Kinh Nghiệm Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Của Một Số Địa Phương


và cư dân thành thị sẽ tăng lên. Khoa học công nghệ ứng dụng vào nền kinh tế ngày càng nhiều hơn, khu vực sản xuất có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn sẽ có tốc độ phát triển cao hơn và dần thay thế dần những khu vực sản xuất - kinh doanh có năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh chịu sự tác động của các nhân tố chung của cả nước như: chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước, nguồn lực đầu tư, tiềm lực khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế,… và các điều kiện riêng của từng tỉnh về các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, vốn, tiềm lực khoa học công nghệ, vai trò lãnh đạo, quản lý của chính quyền các cấp

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh phản ánh qua các tiêu chí: cơ cấu giá trị, cơ cấu lao động, cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu và cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế. Tuy nhiên, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu của một tỉnh nông nghiệp phải có quan điểm lịch sử cụ thể, phải căn cứ vào xuất phát điểm của tỉnh đó trong quá trình chuyển dịch.

Đối với một tỉnh nông nghiệp, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa mang những đặc điểm chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa mang những đặc điểm riêng do điều kiện là một tỉnh nông nghiệp quy định.

Trước hết, ta cần xác định rõ thế nào là một tỉnh nông nghiệp. Tỉnh nông nghiệp là tỉnh có một số đặc điểm lớn sau: Nếu xét về cơ cấu ngành kinh tế thì tỉnh nông nghiệp là tỉnh có ngành nông nghiệp chiếm đa số trong các ngành kinh tế của tỉnh. Nếu xét về cơ cấu lao động thì đa số lao động của tỉnh sống bằng nghề nông và sống ở nông thôn. Nếu xét về cơ cấu kinh tế kỹ thuật, đa số lao động trong tỉnh còn ở trình độ thủ công, thô sơ, trình độ thấp kém, kết cấu hạ tầng chưa phát triển. Nền kinh tế vẫn còn tồn tại một bộ phận rất lớn là sản xuất tự cung tự cấp.


Vậy có thể khẳng định, tỉnh nông nghiệp là tỉnh có cơ cấu giá trị, trong đó giá trị của nông nghiệp chiếm trên 30%, lực lượng lao động chiếm trên 50% là lao động nông nghiệp.

Ta có thể xác định chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh nông nghiệp có những đặc điểm sau:

Một là, cơ cấu kinh tế của tỉnh nông nghiệp phải chuyển dịch theo phương hướng chuyển dịch chung của cả nước, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chịu sự tác động chung của các nhân tố của cả nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hai là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh nông nghiệp có thể dựa trên lợi thế chủ yếu là nguồn lao động dồi dào giá rẻ, tài nguyên khoáng sản và nông sản. Với đặc điểm như vậy, các tỉnh nông nghiệp nên chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, hướng về xuất khẩu để vừa tận dụng được tiềm năng nông nghiệp vừa tận dụng được tiềm năng lao động. Bên cạnh đó, các tỉnh có thể phát triển công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động như dệt, may, chế biến thực phẩm,... để vừa tận dụng lợi thế về lao động, khai thác được các nguyên liệu sẵn có tại địa phương vừa nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá sản xuất trong tỉnh. Ngoài ra, căn cứ vào điều kiện cụ thể của tỉnh, các tỉnh có thể lựa chọn để xây dựng một số ngành công nghiệp mũi nhọn, làm đầu tầu cho nền kinh tế của tỉnh.

Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nông nghiệp sẽ gặp khó khăn là thiếu vốn, khoa học - công nghệ, thiếu lao động có trình độ cao... nên việc phát triển các ngành này cần có sự cân nhắc theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho phát triển các ngành kinh tế khác trong tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 4

Bốn là, hầu hết các tỉnh nông nghiệp mới ở giai đoạn đầu của sự chuyển dịch.

Năm là, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh nông nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chung để đánh giá.


Sáu là, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng của những nhân tố chung vừa chịu ảnh hưởng của những nhân tố riêng, đặc thù của tỉnh.‌

1.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số địa phương

1.2.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn Đảng, toàn dân ta thi đua đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong quá trình đó, có rất nhiều tỉnh với xuất phát điểm là tỉnh nông nghiệp đã đạt được những thành tựu rực rỡ, ở miền Bắc có thể nói tới như Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc... ở miền Nam như Đồng Nai, Bình Dương… Tuy nhiên, cũng có những tỉnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Sự thành công vượt trội hay sự trì trệ, hạn chế của của các tỉnh đều có những căn nguyên nhất định. Dù là thành tựu hay hạn chế đều là những bài học kinh nghiệm quý giá cho Nam Định trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

1.2.1.1. Bắc Ninh

Trong thời kỳ đổi mới, Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Từ năm 2001 - 2005, nhịp độ tăng trưởng bình quân là 14%/ năm, gấp 1,8 lần so với mức bình quân của cả nước. Trong đó, nông nghiệp tăng 5,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 19,5% (công nghiệp tăng 22%), dịch vụ tăng 14,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đến năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp là 25,7% (so với năm 2000 là 38%), công nghiệp và xây dựng cơ bản là 47,1% (năm 2000 là 35,7%) và dịch vụ là 27,2% (năm 2000 là 26,3%), tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 28%.

Trong 3 năm, 2006, 2007, 2008 kinh tế Bắc Ninh tăng trưởng bình quân xấp xỉ 15 %. Riêng năm 2008, tăng trưởng 16,2%. Cơ cấu ngành tiếp tục


chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2008, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng vọt chiếm 56,45%, dịch vụ chiếm 28,3% và nông - lâm - thủy sản chiếm 15,3% trong GDP.

Từ năm 2001 đến năm 2008, ngành công nghiệp luôn giữ mức tăng trưởng cao, từ 26% năm 2001 lên 56,45% năm 2008. Trong đó, công nghiệp trung ương tăng 24,6%, công nghiệp địa phương tăng 33,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,2% [33, tr.6]. Khu vực công nghiệp Trung ương tăng chủ yếu từ các doanh nghiệp may mặc, thuốc lá, vật liệu xây dựng. Công nghiệp địa phương có mức tăng nhanh nhất do sản xuất thức ăn gia súc của công ty Nông sản quyết định, còn khu vực đầu tư nước ngoài tăng không đáng kể chủ yếu là sản phẩm của công ty kính nổi.

Các sản phẩm chủ yếu tăng trưởng bình quân khá là thức ăn gia súc tăng 65,1%, quần áo may sẵn 46,5%, giấy các loại là 132,2%, thép các loại 20%... Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.

Nông nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng 5,9% năm giai đoạn 2001 - 2008. Cơ cấu giá trị trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực: tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 65,5% năm 2000 xuống còn 58,9% năm 2005, chăn nuôi từ 27,3% tăng lên 37,2%, thủy sản từ 3,5% lên 6,5%.

Trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đạt 65,9 triều đồng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ổn định ở mức 120 nghìn ha/năm, trong đó khoảng 86,5% cây lương thực; 9,9% cây thực phẩm; 3,6% cây công nghiệp. Đáng chú ý là bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản tập trung, đến năm 2008, Bắc Ninh đã có 13 vùng sản xuất lúa hàng hóa, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh; công tác dồn điền đổi thửa tiếp


tục được chỉ đạo tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa tập trung và phát triển trang trại, đến nay toàn tỉnh có 1700 trang trại. Vùng sản xuất lúa tám xoan ở Quế Võ (200 ha), vùng nếp Từ Sơn 150 ha, vùng hoa, rau ven thị xã Bắc Ninh, Việt Hùng, Đào Viên (Quế Võ); vùng bò sữa ở Cảnh Hưng, Tri Phương (Tiên Du).

Chăn nuôi và thủy sản tăng không cao do tâm lý e ngại dịch bệnh, hơn nữa là tỉnh trung du, không có điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản. Giai đoạn 2001 - 2005 giá trị chăn nuôi tăng 11,2%/năm. Kỹ thuật chăn nuôi được áp dụng rộng rãi: nhân giống, lai tạo, thức ăn tổng hợp, kỹ thuật chăn nuôi mới, chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung, phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp phát triển. Nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo phương thức sản xuất công nghiệp có khối lượng sản phẩm lớn xuất hiện khắp các huyện, thị xã.

Dịch vụ phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hóa, vật tư trong và ngoài tỉnh. Du lịch đã có nhiều cố gắng, kết quả năm sau cao hơn năm trước, tăng bình quân 16,4%/năm từ năm 2001 - 2005. Riêng năm 2008, tăng so với năm 2007 là 25,8%. Vận tải hành khách và hàng hóa đều tăng, bình quân 11,1%/năm. Bưu chính viễn thông tăng trưởng khá cao, năm 2005 đạt 17,2 máy cố định/100 dân. Xuất khẩu có xu hướng tăng lên, từ năm 2002 đến năm 2005 tăng 13,5%/năm. Cơ cấu hàng xuất khẩu đang thay đổi theo hướng tăng hàng hóa công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, giảm hàng nguyên liệu, hàng nông sản. Nhập khẩu tăng bình quân 24%/năm giai đoạn 2001 - 2005, cơ cấu hàng nhập khẩu tăng nhóm tỷ trọng hàng nguyên liệu phục vụ sản suất, máy móc, thiết bị, giảm nhóm hàng tiêu dùng [33, tr.7].

Để đạt được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ cao thời gian qua Bắc Ninh đã có những biện pháp rất hiệu quả:


Thứ nhất, tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng điểm phát triển.

Phát triển mạnh, tăng nhanh giá trị sản lượng của tất cả các ngành nhưng bảo đảm cơ cấu hợp lý là tăng nhanh tỷ trọng hai ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Riêng trong nông nghiệp, phấn đấu đưa chăn nuôi lên thành ngành chính. Hỗ trợ nông dân để nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.

Các cấp, các ngành chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh như: chương trình qui hoạch nông thôn mới, chương trình phát triển giao thông nông thôn, chương trình nâng cấp điện nông thôn, chương trình cấp nước sạch nông thôn, chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương trình sản xuất và cung ứng giống cây, con mới chất lượng cao, chương trình phát triển hàng xuất khẩu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, chương trình phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ.

Thứ hai, tỉnh tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi quan trọng như các

trạm bơm: Kim Đôi 2, Như Quỳnh, Hán Quảng. Nâng cấp, cải tạo và hoàn

thiện các công trình hiện có, thường xuyên tu bổ hệ thống đê, kè, cống, hoàn thành kiên cố hoá kênh mương, trước mắt tập trung vào những tuyến kênh chính.

Phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng với Trung ương đẩy nhanh tiến độ thi công Quốc lộ 1B giai đoạn 2, 18, 38. Nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ, nâng cấp đường giao thông nông thôn.

Từng bước hiện đại hoá hệ thống bưu chính viễn thông, áp dụng hệ thống truyền số liệu và mạng máy tính chuyên ngành, bảo đảm khai thác có hiệu quả mạng đa dịch vụ.


Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và phúc lợi công cộng. Trước mắt tập trung xây dựng xong các trụ sở làm việc các cơ quan tỉnh, làm mới và nâng cấp hệ thống đường nội thị, điện chiếu sáng công cộng, hệ thống cây xanh, cấp nước sạch và thoát nước, xử lý rác thải ở thị xã Bắc Ninh và các thị trấn huyện lỵ. Thực hiện qui hoạch nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo khang trang, sạch đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Tăng cường hỗ trợ đầu tư đường giao thông, cấp điện, cấp nước sạch, trường học, trạm xá, chợ cho khu vực nông thôn. Khởi công xây dựng mới các công trình công cộng như: Nhà thi đấu thể thao; Bảo tàng tỉnh; Thư viện tỉnh; Câu lạc bộ người cao tuổi.

Thứ ba, Có các chính sách hiệu quả huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Bắc Ninh đã tính toán kỹ nguồn vốn dự kiến cần thiết đầu tư cho từng giai đoạn phát triển của tỉnh. Tính toán lượng vốn tự có của địa phương và nguồn vốn cần thiết phải huy động từ ngoài tỉnh, từ đó xây dựng những biện pháp cụ thể để tăng cường huy động vốn.

Để thực hiện cân đối trên, cần phải huy động tổng nguồn lực kể cả bên trong và bên ngoài cho đầu tư phát triển. Có kế hoạch tiết kiệm chi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; nghiên cứu ban hành và thực hiện các cơ chế phù hợp về đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng một cửa, tại chỗ, thủ tục đơn giản, nhanh gọn; ưu đãi, khuyến khích và hỗ trợ có hiệu quả cho các nhà đầu tư nhằm huy động mọi nguồn vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh; tích cực tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài; vốn đầu tư của các Bộ, Ngành, doanh nghiệp Trung ương; vốn tín dụng; vốn trong dân.

Thứ tư, tăng cường đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái.


Đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ, cần lựa chọn công nghệ tiên tiến; đổi mới và hoàn thiện công nghệ trong các ngành nghề truyền thống. Nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học xã hội và quản lý vào sản xuất và đời sống, từng bước tin học hoá công tác quản lý.

Để chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá phải đưa nhanh giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Phổ cập các biện pháp về công tác thú y, bảo vệ thực vật và chuyển giao những tiến bộ sản xuất đến hộ nông dân; từng bước ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất và bảo quản, chế biến để tăng giá trị nông sản, thực phẩm.

Thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường, đặc biệt quan tâm đến khu vực đô thị, các cụm, khu công nghiệp và việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ năm, Bắc Ninh rất chú trọng việc mở rộng thị trường.

Quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với quá trình mở rộng thị trường, bao gồm: thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường công nghệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động và thị trường bất động sản.

Tiếp tục mở rộng thị trường trong nước, thị trường sang các nước: Trung Quốc, ASEAN, các nước SNG, khu vực Đông Bắc Á, Tây Âu và Mỹ...

Mở rộng thị trường nông thôn, tăng quy mô thị trường nội địa theo hướng đa dạng hoá, sử dụng các biện pháp thích hợp để kích thích sức mua của dân nhất là ở vùng nông thôn như: cấp tín dụng để xây dựng nhà ở, mua trang thiết bị kỹ thuật; ứng trước, bán chịu hàng hoá cho nông dân.

Thứ sáu, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần.

Giải phóng và phát huy tối đa tiềm năng của dân cho đầu tư phát triển, vừa làm giàu cho gia đình, vừa làm giàu đất nước.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023