Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Một Số Ctcp Từ Dnnn Tỉnh Thanh Hoá Năm 2003.


công suất lên 2 triệu lít (tăng gấp đôi so với trước CPH)…

-Về nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện hội nhập kinh tế của tỉnh với đất nước, khu vực và quốc tế.

Các nhà kinh tế đã khẳng định, không thể có nền kinh tế thị trường thực sự khi nền kinh tế không có CTCP và thị trường chứng khoán (người ta ví CTCP và thị trường chứng khoán như những chữ A, B trong bảng chữ cái). Quá trình CPH DNNN sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi chung nền kinh tế của tỉnh, đồng thời trực tiếp góp phần làm “năng động” và nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Điều này có ý nghĩa sống còn đối với kinh tế tỉnh Thanh Hóa nói riêng và kinh tế của nước nói chung trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là những kết quả lớn bước đầu do CPH DNNN mang lại cho tỉnh Thanh Hóa những năm qua. ( Xem bảng 2.6 )


Bảng 2.6: Kết quả sản xuất kinh doanh của một số CTCP từ DNNN Tỉnh Thanh Hoá Năm 2003.

Đơn vị tính: Triệu đồng


TT

Tên Công ty cổ phần

Doanh thu

Lợi nhuận trước thuế

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

Nước mắm Thanh Hương Gạch ngói Mai Chữ

Phân lân Hàm Rồng May Thanh Hóa Lâm sản xuất khẩu In vật tư Ba Đình

Bê tông và xây dựng Thanh Hóa Cơ khí Ô tô 19/5

Đóng tàu Thanh Hóa

Đầu tư và xây dựng cầu đường XDNN và PTNN

Xây dụưng và phát triển hạ tầng Xây lắp điện lực

Tàu cuốc và xây dựng 28 XD thuỷ lợi Lam Kinh XD và PT đầu tư 25 Dược vật tư y tế

Thiết bị vật tư y tế

Thương mại và dịch vụ

Nông nghiệp và PT Nông thôn Bách hóa số 3

Thực phẩm nông sản và du lịch Du lịch Thanh hóa

Dạ Lan

Xây dựng và PT hạ tầng kỹ thuật 381 Xe khách

Vận tải ô tô

11.363

1.934

13.533

6.316

2.178

9.841

20.617

7.079

1.019

23.000

78.352

10. 069

76.267

10.250

17.060

1.900

197.475

27.313

23.705

54.991

12.930

42.588

12.357

10.030

1.347

7.586

5.055

1.949

127

16

29

27

157

969

659

36

0

2.798

92

3.180

130

287

0

2.619

408

0

359

140

323

326

142

18

28

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Thanh Hóa - 7



28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

Đại lý vận tải biển Bến xe khách

Tư vấn giao thông

Tư vấn thiết kế xây dựng Tư vấn xây dựng thuỷ lợi Giấy và bao bì Bỉm Sơn Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn Cơ khí tàu thuyền

Mía đường Thanh hóa

Du lịch nhà hàng khách sạn Phố Cát Sản xuất vật liệu Hà Trung

Bao bì Lam Sơn

Thương mại Nga Sơn Cẩm Trướng

Thương mại Thiệu Yên Giấy Mục Sơn

Thương mại Thọ Xuân Thương mại Hậu Lộc Thương mại Hoằng Hóa

Vật tư nông nghiệp Triệu Sơn Vật liệu xây dựng Quảng Xương Thương mại tổng hợp Nông Cống

Giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân

Chế biến thuỷ sản Thanh hóa Giống và phát triển gia cầm Giống và cây trồng Thanh hóa

Khoáng sản xây dựng phụ gia Xi măng

Thép Thanh Thái

Trường Thi

3.086

2.528

8.313

494

4.885

76.424

39.020

2.024

9.777

22

2.585

19.452

2.750

2.261

61.465

42.295

11.170

18.420

20.624

5.090

86

20.733

1.150

2.529

1.731

27.346

47.241

12.873

180

62.262

1.333

0

133

746

30

158

11.046

939

50

109

6

997

424

1

13

259

776

42

32

22

11

0

190

-135

-192

-16

-2994

-1078

-940

-20

-1991

12



Bao bì Thanh hóa

Giống thuỷ sản Thanh Hóa

Nguồn: Sở Tài chính - Vật giá

2.1.4- Những hạn chế và nguyên nhân

2.1.4.1- Những hạn chế

Mặc dù tiến độ cổ phần hóa của tỉnh phát triển tương đối, song so với yêu cầu đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp lại DNNN thì công tác tiến hành CPH DNNN của tỉnh Thanh Hóa những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều mục tiêu của CPH chưa đạt được, nhiều vướng mắc chưa được giải quyết. Giai đoạn từ 2000 đến nay tiến độ CPH DNNN của tỉnh đã diễn ra nhanh hơn, nhưng nhìn chung vẫn còn chậm, chưa đảm bảo kế hoạch, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN của tỉnh và khó có khả năng hoàn thành được lộ trình CPH mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho tỉnh thời kỳ 2003 - 2005. Cụ thể:

Thứ nhất: Tiến độ tiến hành cổ phần hóa còn chậm và chưa đạt kế

hoạch

Điều đó thể hiện: Theo kế hoạch, giai đoạn 1998 - 2000 chỉ tiêu đặt ra là CPH 25 DNNN nhưng thực hiện chỉ được 18 doanh nghiệp CPH. Một số doanh nghiệp được xếp vào danh sách từ giai đoạn 1998 - 2000 nhưng đến nay vẫn chưa CPH được,đã ảnh hưởng thậm chí làm gián đoạn sản xuất kinh doanh như: Xí nghiệp giấy Thiệu Yên (nay là Yên Định), xí nghiệp sứ Thanh Hóa, công ty vận tải sông biển, xí nghiệp gạch ngói Vĩnh Hoà. Việc xây dựng phương án CPH ở một số doanh nghiệp CPH chưa tốt. Một số doanh nghiệp trong phương án CPH chưa đề ra được các giải pháp khả thi để mở rộng sản xuất kinh doanh, để tiếp cận thị trường vốn, lao động, kỹ thuật và thị trường sản phẩm (hầu như các CTCP chưa đề ra được chiến lược phát triển sản phẩm) nên sau CPH nhiều CTCP chưa có sự bứt phá, thậm chí có CTCP vẫn


chưa thoát khỏi khó khăn. Chẳng hạn: CTCP Trường Thi, công ty tầu thuyền Thanh Hóa, công ty cơ khí ô tô 19/5. Số lượng nộp ngân sách của các CTCP này so với trước CPH có chiều hướng giảm mạnh như: CTCP Trường Thi trước CPH nộp ngân sách năm 1998 là 21 triệu thì sau CPH năm 2000 nộp 13 triệu, năm 2001 nộp 11 triệu hoặc CTCP tầu thuyền Thanh Hóa năm 1998 nộp ngân sách là 38 triệu, thì đến năm 2001 c hỉ nộp được 13 triệu…

Thứ hai: Các mục tiêu CPH DNNN đạt chưa cao

- Chưa thu hút được nhiều vốn từ các cá nhân và tổ chức ngoài doanh nghiệp. Chẳng hạn tính đến tháng 9/2001 cả tỉnh có 32 CTCP với tổng vốn điều lệ là 40.865 triệu đồng, bán cổ phần được 39.198 triệu đồng thì nhà nước đã tham gia mua 13.136 triệu đồng bằng 33,5%. Người lao động trong các doanh nghiệp CPH mua 23.724 triệu bằng 60,5% còn người ngoài doanh nghiệp chỉ mua 2.338 triệu bằng 6%.

- Hiện tượng vốn nhà nước trong các CTCP còn quá nhiều, nên mục tiêu huy động thêm vốn sau CPH tăng chưa đáng kể. Hiện tượng này làm cho việc đổi mới tổ chức, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh chưa cơ bản, nên chưa nâng cao chất lượng quản lý và tất yếu hiệu quả kinh doanh ở một số CTCP chưa cao. Chẳng hạn, tại CTCP bến xe khách Thanh Hóa nhà nước tham gia 3316 triệu bằng 60% vốn điều lệ của công ty thì lợi nhuận năm 2001 là 26 triệu đạt 1%/ vốn điều lệ, năm 2002 là 31 triệu đạt 1,2%/ vốn điều lệ. Tại CTCP cơ khí đóng tầu Tân Châu vốn nhà nước tham gia là 1.431 triệu đồng chiếm hơn 70% vốn điều lệ của công ty. Lợi nhuận năm 2001 là 8 triệu đồng nên không có lãi cổ tức, năm 2002 không có lợi nhuận. Tại CTCP Du lịch vốn nhà nước tham gia là 6.000 triệu bằng 50% vốn điều lệ của công ty, lợi nhuận năm 2002 là 220 triệu đạt 2%/ vốn điều lệ.

2.1.4.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Sự lúng túng trong nhận thức


Có thể khẳng định, lực cản lớn nhất của tiến trình CPH hiện nay nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng vẫn là yếu tố con người, trong đó đầu tiên cần nói đến phải là đội ngũ giám đốc các DNNN.

Khách quan mà nói phấn lớn giám đốc các DNNN không muốn CPH vì không muốn trao doanh nghiệp vào tay người khác, không muốn từ bỏ vị trí mà bấy lâu nay đã được Đảng, nhà nước tin cậy giao cho nắm giữ với tư cách là người chủ sở hữu, vừa là người quản lý, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. Đối với các giám đốc có tâm huyết tìm mọi cách để phấn đấu cho sự hưng thịnh của doanh nghiệp, đảm bảo tốt đời sống cho người lao động, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước thì tâm lý không muốn CPH càng rõ. Bởi lẽ giản đơn doanh nghiệp là công lao thành quả, niềm tự hào, là đứa con tinh thần tượng trưng cho sự thành đạt và uy tín của họ. Hơn thế một số giám đốc DNNN không hào hứng CPH vì lo sợ CTCP làm ăn không hiệu quả, thua lỗ sẽ mất chức. Bên cạnh đó có một số giám đốc DNNN đã sắp đến tuổi về hưu thì càng không muốn CPH vì nếu CPH họ sợ mất uy tín nếu không được bầu làm giám đốc CTCP… Việc đổi mới quản lý còn hạn chế, phần lớn cán bộ chủ chốt của các CTCP là của DNNN trước đó chuyển sang nên phần nào chưa thực sự đổi mới làm hạn chế tính năng động của các CTCP.

Cùng với đội ngũ giám đốc các DNNN một số cán bộ lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh cũng chưa thực sự nhiệt tình với công tác CPH vì một phần họ chưa muốn dứt hẳn DNNN hoặc chỉ muốn CPH những DNNN đã và đang làm ăn thua lỗ nhằm trút gánh nặng cho nhà nước. Chính vì vậy thời gian qua một số ngành chủ quản và một số DNNN vẫn còn chần trừ chờ đợi, chỉ nói nhiều đến khó khăn, ít tổ chức triển khai để CPH.

Đối tượng có nhiều lo lắng trăn trở hơn cả chính là người lao động trong các DNNN, có nhiều lý do song lý do quan trọng nhất là, người lao động trong các DNNN hiểu biết về tính ưu việt của CTCP còn nhiều hạn chế


nên tâm lý chung họ chỉ muốn duy trì DNNN vì DNNN có độ an toàn cao về việc làm, biên chế và đảm bảo ổn định cuộc sống suốt đời. Đặc biệt do đã hằn sâu thói quen làm công ăn lương nên việc bỏ tiền mua cổ phiếu vẫn là vấn đề mới đối với nhiều người lao động. Đó chính là nguyên nhân ở một số CTCP của tỉnh mua không hết cổ phiếu ưu đãi mặc dù có những công ty do vốn điều lệ ít nên số cổ phiếu ưu đãi cũng ít.


- Công tác tuyên truyền CPH DNNN chưa thật tốt

Nhìn chung công tác tuyên truyền chưa thật quan tâm đúng mức, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa thật phù hợp, nhiều nội dung của CPH chưa được tuyên truyền giải thích cặn kẽ đến cán bộ, công nhân viên chức trong doanh nghiệp, nhất là trong nhân dân. Vì thế cho đến nay CPH DNNN vẫn còn là một vấn đề trừu tượng xa lạ với nhiều người dân. Đặc biệt công tác tuyên truyền có lúc có nơi chưa nhằm vào những vấn đề mà người lao động thực sự quan tâm, đến tận bây giờ không ít người vẫn cho rằng CPH không khác gì tư nhân hóa dẫn đến nảy sinh tư tưởng sợ chệch hướng XHCN. Nhận thức về thị trường chứng khoán Việt Nam còn đối với người lao động và dân cư còn khá mới mẽ. Như chúng ta đã biết, thị trường chứng khoán là trung tâm phản ánh hoạt động kinh tế của các CTCP, là nơi cung ứng nguồn vốn và phân phối các cơ hội đầu tư cho CTCP, hơn thế TTCK còn là điều kiện cho sự ra đời và hoạt động của các CTCP, song những năm qua TTCK Việt Nam còn quá sơ khai, các khái niệm cổ phần, cổ đông, cổ tức còn quá mới mẻ với đa số nhân dân.

Vì vậy, chủ trương CPH DNNN chưa được các cấp, các ngành và nhân tỉnh tích cực hưởng ứng.

- Thủ tục hành chính CPH còn quá phức tạp

Để tiến hành CPH các DNNN phải trải qua nhiều “cửa”, nhiều khâu như: chọn doanh nghiệp để xây dựng phương án CPH, thẩm định giá trị doanh nghiệp, phê chuẩn DNNN sang CTCP, đăng ký hoạt động kinh doanh theo luật công ty… Năng lực tài chính hạn chế hầu hết các DNNN thời gian qua CPH là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiết bị máy móc lạc hậu, vốn điều lệ ít, có những công ty như CTCP gạch Quảng Xương. Vốn điều lệ có 75 triệu đồng, CTCp thương mại Nga Sơn: 150 triệu đồng… là những khó khăn lớn cho việc đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023