Những Chỉ Tiêu Phản Ánh Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Biểu Hiện Ở Một Số Chỉ Tiêu Chủ Yếu Sau: Cơ Cấu Giá


dịch cơ cấu kinh tế nhanh ở Việt Nam đều cho thấy, cần có một kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Vậy muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Vai trò kinh tế của Nhà nước

Nhà nước đóng vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế, là nhân tố quan trọng của quá trình phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành nói riêng. Nhà nước đề ra phương hướng, mục tiêu cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổ chức thực hiện các biện pháp để nền kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng đã định. Các chính sách của nhà nước như chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách đối ngoại... có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của các phân ngành kinh tế nhất định. Chẳng hạn nhà nước có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển đối với một số phân ngành hình thành nên một cơ cấu kinh tế theo định hướng của Nhà nước.

Hội nhập khu vực và quốc tế

Toàn cầu hoá đang là xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới hiện nay. Toàn cầu hoá kinh tế tác động và ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực tới phát triển trên tất cả các cấp độ: quốc gia, dân tộc, khu vực và quốc tế; trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Toàn cầu hoá kinh tế đòi hỏi mọi quốc gia phải mở cửa nền kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế. Trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hoá các các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập nền kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên một số lĩnh vực khác” [8, tr.112].


Hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới mang lại ý nghĩa to lớn nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của cả nước cũng như của các tỉnh. Hội nhập kinh tế quốc tế có các nội dung chủ yếu như: tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ; tự do di chuyển của các luồng hàng hoá, vốn, công nghệ, lao động… Với những nội dung trên mỗi quốc gia, mỗi địa phương thực hiện tốt quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường, phát huy những lợi thế so sánh đưa nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Bên cạnh đó hội nhập kinh tế còn giúp huy động các nguồn lực như: vốn, khoa học - công nghệ, lao động chuyên gia có trình độ cao…tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, hiện đại hoá cơ cấu ngành kinh tế. Những tác động này làm cho cơ cấu GDP, cơ cấu lao động, cơ cấu hàng xuất khẩu và cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế đều chuyển dịch tích cực.

Vậy khả năng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

1.1.2.3. Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu ngành biểu hiện ở một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Cơ cấu giá trị

Mặc dù có những khiếm khuyết nhất định, nhưng kinh tế học hiện đại đã sử dụng GDP như một thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá nền kinh tế về tốc độ tăng trưởng, trạnh thái, xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 3

Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu giá trị giữa các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng chuyển dịch và mức độ thành công của công nghiệp hoá. Tỷ lệ phần trăm của các ngành cấp I (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) trong GDP là một trong những tiêu chí đầu tiên thường được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hoá, mối


tương quan giữa các ngành này có xu hướng chung là khu vực nông nghiệp có tỷ lệ ngày càng giảm, còn khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp.

Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế, việc phân tích cơ cấu các phân ngành (cấp II, cấp III) có một ý nghĩa quan trọng. Thông thường, cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía cạnh, chất lượng và mức độ hiện đại hoá của nền kinh tế. Sự chuyển dịch trong nội bộ mỗi ngành kinh tế cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Đối với ngành nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá là: chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp, thủ công lạc hậu, độc canh cây lúa sang một nền sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại. Quy mô sản xuất được mở rộng, cây trồng vật nuôi được đa dạng hoá, khoa học - công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp phải gắn bó chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo cơ sở nền tảng và thị trường cho sự phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ…

Đối với công nghiệp, những ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn lớn hay công nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp dược phẩm, hoá mỹ phẩm.. chiếm tỷ trọng cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cao hơn so với những lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, sơ chế nông sản, công nghiệp lắp ráp…

Trong khu vực dịch vụ, những dịch vụ chất lượng cao, gắn với công nghệ hiện đại như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn, viễn thông, hàng không…ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao so với những lĩnh vực dịch vụ


phục vụ sinh hoạt dân sự với công nghệ thủ công, trình độ thấp, quy mô nhỏ lẻ.

Cơ cấu lao động việc làm

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn được phản ánh thông qua một chỉ tiêu quan trọng đó là cơ cấu lao động việc làm trong nền kinh tế. Lao động việc làm được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế, một nền kinh tế chuyển dịch thành công không chỉ phản ánh ở tỷ trọng giá trị trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng lên, mà cùng với sự tăng giá trị đóng góp của các ngành này trong GDP phải là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

Cơ cấu lao động phân theo ngành được các nhà kinh tế rất xem trọng và đánh giá cao vì chỉ tiêu này không chỉ phản ánh sát thực hơn mức độ chuyển biến sang một xã hội công nghiệp của một đất nước, mà còn ít bị ảnh hưởng bởi nhân tố ngoại lai hơn. Ở một số nền kinh tế, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng trong cơ cấu GDP thì lĩnh vực phi nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự méo mó về giá cả hoặc do trong GDP có quá nhiều giá trị của nước ngoài, họ sẽ mang về nước họ. Vậy ở khía cạnh đó GDP không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

Một số nhà kinh tế đã xem sự chuyển dịch cơ cấu lao động như một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chẳng hạn, Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea) đã so sánh thời kỳ công nghiệp hoá giữa các nước dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời điểm bắt đầu tiến trình công nghiệp hoá ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi


tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội [27, tr.40]. Đó là một quan điểm, tính đúng đắn của nó còn phải tranh luận thêm, nhưng quan điểm này cũng phần nào nói lên tầm quan trọng của chỉ tiêu lao động trong việc phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu

Cơ cấu hàng xuất khẩu là tỷ trọng, mối quan hệ giữa các loại hàng hoá xuất khẩu trong nền kinh tế. Trong các loại hàng hoá xuất khẩu của một đất nước có tỷ lệ về chủng loại và giá trị giữa các mặt hàng thô, chưa qua chế biến, giá trị gia tăng thấp, các mặt hàng nông nghiệp với những mặt hàng đã qua chế biến, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được xem như một tiêu chí quan trọng đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trong cơ cấu xuất khẩu là tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp, đã qua chế biến, giá trị gia tăng cao, có hàm lượng công nghệ cao ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao so với các mặt hàng nông nghiệp, chưa qua chế biến, giá trị gia tăng thấp, có hàm lượng khoa học - công nghệ thấp. Quy luật phổ biến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước đang phát triển là xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP và số lượng lao động làm nông nghiệp chiếm phần lớn nhất trong tổng lực lượng lao động của xã hội. Do đó, trong tổng giá trị xuất khẩu ít ỏi mà họ có được, một phần rất lớn là sản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm công nghiệp khai thác ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến hoặc chỉ ở dạng sơ chế. Hầu hết các nước đã trải qua mô hình công nghiệp hoá để trở thành một nước công nghiệp phát triển đều cơ bản trải qua mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng hoá: từ chỗ chủ yếu sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp chế biến, lúc đầu là các loại sản phẩm của công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động kỹ thuật thấp như lắp ráp, sản phẩm dệt may,


chế biến nông lâm thuỷ hải sản… chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ cao như sản phẩm cơ khí chế tạo, hoá chất, điện tử… Chính vì vậy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ xuất khẩu các mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa trên công nghệ kỹ thuật cao luôn được xem như một trong những thước đo rất quan trọng đánh giá mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hơn nữa, những nước đang và kém phát triển thường có những tiêu chuẩn hàng hoá thấp hơn so với tiêu chuẩn chung của quốc tế, nên cơ cấu hàng xuất khẩu (những sản phẩm được thị trường quốc tế chấp nhận) sẽ là một tiêu chí tốt để bổ sung đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hiện đại ở quốc gia đó.

Cùng với cơ cấu hàng xuất khẩu thì cơ cấu hàng nhập khẩu cũng có ý nghĩa trong phân tích đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động xã hội và cơ cấu ngành kinh tế. Cùng với xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một nước nông nghiệp, cơ cấu hàng nhập khẩu có xu hướng giảm, xóa bỏ nhập khẩu lương thực. Chuyển sang nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Rồi tiến tới phát triển công nghiệp phụ trợ dần giảm tiếp tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu.

Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế

Với tư cách là cơ cấu phân bổ nguồn lực xã hội vào các ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư cũng là một tiêu chí quan trọng phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Ở từng giai đoạn phát triển khác nhau và ở các quốc gia khác nhau thì cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế khác nhau. Quá trình công nghiệp hoá là quá trình mà vốn đầu tư có sự biến đổi về cơ cấu, chuyển từ tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp sang đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ; chuyển từ đầu tư vào sản xuất các loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước là chủ yếu sang đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phục vụ


xuất khẩu…Vậy sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư vừa phản ánh sự chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế, đồng thời nó cũng thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới. Đây là lý do mà cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế được nhiều tác giả sử dụng như một tiêu chí quan trọng để xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Ngoài ra cơ cấu vốn đầu tư còn có khả năng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nên đây cũng có thể sử dụng như một công cụ để đánh giá xu hướng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia trong tương lai.

Tóm lại, để phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu trên để xem xét. Ngoài ra, có thể tập hợp nhiều tiêu chí bổ trợ quan trọng khác như quan hệ giữa khu vực sản xuất vật chất và phi vật chất, những chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyển giao công nghệ, sự cải thiện của cấu tạo hữu cơ, cơ cấu hàng nhập khẩu, cơ cấu trình độ lao động… Mỗi tiêu chí đều có những ý nghĩa trong quá trình phân tích sự phát triển nói chung của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu mà lựa chọn và đề cập đến những chỉ tiêu nào cho phù hợp.

1.1.3. Vận dụng lý luận chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vào một tỉnh nông nghiệp

Tỉnh là đơn vị hành chính của một nước, sự phân chia đất nước thành các tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho sự quản lý các mặt đời sống của đất nước. Vậy mỗi tỉnh là một bộ phận cấu thành đất nước. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh nằm trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung của cả nước.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh là sự vận động, phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối


quan hệ, tương tác giữa chúng theo thời gian và không gian, dưới tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội nhất định trong và ngoài tỉnh.

Vậy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh chính là quá trình mà bản thân các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các phân ngành của tỉnh vận động, phát triển dẫn đến sự thay đổi tương quan tỷ lệ giữa các ngành đã hình thành trước đó, cũng như mối quan hệ vốn đã tương đối ổn định vốn có giữa các ngành đã hình thành trước đó.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh là sự thay đổi có mục đích, có định hướng của các ngành kinh tế của tỉnh từ trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý và hiệu quả hơn căn cứ trên cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực tiễn của đất nước nói chung và điều kiện thực tiễn riêng của từng tỉnh trong từng thời kỳ.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh chính là sự vận dụng sáng tạo sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung vào một tỉnh. Trước hết, để thực hiện thành công quá trình chuyển dịch kinh tế của một tỉnh, cần phải nghiên cứu thấu đáo lý luận, quan điểm, chủ chương, phương hướng và giải pháp của quá trình chuyển dịch cơ cấu nói chung. Thứ hai, phải đánh giá được các điều kiện trong và ngoài tỉnh đang ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Thứ ba, dựa trên những phân tích đánh giá đó để xây dựng mục tiêu, phương hướng và giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh là sự chuyển dịch có phương hướng, có mục đích theo phương hướng, mục đích chung của nền kinh tế quốc dân và theo mục tiêu cụ thể của tỉnh đặt ra trong từng giai đoạn cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Phương hướng căn bản của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh là tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và hướng vào xuất khẩu. Đồng thời với quá trình đó tỷ trọng lao động và cư dân nông thôn sẽ giảm xuống, lao động

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí