Những Bài Học Kinh Nghiệm Có Thể Vận Dụng Ở Nam Định


Tranh thủ mọi cơ hội thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực bên ngoài và gắn kết với các nguồn lực trong tỉnh dưới các hình thức đa dạng và thuận lợi cho nhà đầu tư.

Đẩy mạnh cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2005 chỉ còn các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích và những doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế quốc doanh, hợp tác xã. Tạo điều kiện phát huy tính năng động của cơ chế thị trường, phát huy tiềm năng của mọi cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế.

Thứ bảy, Cải cách bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý, hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển

Tiếp tục thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả.Tạo điều kiện thuận lợi cho từng cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Có chương trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức, các doanh nhân. Thực hiện tốt chế độ tuyển dụng, nâng bậc, ngạch, chế độ tiền lương. Khuyến khích, tạo động lực cho công chức, viên chức nhà nước vươn lên hoàn thành mọi chức trách công vụ của mình.

Thứ tám, tổ chức các phong trào thi đua quần chúng.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước ở các cấp, các ngành, các địa phương; có kế hoạch chỉ đạo, xây dựng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Thứ chín, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch một cách sát sao.


Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng. Phân công nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho từng ngành, từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực kinh tế. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và điều chỉnh kịp thời kế hoạch từng quý, 6 tháng, hàng năm. Bám sát cơ sở, nắm bắt và khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.1.2. Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh có nhiều điểm tương đồng với Nam Định về tự nhiên xã hội, kinh tế. Thời gian qua Ninh Bình có nhiều thay đổi, có những điều tỉnh làm được và chưa được, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của chúng đều là bài học kinh nghiệm quý báu cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nam Định.

Cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp lớn thường là nền kinh tế đạt trình độ phát triển cao. Ở nền kinh tế đó, năng suất lao động xã hội và thu nhập bình quân đầu người cao hơn nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp thấp. Thế nhưng đối với từng địa phương cụ thể không nên rập khuôn, máy móc chạy theo một cơ cấu định sẵn, nhất là chỉ trên con số đơn thuần về tỷ trọng công - nông nghiệp và dịch vụ. Nội dung sâu xa của một cơ cấu kinh tế phải là ở tính hợp lý của nó, có nghĩa là phải đem lại một hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất có thể có được trên cơ sở huy động và khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế.

Từ 2005 đến hết năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Ninh Bình đạt 16,5%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp tăng trưởng bình quân 39,7%/năm, nông nghiệp tăng trưởng bình quân 26,5%/năm, dịch vụ tăng bình quân 33,8%/năm.


Bảng 1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình


Ngành

2005

2006

2007

2008

Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

30,9

28

26

21

Công nghiệp, xây dựng

35,7

39

40

44

Dịch vụ

33,4

33

34

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 5

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội và nhiệm vụ tỉnh Ninh Bình từ năm 2005 đến năm 2008.

Công nghiệp có tốc tăng trưởng nhanh, từ năm 2005 đến năm 2008 tốc độ tăng giá trị toàn ngành là 33,3%/năm. Nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch nhanh chóng.

Giá trị toàn ngành nông nghiệp từ năm 2005 - 2008, tăng trưởng 4,1%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy hải sản tăng nhanh hơn, phản ánh xu hướng phá bỏ thế độc canh cây lúa trong nông nghiệp, các vùng sản xuất nông phẩm hàng hóa lớn được hình thành, khoa học kỹ thuật được ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất nông nghiệp, để tăng năng suất lao động chung cho toàn ngành.

Giá trị toàn ngành dịch vụ từ 2005 - 2008, tăng bình quân 16%/năm.

Dịch vụ bám sát yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống.

Những thành tựu mà Ninh Bình đạt được do nhiều nguyên nhân:

Trước hết, là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo trong

tỉnh.

Thứ hai, tỉnh đã dựa vào những thế mạnh của tỉnh để xây dựng quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội một cách đồng bộ, trên cơ sở tổ chức quy hoạch vùng, ngành một cách phù hợp.

Thứ ba, Ninh Bình tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển của kinh tế - xã hội. Trước hết tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng


cho phát triển các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, như quốc lộ 1A, 10, 12B…

Thứ tư, tỉnh nhanh chóng cải tiến thủ tục đầu tư và xây dựng, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án quan trọng công trình trọng điểm.

Thứ năm, tỉnh khuyển khích, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, và định hướng nghiên cứu triển khai vào các linh vực trồng trọt, chăn nuôi, môi trường đề khai thác tiềm năng nông nghiệp của tỉnh.

Thứ sáu, phát triển hệ thống thương mại, xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị ở thành phố, các chọ ở nông thôn, miền núi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở trong và ngoài tỉnh.

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Nam Định

Từ bài học thành công và chưa thành công của một số tỉnh, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho Nam Định như sau:

- Phải có chiến lược quy hoạch sản xuất phù hợp với lợi thế của tỉnh, phù hợp với yêu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh. Mở rộng sản xuất những ngành mà tỉnh có lợi thế so sánh. Xây dựng được kế hoạch và chương trình trọng điểm cho từng giai đoạn phát triển.

- Tăng cường đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thủy lợi,… để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường cho hàng hóa trong tỉnh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, vốn đầu tư là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng của tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất thấp, để phát triển cần tạo ra các chính sách thuận lợi để thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài tỉnh.


- Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở trong và ngoài tỉnh, khai thông thị trường xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

- Đa dạng hóa thành phần kinh tế, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tín dụng để huy động vốn.

- Tổ chức được các phong trào thi đua nối tiếp nhau nhằm thúc đẩy nhân dân tích cực phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho cá nhân và cho xã hội.

Trên đây là một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tác giả hệ thống, phân tích ngắn gọn, với mục đích hình thành công cụ để nghiên cứu làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đề xuất phương hướng và giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định.


Chương 2‌‌

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH


2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh

2.1.1. Một số nhân tố chung

Hầu như tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước thì đều ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế của Nam Định, nhưng trong luận văn này tác giả chỉ tập trung nói tới những nhân tố chung nhưng có ảnh hưởng lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh nông nghiệp như Nam Định

2.1.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chủ trương chính sách của Đảng về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung của cả nước được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng trong các kỳ đại hội và hội nghị.

Những chỉ đạo này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh, nó chính là kim chỉ nam, là phương hướng chung để cơ cấu ngành kinh tế của cả nước chuyển dịch.

Tư duy về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được Đảng ta đề cập đến ngay từ Đại hội III của Đảng (năm 1960) “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” [6, tr.79]. Qua quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước, Đảng ta không ngừng đúc kết kinh nghiệm, hoàn thiện lý luận về vấn đề này. Đến Đại hội IX, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài


nước, nhu cầu đời sống nhân dân và an ninh quốc phòng. Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu [7, tr.92]. Đại hội X, tháng 4 năm 2006, Đảng ta cũng nhấn mạnh trong nhiệm vụ chủ yếu đầu tiên của phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010 là: “Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp” [8, tr.186].

Với nông nghiệp, Đảng ta chủ trương: “Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ, tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường. Xây dựng các vùng nông sản hàng hóa tập trung gắn liền với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản.

Phát huy lợi thế, khí hậu nhiệt đới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khả năng khai thác bền vững rừng sản xuất để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài về nguyên liệu gỗ cho chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu đảm bảo lợi ích thỏa đáng của người được giao kinh doanh, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững.


Quy hoạch và có chính sách phát triển nghề muối và cải thiện đời sống diêm dân.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành, nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là phương hướng chính để tạo việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Phát triển mạnh công nghệ bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời nâng cao giá trị tăng thêm cho các loại nông, lâm, thủy sản, nhất là sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, nhất là giống và kỹ thuật sản xuất; triển khai đến cơ sở chương trình ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, kể cả giống thủy sản. Chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng nông nghiệp công nghệ cao. Nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Xây dựng cơ chế bảo hiểm nông sản để chủ động bù đắp thiệt hại khi bị thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi, nhất là đối với lương thực.

Tạo điều kiện thuận lợi để giúp nông dân chuyển sang làm ngành, nghề ngoài nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn…”

Với công nghiệp, Đảng ta chủ trương: “Phát triển triển công nghiệp và xây dựng với cơ cấu ngành nghề phù hợp. Nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị tăng thêm, giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp và xây dựng gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường…

Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất quan trọng, công nghiệp quốc phòng, góp phần xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế. Xây dựng và thực hiện tốt chương trình phát triển công nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí