Nhóm Giải Pháp Về Chính Sách Huy Động Vốn Và Vay Vốn


với vùng thu nhập cao và giữa các nhóm dân tộc, đảm bảo điều chỉnh cơ cầu ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như của xã hội, đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho đất nước.

Các giải pháp cần thực hiện như sau:

Thứ nhất: Nhà nước cần cho phép mở rộng đối tượng được hưởng cũng như đa dạng hoá các công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên, đặc biệt là chương trình học bổng và chương trình tín dụng sinh viên.

Song song với việc tăng dần mức học phí, cần phải chú trọng phát triển và cải thiện hệ thống công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên để đảm bảo khả năng tiếp cận ĐH của hầu hết các sinh viên, đặc biệt là các sinh viên thuộc các gia đình nghèo. Trong bối cảnh tăng học phí cần phải tăng mức hỗ trợ cũng như mở rộng đối tượng được hỗ trợ và hình thức hỗ trợ (cả hỗ trợ dựa trên nhu cầu lẫn hỗ trợ có điều kiện), có như vậy mới đảm bảo mục tiêu tăng số lượng người theo học ĐH. Để đảm bảo công bằng, đồng thời khuyến khích các sinh viên học giỏi, chương trình học bổng cũng như tín dụng sinh viện hay các hình thức hỗ trợ khác được cấp phát/hay cho vay cần được xây dựng dựa trên bốn tiêu chí sau: 1) địa chỉ thường trú của gia đình sinh viên, 2) mức sống của gia đình sinh viên, 3) mức độ ưu tiên của lĩnh vực đào tạo và 4) thành tích học tập của sinh viên. Cụ thể, cùng một mức sống, sinh viên Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh sẽ được hưởng mức học bổng thấp hơn những nhóm sinh viên khác. Các sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp sẽ được hưởng mức hỗ trợ cao hơn nhóm các sinh viên khác nếu như họ có cùng địa chỉ thường trú.

Ngoài việc cấp học bổng hay cho vay sinh viên dựa trên thu nhập và địa chỉ thường trú, cần phải xét đến cả mức độ ưu tiên của ngành học để góp phần làm tăng chất lượng và sự phù hợp của sản phẩm GDĐH đối với nhu cầu của đất nước. Cụ thể như: cấp học bổng cho các sinh viên theo học các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên của quốc gia; Áp dụng có các điều khoản và điều kiện ưu đãi đối với khoản vay của các sinh viên học tập trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên của quốc gia: xoá nợ cho các sinh viên tốt nghiệp ra trường làm ở các ngành, lĩnh vực ưu tiên của quốc gia bay các vùng được nhà nước khuyến khích (ví dụ: vùng sâu,


vùng xa, miền núi, hải đảo…).

Thứ hai: Ban hành những bộ tiêu chí chung về hỗ trợ tài chính áp dụng trên toàn quốc.

Về cơ chế cấp phát, để đảm bảo tính nhất quán của các chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên nhà nước nên ban hành những bộ tiêu chí chung áp dụng trên toàn quốc và việc quản lý hành chính hoạt động cấp phát hỗ trợ sinh viên nên thực hiện một cách tập trung bởi các cơ quan của Bộ TB-LĐ-XH mà không thông qua các trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Việc công cụ hỗ trợ và cách thức hỗ trợ phải đảm bảo minh bạch và khách quan. Thiếu minh bạch, khách quan và thiếu trách nhiệm giải trình trong thực thi các chính sách liên quan đến cấp kinh phí cho các tổ chức đào tạo cũng như các học sinh, các chính sách sẽ thất bại, không đạt được các mục tiêu tăng tính công bằng, chất lượng hay hiệu quả của GDĐH.

Thứ ba: Xây dựng hệ thống giám sát: hoạt động cấp phát hỗ trợ cho sinh viên theo hướng minh bạch và thực hiện giám sát xã hội với hoạt động này.

Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển - 21

Khi quy mô, đối tượng cũng như hình thức hỗ trợ tài chính cho sinh viên tăng lên, hoạt động điều hành cấp phát, hỗ trợ sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, cần phải có hệ thống giám sát đối với hoạt động này để các khoản cấp phát đến được đúng đối tượng cần được hưởng.

4.4.7. Nhóm giải pháp về chính sách huy động vốn và vay vốn

Mục tiêu của nhóm giải pháp này là nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, tăng cường quan hệ hợp tác, phục vụ phát triển KT - XH, nhằm tăng cường thu hút các nguồn tài chính từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, chính phủ các nước phát triển đầu tư cho phát triển GDĐH.

Giáo dục là sự nghiệp chung của quốc gia. Mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động giáo dục ở mức độ nhất định. Với quyền tự chủ nhất định, các cơ sở giáo dục có thể tạo ra nguồn thu chính từ các hoạt động của mình, như liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung ứng các loại hình dịch vụ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng có thể tiếp nhận các khoản quả tặng, quà biếu, các khoản đóng góp từ thiện từ


các tổ chức hay cá nhân hoặc học bổng từ các quỹ giáo dục, các doanh nghiệp... Các khoản thu trên tuy không phải là khoản thu chính, nhưng góp phần không nhỏ giúp nhà trường gia tăng tài sản, tăng nguồn lực vật chất, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng của quá trình đào tạo. Các giải pháp cần tập trung thực hiện gồm:

Thứ nhất: Bộ GD&ĐT cần phối hợp với BTC xây dựng các quy định, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ nhằm khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tham gia đóng góp, hỗ trợ tài chính của cho hoạt động của các trường ĐH cộng lập. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để các trường cũng có thể tiếp nhận các khoản quà tặng, quà biếu, các khoản đóng góp từ thiện từ các tổ chức hay cá nhân hoặc học bổng từ các quỹ giáo dục, các doanh nghiệp…

Thứ hai: Khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển giáo dục đại học

Ở Việt Nam hiện nay, việc khuyến khích và đưa ra ý tưởng khuyến khích đóng góp từ thiện từ các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm cho các trường; ĐH chưa được chú trọng. Thông thường, các hoạt động đóng góp, ủng hộ cho sự phát triển của trường chỉ thực sự rầm rộ khí các trường tổ chức các sự kiện lớn, do vậy chưa thu hút được nhiều và thường xuyên.

Về phía nhà nước, cần có quy định cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân tài trợ, biếu, tặng đóng góp cho các trường. Ví dụ như cho phép doanh nghiệp, cá nhân được hạch toán giá trị các khoản biếu tặng đóng góp vào chi phí hoặc trích từ lợi nhuận trước thuế.

Thứ ba: Tăng cường nguồn vốn ODA cho các trường ĐHCL

Tiếp tục quán triệt quan điểm coi GDĐH là lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, từ đó gia tăng vốn ODA dành cho GDĐH. Trong số các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng được xem như là phương thức tiếp cận có hiệu quả và thường được các nhà tài trợ sử dụng để đạt mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và thúc đẩy KT - XH phát triển một cách bền vững. Chính vì thế, giáo dục là một trong số không nhiều lĩnh vực được xếp vào danh mục các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, bao gồm cả ODA không hoàn lại và vay ưu đãi. Tuy


nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, vốn ODA dành cho GDĐH chiếm một tỷ trọng khá nhỏ bé trong tổng vốn ODA của Việt Nam. Do vậy, trong thời gian tới, để giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực hạt nhân có đóng góp quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững thì chiến lược vận động ODA cần xác định tỷ lệ hợp lý vốn ODA dành cho GDĐH trong tổng vốn ODA ký kết làm định hướng điều tiết nguồn lực này.

Hình thành quỹ cho sinh viên vay học ĐH từ nguồn vốn ODA, Nhà nước sẽ quy định ưu tiên cho vay và quy định trần cho vay khác nhau, đối với sinh viên học các ngành khác nhau. Đặc biệt cần cho sinh viên vay để học các ngành quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Qua đó thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Quỹ cho vay này khác với quỹ cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Việc cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu chỉ đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu cho sinh viên. Mức cho vay từ Quỹ ODA cần đảm bảo cho việc học tập, sinh hoạt và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Dùng vốn ODA để hỗ trợ các trường đầu tư trang thiết bị phụ vụ các ngành đào tạo trọng điểm, mà NSNN chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động.

Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA giáo dục trong trong giai đoạn, phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và chiến lược phát triển KT - XH đã được phê duyệt. Bộ GD&ĐT sớm kết hợp với Bộ KH&ĐT và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút, sử dụng vốn ODA giáo dục trong những khoảng thời gian nhất định (3 năm, 5 năm…) làm định hướng cho hoạt động thu hút và quản lý nguồn ngoại lực quan trọng này. Trong đó, duy trì tỷ trọng vốn ODA dành cho GDĐH trong tổng vốn ODA giáo dục ở mức độ hợp lý. Bên cạnh đó, hướng ODA GDĐH vào một số trường trọng điểm nhằm mục tiêu xây dựng các trường ĐH tầm cỡ khu vực và thế giới, tránh hiện tượng sử dụng dàn trải như hiện nay.

4.4.8. Đổi mới cơ chế kiểm soát và giám sát Nhà nước về tài chính

Khi các trường ĐHCL tự chủ, có khả năng tạo thu nhập thì cũng có nghĩa là các tổ chức này đang đứng giữa ranh giới của khu vực công và khu vực tư. Ngoài ra, với quy định tăng cường tự chủ về tài chính, các trường được linh hoạt hơn trong


sử dụng nguồn lực và hoán đổi chi tiêu cho nên cũng có thể làm "tổn hại" mục tiêu của quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cần có sự giám sát thích hợp và cơ chế giải trình hiệu quả. Điều này cho thấy làm thế nào để quản lý quá trình tự chủ tài chính, giảm thiểu các rủi ro là vấn đề quan trọng.

Trước hết, các hoạt động kiểm soát và giám sát về tài chính của Nhà nước cần được phân định giữa chức năng quản lý vĩ mô và chức năng của Nhà nước trong vai trò chủ sở hữu, với chức năng của tổ chức trường ĐH. Từng cấp độ kiểm soát có yêu cầu và mục tiêu riêng nên cần được quy định rõ ràng để tránh chồng chéo và trùng lắp trong kiểm tra và giám sát.

Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc kiểm soát và giám sát tài chính, Nhà nước cần đặt trường ĐH trong vị trí pháp lý mà có thể kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của nó.

Biện pháp khác là tăng cường kiểm toán Nhà nước và khuyến khích kiểm toán độc lập đối với các trường. Nâng cao trách nhiệm pháp lý trong hoạt động tự kiểm soát tài chính cấp trường. Nâng quy chế chi tiêu nội bộ của các trường thành cam kết thực hiện giữa Nhà nước và nhà trường để tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các bên.

Biện pháp khác nữa là giám sát chặt chẽ việc thực hiện công khai và minh bạch tài chính của trường ĐH để giúp các bên liên quan dễ dàng giám sát chi phí và sự phù hợp trong chi tiêu. Công khai được xem là biện pháp "vàng" trong quản lý và giám sát tài chính ở hầu hết cấp độ quản lý bởi vì "ánh sáng sẽ làm vi trùng" như thường nói. Cách này không chỉ giúp Nhà nước và người dân biết được có hay không sự "thấm lại" ngân sách không mong đợi ở nơi mà dòng tài chính chảy qua mà còn giúp các cấp quản lý GDĐH biết được tiền chi tiêu có đúng mục đích hay không.

Ngoài ra, vì GDĐH là hoạt động mang tính xã hội cao cho nên để kiểm soát và giám sát tài chính, Nhà nước cần áp dụng các cơ chế phản hồi từ xã hội, thông qua khảo sát đối tượng liên quan trực tiếp đến trường ĐH.


Kết luận Chương 4

Chương 4, tác giả đã nêu ra những định hướng quan trọng đối với phát triển GDĐH, đặc biệt là ĐHCL và định hướng đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐHCL. Đây là những tiền đề quan trọng để đưa ra những giải pháp. Kết hợp với phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng về cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐHCL, tác giả đã đưa ra một số nhóm giải pháp quan trọng để đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐHCL nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của GDĐHCL của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Theo đó, tác giả đưa ra sáu nhóm giải pháp cơ bản liên quan đến đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐHCL bao gồm nhóm giải pháp về cơ chế phân cấp, nhóm giải pháp về cơ chế phân bổ, nhóm giải pháp về cơ chế quản lý, nhóm giải pháp về chính sách học phí, nhóm tăng nguồn thu, nhóm giải pháp về tăng cường chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhóm giải pháp về huy động nguồn vốn và các giải pháp liên quan đến đổi mới cơ chế kiểm soát và giám sát của Nhà nước.


KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện đổi mới GDĐH trong đó trọng tâm là đổi mới GDĐHCL. Nhà nước đã đưa ra các chính sách ưu tiên đầu tư cho các trường ĐHCL nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành, các trường ĐH, Viện nghiên cứu và cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sự phát triển KT-XH của các địa phương, của cả nước thì yêu cầu phải có đủ nguồn lực tài chính cho hoạt động là rất quan trọng. Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tăng cường huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường ĐHCL là vấn đề cần được quan tâm giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, nguồn lực tài chính được hình thành từ 2 nguồn cơ bản: nguồn từ NSNN và nguồn ngoài NSNN. Do đó, cần phải có cơ chế quản lý tài chính phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập và phát triển của Việt Nam. Luận án nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý tài chính của QLNN đối với GDĐHCL đã được tiếp cận và tập trung giải quyết được những vấn đề sau:

1. Phân tích các luận cứ khoa học cho thấy sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý tài chính gắn với quá trình đổi mới GDĐHCL trong quá trình phát triển và hội nhập.

2. Phân tích và đi đến thống nhất quan niệm, nội dung, cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học công lập. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ cơ chế quản lý tài chính, nguồn tài chính cho giáo dục đại học công lập và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính.

3. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học công lập một cách khách quan, tổng thể để thấy được kết quả, những hạn chế, và nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của các trường ĐHCL

4. Luận án đề xuất 8 nhóm giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong và ngoài ngân sách trong các trường ĐHCL theo hướng gắn với kết quả và chất lượng đầu ra đảm bảo phát triển nguồn lực tài chính bền vững.


- Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính trong các trường đại học công lập

- Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí của Nhà nước cho giáo dục đại học

- Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập

- Nhóm giải pháp về chính sách học phí

- Nhóm giải pháp về chính sách tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ

- Nhóm giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính đối với sinh viên nhằm nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường

- Nhóm giải pháp về chính sách huy động vốn và vay vốn

- Đổi mới cơ chế kiểm soát và giám sát Nhà nước về tài chính

Các giải pháp đưa ra nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập, từ đó nâng cao hiệu quả trong quản lý, đào tạo, và chất lượng nhân lực trong bối cảnh Luật giáo dục đại học năm 2019 có hiệu lực và xu hướng tự chủ của các trường ĐHCL.

Có thể thấy rằng, việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong và ngoài ngân sách trong các trường ĐHCL là vấn đề mới và khá phức tạp. Bởi vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận án khó tránh khỏi những hạn chế nhất định về nội dung, phương pháp tiếp cận và xử lý một số vấn đề cụ thể. Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học và những người có quan tâm đến vấn đề này để kết quả nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí