Bình (2010) sử dụng có ưu điểm là phản ánh chính xác hơn tác động của tín dụng đối với mức sống của người nghèo so với các mô hình hồi quy OLS thông thường ở các nghiên cứu khác. (Phạm Thị An, 2019)
2.2.3. Bài học cho NHCSXH huyện Quản Bạ
Từ các nghiên cứu xem xét tác động của vốn từ Ngân hàng CSXH cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách là tương đối tích cực, nó góp phần nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Để phát huy được điều đó, Ngân hàng CSXH huyện Quản Bạ có thể tham khảo các bài học từ các địa phương và Ngân hàng CSXH khác như sau:
Thứ nhất: Mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng, để thuận tiện cho các hộ giao dịch cần mở rộng hơn nữa mạng lưới tín dụng của Ngân hàng CSXH vì các hộ nghèo thường tập trung tại các vùng địa hình đi lại khó khăn, vùng xa trung tâm văn hóa nên việc tiếp cận thông tin về các chương trình vay vốn, các chính sách của Đảng và Nhà nước thường kém hơn các hộ khác.
Thứ hai: Tăng cường liên kết với các tổ tiết kiệm và vay vốn. Đây là cầu nối giữa Ngân hàng CSXH và người dân. Tổ sẽ thay mặt Ngân hàng CSXH hướng dẫn và triển khai các chương trình vay vốn để người dân hiểu và thực hiện các thủ tục vay vốn. Thêm vào đó là Tổ sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay, những trường hợp sử dụng vốn không đúng mục địch sẽ kịp thời nhắc nhở và báo cáo Ngân hàng để sớm giải quyết.
Thứ ba: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Các hộ nghèo thường các chủ hộ có trình độ thấp nên việc thực hiện các thủ tục hành chính gặp nhiều khó khăn.Chính vì vậy, Ngân hàng CSXH cần đơn giản hóa các thủ tục, nhanh chóng cấp tiền cho các hộ để sớm triển khai đưa vào sản xuất. Các cán bộ Ngân hàng cần nắm chắc nghiệp vụ, không gây hoang mang cũng như tâm lý đối với các hộ khi thực hiện các thủ tục hành chính để vay vốn.
PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Tùng Vài là một xã biên giới nằm cách trung tâm huyện lỵ 15 km về phía Tây Bắc; phía Bắc giáp xã Cao Mã Pờ; phía Nam giáp xã Tả Ván và xã Minh Tân huyện Vị Xuyên; phía Đông giáp thị trấn Tam Sơn, xã Thanh Vân và xã Nghĩa Thuận; phía Tây giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Về tổ chức đơn vị hành chính, xã Tùng Vài gồm có 11 thôn: Lao Chải, Bản Thăng, Pao Mã Phìn, Lùng Khố, Tùng Vài Phìn, Tả Lán, Suối Vui, Tùng Pàng, Lùng Chu Phìn, Sì Lò Phìn và Khố Mỷ.
Xã Tùng Vài có hệ giao thông giao thông khá thuận lợi vì xã nằm trong vùng trung tâm giữa các xã Tả Ván, Cao Mã Pờ, Nghĩa Thuận, Thanh Vân và Quyết Tiến. Xã có chợ trung tâm Tùng Vài là nơi giao thương chính của 3 xã Tùng Vài, Cao Mã Pờ và Tả Ván. Tuy nhiên xã nằm cách xa huyện lỵ 15km và trục đường quốc lộ 4C 12km cũng là một bất lợi trong giao thông đi lại và giao thương hàng hóa. (UBND xã Tùng Vài, 2018)
3.1.1.2 Địa hình
Tùng Vài là một xã có địa hình không bằng phẳng, bị chia cắt mạnh, dốc từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và có 4 dạng địa hình chính:
- Địa hình đồi núi cao: Tập chung ở các thôn Khố Mỷ, Lùng Chu Phìn, Sì Lò Phìn, Tùng Pàng và ngoài ra còn nằm rải rác ở các thôn khác.
- Địa hình đồi núi thấp: Chiếm một phần nhỏ diện tích của xã.
- Địa hình thung lũng: Chủ yếu tập chung tại khu trung tâm xã bao gồm các thôn Suối Vui, Tả Lán, một phần của Tùng Vài Phìn và thôn Bản Thăng.
- Địa hình Casstor: Địa hình núi đá vôi tạp ở thôn Tùng Pàng, Suối Vui, Tùng Vài Phìn và một phần thôn Khố Mỷ.
Xã Tùng Vài là xã miền núi thuộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Xã có đặc điểm địa hình đồi núi dốc và thung lũng nhỏ gây khó khăn trong cơ giới hóa sản xuất và khó khăn trong công tác vận tải. Địa hình đất đá sỏi cũng là điều kiện thuận lợi dễ thoát nước vào lúc mưa lớn và mưa dài ngày. (UBND xã Tùng Vài,2018)
3.1.1.3 Khí hậu
* Lượng mưa
Tùng Vài nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, có hai mùa khá rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều nhất là tháng 7 – 8, lượng mưa trung bình là 246mm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình 44,8mm, lượng bốc hơi lớn 57,9mm gây thiếu nước tưới tiêu, nước sinh hoạt, lượng mưa trung bình năm là 1,768mm. (UBND xã Tùng Vài, 2018)
* Gió mùa
Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng; mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió tây và gió đông, tốc độ gió, bão nằm ở mức trung bình so với toàn huyện, sức gió mạnh nhất trong cơm bão thường đạt cấp 6. Tuy nhiên hiện tượng lốc cục bộ đôi khi vẫn sảy ra, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Tùng Vài có duy nhất một hệ thống suối nhỏ ở thôn Bản Thăng và các khe nước nhỏ rải rác ở các thôn, mùa khô thiếu nước, tuy nhiên vào mùa mưa thường gây ra hiện tượng ngập úng, lũ quyét, sạc lở gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân. (UBND xã Tùng Vài, 2018).
* Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21 – 27oC, trung bình tối cao lên tới 35oC (tháng 5) và trung bình tối thấp là (-0,5oC) (tháng 1); nhiệt độ chia làm 2 phần rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 8 và mùa khô lạnh từ tháng 9 đến tháng 4. Biến nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm khoảng 7,2oC, biên độ nhiệt ngày và đêm cũng khá cao, bình quân khoảng 6,8oC và mùa lạnh có thể lên tới 8,2oC.Tùng Vài có chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá mùa Đông Bắc, sương muối thường xảy ra vào tháng 1 mỗi đợt; mỗi đợt từ 5 đến 10 ngày. (UBND xã Tùng Vài, 2018)
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của xã là 6.740, 84 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp là 6.563, 47, chiếm 97,37% tổng diện tích đất tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp là 79,58 ha, chiếm 1,18% tổng diện tích tự nhiên (đất ở 43,85 ha; đất chuyên dùng 40,80 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,60 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1,38 ha);
- Đất chưa sử dụng: 97,79 ha, chiếm 1,14% tổng diện tích đất tự nhiên.Tính chất đất trên địa bàn xã khá đa dạng với các loại đất chủ yếu như: Đất màu, đất đỏ, đất feralit…phù hợp với việc trồng trọt các loại hoa màu như ngô, các loại rau đậu; Ngoài ra còn có các loại đất nạc ở khu vực đồi núi phù hợp cho các loại cây trồng như chè, thảo quả, hương thảo. (UBND xã Tùng Vài, 2018)
* Tài nguyên nước
Trên địa bàn xã có hệ thống suối chảy từ đầu nguồn Bản Thăng đến cuối làng Bản Thăng và các khe nước nhỏ ở các thôn Suối Vui, Tả Lán, Tùng Pàng, Lùng Chu Phìn, Sì Lò Phìn là tài nguyên quan trọng để phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân. (UBND xã Tùng Vài, 2018)
* Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng của xã là 5.627,9 ha chiếm 83,48% tổng diện tích tự nhiên; trong đó có 370,7 ha rừng sản xuất và 5.257,2 ha rừng phòng hộ. Diện tích rừng được giao cho dân quản lý, do đó độ che phủ rừng ở địa bàn xã là trên 90%, rải ra 11 thôn. Trên cánh rừng rộng lớn của xã hiện nay còn là nơi bảo tồn nhiều loài linh trưởng và thảm thực vật quý hiếm nhất trên thế giới. (UBND xã Tùng Vài, 2018)
* Tài nguyên thủy sản
Tùng Vài có địa hình đồi núi, hệ thống suối, kênh rạch nhỏ và phân tán. Nguồn thủy sản tự nhiên ít, không có trữ lượng khai thác. Trữ lượng này được người dân khai thác tự nhiên cho tiêu dùng, đảm bao tính cân bằng sinh học. Xã không có hệ thống sông chảy qua do vậy không có thế mạnh để phát triển về ngành thủy sản. Nguồn nước chủ yếu được dùng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chăn nuôi và tưới tiêu. (UBND xã Tùng Vài, 2018)
* Nguồn tài nguyên khoáng sản
Địa hình xã được kết cấu bởi địa hình đá vôi, đặc trưng của vùng Cao nguyên đá ĐồngVăn. Kết cấu đó tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp.Hang Khố Mỷ có nhiều nhũ đá đẹp, mang đặc trưng địa phương và nét đặc sắc văn hóa của đồng bào dân tộc mông. Đây là một trong những nơi phát triển du lịch thắng cảnh thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Ngoài ra đá vôi còn là nguồn nguyên vật liệu cho xây dựng như: Cát, đá nhân tạo phục vụ cho phát triển hạ tầng nông thôn tại địa phương.
Đánh giá tổng thể về tài nguyên thiên nhiên cho thấy, diện tích đất nông nghiệp của xã là chiếm 97,37% tổng diện tích đất tự nhiên. Xét về mặt quy mô xã có tiền năng mở rộng quy mô đất sản xuất ngô. Diện tích đất rừng lớn cũng là thuận lợi về độ ẩm đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất ngô khi không có lợi thế về tài nguyên nước. Tài nguyên rừng phong
phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm kết hợp. Đá vôi được tận dụng tại chỗ để xây dựng kênh, mương. (UBND xã Tùng Vài, 2018)
3.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.3.1 Tình hình kinh tế
* Tình hình sản xuất kinh doanh
Hình 3.1 Biểu đồ cho biết tỷ trọng các ngành kinh tế xã Tùng Vài năm 2018. Nông nghiệp là nghành chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 85,18 % tỷ trọng các ngành. Các ngành Xây dựng và Thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Xây dựng chiếm 5,87%, thương mại dịch vụ chiếm 8,95%.Xã hội ngày một phát triển thúc đẩy các ngành về như xây dựng, thủ công nghiệp, dịch vụ công cộng... cũng phát triển theo góp phần thúc đẩy kinh tế của xã. Từ thực tế đó cần chú trọng phát triển hài hòa giữa các khối ngành, các ngành để địa phương phát triển đúng với tầm giá trị và tận dụng được tối ưu tiềm năng sẵn có.
8.95%
5.87%
85.18%
Nông nghiệp Xây dựng Thương mại dịch vụ
(Nguồn: UBND xã Tùng vài)
Hình 3.1: Biểu đồ Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế xã TùngVài năm 2018 (%)
Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh xã Tùng Vài (2016 - 2018)
Chỉ tiêu
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | TĐPT BQ (%) | ||||
Giá trị (tỷ đ) | Cơ cấu (%) | Giá trị (tỷ đ) | Cơ cấu (%) | Giá trị (tỷ đ) | Cơ cấu (%) | ||
Tổng | 66,26 | 100 | 73,15 | 100 | 88,37 | 100 | 115,60 |
Nông nghiệp | 57,09 | 86,16 | 62,53 | 85,48 | 75,27 | 85,18 | 114,95 |
Trồng trọt | 40,60 | 61,27 | 42,00 | 57,42 | 52,50 | 59,41 | 114,22 |
Chăn nuôi | 4,70 | 7,09 | 4,95 | 6,77 | 5,64 | 6,38 | 109,63 |
Thủy sản | 0,80 | 1,21 | 1,20 | 1,64 | 1,40 | 1,58 | 133,33 |
Lâm nghiệp | 10,99 | 16,59 | 14,38 | 19,66 | 15,73 | 17,80 | 120,12 |
Xây dựng | 3,20 | 4,83 | 4,28 | 5,85 | 5,19 | 5,87 | 127,51 |
Thương mại dịch vụ | 5,97 | 9,01 | 6,34 | 8,67 | 7,91 | 8,95 | 115,48 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, Hà Giang - 1
- Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, Hà Giang - 2
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Chương Trình Cho Vay Ủy Thác
- Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, Hà Giang - 5
- Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài, quản bạ, Hà Giang - 6
Xem toàn bộ 51 trang tài liệu này.
(Nguồn: UBND xã Tùng Vài) Qua bảng 3.1 cho thấy trong khối các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 70% cơ cấu kinh tế khối ngành nông nghiệp. Trồng trọt là ngành chủ lực, cần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt của các hộ nông dân xã Tùng Vài. Ngành lâm nghiệp có diện tích lớn nhất chiếm 78% tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng về giá trị đem lại thấp hơn so với ngành trồng trọt, chiếm 21% cơ cấu giá trị kinh tế khối ngành nông nghiệp. Ngành lâm nghiệp có đóng góp vào nền kinh tế địa phương thấp hơn do lâm nghiệp đang được khai thác theo hướng bền vững, đảm bảo cho các nguồn tài nguyên từ rừng có khả năng tự tái tạo. Ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chiếm 9% cơ cấu giá trị kinh tế khối các ngành nông nghiệp. Ngành chăn nuôi mới bắt đầu có
xu hướng phát triển vào mấy năm gần đây nên sự đóng góp của ngành chăn nuôi vào nền kinh tế địa phương là chưa cao. Về thủy sản có đóng góp không đáng kể do địa phương không có các điều kiện để phát triển thủy sản.
3.1.3.2 Dân số, lao động và việc làm
Lao động là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Lao động quyết định quá trình sản xuất: Áp dụng khoa học kỹ thuật, kiến thức chuyên môn... . Lao động là nguồn lực cơ bản của các hộ gia đình. Dân số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lao động là một phần của dân số, dân số tăng dẫn đến lực lượng lao động cũng tăng.
Qua bảng 3.2 cho ta thấy tình hình dân số xã Tùng Vài (2016 – 2018). Dân số xã có chiều hướng tăng lên qua các năm; năm 2016 là 950 hộ với
4.570 nhân khẩu đến năm 2018 xã có 965 hộ với 4.664 nhân khẩu đạt mật độ dân số trung bình là 69,19 người/km2, dân cư phân bố tương đối đồng đều ở các thôn. Trong đó, tỷ lệ số dân là nam có chiều hướng tăng lên; năm 2016 là 49,31%; năm 2017 là 50,32%; năm 2018 là 51,71%. Tỷ lệ lao động trên dân số tương đối cao, năm 2016 ở mức thấp 25% tăng cao lên năm 2017 với tỷ lệ là 41% với tốc độ phát triển bình quân là 130,38%; điều đó chứng tỏ dân số xã Tùng Vài là dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên. Cụ thể, Tổng dân số năm 2016 đến 2018 tăng lên 94 người. Lao động có xu hướng tăng mạnh mẽ hơn, năm 2016 là 1.136 tăng lên 1.931 người vào 2018 với tổng số lao động tăng lên 795 người. Lao động tăng nhanh trong 3 năm chứng tỏ nguồn lao động xã Tùng vài là khá dồi dào, tạo điều kiện về nhân lực cho phát triển sản xuất các ngành nghề tại địa phương. Lực lượng lao động trẻ và dồi dào nếu được quản lí và khai thác tối đa thì sẽ góp phần phát triển kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân tại địa phương. Số nhân khẩu trên hộ có xu hướng giảm dần năm 2016 từ 6,52, nguyên nhân là do thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình tốt hơn và các cặp vợ chồng thực
hiện sinh đẻ có kế hoạch. Số lao động trên hộ tăng qua các năm, năm 2018 là 2,81 tăng lên 3,73 lao động trên hộ với mức tăng là 0,92 lao động trên hộ.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động xã Tùng Vài (2016 - 2018)
Chỉ tiêu
ĐVT | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | TĐPTBQ (%) | |
- Tồng số nhân khẩu | Người | 4.570 | 4.608 | 4.664 | 101,02 |
+ Trong đó tỷ lệ nam | % | 49,31 | 50,32 | 51,71 | 102,40 |
- Tổng số hộ | Hộ | 950 | 955 | 965 | 100,79 |
- Tồng số lao động | Người | 1.136 | 1.610 | 1931 | 130,38 |
- Số nhân khẩu/hộ | Khẩu/hộ | 5,98 | 5,73 | 5,42 | 95,20 |
- Số lao động/hộ | LĐ/hộ | 2,81 | 3,52 | 3,73 | 115,21 |
(Nguồn:UBND xã Tùng Vài)
Qua hình 3.2 biểu đồ tháp dân số xã Tùng Vài năm 2018 cho biết. Dân số được biểu hiện rõ ở 3 nhóm tuổi khác nhau; nhóm dưới độ tuổi lao động, nhóm trong độ tuổi lao động và nhóm trên độ tuổi lao động. Dân số Tùng Vài năm 2018 biểu hiện rõ là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Nhóm dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 59 tuổi là chiếm tỷ lệ cơ cấu dân số cao nhất về cả nam và nữ. Trong độ tuổi lao động nam nhóm tuổi từ 30 đến 34 tuổi, nữ nhóm 35 đến 39 tuổi là chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhóm tuổi từ 55 đến 59 tuổi là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất trong nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Nhóm dân số xếp thứ 2 là nhóm dưới độ tuổi lao động. Nhóm dân số này chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi 0 đến 4 tuổi, nguyên nhân nhóm tuổi này ít là do kế hoạch sinh đẻ trong năm có chiều hường giảm đi. Nhóm dân số chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tháp dân số xã là nhóm trên độ tuổi lao động. Trong nhóm dân số này độ tuổi từ 60 đến 64 là chiếm tỷ lệ cao nhất, còn lại có xu hướng giảm dần từ 75 trở lên. Dựa trên tháp dân số xã Tùng Vài cho ta
thấy rõ được thế mạnh về nhânlực. Xã có nguồn lao động trẻ và dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nông thôn, tận dụng được nguồn nhân lực tại chỗ.
-12.000
85+
80 - 84
75 - 79
70 - 74
65 - 69
60 - 64
55 - 59
50 - 54
45 - 49
40 - 44
35 - 39
30 - 34
25 - 29
20 - 24
15 - 19
10 - 14
4 - 9
0 - 4
12.000
-8.000
Nam
-4.000
.000
4.000
8.000
Nữ
12.000
8.000
4.000
.000
-4.000
-8.000
-12.000
Đơn vị: Triệu người
(Nguồn: UBND xã Tùng Vài)
Hình 3.2: Biểu đồ Tháp dân số xã Tùng Vài năm 2018
2.1.3.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Bảng 3.3. Hiện trạng xây dựng hạ tầng xã Tùng Vài năm 2018
Tiêu chí
Số lượng | Loại cơ sở hạ tầng | |
1. Trường học | ||
+ Trường THCS | 1 | Trường chính |
+ Trường tiểu học | 1 | Trường chính |
+ Trường mầm non | 1 | Trường chính |
+ Điểm trường thôn | 11 | Điểm trường học tập mần non và tiểu học thôn bản |
2. Cơ sở y tế | 1 | Phòng khám đa khoa khu vực |
3. Bưu điện | 1 | Bưu điện cấp xã |
4. Chợ | 1 | Chợ trung tâm |
5. Đường giao thông | ||
+ Đường liên xã | 5 | Đường nhựa |
+ Đường liên thôn | 8 | + 1 đường nhựa + 3 đường bê tông + 4 đường đất |
6. Thủy lợi | 1 | Hệ thống đường nước sinh hoạt Bản Thăng – Pao Mã Phìn, Tả Lán, Lùng Khố, Tùng Vài Phìn, Suối Vui. |
(Nguồn: UBND xã Tùng Vài)
Bảng 3.3 cho biết hiện trạng xây dựng hạ tầng xã Tùng Vài tính đến năm 2018. Cơ sở hạ tầng được thể hiện rõ ở các công trình xây dựng: Trường học, cơ sở y tế, bưu điện, chợ, đường giao thông và công trình thủy lợi. Các công trình cơ bản đáp ứng được nhu cầu về đời sống của người dân địa phương.
Về cơ sở hạ tầng giáo dục, xã đã tiếp nhận các dự án nâng cấp trường Trung học cơ sở, trường Tiểu học và trường Mầm non Tùng Vài. Các công trình được xây dựng và đảm bảo tiến độ đáp ứng kịp thời với thời gian đến trường của các em học sinh. Ngoài ra các điểm trường thôn cũng được chính quyền và nhân dân xã quan tâm đầu tư, bảo dưỡng tốt để đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho các em học sinh đang học tập trên địa bàn xã.
Năm 2016 xây dựng và nâng cấp thành công trạm y tế xã Tùng vài thành Phòng khám đa khoa khu vực Tùng Vài trực thuộc Bệnh viện đa khoa huyện Quản Bạ. Việc nâng cấp đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh của người dân xã Tùng Vài và 2 xã bên là Tả Ván và Cao Mã Pờ. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như bàn ghế làm việc, bể nước...Công tác y tế được chú ý, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về chăn sóc sức khỏe.
Văn hoá thông tin, xã có bưu điện xã tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc. Trong những năm gần đây lĩnh vực văn hoá, thông tin có nhiều khởi sắc. Trạm sóng viettel và vinaphone đã phủ sóng trên toàn xã giúp cho việc thông tin liên lạc của người dân xã có nhiều thuận lợi hơn trong thông tin liên lạc so với trước đây là phải đến bưu điện.
Về giao thương, trao đổi hàng hóa, Tùng vài có một chợ trung tâm là trung tâm giao thương của 3 xã Tùng vài, Tả Ván và Cao Mã. Chợ được chính quyền và nhân dân quan tâm duy tu bảo dưỡng đảm bảo cho nhu cầu trao đổi hàng hóa trong khu vực được thuận lợi nhất.
Đường giao thông, Tùng vài có 5 tuyến đường liên xã. Tuyến Tùng Vài
– thị trấn Tam Sơn dài 15km, Tùng Vài – Cao Mã 8km, Tùng Vài – Nghĩa Thuận 8km, Tùng vài – Tả ván 9km và tuyến Tùng Vài – Quyết Tiến 12km. Xã có 11 thôn, thôn Tùng Vài Phìn và Bản Thăng đã có đường bê tông thôn, thôn Khố Mỷ được nhựa hóa tuyến đường vào thôn dài 5km. Thôn Lùng Chu