW lần thứ 3 (khoá IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, thực hiện các Nghị định 64, Nghị định 103, và Quyết


định số 292/QĐ - TTG, ngày 18/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2003 - 2005. Từ năm 2001 đến nay công tác sắp xếp đổi mới, phát triển DNNN của tỉnh nói chung và công tác CPH DNNN nói riêng có bước phát triển mới.Trong 3 tháng đầu năm 2004 đã có thêm 3 đơn vị CPH đó là: Xí nghiệp vật liệu Hàm Rồng; Công ty Vĩnh Hòa; Công ty xây dựng 3.

Những kết quả cụ thể của CPH DNNN.

- Về số lượng doanh nghiệp và số vốn đã CPH.

Qua khảo nghiệm ở các CTCP cho thấy, mặc dù đa số doanh nghiệp đã CPH là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc một bộ phận được tách ra từ một DNNN để CPH, sản xuất kinh doanh trước đó rất khó khăn và không hiệu qủa (trừ một số doanh nghiệp như: công ty giấy Lam Sơn, công ty Dược

- vật tư y tế là những đơn vị có vốn từ 1 - 20 tỷ và đang làm ăn hiệu quả). Có doanh nghiệp từ khi thành lập đến khi CPH năm nào cũng lỗ, nhà nước luôn phải trợ giá, trợ cước, công nhân vẫn không có việc làm như: công ty phân lân Hàm Rồng, công ty thương mại Hậu Lộc, công ty thương mại hàng hóa…, thậm chí có doanh nghiệp không chỉ không còn vốn nhà nước mà có doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vốn vay công nhân viên doanh nghiệp đã giải quyết bằng thoả thuận mua cổ phiếu doanh nghiệp kế thừa nợ khi chuyển thành CTCP.

Theo số liệu của Sở Tài chính- Vật giá, tính đến tháng 3 năm 2004 toàn tỉnh đã có có 60 đơn vị và bộ phận DNNN đã CPH. Trong đó: 44 doanh nghiệp và 16 bộ phận từ các DNNN tách ra để CPH.

Trong 60 doanh nghiệp CPH, nhà nước còn nắm giữ cổ phần ở 44 doanh nghiệp với tổng số tiền là 49.547 triệu đồng bằng 40% tổng vốn điều lệ của các CTCP. Ngoài vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thông qua CPH đã huy


động được 40 tỷ (theo đề án) của cán bộ công nhân viên chức và người ngoài doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời qua CPH đã bổ sung… (theo đề án hơn 5 tỷ quỹ bổ trợ sắp xếp doanh nghiệp của tỉnh). Từ đó đã góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán, về cơ bản có 5 chủ thể là: người mua chứng khoán; người bán chứng khoán, người môi giới chứng khoán và kinh doanh chứng khoán; người điều hòa chứng khoán; người tổ chức hoạt động mua bán chứng khoán; người tổ chức hoạt động mua - bán chứng khoán, trong đó chủ thể thứ nhất và thứ 2 mang tính chất quyết định bởi nó là nhân tố ban đầu tạo ra thị trường chứng khoán, nguồn cung cấp chứng khoán gồm: Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức tài chính, các DNNN, nhưng yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự hấp dẫn người mua chứng khoán vẫn là cổ phiếu của các CTCP.

- Về doanh thu

Sau khi chuyển thành CTCP với cơ chế quản lý mới, người lao động thực sự trở thành chủ của doanh nghiệp, nên đã cơ bản khắc phục được những hạn chế, trì trệ của DNNN trước đây, sản xuất kinh doanh tương đối ổn định, phát triển và có hiệu quả, một số doanh nghiệp đã có bước phát triển nhảy vọt.

Qua báo cáo của 60 CTCP cho thấy doanh thu của công ty tăng từ 3 - 5 lần so với trước khi CPH, như: công ty giấy Mục Sơn, CTCP đúc cột bê tông, CTCP nước mắm Thanh Hương, CTCP vật liệu xây dựng Bỉm Sơn… Cụ thể:

+ CTCP cột bê tông doanh thu năm 1999 là 866 triệu đồng, năm 2000 là :

3.295 triệu đồng,năm 2001 là 7.527 triệu đồng

+ CTCP vật liệu xây dựng Bỉm Sơn doanh thu năm 1999 là: 8.681 triệu đồng, năm 2000 là: 11.000 triệu đồng , năm 2001 là: 20.579 triệu

- Về lợi nhuận và lãi cổ tức:

Đa số CTCP đều cho lợi nhuận, một số CTCP có lợi nhuận cao như:


CTCP phân lân Hàm Rồng: lợi nhuận năm 2001 là: 615 triệu đồng, đạt 41%/ vốn điều lệ, năm 2002 là 327 triệu đồng đạt 25% vốn điều lệ. CTCP phân bón tổng hợp, lợi nhuận năm 2001 là 489 triệu đồng đạt 61%/ vốn điều lệ, năm 2002 là 881 triệu đồng, đạt 110%/ vốn điều lệ; CTCP giấy Mục Sơn lợi nhuận năm 2001 là 2196 triệu đồng, đạt 43%/ vốn điều lệ, năm 2002 là 908 triệu đồng, đạt 18% vốn điều lệ. CTCP vật liệu xây dựng Bỉm Sơn lợi nhuận năm 2001 là 983 triệu đồng, đạt 116%/ vốn điều lệ, năm 2002 là 576 triệu đồng, đạt 68%/ vốn điều lệ. Hầu hết các CTCP đều có lãi cổ tức từ 1 - 2%/ tháng (cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng).

- Về nộp ngân sách:

Hầu hết các DNNN khi CPH đều nộp ngân sách tăng hơn trước khi CPH và đảm bảo đúng thời gian, không còn nợ như trước, nhiều CTCP nộp tăng từ 2 - 3 lần so với trước CPH. Điều đó được chứng minh ở bảng sau:

Bảng 2. 5: Nộp ngân sách của một số CTCP:

Đơn vị: triệu đồng


STT

Công ty

Trước CPH năm 1998

Sau CPH

Năm 2000

Năm 2001

1

CTCP nước mắm Thanh Hương

240

320

525

2

CTCP bê tông và XD Thanh Hóa

30

160

347

3

CTCP vật liệu XD Bỉm Sơn

223

402

485

4

CTCP Giấy bao bì Thanh Hóa

72

125

170

5

CTCP phân lân Hàm Rồng

53

400

420

6

CTCP phân bón tổng hợp

37

92

85

7

CTCP giấy Mục Sơn

790

1622

2010

8

CTCP Bao bì giấy Lam Sơn

120

126

182

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Thanh Hóa - 6


- Về việc làm và thu nhập của người lao động:

Do có phương án mở rộng sản xuất kinh doanh khả thi nên bình quân các doanh nghiệp sau CPH đều mở rộng được sản xuất từ 10 đến 20% so với


trước. Nhìn chung sau CPH, việc làm và thu nhập của các CTCP có xu hướng tăng, nhiều doanh nghiệp sau CPH đã thu hút thêm từ 30 - 150 lao động như: CTCP giấy Mục Sơn, CTCP phân lân Hàm Rồng, CTCP xây lắp điện… thu nhập của người lao động tăng đáng kể. Bình quân thu nhập của người lao động tăng từ 30 - 80% so với trước khi CPH mức lương bình quân của công nhân trước khi CPH chỉ khoảng 250 - 300 ngàn đồng/ tháng, sau CPH đã tăng lên bình quaan 500 - 600 ngàn đồng/ tháng. Một số CTCP có mức thu nhập bình quân của người lao động từ 1.000.000 đến 1.200.000 đồng/ tháng như: CTCP nước mắm Thanh Hương, CTCP Dạ Lan. Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động của người lao động cũng được đảm bảo. Các CTCP làm ăn có lãi có xu hướng tiếp tục đề nghị được mua thêm phần vốn còn lại của nhà nước tại CTCP như: CTCP nước mắm Thanh Hương và CTCP cơ khí ô tô 19/5. Từ đó vốn và tài sản của nhà nước không những được đảm bảo mà còn tăng lên đáng kể, trước hết nhà nước không phải mất một khoản ngân sách hỗ trợ vốn hoặc bù lỗ cho các DNNN hàng năm như trước đây, mà với tư cách là cổ đông lớn, nhà nước còn thu được nguồn lợi từ cổ phiếu của mình ở các CTCP. Từ đó khắc phục được những hoạt động tiêu cực, vô trách nhiệm, lãng phí…căn bệnh nan giải trong cơ chế cũ.

- Về khoa học công nghệ:

Sau CPH, hầu hết các CTCP đã quan tâm hơn tới vấn đề đào tạo lại để nâng cao tay nghề cho người lao động và một số CTCP đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, tạo nên năng suất cao, chất lượng và mẫu mã sản phẩm cao hơn điển hình là: CTCP phân lân Hàm Rồng đã đầu tư một dây chuyền sản xuất phân NPK với 2,6 tỷ đồng, CTCP bao bì Mục Sơn đầu tư dây chuyền sản xuất giấy, CTCP đúc cột điện đầu tư một xe chuyên dùng và thiết bị đúc cột bích CTCP vật liệu xây dựng Bỉm Sơn xây dựng một lò ty len và dây truyền nghiền xi măng, CTCP nước mắm Thanh Hương đầu tư thêm bể mới, nâng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023