Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 19

hiện đại. ngay trong quá trình kiến tạo nhịp thơ, điều này thể hiện cũng khá rõ.

Lục bát Đồng Đức Bốn có nhiều câu làm theo nhịp 3/5. Nó giống như sự đứt gãy, hẫng hụt trong tâm hồn nhà thơ:

Cái đêm hôm ấy gió mùa

Tơ nhện giăng/ đến cổng chùa thì tan

(Cái đêm em ở với chồng)

Đồng Đức Bốn có những câu thơ làm theo lối bậc thang, nhịp thơ vì thế gợi ra những dư âm bâng khuâng lòng người.

Bây giờ mới được tĩnh tâm Bâng khuâng

trong khói nhang trầm

gặp nhau

(Mùa xuân đi phủ Tây Hồ) Đặc biệt, Đồng Đức Bốn rất hay sử dụng những liên từ đứng ở đầu câu thơ như: bởi, cho nên, để, lại... Thơ lục bát Nguyễn Duy cũng có những liên từ như vậy, nhưng không thường xuyên và phổ biến như thơ Đồng Đức Bốn. Những liên từ này trong lục bát truyền thống thường không được sử dụng do đặc trưng thể loại. Nó tạo ra sự ngưng nghỉ, đứt gãy trong nhịp điệu và trong cảm xúc. Đồng Đức Bốn sử dụng những liên từ như vậy nhằm nhiều ý đồ nghệ thuật khác nhau. Khi thì lí giải cho những cay cực, chìm nổi đời người, khi lại thể hiện tâm trạng hụt hẫng, trống vắng, lúc lại biểu hiện những cảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

xúc bâng khuâng ngỡ ngàng…

Bởi đem thương nhớ cho nhau Cho nên cay đắng khổ đau rạc rài

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 19

(Gửi Tân Cương) Trên nền tảng của thơ ca dân gian và những thói quen trong lối sống ngàn đời của con người làng quê, tiếng thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn kế tục, khẳng định được những giá trị tốt đẹp, sâu sắc từ ngàn xưa. Bên cạnh đó, lục bát của họ đã đóng góp những tiếng nói riêng đầy cá tính. Về nhịp thơ, hai

tác giả đồng quê này đã tận dụng những gì mà thế hệ đi trước đã tạo nên. Đồng thời, sự vận dụng của họ cũng rất linh hoạt, sáng tạo để tạo ra sức sống mới cho thơ mình từ những gì đã có.

3.2.2. Về gieo vần

Riêng về gieo vần trong thơ lục bát, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã triệt để tận dụng những thành tựu của lục bát truyền thống. Gieo vần bằng tại tiếng thứ sáu của câu lục, tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám của câu bát. Dùng cả vần chính và vần thông. Không hề có câu nào gieo vần trắc, qua đó đủ để thấy họ là những người làm thơ lục bát rất trung thành với truyền thống, cảm và hiểu sâu sắc thế mạnh của thể lục bát quê mùa.

Nếu so về mức độ tuân thủ những nguyên tắc gieo vần của lục bát cổ điển thì Nguyễn Duy có phần nghiêm ngặt hơn. Còn lục bát Đồng Đức Bốn, tuy khá đảm bảo những chuẩn mực nguyên tắc đó, nhưng đôi lúc vẫn lạc vào biến cách. Thực ra, biến cách trong gieo vần ở lục bát Đồng Đức Bốn là những gì đã có ở thơ lục bát từ trước Truyện Kiều. Đó là cách gieo vần ở tiếng thứ tư câu bát:

Tôi còn có một mùa đông

Em ở với chồng tận cuối cơn mưa

(Tận cuối cơn mưa) Hiện tượng này có không ít trong thơ lục bát của các nhà thơ hiện đại khác như Nguyễn Bính, Tố Hữu… Một trong những điểm chung là những câu lục bát gieo vần ở tiếng thứ tư đều viết về những gì thuộc thế giới quê mùa, dân dã, mộc mạc. Có lẽ bởi nó gợi nên âm hưởng dân gian, hợp với lỗ tai của

người dân quê.

Lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã bám rất sát vào cách gieo vần của lục bát truyền thống. Tuy có những biến cách nhưng đó là sự trở về với những gì thuộc cội rễ của thể loại. Vả lại, sự biến cách ấy cũng không nhiều. Tuân theo những nguyên tắc cách gieo vần của lục bát xưa, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều góp phần khẳng định những giá trị bền vững, là thế mạnh của thể thơ được coi là đại diện cho tâm hồn người Việt.

3.2.3. Về phối thanh

Như đã biết, những giá trị vốn có của lục bát truyền thống đã hun đúc và tạo nên những giá trị thơ đặc sắc của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. Trân trọng truyền thống, họ luôn ý thức để thơ mình không biến thành những đứa con bất hiếu của thơ lục bát Việt. Về cách phối thanh, cả hai nhà thơ luôn có ý thức sáng tạo riêng. Nhưng để thơ mình trở nên mới lạ, có sức hấp dẫn hơn, họ cũng cố gắng tận dụng tối đa sự tự do của các tiếng không qui định bằng- trắc cố định.

Lục bát Nguyễn Duy phối hợp khá hài hoà giữa bằng và trắc. Tuỳ theo nội dung cảm xúc cụ thể mà thơ lục bát của ông dùng nhiều hơn hoặc bằng, hoặc trắc. Có những câu thơ, thanh bằng được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là các thanh ngang hướng vào diễn tả cảm xúc chân thành, nhẹ nhàng, bình dị:

Sao long lanh như giọt sương Nhìn ta và cỏ thèm thuồng không sao

(Cỏ dại)

Nhưng phần nhiều, lục bát Nguyễn Duy luôn có dấu hiệu cãi lại truyền thống khi số thanh trắc ngang bằng hoặc nhiều hơn thanh bằng. Sự đan xen hay thiên lệch ấy luôn cho thấy chất tình tang, chất bụi, chất ghẹo trong thơ ông.

Thướt tha áo trắng nói cười Để ta thương nhớ một thời áo nâu

(Áo trắng má hồng) Nguyễn Duy lại có những câu lục bát không nhiều thanh trắc, cũng không phá luật phối thanh của thể loại mà đọc lên vẫn gai góc, trúc trắc đến lạ. Than

có, ghẹo có, vui có, mà buồn cũng có.

Xanh xanh đỏ đỏ bừng bừng Tứng từng tưng tửng từng tưng đã đời

(Cung văn)

Đó là sự tài tình trong cách phối âm và sự kết hợp giữa các âm, vần mà tạo nên những câu lục bát lạ tai, giàu giá trị nghệ thuật. Hơn nữa, đây cũng là

cách nói rất gần gũi ngôn ngữ, giọng điệu của những con người quê mùa trong thời hiện đại.

Cách phối thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn cũng mang đậm dấu ấn cá nhân. Có lẽ nhà thơ không bao giờ có chủ định là sẽ phối thanh cho thơ theo cách này hay cách kia. Nhưng cũng chính vì thế mà lục bát của ông có cách phối thanh tự nhiên, theo đúng những cung bậc cảm xúc vốn có của người sáng tác.

Đồng Đức Bốn có những cặp lục bát sử dụng nhiều thanh trắc. Nhưng lục bát của nhà thơ Chăn trâu đốt lửa có vẻ hợp hơn với giọng trầm buồn, day dứt, đôi khi là tâm trạng nặng nề của con người qua nhiều gió sương chìm nổi với sự lấn áp của những thanh bằng.

Nghìn năm đi giữa mịt mờ Cái gì cũng thấy ngờ ngờ lo lo

(Chín xu đổi lấy một hào)

Em từ buổi âý xa tôi

Cây bên đường chẳng đâm chồi nở hoa

(Em xa)

Phải thấy rằng, cách phối thanh trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn đã theo rất sát với cách phối thanh của lục bát truyền thống. Để thể hiện cá tính riêng, họ đã cố gắng tận dụng các thanh ở tiếng tự do. Mỗi nhà thơ luôn có điệu cảm xúc, điệu tâm hồn riêng nên cách tận dụng các thanh điệu này ắt hẳn không giống nhau. Nguyễn Duy thiên về tận dụng các thanh trắc, Đồng Đức Bốn lại nghiêng về tận dụng các thanh bằng. Tuy nhiên, họ vẫn gặp nhau ở một điệu thơ là điệu tâm hồn quê mùa.

4. VÀI NÉT VỀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN.

Trong văn học, thời gian được xếp vào một trong các yếu tố thuộc thế giới nghệ thuật. Trong mỗi câu văn, câu thơ, dù trực tiếp hay gián tiếp, luôn có sự hiện diện của thời gian. Với mỗi nhà văn, nhà thơ, cách cảm nhận và thể hiện thời gian trong tác phẩm của mình cũng mang cá tính riêng, không ai giống ai.

Thời gian trong thơ ca thường mang một ý nghĩa nào đó. Nó thể hiện những cảm quan, tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của người sáng tác. Thời gian trong tác phẩm văn học nghệ thuật cũng không hoàn toàn giống với thời gian thực. Nó không chỉ vận động theo chiều tịnh tiến mà có thể biến chuyển nhanh chậm theo nhiều chiều khác nhau. Đó có thể là thời gian lịch sử, thời gian gắn liền với đời tư con người, thời gian tâm lí hoặc thời gian trong nỗi nhớ, hoài niệm… Những dòng thời gian này đan xen vào nhau, tác động qua lại tạo thành nhịp điệu đời sống trong các tác phẩm.

Quay trở lại với thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, thời gian hiện lên trong thơ họ trước hết là thời khắc khách quan, khắc hoạ theo những cách riêng, mang cá tính, cảm xúc mỗi tác giả. Ở thơ lục bát hai tác giả này, chúng ta dễ nhận ra cách cảm nhận thời gian quen thuộc của những người dân quê. Người dân quê có thói quen lấy đời người với những tần tảo, lo toan làm thước đo thời gian riêng. Ta vẫn hay gặp những cách nói như: một đời người, cả đời người hay nửa đời người…để tính khoảng thời gian. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã từng đo thời gian theo cách ấy. Đó là thời gian được đo bằng cuộc đời của một người cha nơi chiến trận:

Ở đây có những con người

Nửa đời Việt Bắc nửa đời Trường Sơn

(Người cha)

Ngoài cách đo đếm thời gian bằng đời người, chúng ta cũng gặp ở thơ Nguyễn Duy những cách đo đếm thời gian bình dị, những cách nói thường gặp ở cuộc sống đồng quê. Đó là cách đo “vài ba năm”, “bốn năm năm”, “bảy tám mùa xuân”…

Vài ba năm bốn năm năm

Em tôi bảy tám mùa xuân rừng già Sốt nhiều mai mái nước da

Cái thời con gái đi qua cánh rừng

(Người con gái)

Bằng giọng thơ trầm buồn của con người từng lăn lộn, trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, Đồng Đức Bốn tỏ ra khá nặng nợ với đời quê. Thời gian trong thơ ông thường xuyên được đo bằng cảm quan của một đời từng trải.

Bạn bè chả có cho nhau Lầm than tới lúc bạc đầu mới hay

Đời gần tới phút chia tay

Tỉnh ra mới biết trời này rỗng không

(Ở quán bán thịt chó về chiều) Những người dân lao động nông nghiệp là những người biết coi trọng, nâng niu quá khứ. Trong câu chuyện hàng ngày, họ vẫn thường nhắc tới và nâng niu quá khứ, ngày xưa, thuở trước. Trong thơ ca Việt Nam, đặc biệt là những bài thơ mang khí sắc hương đồng gió nội, thời trước, thời xưa đã trở thành một nguồn cảm hứng dạt dào. Nhà thơ Nguyễn Bính không ít lần sáng

tác thơ theo cảm hứng này.

Tuổi thơ tóc để gáo dừa Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong

Hai ta cùng học vỡ lòng

Dắt tay nhau giữa cánh đồng cỏ xanh

(Tiền và lá)

Trong một bài thơ không làm theo thể lục bát, Nguyễn Duy không khỏi bồi hồi ngổn ngang nhớ về thời thơ ấu tràn đầy kỉ niệm. Trong giấc mơ tuổi thơ, nhà thơ đã gặp lại cánh cò trắng muốt, cánh đồng lúa nhiều hoa hoang cỏ dại:

Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng Cỏ và lúa, và hoa hoang cỏ dại

Vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải Bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

(Tuổi thơ)

Không làm theo thể lục bát mà bài thơ vẫn giàu chất đồng quê. Đó là bởi quê mùa đã trở thành bản chất con người nhà thơ. Một hồn quê như thế, bắt

gặp thể thơ dân tộc, dân dã như thể lục bát, ắt hẳn sự thăng hoa và thành công là tất yếu. Hoài niệm về một thời, một thuở trong thơ lục bát Nguyễn Duy vì thế trở nên ý vị, ngọt ngào từ trong sâu thẳm.

Ngả bàn tay nhớ bàn tay Hương thơm buổi ấy thoáng bay trở về

Nói nhiều cũng chỉ mình nghe Nhớ nhau mình lại vuốt ve tay mình

(Sông Thao)

Một điều rất rõ rằng, kí ức, hoài niệm đẹp đấy, song nó thường gợi lên ngang trái, đau buồn trong hiện tại. Đến thơ lục bát Đồng Đức Bốn, sự tiếp nối ấy vẫn rất nổi bật. Những nỗi buồn hiện lên trong sự đối lập với quá khứ:

Em không còn như ngày xưa Cho nên kẻ bão người mưa tối ngày

(Em không còn như ngày xưa)

Là những người mang nguồn gốc quê mùa trong người, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn luôn đề cao lối sống tình cảm. Tất nhiên, thơ họ, đặc biệt là thơ lục bát sẽ bám rất chắc vào cái gốc rễ quê mùa ấy. Thời gian là thứ của cải quí báu, trong cuộc sống hiện đại, từng phút, từng giờ được con người đo đếm, sử dụng để làm sao có thể đạt hiệu suất công việc cao nhất, kiếm được nhiều tiền bạc nhất. Người ta đòi hỏi một cuộc sống ít sai lệch về thời gian. Từng phút, thậm chí từng giây phải chính xác. Với những chiếc đồng hồ hiện đại có ở khắp mọi nơi, cách đo đếm thời gian bằng tâm lí, bằng sự áng khoảng của người dân quê trở nên ít thông dụng hơn. Vì thế, nó trở thành thứ thời gian công nghiệp hoá, phần nào mang tính mục đích cao. Ở thời đại như thế, thời gian trong những bài thơ lục bát có tính gợi nhớ chất dân dã, quê mùa như của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là vô cùng quí giá. Ấy vậy nên, chúng ta cũng có thể xem thơ lục bát nói chung như một phương tiện hữu hiệu để gìn giữ những giá trị văn hoá cổ truyền.

Cũng như thế, Đồng Đức Bốn tiếp tục níu giữ lại những cách sống, lối sống quen thuộc. Mong giữ lại những giá trị truyền thống thân thuộc, quí giá.

Cho dù đó chỉ có thể là một thời khắc ngắn ngủi được sống trong sự thảnh thơi, bình dị.

Thôi thì em cho tôi xin

Một ngày để những cánh chim lạc về Một ngày nửa tỉnh nửa mê

Lại chuông Quán Thánh thành đê sông Hồng.

(Ở với mưa giông) Trong cái thanh bình mộc mạc luôn ẩn chứa những cả nghĩ lo toan, cơ cực. Chỉ coi đây là những tìm hiểu mang tính chất bước đầu về thời gian trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, chúng ta cũng phần nào hiểu được lối sống, lối nghĩ quê mùa trong tâm hồn thơ hai tác giả này. Đó thực sự là những

phẩm chất đáng quí của những người dân lao động kết tinh trong họ.


KẾT LUẬN

Từ những lí luận chung nhất về thể thơ lục bát dân tộc, chúng tôi đã đi vào khảo sát, tìm hiểu về chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn để thấy rõ hơn đặc điểm, giá trị của thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi đến những kết luận sau đây:

1. Kể từ khi ra đời vào khoảng thế kỉ XV, XVI, thể lục bát vẫn luôn khẳng định vai trò là thể thơ có nhiều ưu thế trong việc thể hiện điệu tâm hồn dân tộc. Trải qua bao biến cố thăng trầm, thể thơ này ngày càng trở nên hoàn thiện hơn và được nhiều người yêu thơ Việt trân trọng. Từ chỗ là một thể thơ còn lỏng lẻo, xô bồ khi mới ra đời, lục bát dần trở nên hoàn thiện hơn qua Truyện Kiều và qua thơ ca Việt Nam hiện đại. Sự tự hoàn thiện ấy diễn ra trên hầu khắp các phương diện của thể loại. Từ nội dung biểu đạt cho tới hình thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023