Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 2


Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh nông nghiệp

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam

Định.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định


Chương 1‌‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA MỘT TỈNH NÔNG NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 2

1.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế

Đến nay, đã có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm “cơ cấu ngành kinh tế”. Để phân tích khái niệm này, trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm “cơ cấu”. Cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu thị sự thống nhất của các mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận của nó. Cơ cấu chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận và tổng thể, biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng.

Nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất nhiều bộ phận cấu thành, các bộ phận này có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Các bộ phận này không ngừng vận động biến đổi tạo nên sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vậy có thể hiểu “cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành trong một thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định” [1, tr.18].

Cơ cấu nền kinh tế quốc dân bao gồm các loại cơ bản sau: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu các thành phần kinh tế. Các loại cơ cấu nói trên có quan hệ gắn kết, tương tác lẫn nhau trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất, nó phản ánh rõ nét nhất trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Cơ cấu ngành kinh tế được hình thành trên cơ sở phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất. Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành đó trong


nền kinh tế quốc dân [14, tr.245]. Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều bộ phận hợp thành, có nhiều cách phân loại cơ cấu ngành kinh tế thành các bộ phận khác nhau. Việc sử dụng cách phân loại như thế nào hoàn toàn căn cứ vào mục đích nghiên cứu. Trong luận văn này, tác giả sử dụng cách phân loại dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội: Trên cơ sở phân công lao động nói chung, nền kinh tế phân thành các ngành lớn (ngành cấp I): công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Dựa vào phân công lao động đặc thù, trong mỗi ngành lớn lại có thể phân thành các phân ngành (ngành cấp II): trong nông nghiệp có trồng trọt, chăn nuôi…; trong công nghiệp có công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ…; trong dịch vụ có dịch vụ thương mại, du lịch, vận tải, bảo hiểm… Dựa vào phân công lao động cá biệt, dưới các phân ngành có các phân nhánh ngành (ngành cấp III) ví dụ: trong trồng trọt có trồng lúa, trồng màu, trồng cây ăn quả, trồng cây lấy gỗ… Sự phân tích được chú trọng cả về số lượng các ngành, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, vị trí vai trò của từng ngành trong nền kinh tế, các quan hệ gắn kết tương tác giữa các ngành với nhau trong sự phát triển.

Cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân không ở trong trạng thái đứng im, tĩnh tại mà luôn vận động và phát triển dưới sự tác động của các nhân tố khách quan cũng như chủ quan.

1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung

1.1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được nhiều tác giả bàn tới với những khái niệm khác nhau có liên quan đến nhau: “chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế”, “chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế”. Nhìn chung các quan niệm đều thống nhất xác định: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động, phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa chúng theo thời gian và không gian, dưới tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội nhất định của trong nước và quốc tế [11, tr.15]. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tầm vĩ mô là một quá trình, trong đó bản


thân các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và từng phân ngành của chúng vận động, phát triển dẫn đến sự thay đổi tương quan tỷ lệ giữa các ngành đã hình thành trước đó, cũng như mối quan hệ vốn đã tương đối ổn định của chúng.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi có mục đích, có định hướng từ trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý và hiệu quả hơn căn cứ trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là quá trình xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung cơ bản cốt lõi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phương hướng căn bản của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân là tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và hướng vào xuất khẩu. Đồng thời với quá trình đó tỷ trọng lao động và cư dân nông thôn sẽ giảm xuống, lao động và cư dân thành thị sẽ tăng lên. Khoa học - công nghệ ứng dụng vào nền kinh tế ngày càng nhiều hơn, khu vực sản xuất có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn sẽ có tốc độ phát triển cao hơn và dần thay thế dần những khu vực sản xuất - kinh doanh có năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp.

Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh nằm trong sự chuyển dịch chung của cả nước, đồng thời sự chuyển dịch nhanh hay chậm của các tỉnh sẽ góp phần ảnh hưởng tới tốc độ chuyển dịch kinh tế chung của cả nước.

1.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một nước nói chung

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một nước chịu ảnh hưởng của các nhân tố cở bản sau: các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, vốn, tiềm lực khoa học công nghệ, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước.


Chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, đây là cơ sở để tìm hiểu nguyên nhân của những thành tựu mà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được và những tồn tại trong quá trình này. Đây cũng là cơ sở để chỉ ra phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Các nguồn lực tự nhiên:

Các nguồn lực tự nhiên là những nguồn lực do thiên nhiên ban tặng bao gồm quy mô, chất lượng đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước, vị trí địa lý, khoáng sản,…

Cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng. Quy mô, chất lượng đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước là điều kiện tự nhiên của các loại hình sản xuất nông nghiệp khác nhau. Trữ lượng và chủng loại khoáng sản là điều kiện tự nhiên cho các ngành công nghiệp khai thác phát triển. Vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan, môi trường… là cơ sở để phát triển các ngành dịch vụ vận tải, du lịch… Tóm lại, tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới.

Nguồn lực tự nhiên là lợi thế so sánh, là cơ sở để đẩy mạnh một số ngành sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ, cung ứng vốn cho nền kinh tế, thực hiện nhập khẩu máy móc công nghệ hiện đại, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiêp hoá, hiện đại hoá.

Tuy nhiên, theo quy luật chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những ngành kinh tế dựa vào những điều kiện tự nhiên, đặc biệt là ngành nông nghiệp và công nghiệp khai thác có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì thế các nguồn lực tự nhiên chỉ là cơ sở ban đầu cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành. Khi khoa học - công nghệ phát triển, cần


phải có sự chuyển hướng, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ để phát huy tối đa các tiềm năng về nguồn lực tự nhiên.

Vậy nhóm nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng mạnh tới thiên hướng tự nhiên của cơ cấu sản xuất của một nền kinh tế. Trong nhiều trường hợp chúng tạo nên cái mà các nhà kinh tế học gọi là lợi thế tuyệt đối trong phân công lao động quốc tế của các nền kinh tế. Song để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần tập trung nâng cấp khoa học

- công nghệ và kỹ thuật nhằm chuyển từ cung cấp các sản phẩm thô sang các sản phẩm của công nghiệp chế biến.

Nguồn nhân lực:

Nguồn lực con người từ lâu đã được xem là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với quá trình sản xuất. Ở những thời điểm nhất định, việc phân bổ nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu của nền kinh tế.

Nguồn nhân lực được xem xét trên các khía cạnh: quy mô nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và xu hướng biến đổi của nguồn nhân lực.

Quy mô nguồn nhân lực là số lượng lực lượng lao động của xã hội, biểu hiện ở số người trong độ tuổi, có khả năng và sẵn sàng lao động. Quy mô nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành cơ cấu nền kinh tế. Để cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách có hiệu quả, trong một trình độ khoa học - công nghệ nhất định cần có một lực lượng lao động thích hợp. Nếu quy mô nguồn nhân lực quá nhỏ so yêu cầu của nền kinh tế sẽ gây trở ngại cho sự phát triển, có thể phải nhập khẩu lao động, ở các nền kinh tế như vậy sẽ có một cơ cấu kinh tế với những ngành kinh tế sử dụng ít lao động. Ngược lại, nếu quy mô nguồn nhân lực quá lớn, “dư thừa lao động”, sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế có khả năng toàn dụng lao động, với những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động được ưu tiên phát triển. Ngày nay, với sự phát triển của quan hệ kinh tế đối ngoại, quy mô


nguồn nhân lực không chỉ phụ thuộc vào dân số trong nước mà nó còn phụ thuộc vào sự di dân và di chuyển lao động quốc tế.

Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh ở các tố chất về sức khoẻ, phẩm chất đạo đức (tính cần cù, siêng năng, yêu lao động, có trách nhiệm với công việc, có tự trọng, có kỷ luật lao động…), trình độ tay nghề, kỹ năng lao động và kiến thức (bao gồm cả kiến thức chuyên môn và các kiến thức xã hội khác). Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực mà càng cao thì những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi lao động đã qua đào tạo, có tay nghề cao càng có điều kiện phát triển. Trong các nhân tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực thì trình độ tay nghề, kỹ năng lao động và kiến thức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mà thành tố này của chất lượng nguồn nhân lực là sản phẩm của quá trình giáo dục đào tạo. Đây cũng là lý do để nhiều nhà kinh tế cho rằng đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư không chỉ cho sự phát triển xã hội mà là đầu tư cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.

Xu hướng thay đổi của nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực, sự biến động này không phải lúc nào cũng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Ở các nước phát triển, xu hướng lão hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ, còn ở các nước đang phát triển đang ở vào thời kỳ có mức tăng trưởng dân số cao, nhưng trình độ của nguồn nhân lực lại chưa cao. Ở mỗi nước cần có những biện pháp nhằm điều chỉnh xu hướng thay đổi nhân khẩu sao cho phù hợp với sự phát triển.

Việt Nam có một nguồn nhân lực khá dồi dào, trong 85 triệu dân chúng ta có hơn 40 triệu lao động. Đặc tính của con người Việt Nam là cần cù, thông minh, sáng tạo, dễ tiếp thu những kiến thức mới… Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo của nước ta còn thấp, chưa đạt yêu cầu của nền kinh tế và của xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động trong những ngành nghề, lĩnh vực có


trình độ công nghệ - kỹ thuật cao. Đây là vấn đề lớn cần giải quyết để thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.

Vốn đầu tư

Quy mô nguồn vốn đầu tư luôn là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, phát triển giáo dục, đầu tư cho sản xuất trong các ngành kinh tế... giúp cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đối với các nước đang và kém phát triển, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất thấp, lượng vốn đầu tư nhỏ là rào cản ngăn trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Nguồn vốn phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ được huy động từ trong nước mà còn được huy động từ nước ngoài. Trong điều kiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp thì các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài là động lực mạnh mẽ, tạo ra cú “huých” lớn, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Vậy để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần phải huy động tối đa các nguồn vốn trong nước bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

Tiềm lực khoa học công nghệ và kết cấu hạ tầng

Nhân tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế chỉ có thể chuyển dịch theo hướng hiện đại một cách nhanh chóng khi nền kinh tế đã có một tiềm lực khoa học công nghệ nhất định, có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới trên thế giới.

Kết cấu hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Muốn công nghiệp và dịch vụ phát triển thì đầu tiên phải có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Kinh nghiệm của hầu hết các tỉnh có tốc độ chuyển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023