Các Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Với Lạm Phát, Với Cán Cân Thương Mại Và Vay Nợ Nước Ngoài Của Việt Nam

Việt Nam giai đoạn 2010-2020” đã nghiên cứu chính sách TGHĐ với 2 nội dung là lựa chọn cơ chế tỷ giá và điều hành TGHĐ. Tác giả tiến hành thu thập số liệu để kiểm định, tiến hành phân tích các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng theo từng giai đoạn của cơ chế TGHĐ ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011, đồng thời so sánh TGHĐ của Việt Nam với Thái Lan, Trung Quốc và ba quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác. Khi đề cập đến vấn đề lựa chọn TGHĐ, theo tác giả, để đến năm 2018 Việt Nam có thể áp dụng cơ chế TGHĐ thả nổi có quản lý thì cần phải thực hiện cơ chế TGHĐ neo với 1 rổ tiền tệ và dần dần tự do hoá tài khoản vốn. Mặt khác, tác giả cho rằng việc phá giá đồng nội tệ không phải là giải pháp hữu hiệu đối với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, luận án được thực hiện trong giai đoạn trước khi Việt Nam áp dụng cơ chế điều hành TGHĐ theo tỷ giá trung tâm, do vậy, chưa đề cập đến những nội dung liên qquan đến cơ chế điều hành tỷ giá mới của Việt Nam. Số liệu của luận án mới chỉ cập nhật đến năm 2011 [40].

Luận án của Phạm Vân Anh (2017) đã nghiên cứu vấn đề “Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái nhằm thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam”. Tác giả đã phân tích các cơ sở để lựa chọn cơ chế TGHĐ nhằm thực thi chính sách tiền tệ LPMT theo lý thuyết ―Bộ ba bất khả thi‖ và bằng mô hình phân tích tự hồi quy theo Vectơ VAR với bộ số liệu 10 năm liên tục từ 2005 - 2015 để xác định quy mô và thời điểm của hiệu ứng dẫn truyền của TGHĐ. Kết quả cho thấy hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá sang lạm phát ở Việt Nam là tương đối mạnh trong khoảng thời gian 2005-2015. Cơ chế TGHĐ cần phải được linh hoạt hóa để có thể theo đuổi chính sách tiền tệ LPMT. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào giai đoạn trước khi Việt Nam áp dụng cơ chế điều hành TGHĐ mới [9].

Như vậy, các nghiên cứu trong nước về cơ chế TGHĐ đã có những phân tích về cơ chế điều hành TGHĐ tại Việt Nam, đánh giá mối quan hệ giữa TGHĐ và các biến kinh tế vĩ mô khác, đồng thời đề xuất một số giải pháp phù hợp để hoàn thiện cơ chế TGHĐ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa cập nhật được những biến động của TGHĐ và cơ chế điều hành TGHĐ mới theo cơ chế tỷ giá trung tâm giai đoạn 2016-2020.

1.1.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với lạm phát, với cán cân thương mại và vay nợ nước ngoài của Việt Nam

1.1.4.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ tỷ giá hối đoái với lạm phát

Mối quan hệ TGHĐ với lạm phát hay hiệu ứng dẫn chuyển từ tỷ giá sang lạm phát đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau.

Campa và Goldberg (2005) đã tiến hành kiểm định chuỗi dữ liệu từ năm 1975 đến năm 2003 của 23 quốc gia thuộc OECD, từ đó đưa ra kết luận sau: (i) hiệu ứng dẫn truyền của TGHĐ trong ngắn hạn là nhỏ; (ii) những quốc gia mà TGHĐ không ổn định thường có hiệu ứng dẫn truyền lớn; (iii) nhân tố quan trọng tác động tới hiệu ứng dẫn truyền lại không thuộc về các biến số kinh tế vĩ mô mà thuộc về sự thay đổi cơ cấu mặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, Lian An và Jian Wang (2006) cũng nghiên cứu tác động của TGHĐ lên 3 chỉ số giá (giá sản xuất, giá nhập khẩu và giá tiêu dùng) trong giai đoạn 1980-2007 của 9 nước thuộc OECD. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng dẫn truyền của tỷ giá nhỏ hơn 1, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, hiệu ứng dẫn truyền của tỷ giá lên chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất và chỉ số giá tiêu dùng là nhỏ nhất. Đồng thời các tác giả cũng kết luận rằng đối với những nước có quy mô nhỏ, kim ngạch nhập khẩu lớn, cơ chế TGHĐ cứng nhắc, CSTT không nhất quán, lạm phát cao, hiệu ứng dẫn truyền của tỷ giá luôn lớn hơn.

Bài viết “Cơ chế tỷ giá và chính sách mục tiêu lạm phát” của Tô Kim Ngọc và Lê Thị Tuấn Nghĩa (2012) đã khái quát mối quan hệ giữa cơ chế TGHĐ và chính sách tiền tệ LPMT; đã đề cập tới các đặc điểm cơ bản của chính sách LPMT và từ đó yêu cầu cần có một cơ chế tỷ giá tương thích. Theo các tác giả, chính sách tiền tệ LPMT được vận hành chủ yếu thông qua công cụ lãi suất với việc NHTW xác định lãi suất mục tiêu và chuyển tải đến các mức lãi suất thị trường. Tất nhiên với trường hợp này thì phải chấp nhận cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn trong điều kiện tài khoản vốn không bị kiểm soát hoàn toàn. Nghiên cứu khẳng định cơ chế tỷ giá linh hoạt được coi như là điều kiện tiên quyết cho việc vận hành chính sách tiền tệ LPMT [54]. Tuy vậy, nếu xem xét đến các điều kiện cho môi trường vận hành cơ chế tỷ giá linh hoạt ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 thì khả năng áp dụng là rất hạn chế. Vì thế, trước mắt Việt Nam nên duy trì cơ chế tỷ giá hiện hành nhưng với biên độ dao động nới rộng hơn, trước khi hình thành một cơ chế tỷ giá linh hoạt có điều tiết và không thông báo trước. NHNN vẫn giữ quyền can thiệp thị trường khi tỷ giá biến động vượt khỏi biên độ cho phép. Tuy nhiên, nghiên cứu trên được thực hiện từ năm 2012, cơ chế điều hành TGHĐ đã có nhiều thay đổi kể từ đó.

Trong nghiên cứu “Giải pháp cho chính sách tỷ giá trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam”, tác giả Mai Thu Hiền (2013), trên cơ sở xác định mục tiêu của việc điều hành CSTT tại Việt Nam là ổn định giá cả, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tác giả xây dựng các mô hình lý thuyết để lựa chọn cơ chế TGHĐ phù hợp cho Việt Nam

dựa trên các tiêu chí là cơ chế tỷ giá đó phải đủ độ tin cậy, đảm bảo mục tiêu ổn định giá cả và hạn chế tác động bất lợi của các cú sốc đối với nền kinh tế trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn. Kết luận của mô hình lý thuyết cũng như thực tiễn tại Việt Nam cho thấy Việt Nam nên áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt và chính sách tiền tệ LTMT. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các điều kiện để Việt Nam thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt và chính sách tiền tệ LPMT không được thỏa mãn trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Chính vì vậy, tác giả đề xuất Việt Nam nên thực hiện một quá trình chuyển đổi cơ chế TGHĐ từ cố định sang linh hoạt và chuyển đổi từ hai mục tiêu tỷ giá và tiền tệ sang mục tiêu lạm phát nhằm xây dựng các điều kiện cần thiết cho việc áp dụng thành công cơ chế tỷ giá linh hoạt ở Việt Nam. Đồng thời, khuyến nghị về chiến lược chuyển đổi và các giải pháp nhằm thực hiện thành công cơ chế tỷ giá linh hoạt ở Việt Nam nên được đặt trong mối liên hệ với CSTT và chính sách tài khóa (CSTK); sự phát triển của hệ thống tài chính - ngân hàng và thị trường ngoại hối; thiết lập hệ thống quản lý rủi ro trong bối cảnh tự do hóa các giao dịch vốn [29].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơ chế TGHĐ và chính sách lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, các nghiên trên được thực hiện trong giai đoạn trước khi Việt Nam thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới - cơ chế điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm.

1.1.4.2. Nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại và vay nợ nước ngoài

Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 4

Trong bài viết ―Vietnam’s’s Exchange rate Policy and implications for its Foreign Exchange Market, 1986-2009- Chính sách tỷ giá của Việt Nam và hàm ý đối với thị trường ngoại hối, 1986-2009‖, Trần Phúc Nguyên (2010) đã nghiên cứu những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế của thị trường ngoại hối (TTNH) ở Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chính sách tỷ giá đến quá trình phát triển của TTNH.

Trong cuốn sách “Phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá (USD, EURO) đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả Nguyễn Thị Quy (2008) đã khảo sát, điều tra và lượng hoá tác động của biến động ngoại tệ đến hoạt động xuất khẩu, chỉ rò tỷ giá của đồng Việt Nam so với USD và EURO có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất khẩu; tỷ giá là một trong nhiều nhân tố góp sức làm thay đổi cán cân thương mại (CCTM) [73]. Kết quả nghiên cứu này cũng đồng nhất với quan điểm của một số nhà kinh tế trong nước khi cho rằng, muốn cải thiện CCTM của Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa trong điều hành tỷ giá và TTNH.

Luận án của Đặng Thị Huyền Anh (2012) về “Tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS tác giả đã phân tích định lượng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái hữu hiệu và CCTM giai đoạn 2002-2012 của Việt Nam. Tác giả chỉ ra rằng trong nhiều giai đoạn, TGHĐ hữu hiệu thực thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, góp phần cải thiện CCTM và từ đó tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế [2].

Trong nghiên cứu “Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu” của tác giả Vũ Quốc Huy và cộng sự (2012) đã phân tích xu hướng và biến động TGHĐ của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2011. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng (mô hình VECM) nghiên cứu cho thấy TGHĐ có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam, khẳng định vai trò của TGHĐ trong việc thúc đẩy xuất khẩu; Tác động này phụ thuộc vào cả mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu [37].

Luận án của Lê Mai Trang (2017) về “Chính sách TGHĐ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam” đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng; sử dụng số liệu từ năm 2005-2015, cho thấy: i) Chính sách tỷ giá (CSTG) của Việt Nam hướng tới ưu tiên thúc đẩy xuất khẩu; ii) TGHĐ có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất khẩu, lạm phát, lãi suất và tăng trưởng kinh tế; Mức độ ảnh hưởng của TGHĐ đến các mặt hàng xuất khẩu chính không giống nhau và có những thời điểm trái chiều nhau [93]. Vì vậy, để đạt được mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu mà không ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác, CSTG cần phải hoàn thiện hơn và phải có khả năng dung hòa được các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể.

Luận án của Nguyễn Thị Thái Hưng (2012) “Chính sách tỷ giá của Việt Nam nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập” đã đánh giá sự ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tỷ giá, cũng như tác động của chính sách tỷ giá tới các biến số kinh tế như cán cân thương mại (CCTM), lạm phát, tăng trưởng kinh tế; các hoạt động kinh tế đối ngoại như đầu từ nước ngoài, vay nợ nước ngoài và kiều hối của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2011. Tác giả sử dụng mô hình Véc tơ tự hồi quy Véc tơ để khảo sát mối quan hệ giữa tỷ giá và tăng trưởng cũng như quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát. Kết quả cho thấy: cả trong ngắn hạn và dài hạn tỷ giá tác động tới GDP thông qua tác động tới CCTM. Chính sách tỷ giá tác động không nhỏ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kiều hối vào Việt Nam nhưng cũng gây ra nhiều rủi ro trong vay nợ nước ngoài [39].

1.2. Khoảng trống trong các nghiên cứu

Như đã đề cập ở trên, đã có nhiều nghiên cứu quốc tế và trong nước về TGHĐ và cơ chế điều hành TGHĐ. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung luôn vận động không ngừng và liên tục phát triển với những thuận lợi và khó khăn mới. Những diễn biến kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế luôn thay đổi và luôn đặt ra những yêu cầu mới trong việc lựa chọn một cơ chế điều hành TGHĐ phù hợp với điều kiện mới của Việt Nam trong hiện tại và cả trong tương lai (ngắn hạn và trung, dài hạn). Trên góc độ đó, có thể nêu một số khoảng trống có liên quan đến đề tài luận án như sau:

Một là, việc nghiên cứu và lựa chọn một cơ chế điều hành TGHĐ phù hợp với điều kiện một quốc gia như Việt Nam luôn được coi là vấn đề mới và cần thiết gắn với bối cảnh mới, bởi vì mỗi quốc gia sẽ phải tự lựa chọn cho mình một cơ chế TGHĐ và cơ chế điều hành phù hợp cho một giai đoạn phát triển nhất định của quốc gia đó. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc nghiên cứu lựa chọn một cơ chế điều hành TGHĐ phù hợp và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô luôn là vấn đề cấp thiết.

Thứ hai, đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về cơ chế điều hành TGHĐ của Việt Nam trong cả một giai đoạn dài từ năm 2007 đến năm 2020 (kể từ khi khủng hoảng Tài chính toàn cầu đến nay), do vậy, rất cần những nghiên cứu để tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những vấn đề đặt ra trong từng giai đoạn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái.

Thứ ba, có rất ít công trình nghiên cứu đánh giá về cơ chế điều hành tỷ giá mới - điều hành theo tỷ giá trung tâm ở Việt Nam, do vậy, cần có những nghiên cứu sâu về vấn đề này để đề xuất các giải pháp, tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Thứ tư, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về cơ chế điều hành TGHĐ gắn với vấn đề thao túng tiền tệ trong bối cảnh Việt Nam bị gắn mác là quốc quốc gia thao túng tiền tệ (trong báo cáo tháng 12/2020 của Bộ Tài chính Mỹ về Các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá của các nước đối tác thương mại chủ yếu của Mỹ, Việt Nam đã bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ) và đề xuất các giải pháp và kiến nghị chính sách để tháo gỡ.

Từ những khoảng trống trong các nghiên cứu nêu trên, tác giả chọn chủ đề nghiên cứu "Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ


2.1. Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái

2.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái

Mỗi quốc gia đều có một đơn vị tiền tệ riêng là phương tiện chủ yếu để buôn bán, trao đổi hàng hóa trong phạm vi quốc gia đó. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập quốc tế, các quan hệ thương mại, tài chính, tín dụng,... ngày càng được mở rộng thì cũng tất yếu hình thành nên thị trường tiền tệ quốc tế. Trên thị trường tiền tệ quốc tế, đồng tiền của quốc gia này có thể trao đổi để lấy đồng tiền của quốc gia khác theo một tỷ lệ nhất định và từ đó hình thành nên khái niệm tỷ giá hối đoái (TGHĐ). Có thể định nghĩa tỷ giá hối đoái như sau:

Theo Frederic S. Mishkin (2015):“Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác” [171].

Theo Từ điển Thuật ngữ Tài chính (Dictionary of Financial Terms): “Tỷ giá hối đoái là mức giá tại đó đồng tiền của quốc gia này có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia khác”.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010:“Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam” [68].

Ví dụ, vào ngày 17/01/2020 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam niêm yết tỷ giá: 1 USD bằng 23.2450 VND, hay 1 GBP bằng 30.403VND.

Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về TGHĐ, trong nghiên cứu này, tỷ giá hối đoái được hiểu là mức giá của một đồng tiền nước này biểu hiện bằng số đơn vị tiền tệ của nước khác.

Đối với các nhà đầu tư và kinh doanh thì họ quan tâm đến tỷ giá hữu hiệu, lúc đó TGHĐ là sự so sánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền phát sinh trong các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, hoạt động đầu tư, giao dịch tài chính quốc tế, v.v… Khái niệm TGHĐ theo cách hiểu này là tỷ giá giao ngay tỷ giá kỳ hạn. Thực tế, mức tỷ giá lại thường xuyên biến động. Nếu hiểu rộng và sâu hơn về cơ sở tạo nên mức tỷ giá cụ thể ở từng thời điểm thì TGHĐ là sự phản ánh tương quan sức mua giữa đồng nội tệ với một loại ngoại tệ nhất định và phản ánh quan hệ cung cầu giữa chúng trên thị trường ngoại hối (TTNH). Như vậy, đơn vị tính toán và thước

đo để trao đổi trong quan hệ quốc tế không thể chỉ là đơn vị tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các đồng tiền khác và do đó việc ra đời phạm trù tỷ giá hối đoái là một tất yếu khách quan.

2.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái

Trong nghiên cứu và trong thực tế tùy theo tiêu thức lựa chọn phân loại sẽ có những loại TGHĐ phù hợp với mục đích nghiên cứu. Dưới góc độ nhà quản lý, điều hành chính sách TGHĐ thường đề cập đến những loại TGHĐ sau:

Tỷ giá chính thức (Official Rate): Ngân hàng Trung ương sẽ công bố loại tỷ giá này và được áp dụng trong một thời kỳ nhất định. Ở Việt Nam, theo Quyết định số 2730/QĐ-NHNN từ ngày 04/01/2016, tỷ giá chính thức là tỷ giá trung tâm (TGTT): ―Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ‖. Tỷ giá trung tâm là ―Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ‖, dựa vào tỷ giá trung tâm, ngân hàng thương mại quyết định tỷ giá mua vào và bán ra trong biên độ cho phép.

Tỷ giá thị trường (Market Rate) là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Các NHTM lấy tỷ giá chính thức làm căn cứ và dao động quanh đó với một biên độ cho phép. Tùy vào cơ chế điều tiết tỷ giá ở từng giai đoạn, tỷ giá chính thức có thể hoàn toàn độc lập với tỷ giá thị trường, cũng có thể lấy tỷ giá thị trường làm tham chiếu.

Tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Exchange Rate - NER). Tỷ giá danh nghĩa song phương là giá cả niêm yết của một đơn vị ngoại tệ được biểu hiện qua số đơn vị nội tệ. Giả sử: Ngân hàng hoặc đại lý thu đổi ngoại tệ niêm yết 1 USD = 23.500 VND, đây là tỷ giá danh nghĩa, bởi vì nó chưa đề cập tới tương quan sức mua giữa USD và VND, tức là số lượng hàng hóa trên 1USD ở Mỹ và số lượng hàng hóa trên 23.500VND ở Việt Nam chưa được thể hiện.

Tỷ giá danh nghĩa hữu hiệu (Nominal Effective Exchange Rate -NEER) là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại. Mỗi quốc gia có quan hệ thương mại với nhiều nước nên NEER cho thấy sự biến động tỷ giá của đồng tiền nước mình với các đồng tiền quốc gia khác cùng có mối quan hệ thương mại.

Tính NEER giống như cách tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), khác là hàng hoá trong rổ hàng là ngoại tệ và để tính NEER sẽ phải chọn một rổ ngoại tệ phù hợp.

(2-1)

Trong đó: e là TGHĐ danh nghĩa song phương; w là tỷ trọng của TGHĐ song phương, được tính bằng tỷ trọng thương mại giữa các quốc gia có đồng tiền được lựa chọn trong rổ ngoại tệ tính NEER; j là số thứ tự của các TGHĐ song phương; i là thời kỳ tính toán.

Tỷ giá thực song phương - er (Real Bilateral Exchange Rate - RER). Tỷ giá thực song phương bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, là chỉ số phản ánh mối tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Thực chất, đó là tỷ lệ trao đổi hàng hoá giữa hai quốc gia.

(2-2)

Trong đó: E: tỷ giá hối đoái danh nghĩa; P*: mức giá ở nước ngoài; P: mức giá ở trong nước.

Sự thay đổi của TGHĐ thực tế (er) sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu: khi đồng nội tệ được định giá thực thấp (real depreciation) khuyến khích xuất khẩu, vì er >1, giá hàng hoá trong nước rẻ hơn giá hàng hóa ở nước ngoài. Ngược lại, khi er <1 sẽ khuyến khích nhập khẩu, vì giá hàng hoá trong nước đắt hơn giá hàng hóa ở nước ngoài. Trong trường hợp lạm phát trong nước bằng lạm phát ở nước ngoài, TGHĐ danh nghĩa tăng sẽ làm cho TGHĐ thực tế tăng. Bởi vì giá hàng hoá không co giãn trong ngắn hạn, nên khi phá giá nội tệ sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

Tỷ giá thực hữu hiệu (Real Effective Exchange Rate -REER): Vì NEER chưa đề cập được tương quan sức mua hàng hoá giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại, do đó, khi NEER thay đổi không nhất thiết phải tác động đến cán cân thương mại (CCTM). Chính vì vậy, để biết được tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại, ta phải dùng tới khái niệm tỷ giá thực hữu hiệu (REER).

Tỷ giá thực hữu hiệu đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền khác. REER tương tự như RER nhưng có ý nghĩa lớn hơn ở chỗ nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại. Do vậy, hiện nay hầu hết các nước đều tính toán và công bố TGHĐ này.

Ngoài ra, trong thực tế còn có các loại tỷ giá như: Tỷ giá mua, tỷ giá bán, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn...

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí