- Tự chủ về đánh giá và xác nhận quá trình học tập của sinh viên và cấp bằng: trong việc xác định các kỳ thì riêng, trong việc quyết định các tiêu chí học thuật nhằm đánh giá sinh viên và quyết định điều kiện cần thiết để cấp bằng.
Khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách đầy đủ như vậy, các trường ĐH sẽ chủ động hơn, đồng thời có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Nên đẩy mạnh giao quyền tự chủ trước hết cho các trường ĐH đã đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển vì hầu hết các trường này đã có bề dày lịch sử, uy tín xã hội, ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội để đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động theo các tiêu chí, điều kiện do Bộ GD&ĐT quy định, Bộ GD&ĐT có thể đủ tin tưởng để giao quyền tự chủ. Nếu có quyền tự chủ đúng nghĩa của nó, các trường này sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để nhanh chóng xây dựng môi trường học thuật tương tác với quốc tế và nâng cao chất lượng đào tạo.
Các trường ĐH phải tăng cường giám sát, kiểm tra bên trong khi thực hiện cơ chế tự chủ. Các trường ĐHCL khi thực hiện cơ chế tự chủ phải được giám sát của xã hội. Tự chủ mà không có giám sát dễ dẫn đến làm sai, dẫn đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực không đúng chỗ, đúng đối tượng và kém hiệu quả. Vì thế, cùng với cơ chế tự chủ phải từng bước xây dựng cơ chế giám sát để tạo "hành lang pháp lý" cho quyền tự chủ của các trường ĐH. Cùng với sự giám sát của xã hội, bản thân các trường ĐH cũng phải tăng cường tự giám sát, tự kiểm tra.
4.4.2. Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí của Nhà nước cho giáo dục đại học
Hiện nay, Việt Nam lựa chọn mô hình phân bổ ngân sách chủ yếu dựa trên yếu tố đầu vào như số lượng sinh viên tuyển sinh chưa khuyến khích được tính hiệu quả. Cần có sự chuyển đổi tiêu chí phân bổ dựa trên các yếu tố đầu ra, phản ánh hiệu suất hoạt động của trường ĐH như: Số lượng sinh viên, tổng số giờ giảng thực hiện, chất lượng công trình nghiên cứu, số lượng sinh viên tốt nghiệp tìm được công việc liên quan đến chuyên ngành được đào tạo, các kỹ năng chung, sự hài lòng của xã hội… Đồng thời, Bộ Tài chính cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối
hợp với các bộ, các địa phương (cơ quan chủ quản của các cơ sở GDĐH công lập) thực hiện sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục - đào tạo hoạt động không hiệu quả, không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học. Sắp xếp, tổ chức lại, tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm để đào tạo đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải ban hành đầy đủ các quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí chất lượng và chuẩn kết quả đầu ra trong GDĐH, làm căn cứ nghiên cứu thay đổi phương thức phân bổ, sử dụng NSNN cho GDĐH, để dần tiến tới việc phân bổ NSNN cho GDĐH theo chuẩn kết quả đầu ra.
Ưu tiên hỗ trợ mức NSNN cao hơn và giảm học phí đối với các ngành khoa học cơ bản, các ngành học Nhà nước cần, nhưng không hấp dẫn với người học cũng như cơ sở đào tạo (chuyên ngành khoa học cơ bản, năng lượng nguyên tử, nghệ thuật truyền thống, nông lâm ngư nghiệp…).
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Của Nhà Nước Đối Với Giáo Dục Đại Học Công Lập Của Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Và Phát Triển .
- Định Hướng Phát Triển Và Đổi Mới Giáo Dục Đại Học Công Lập Trong Bối Cảnh Hội Nhập Và Phát Triển
- Định Hướng Đổi Mới Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Đối Với Phát Triển Giáo Dục Đại Học Công Lập Của Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Và Phát Triển
- Nhóm Giải Pháp Về Đổi Mới Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Theo Hướng Tự Chủ Tài Chính Đối Với Các Trường Đại Học Công Lập
- Nhóm Giải Pháp Về Chính Sách Huy Động Vốn Và Vay Vốn
- Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển - 22
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
* Đề xuất phân loại ngành, chuyên ngành đào tạo theo 3 nhóm chính để xem xét cấp NSNN là:
- Nhóm 1: Những ngành, chuyên ngành mà NSNN sẽ đảm nhiệm toàn bộ kinh phí đào tạo. Đó là các ngành, chuyên ngành xã hội có nhu cầu cao nhưng không hấp dẫn người học, việc tuyển sinh rất khó khăn nên cần cấp NSNN toàn bộ để khuyến khích người học.
+ Ngành, chuyên ngành đào tạo cơ bản, ví dụ như toán học, lịch sử, triết học, văn hoá phương đông….
+ Ngành, chuyên ngành ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển dài hạn, phát triển bền vững và cân bằng trong phát triển đất nước, chẳng hạn như đào tạo giáo viên sư phạm, đào tạo đội ngũ hoạt động nhà máy điện hạt nhân…
Phương thức phân bổ NSNN đối với ngành, nhóm ngành thuộc nhóm 1
Nhà nước cần ban hành danh mục cụ thể các ngành, nhóm ngành thuộc nhóm
1. Danh mục này cần được xây dựng một cách hết sức thận trọng, có sự phản biện rộng rãi của xã hội, đảm bảo không để xảy ra hiện tượng NSNN bao cấp tràn lan.
Đối với ngành, nhóm ngành thuộc nhóm 1, kinh phí NSNN cấp cần được tính đúng, tính đủ, dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng do
Nhà nước quy định.
Về phương thức thực hiện, có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau, tuỳ đặc thù của từng ngành, chuyên ngành và điều kiện thực tế tại từng thời điểm, theo hướng:
- Nhà nước trực tiếp đặt hàng một số đơn vị đào tạo thực hiện dịch vụ đào tạo, dưới dạng giao nhiệm vụ.
+ Nhà nước xây dựng các dự án hoặc chương trình đào tạo. Các đơn vị đào tạo "đấu thầu" để triển khai.
+ Các cơ sở GDĐH trực tiếp xây dựng các đề án về đào tạo, trình cấp có thẩm quyền xem xét và đặt hàng.
Dù thực hiện theo cách nào, thì ý chí của cơ quan QLNN cũng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn phương thức triển khai, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các đơn vị đào tạo cũng như hiệu quả sử dụng ngân sách. Do vậy, mấu chốt của việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo các ngành, chuyên ngành thuộc nhóm 1 này là tính minh bạch trong quản lý và triển khai.
Hàng năm, dựa trên số lượng sinh viên được giao đào tạo, dựa trên định mức kinh phí đào tạo, Nhà nước sẽ cấp NSNN trực tiếp cho cơ sở đào tạo (thông qua Bộ chủ quản)
- Nhóm 2: Các ngành, chuyên ngành còn lại, NSNN đảm nhiệm một phần. Việc phân bổ NSNN cụ thể sẽ dựa trên khả năng cân đối của NSNN, và các tiêu chí phân bổ cụ thể, sẽ được trình bày chi tiết ở các phần tiếp theo.
Lựa chọn ngành, nhóm ngành cho nhóm 2
Nhóm 2 là các ngành, ngành tự cân đối kinh phí đào tạo bằng nguồn thu học phí và các nguồn thu hợp pháp khác phí, nhà nước sẽ không cấp NSNN để đào tạo. Các cơ sở đào tạo không được nhận kinh phí thường xuyên, chỉ được nhận kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có).
Các ngành, chuyên ngành thuộc nhóm này phải có sức hấp dẫn cao với thị trường, dễ tuyển sinh; người học sẵn sàng chi trả học phí cao để theo học, vì họ kỳ vọng sau khi tốt nghiệp dễ tìm việc làm và có thu nhập tốt.
Như vậy các ngành, nhóm ngành thuộc nhóm 2 mang tính chất thời điểm, phù
hợp với tình hình kinh tế xã hội. Trong các giai đoạn khác nhau, danh mục ngành, chuyên ngành thuộc nhóm 2 có thể thay đổi. Chính phủ cần nghiên cứu và ban hành danh mục cụ thể.
- Nhóm 3 gồm các ngành, chuyên ngành mà NSNN sẽ đảm nhiệm 1 phần. Đó là các ngành, chuyên ngành có thể thu được học phí ở một mức độ nào đó, do đó NSNN không cần phải đảm nhiệm toàn bộ. Tuy nhiên, do sức hấp dẫn của các ngành, chuyên ngành này không thực sự cao nên khó có thể thực hiện theo phương thức tự cân đối từ nguồn học phí.
Phương thức phân bổ NSNN đối với ngành, nhóm ngành thuộc nhóm 3
Tổng NSNN dành cho chi thường xuyên GDĐH được Nhà nước xác định hàng năm phù hợp với khả năng cân đối ngân sách vĩ mô. Nguồn ngân sách này sau khi khấu trừ phần đã phân bổ sẽ dành cho nhóm 3.
Như vậy tổng NSNN dành cho ngành, chuyên ngành thuộc nhóm 3 không phải là cố định hàng năm mà sẽ phụ thuộc vào tình hình cân đối chung NSNN và tình hình triển khai các hoạt động thuộc về nhóm 1. Tuy nhiên, phương án phân bổ cần hướng tới sự ổn định một cách tương đối, chẳng hạn theo các giai đoạn 3-5 năm để các đơn vị đào tạo có thể lập kế hoạch một cách thực tế hơn.
Trong tổng NSNN còn dành cho nhóm 3, việc phân bổ cụ thể sẽ dựa trên các tiêu chí trình bày ở phần sau. Xin lưu ý, tất cả các hệ số được trình bày ở dưới đây được đề xuất trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham khảo các hệ số được ứng dụng tại ĐH Quốc gia Hà Nội, tham khảo hệ số được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của nhà nước, với mục đích tham khảo cho dễ hiểu mô hình, đây không phải là các hệ số đã được nghiên cứu sâu, đầy đủ.
+ Hệ số quy đổi sinh viên về sinh viên dài hạn chính quy quy đổi
Do NSNN còn eo hẹp, chỉ nên cấp NSNN cho các hệ đào tạo chính quy, dài hạn. Ở các bậc đào tạo cao hơn, chi phí đào tạo có xu hướng cao hơn do đòi hỏi về trình độ giảng viên cũng như trang thiết bị đào tạo cao hơn, quy mô lớp học nhỏ hơn. Đề xuất áp dụng các hệ số phân bổ ngân sách như sau:
- Bậc đào tạo CĐ; áp dụng hệ số 0,8
- Bậc đào tạo ĐH: áp dụng hệ số 1
- Bậc đào tạo thạc sĩ: áp dụng hệ số 1,5
- Bậc đào tạo tiến sĩ: áp dụng hệ số 2,5
+ Hệ số hỗ trợ theo khối ngành
Các khối ngành khác nhau sẽ phát sinh kinh phí đào tạo khác nhau do đặc thù về trang thiết bị đào tạo, nghiên cứu, thí nghiệm, đi thực tế… Đây cũng là triết lý được áp dụng trong Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, theo đó 3 mức học phí khác nhau đã được quy định như: (i) Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thuỷ sản ;(ii) Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch; (iii) Y dược.
Để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đề xuất chia toàn bộ GDĐH thành 8 khối ngành, chuyên ngành và áp dụng các hệ số hỗ trợ theo khối ngành phù hợp với chi phí đào tạo tương ứng. Việc xác định hệ số cho từng khối ngành đòi hỏi các nghiên cứu sâu về mặt kỹ thuật, tuy nhiên dưới đây là một số gợi ý:
- Khối ngành kinh tế và dịch vụ: áp dụng hệ số 1
- Khối ngành văn hoá: áp dụng hệ số 1,2
- Khối ngành khoa học cơ bản: áp dụng hệ số 1,5
- Khối ngành nông-lâm-ngư nghiệp: áp dụng hệ số 1,7
- Khối ngành sư phạm: áp dụng hệ số 1,8
- Khối ngành công nghiệp, giao thông và xây dựng: áp dụng hệ số 2
- Khối ngành nghệ thuật: áp dụng hệ số 2,5
- Khối ngành y-dược: áp dụng hệ số 4
+ Hệ số hỗ trợ theo chất lượng đào tạo
Phân bổ NSNN cho chi thường xuyên cho các cơ sở GDĐHCL cần tương ứng với chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH, đảm bảo sự công bằng và hiệu quả đầu tư. Về mặt lý thuyết, cần phải phân bổ tương ứng với chất lượng đào tạo của từng ngành, chuyên ngành của cơ sở GDĐH, nhưng việc này là không khả thi vì quá chi tiết. Phân bổ dựa trên chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH là sự lựa chọn mang tính chất tương đối, khả thi. Vấn đề đặt ra tiếp theo là đo chất lượng GDĐH bằng cách nào, vì đây là một công việc cực kỳ phức tạp.
Một trong các cách tiếp cận phân tầng chất lượng đào tạo, dựa trên số lượng các chương trình đào tạo được kiểm định, bao gồm hoạt động kiểm định và chất lượng kiểm định;
- Cơ sở đào tạo chưa có hoạt động tự đánh giá các chương trình đào tạo: áp dụng hệ số 1
- Cơ sở đào tạo đã có hoạt động tự đánh giá các chương trình đào tạo nhưng chưa đạt 100% các chương trình: áp dụng hệ số 1,2.
- Cơ sở đào tạo hoàn thành tự đánh giá 100% các chương trình đào tạo; có dưới 40% các chương trình được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo kết quả của đánh giá ngoài (do hai trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT thực hiện): áp dụng hệ số 1,4
- Cơ sở đào tạo hoàn thành tự đánh giá 100% các chương trình đào tạo; có dưới 70% các chương trình được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo kết quả của đánh giá ngoài (do hai trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT thực hiện): áp dụng hệ số 1,6.
- Cơ sở đào tạo hoàn thành tự đánh giá 100% các chương trình đào tạo; có dưới 100% các chương trình được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo kết quả của đánh giá ngoài (do hai trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT thực hiện): áp dụng hệ số 2.
Thực tiễn, có một số đơn vị đào tạo mặc dù không hoàn thành tự đánh giá 100% các chương trình đào tạo, chưa hoàn thành hoạt động kiểm định ngoài với tất cả các chương trình đào tạo, nhưng lại có một số ngành, chuyên ngành có đạt mức độ kiểm định rất cao, … Để đảm bảo "công bằng" một cách tương đối cho các đơn vị này, có thể áp dụng hệ số quy đổi, chẳng hạn nếu có một chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế, sẽ được đánh giá tương đương với việc có 5 chương trình đạt chuẩn kiểm định của Bộ GD&ĐT để áp dụng hệ số quy đổi về chất lượng đào tạo.
+ Hệ số hỗ trợ theo vùng, miền đặt cơ sở giáo dục đào tạo
Hệ số hỗ trợ theo vùng, miền nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội theo tinh thần của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006.
- Đối với các cơ sở đào tạo đặt trụ sở tại các tỉnh, thành phố không thuộc vùng
trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2016: áp dụng hệ số 1
- Đối với các cơ sở đào tạo đặt trụ sở và trên 80% hoạt động đào tạo chính quy được triển khai tại các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006: áp dụng hệ số 1,2.
+ Hệ số hỗ trợ theo loại hình tổ chức đặc thù của cơ sở giáo dục
Việt Nam có mô hình ĐH 2 cấp, cụ thể có 2 ĐH quốc gia là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, có 3 ĐH vùng là ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ. Tất cả các cơ sở GDĐH còn lại, thuộc Bộ GD&ĐT; thuộc các Bộ, Ngành; các địa phương đều là ĐH 1 cấp. Các ĐH 2 cấp sẽ phát sinh thêm kinh phí hoạt động, do đó cần được hưởng hệ số hỗ trợ cao hơn để duy trì hoạt động.
- Đối với sinh viên các trường không là thành viên của ĐH quốc gia, ĐH vùng: áp dụng hệ số 1.
- Đối với sinh viên các trường là thành viên của ĐH quốc gia, ĐH vùng: áp dụng hệ số 1,2.
* Tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước cho đại học công lập
- Chi phí đơn vị và học phí
Lợi ích lớn nhất mà giáo dục đại học đem lại cho sinh viên tốt nghiệp là những cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai và mức thu nhập suốt đời cao hơn, do đó chi phí giáo dục nên về cơ bản nên do các cá nhân sinh viên chịu. Những phát hiện trong nghiên cứu xác nhận thực tế rằng học phí chỉ là một phần nhỏ trong chi phí đơn vị của đào tạo đại học, có tỷ lệ thay đổi từ khoảng 20% đối với các ngành y dược cho tới khoảng gần 60% đối với các ngành kinh tế, tài chính, luật. Sử dụng số liệu về phân bổ sinh viên giữa các ngành học trong mẫu điều tra của nghiên cứu đó, trung bình học phí chỉ đáp ứng được 45% chi phí thực tế. Như vậy, nhận xét chung là có cơ sở để tăng học phí lên mức cao hơn. Tuy nhiên việc thực hiện thành công ý tưởng này cần phải tính đến một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn.
Một là, khả năng chi trả và nguyên tắc công bằng thì học phí và các loại phí khác không nên là rào cản với các sinh viên từ các gia đình thu nhập thấp theo học đại học. Theo những phân tích trong phần sau, tiếp cập giáo dục đại học của Việt nam thực sự là một vấn đề do khả năng chi trả quá thấp. Điều này chỉ ra rằng bất cứ chính sách học phí dựa trên chi phí nào cũng phải đi kèm với một chính sách hỗ trợ tài chính bổ sung để tất cả mọi người có đủ năng lực và động lực có thể tiếp cận với giáo dục đại học.
Hai là, là từ quan điểm của trường đại học, bao nhiêu phần trong chi phí giáo dục nên được bù đắp bởi học phí và các loại phí khác thu từ sinh viên. Theo luận điểm kinh tế, mức thu hồi tuyệt đối là không hợp lý vì giáo dục đại học, ít nhất là trên lý thuyết, được cho là tạo ra ngoại ứng tích cực, tức là lợi ích xã hội cận biên vượt qua lợi ích cá nhân cận biên. Do đó, nếu sinh viên phải chi trả toàn bộ chi phí đơn vị, số lượng tuyển sinh sẽ thấp hơn chi phí đơn vị toàn phần sẽ đem lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vì phạm vi lợi ích xã hội của giáo dục đại học chưa được biết đến ở Việt Nam nên không thể xác định chính xác tỷ lệ thu hồi chi phí. Một vấn đề quan trọng khác liên quan đến việc tính toán chi phí đơn vị phụ thuộc chủ yếu vào việc có bao gồm tiền thuê đất vào tổng khoản chi cho giáo dục đại học hay không. Những yếu tố không chắc chắn, nên trên thực tế là nên có một mục tiêu làm sao cho học phí và các lệ phí khác phải bằng với chi phí đơn vị tính toán chỉ dựa trên chi phí thường xuyên. Theo cách tính này, khoản học phí và các loại phí khác mà sinh viên chi trả sẽ bao gồm toàn bộ 100% khoản chi thường xuyên. Tuy nhiên, điều này không có học phí trung bình mới cần bằng với chi phí đơn vị trung bình. Các ngành nghề đào tạo khác nhau có sự khác biệt rõ rệt ở cả chi phí đơn vị cần thiết để cung cấp dịch vụ giảng dạy với chất lượng chấp nhận được, lẫn sự chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận cá nhân và xã hội của giáo dục bậc cao. Trong đó, có những ngành có chi phí đơn vị hợp lý cao, nhưng tỷ suất lợi nhuận cá nhân tương đối kém hấp dẫn trong khi tỷ suất lợi nhuận xã hội cao, nếu thu học phí bằng chi phí đơn vị sẽ dẫn đến việc không đào tạo đủ lượng sinh viên tốt nghiệp theo yêu cầu của xã hội trong ngành này. Tất nhiên, cũng có những ngành khác có chi phí đào tạo thấp, nhưng lại có nhu cầu cao vì tỷ suất lợi nhuận cá nhân được cho là hấp dẫn, mặc dù sinh viên