Những Yêu Cầu Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đối Với Ngành Chè Việt Nam


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC‌‌

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN PHẨM SINH THÁI


I. Những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành chè Việt Nam

1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế


Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là yêu cầu khách quan đối với bất kì quốc gia nào trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Hội nhập thực chất là đấu tranh để giành thị trường hàng hóa, công nghệ, vốn nhằm tận dụng các tiềm năng bên ngoài, kết hợp với việc khai thác các yếu tố nội tại bên trong nhằm nâng cao tiềm lực kinh tế của quốc gia. Tất cả các quốc gia đều nỗ lực hội nhập vào xu thế chung vì sự tồn tại và phát triển của chính mình.

Chủ trương phát triển nền kinh tế mở đã dược Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào năm 1945 và trong các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc. Đại hội Đảng IX đã nêu rõ chủ trương và phương châm của Việt Nam là “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc…” Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là chủ động hội nhập nhằm mở rộng thị trường, trang thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần xây dựng một nền kinh tế tự chủ, vững mạnh trong mọi ngành nghề từ sản xuất đến kinh doanh trong nước và kinh doanh xuất nhập khẩu.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Ngành chè không phải là một ngành chiếm sản lượng xuất khẩu cao nhất trong nhóm các ngành xuất khẩu nông sản, tuy nhiên giá trị mà ngành chè đóng góp vào nền kinh tế là không nhỏ. Năm 2006, ngành chè đạt doanh thu 110.430.000 Đô-la Mỹ, chiếm 2,2% tổng thu nhập toàn dân. Việc phát triển ngành chè trong khoảng 5 năm trở lại đây đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư hơn.

2. Đánh giá tổng quan ngành chè Việt Nam đối với hội nhập kinh tế quốc tế

Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp - 10

Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với ngành chè Việt Nam, nếu không chuẩn bị một cách kỹ lưỡng để đối mặt với các thay đổi, các doanh nghiệp ngành chè có thể không những không nắm bắt được các cơ hội mà hội nhập kinh tế mang đến mà còn gặp phải nhiều nguy hiểm.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, ngành chè có rất nhiều thuận lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như:

Sản lượng các nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới giảm mạnh do ảnh hưởng của thời tiết trong khi lượng cầu vẫn tăng lên. Tuy nền kinh tế thế giới chưa phục hồi hoàn toàn sau suy thoái, nhưng lượng cầu chè vẫn tăng mạnh. Nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng Mỹ và một số nước Châu Âu chuyển từ tiêu dùng cà phê hoặc, các loại đồ uống cao cấp sang sử dụng chè, và các loại đồ uống giá rẻ hơn.

Việc mở cửa nền kinh tế, các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, trong đó có cả các hàng rào cho các mặt hàng máy móc công nghiệp. Khi mức thuế được hạ xuống thấp (theo đúng lộ trình cam kết với WTO), các doanh nghiệp chè Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với những loại máy móc tiên tiến trên thế giới với chi phí không quá cao như trước đây. Mức thuế cuối cùng theo cam


kết của Việt Nam khi gia nhập WTO cho các loại máy móc công nghiệp là 0%. Tức là chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với nguồn máy móc trên toàn thế giới sẽ giảm xuống rất nhiều. Và nếu không kể tiền vận chuyển, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhập các loại máy móc này với giá bằng bất cứ doanh nghiệp nào khác trên thế giới. Điều này giúp các doanh nghiệp ngành chè Việt Nam có thể tăng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Dù tự động hóa nhiều đến đâu, ngành chè cũng là một ngành cần nhiều nhân công đặc biệt là trong khâu trồng chè, thu lượm và chế biến sản xuất. Nguồn nhân lực và giá nhân công luôn là điểm mạnh của Việt Nam. Mới đây, kết quả nghiên cứu điều tra của Chính phủ cho thấy Việt Nam đang ở thời kì “cơ cấu dân số vàng”, thời kì mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Đây chính là nguồn nhân công dồi dào cho các doanh nghiệp chè Việt Nam.

Nhưng đi kèm với những cơ hội này là những thách thức ngày càng gia tăng mà các doanh nghiệp ngành chè Việt Nam cần đối mặt.

Cơ hội cho các doanh nghiệp ngành chè Việt Nam bước ra thị trường thế giới, có những đơn hàng lớn cũng đồng nghĩa với thách thức đáp ứng được những đơn hàng này. Trong hội thảo vể “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè”, Tổng thư kí Hiệp hội Chè Việt Nam – Nguyễn Tấn Phong đã khẳng định trở ngại lớn nhất của ngành chè hiện tại vẫn là vùng nguyên liệu. Hiện nay, cả nước có 34 tỉnh, thành phố với diện tích đất canh tác để trồng chè với phạm vi phân bố khá rộng. Tuy nhiên, diện tích trồng chè này vẫn chưa đáp ứng được sự bùng nổ của các cơ sở sản xuất tại các địa phương. Chỉ tính từ năm 1999 đến nay, số cơ sở chế biến đã tăng gần 3 lần với hàng vạn lò chế biến thủ công nhỏ ở khắp các tỉnh trọng điểm ở trung du và miền núi phía


Bắc. Đó là chưa kể hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, vấn đề đáng lo ngại còn là có quá nhiều lò chế biến trên cùng một vùng nguyên liệu chật hẹp xảy ra tình trạng tranh mua giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh.

Một vấn đề khác được nhiều chuyên gia quan tâm đó là giá búp tươi biến động theo hướng có lợi cho nông dân, song lại xuất hiện tình trạng khai thác quá mức khiến cây chè bị kiệt quệ. Mạng lưới chế biến phát triển quá nhanh, nhiều vùng mang tính tự phát, phi quy hoạch, không tương xứng với năng suất và sản lượng nguyên liệu. Hậu quả là cây chè bị suy kiệt về dinh dưỡng. Cái vòng luẩn quẩn này cuối cùng lại tác động trực tiếp và tiêu cực đến người nông dân.

Trong điều kiện hội nhập, môi trường kinh tế vĩ mô sẽ không chỉ bó hẹp là môi trường kinh tế trong một nước, một quốc gia riêng rẽ mà còn bao hàm cả môi trường kinh tế quốc tế.

Vấn đề dự báo thay đổi yếu tố kinh tế thế giới trong việc phân tích môi trường vĩ mô sẽ khó khăn hơn nhiều việc dự báo sự suy thoái hay tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường thế giới, vấn đề về kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng là một khó khăn khá lớn. Không như những tiêu chuẩn trong nước, những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, những vấn đề về trách nhiệm sản phẩm của WTO nói riêng và thế giới nói chung khắt khe hơn rất nhiều. Hiểu biết của người dân ở những nước phát triển cũng cao hơn người tiêu dùng trong nước, vì vậy chỉ cần một vụ bê bối về chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp ngành chè Việt Nam có thể mất hẳn cơ hội bước chân ra ngoài ranh giới Việt Nam.

Chất lượng sản phẩm được đánh giá là một vấn đề nổi cộm đối với ngành chè khi hội nhập kinh tế quốc tế. Mới đây, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vinatea) đã đưa ra cảnh báo khả năng ngành chè mất thị trường EU sau khi khách hàng


ở Anh và nhiều nước châu Âu có thông báo về việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm chè xuất khẩu vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.

Nói rộng hơn, khi hội nhập, môi trường kinh doanh sẽ thay đổi nhiều về văn hóa cũng như hành lang pháp lý. Các doanh nghiệp ngành chè cần chuẩn bị cho mình vốn hiểu biết về các thông tục, các tập quán quốc tế để tránh mắc những sai lầm đáng tiếc.

Ngoài ra, để hội nhập một cách hiệu quả, ngành chè cần một nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn ổn định. Đây luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp trong ngành bởi đặc thù của vòng quay vốn đầu tư trồng chè nhanh nhất cũng mất 4 năm. Trong khi diện tích cây chè trồng bằng các giống cũ cho năng suất thấp cần thay thế trong ngành là không hề nhỏ (chiếm 1/3 tổng diện tích) chưa kể đến nguồn vốn phục vụ phát triển mở rộng diện tích vùng nguyên liệu.

Thị trường tiêu thụ nội địa cũng là vấn đề đáng quan tâm khi mà các doanh nghiệp kinh doanh chè nước ngoài đang ồ ạt đổ vào thị trường Việt Nam (khi cánh cửa kinh tế mở hoàn toàn) với những cách thức quản lý, kinh doanh và quảng cáo hết sức hiệu quả; ngành chè Việt Nam cần phải có những thay đổi để đứng vững, giữ được thị phần của mình.‌

II. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới công tác hoạch định chiến lược của Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái

1. Cơ hội


Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), trong giai đoạn 2009-2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn với mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như


Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản... sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2010.

Sở dĩ có sự tiêu thụ tăng mặt hàng chè có nguyên nhân quan trọng là trong khủng hoảng, người tiêu dùng chuyển từ những đồ uống như cà phê, nước trái cây sang các đồ uống phổ thông và rẻ tiền hơn là... chè. Tại thị trường Mỹ, kinh tế suy giảm nhưng tiêu thụ chè có xu hướng tăng. Các thị trường khác thuộc châu Âu như Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian tới. Như tại Nga, (một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế giới), với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1kg chè/người/năm. Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Iraq nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng. Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên 150.000 tấn; Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm. Nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ 223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3%...

Trong khi đó, năm 2009 nguồn cung chè thế giới giảm nhẹ so với năm 2008 do thời tiết xấu đã làm giảm sản lượng ở một số quốc gia sản xuất chè. Như tại Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2009 đang phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, làm sản lượng chè giảm mạnh. Sản lượng chè thu hoạch của Kenya trong bốn tháng đầu năm nay đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2008.

Với xu hướng trên, các chuyên gia dự báo thị trường chè thế giới có thể thiếu tới 130 triệu kg vào tháng 4 năm 2010, cao hơn mức thiếu 110 triệu kg dự báo hồi tháng 9 năm 2009 và giá có thể lập kỉ lục cao mới trong năm nay do tình trạng thiếu hụt kéo dài quá lâu. Đây chính là cơ hội cho ECO đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu chè trong năm 2010 này.


2. Thách thức


Thách thức lớn đối với ngành chè Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập, theo các chuyên gia trong ngành, là vấn đề chất lượng.

Ở nhiều vùng chè, hệ thống chế biến còn chắp vá và không theo một hệ thống quy chuẩn nào. Không ít những cơ sở sản xuất chè chỉ làm từng công đoạn đơn giản như mua gom hoặc làm héo sản phẩm, sau đó thực hiện nốt những công đoạn chế biến còn lại ở cơ sở sản xuất hoặc ở doanh nghiệp khác.

Mặt khác, tình trạng chia nhỏ, tách rời một hệ thống chế biến, chỉ bán những sản phẩm sơ chế thứ cấp đã dẫn đến bất ổn định về chất lượng sản phẩm. Hậu quả là chè bị chát khét, không đảm bảo tiêu chuẩn, chè lẫn loại do sàng phân loại chưa đúng quy trình công nghệ, dẫn đến tình trạng những sản phẩm thế giới cần thì Việt Nam không có.‌

Ngoài ra, chính vấn đề về nguồn nguyên liệu cũng gây cho ngành chè Việt Nam nhiều bất lợi. Khi có các khách hàng yêu cầu kí các hợp đồng với số lượng lớn, các doanh nghiệp chè Việt Nam chưa chắc đã dám chấp nhận hoặc chấp nhận kí xong lại lo lắng không biết có đủ nguyên liệu để phục vụ đơn hàng hay không.

III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược của Công ty Cổ phần Sản phầm Sinh thái

1. Đối với Nhà nước


Chè là mặt hàng nằm trong top các mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt giá trị cao. Vì vậy, việc quan tâm đầu tư phát triển ngành chè ở tầm vĩ mô là rất quan trọng.

Hoạch định chiến lược cho công ty là vấn đề của mỗi doanh nghiệp, nhưng để việc hoạch định chiến lược trong từng công ty, hay thậm chí từng ngành


diễn ra được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, thì việc hỗ trợ từ phía Nhà nước là rất cần thiết.

1.1. Tạo dựng và phát triển vùng nguyên liệu


ECO và nhiều doanh nghiệp khác trong ngành chè luôn chú trọng nghiên cứu và đặt ra những chiến lược dài hạn, mà xây dựng vùng nguyên liệu là một mục tiêu quan trọng, tuy nhiên chỉ với nguồn lực có hạn của các công ty như ECO và thực hiện một cách riêng lẻ thì vấn đề này không thể được giải quyết một cách triệt để. Nhà nước cần phải có những chính sách, hành động rõ ràng và hiệu quả hơn nữa để giúp ngành chè nói riêng và các ngành sản xuất chế biến nông sản khác nói chung có được vùng nguyên liệu ổn định cả về chất lượng và số lượng. Vùng nguyên liệu có thể được coi như một hậu phương vững chắc đảm bảo cho đầu ra ổn định, không có “hậu phương” này thì dù các doanh nghiệp có nhận diện và chỉ ra được các chiến lược để tận dụng các cơ hội của thị trường, cũng không thể hiện thực hoá chúng.

1.2. Phát triển và quảng bá thương hiệu cho ngành chè

Thủ tướng Chính phủ đã chấp nhận, Bộ Thương Mại đã phê duyệt cho Hiệp hội chè Việt Nam xây dựng thương hiệu Chè Việt. Với thương hiệu này, sản phẩm chè Việt Nam đã và đang ngày càng có vị trí cao trên thị trường chè quốc tế. Tuy nhiên, vẫn cần phải giám sát và phát triển hơn nữa thương hiệu này, tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp có sản phẩm chè không đạt chất lượng nhưng tự ý in logo thương hiệu Chè Việt lên bao bì gây ảnh hưởng đến uy tín chất lượng của toàn ngành chè Việt Nam.

1.3. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành chè Việt Nam

Tại cuộc hội thảo về “Chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín thương hiệu quốc gia chè Việt Nam”, đại diện của tập đoàn Finlay đã chỉ ra một thực trạng đáng lo ngại: “Sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022