DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tam giác ―Bộ ba bất khả thi‖ 11
Hình 2.1. Mô hình thị trường ngoại hối 23
Hình 2.2. Các cơ chế tỷ giá hối đoái cơ bản, 2015-2019 32
Hình 2.3. Tỷ trọng các loại cơ chế tỷ giá hối đoái, 2010-2019 35
Hình 2.4. Tỷ giá hối đoái hữu hiệu thực tế của RMB, 2000-2014 58
Hình 2.5. Tỷ giá USD/SGD, tỷ lệ lạm phát và cán cân vãng lai của Singapore, 1990-2000 64
Hình 3.1. Diễn biến tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do, 2009-2011 102
Hình 3.2. Diễn biến tỷ giá VND/USD, 2013 - 2015 103
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 1
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Cơ Chế Điều Hành Tỷ Giá Hối Đoái
- Các Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Với Lạm Phát, Với Cán Cân Thương Mại Và Vay Nợ Nước Ngoài Của Việt Nam
- Chênh Lệch Giữa Lạm Phát Trong Nước Và Nước Ngoài
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Hình 3.3. Biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái, 2008 -2013 105
Hình 3.4. Tỷ giá VND so với một số đồng tiền chủ chốt, 2013-2015 107
Hình 3.5. Tăng trưởng GDP của Việt Nam so với các nước ASEAN-4, 2010-2020 109
Hình 3.6. Diễn biến tỷ giá hối đoái VND/USD, 2015 – 2019 111
Hình 3.7. Tỷ giá hối đoái VND so với một số đồng tiền chủ chốt, 2016-2019 ..115 Hình 3.8. Tỷ giá VND/USD, REER, NEER, 2007-2020 119
Hình 3.9. Can thiệp trên thị trường ngoại hối của Việt Nam, 2016-2020 119
Hình 3.10. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, 2010-2020 122
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khung phân tích của luận án 173
Phụ lục 2: Các công cụ giao dịch trên thị trường ngoại hối 174
Phụ lục 3: Tóm tắt các lần điều chỉnh biên độ và tỷ giá, 2007-2020 180
Phụ lục 4: Thống kê các FTA tính đến tháng 12/2020 181
Phụ lục 5: Chính sách quản lý thị trường vàng, 2000-2020 182
Phụ lục 6: Chính sách quản lý thị trường vàng từ sau Nghị định 24/NĐ-CP 184
Phụ lục 7: Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối 185
Phụ lục 8: Các nhóm giải pháp để hạn chế và giảm tình trạng đô la hóa 187
Phụ lục 9: Đo lường ―Bộ ba bất khả thi‖ 190
Phụ lục 10: Các cấp độ hội nhập quốc tế 192
Phụ lục 11: Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái và khuôn khổ chính sách tiền tệ của các nước
.............................................................................................................195
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mở cửa và hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những chính sách kinh tế vĩ mô luôn được các quốc gia quan tâm đến trong quá trình hội nhập quốc tế là cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ giá hối đoái). Chính sách tỷ giá hối đoái là việc Ngân hàng Trung ương sử dụng hệ thống các công cụ, các biện pháp trong một thời kỳ nhất định để tác động đến cung cầu trên thị trường ngoại hối nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Vì vậy, mỗi quốc gia sẽ xây dựng và điều hành một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với khuôn khổ chính sách tiền tệ đã lựa chọn trong từng thời kỳ. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu lựa chọn khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thì phần lớn các quốc gia lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt (gần 40 quốc gia). Thực tiễn cho thấy, đa số các nước thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là, Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) năm 2020 và nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương đã và đang tiến hành ký kết.
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập tài chính nói riêng vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với Việt Nam trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và quản lý thị trường ngoại hối. Cụ thể:
Trong năm 2007-2008, nền kinh tế Việt Nam đã đón nhận một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP năm 2007: 8,5%, năm 2008: 6,2%). Tuy nhiên, dòng vốn này đã làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, để đối phó với tình hình dư cung ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành mua ngoại tệ. Hệ quả của việc mua ngoại tệ là lạm phát tăng, đỉnh điểm là năm 2008 tỷ lệ lạm phát lên tới 19,9%, và năm 2011 tỷ lệ lạm phát là 18,13%.
Giai đoạn 2011-2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thành công
trong việc duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh vào năm 2015, như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh tăng lãi suất làm cho đồng USD liên tục lên giá; Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh và thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá đồng Nhân dân tệ; Đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam đồng loạt giảm giá mạnh. Trước tình hình đó, ngay sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (RMB) vào ngày 11 và 12/08/2015, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VND và USD tăng từ +1% lên +2%. Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/08/2015, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỷ giá từ +2% lên +3%.
Như vậy, trong năm 2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá 3% và điều chỉnh biên độ thêm 2% (từ mức +1% lên +3%). Năm 2015 cũng là năm kết thúc một thời gian dài NHNN điều hành tỷ giá neo cố định vào đồng USD.
Từ ngày 04/01/2016, NHNN bắt đầu điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm. Cơ chế điều hành tỷ giá mới có những ưu điểm sau: Tỷ giá hối đoái niêm yết và giao dịch hàng ngày của các ngân hàng biến động nhanh và sát cung cầu thị trường hơn, do đó sẽ hạn chế đầu cơ ngoại tệ; Đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ; Giảm bớt tính ―tổn thương‖ cho nền kinh tế trước những biến động tiền tệ trên thị trường thế giới; Hỗ trợ thị trường phái sinh ngoại tệ phát triển, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trong các giao dịch mua bán của mình, tăng tính thanh khoản và phát triển thị trường tài chính; và tăng dự trữ ngoại hối. Mặc dù, có những ưu điểm như vậy nhưng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái này cũng có những hạn chế (cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cần linh hoạt hơn nữa trong bối cảnh tự do hóa các luồng vốn), hơn nữa, sau 5 năm thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới, cũng cần có những đánh giá toàn diện để điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cho phù hợp với những thay đổi của thị trường. Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái trong bối cảnh thế giới đầy biến động. Bên cạnh đó, trong báo cáo tháng 12/2020 của Bộ Tài chính Mỹ về ―Các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá của các nước đối tác thương mại chủ yếu của Mỹ‖, Việt Nam đã bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ, do vậy, cần có những nghiên cứu, phân tích, chỉ rò nguyên nhân tại sao Việt Nam
lại bị Mỹ phán quyết như vậy, cũng như làm rò các vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam.
Mặc dù, đã có một số công trình nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam (xem phần tổng quan), nhưng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong mỗi thời kỳ đều có những yêu cầu riêng cho phù hợp với những biến động của thị trường. Đặc biệt, trong thời kỳ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì việc điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái lại càng phải linh hoạt hơn. Bởi vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề nghiên cứu: "Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” làm đề tài Luận án tiến sĩ kinh tế của mình nhằm đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của luận án
Luận án nghiên cứu cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá hối đoái với chính sách tiền tệ.
Nghiên cứu thực trạng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái thông qua phân tích diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối ở Việt Nam qua các thời kỳ.
Đánh giá những thành công, hạn chế và chỉ rò nguyên nhân những hạn chế của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2020, trong đó đặc biệt chú trọng vào giai đoạn Việt Nam thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái mới - cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm.
Đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam theo hướng linh hoạt hơn trong điều kiện hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ giá hối đoái) của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
Trong luận án này khái niệm cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái được đồng nhất với khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái. Chính sách tỷ giá hối đoái có 2 nội dung chủ yếu là lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái, luận án sẽ tập trung nghiên cứu về cơ chế điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái vừa là công cụ vừa là mục tiêu của chính sách tiền tệ, luận án sẽ tập trung nghiên cứu TGHĐ với vai trò là công cụ của chính sách tiền tệ.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan xác định và quyết định cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái. Bởi vậy, Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của NHNN trong quản lý tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối.
Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng cơ chế điều hành TGHĐ của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2020 (năm 2007 là năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, và cũng là năm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu) nhằm đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án nghiên cứu cơ chế điều hành TGHĐ ở Việt Nam và một số quốc gia (Trung Quốc, Thái Lan, Singapore).
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu cơ chế TGHĐ của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2020 và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Câu hỏi nghiên cứu
1/ Bản chất của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ giá hối đoái) trong điều kiện hội nhập quốc tế là gì?
2/ Thực trạng cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam như thế nào (thành công, hạn chế, nguyên nhân và các vấn đề đặt ra) trong giai đoạn 2007-2020?
3/ Cần đưa ra những giải pháp và khuyến nghị chính sách nào để hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng?
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu cơ chế điều hành TGHĐ trên cơ sở lý thuyết về tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, đặc biệt là lý thuyết về ―Bộ ba bất khả thi‖ - cơ sở quan trọng để lựa chọn một cơ chế TGHĐ phù hợp cho mỗi quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận của luận án: Luận án sử dụng cách tiếp cận mang tính hệ thống, toàn diện, liên ngành và lịch sử (việc phân tích cơ chế điều hành TGHĐ gắn liền với diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến TGHĐ và thị trường ngoại hối trong từng giai đoạn) và gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết (các lý thuyết về tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là lý thuyết ―Bộ ba bất khả thi‖và thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu, cụ thể: luận án sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp và so sánh.
+ Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp được sử dụng nhiều khi phân tích diễn biến các mốc hội nhập kinh tế; diễn biến và các vấn đề của nền kinh tế vĩ mô; biến động kinh tế thế giới; diễn biến của thị trường ngoại hối; biến động của TGHĐ…
+ Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau hay so sánh cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam với các nước trên thế giới (như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore) nhằm làm rò các ưu, nhược điểm trong cơ chế điều hành TGHĐ của Việt Nam.
Luận án được trình bày logic và có sự liên hệ chặt chẽ giữa các chương (xem
Phụ lục 1: Khung phân tích của luận án).
Nguồn số liệu: Luận án sử dụng các số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và các sản phẩm nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài luận án và coi đó là những dữ liệu cần thiết cho những phân tích, đánh giá tiếp theo trong luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
(1) Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng.
(2) Luận án đi sâu phân tích, nghiên cứu một cách toàn diện về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ giá hối đoái) của Việt Nam trong cả một giai đoạn dài (từ 2007 đến 2020) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
(3) Luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên, nghiên cứu và đưa ra những đánh giá ban đầu (những thành công, hạn chế và nguyên nhân các hạn chế) về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái mới - cơ chế điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.
(4) Một trong những điểm mới nổi bật của Luận án là nghiên cứu, phân tích vấn đề thao túng tiền tệ gắn với thực tiễn của Việt Nam (trong báo cáo tháng 12/2020 của Bộ Tài chính Mỹ về ―Các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá của các nước đối tác thương mại chủ yếu của Mỹ‖, Việt Nam đã bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ). Luận án đi sâu phân tích và chỉ rò nguyên nhân tại sao Việt Nam lại bị Mỹ gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ, cũng như làm rò các vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam, đồng thời đưa ra các gợi ý chính sách (dưới góc độ điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá) để Việt Nam không bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ.
(5) Luận án đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt hơn để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về TGHĐ và cơ chế điều hành TGHĐ trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đây sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu chính sách, các nhà quản lý, giảng viên và sinh viên.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án phân tích, tổng hợp diễn biến thị trường ngoại hối và chính sách tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2007-2020 của Việt Nam, chỉ rò thực trạng và vấn đề đặt ra trong cơ chế điều hành TGHĐ của Việt Nam, đồng thời, đưa ra các giải pháp và kiến nghị chính sách tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành TGHĐ theo hướng linh hoạt hơn trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Đây là cơ sở giúp các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý có thể so sánh cách thức điều hành tỷ giá theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng