trong bối cảnh chung của cả nước và nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá kinh tế, cách mạng tin học và sự phát triển của công nghệ thông tin thúc đẩy thương nghiệp của tỉnh tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2000, khu vực dịch vụ tạo ra trên 2000 tỷ, chiếm khoảng trên 38%GDP. Năm 2007, có giá trị là trên 5000 tỷ đồng, chiếm hơn 35% GDP của toàn tỉnh.
Từ khi tách tỉnh đến nay, hầu hết giá trị của các phân ngành dịch vụ đều tăng. Trong đó tăng mạnh nhất là các ngành thương nghiệp và sửa chữa năm 2007 so với năm 2000 tăng 2,7 lần; khách sạn nhà hàng tăng 3,0 lần, tín dụng tăng 4,2 lần; thông tin liên lạc tăng 3,2 lần, thể thao tăng 3,6 lần trong cùng thời kỳ. Tỷ trọng các phân ngành dịch vụ có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất, phát triển nguồn nhân lực. Dịch vụ tín dụng năm 2000 chiếm 2,9% đến 2007 chiếm 4,9% giá trị toàn ngành dịch vụ; thương nghiệp và sửa chữa tăng từ 16% lên 18%; kho bãi và thông tin liên lạc tăng từ 10,7% lên 14,3%; giáo dục tăng từ 12% lên 13% giá trị toàn ngành trong cùng thời kỳ.
Tuy nhiên, để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất cần phải phát triển nhanh chóng hơn nữa. Đơn cử như ngành tín dụng, dóng vai trò to lớn trong việc huy động và cung ứng vốn cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống trong dân, nhưng có tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng. Với thực trạng như vậy, năng lực huy động vốn là rất khó khăn. Đây có lẽ là đặc điểm chung của hệ thống tài chính tín dụng ở Việt Nam trong thời gian qua. Nguyên nhân là do cơ chế kế hoạch hoá tập trung duy trì quá lâu trong nền kinh tế nói chung, lĩnh vực tài chính tín dụng, ngân hàng nói riêng đã làm cho hệ thống này hoạt động trì trệ, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, một nhóm ngành dịch vụ có vai trò rất lớn trong sự phát triển của tỉnh là dịch vụ khoa học công nghệ dường như chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế của tỉnh. Năm 2000, với giá trị 4533 chiếm 0,08%, đến năm 2005 giảm xuống còn 0,059%, năm 2007 là 0,058%.
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Cơ cấu lao động là tiêu chí phản ánh rõ chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với Nam Định từ năm 2000 đến nay, cơ cấu lao động bước đầu thay đổi ít nhiều theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 78,2% năm 2000 xuống còn 70,6% năm 2007. Lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 12,7% tăng lên 15,75% trong cùng thời kỳ. Lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 9% lên 13,56% cũng trong thời kỳ này. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 21% năm 2000 lên 33% năm 2007 và lên 42% năm 2008 [3, tr.20]; [25, tr.20].
Có thể nói cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch rất chậm, không tương quan với sự chuyển dịch của cơ cấu giá trị, trong khi tỷ trọng giá trị của ngành nông nghiệp trong GDP giảm hơn 10% trong 7 năm thì lao động trong ngành này giảm được 7,6% . Tỷ trọng giá trị của ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng 15%, lao động trong ngành này tăng 3%, lao động trong ngành dịch vụ tăng lên 4,5% trong cùng thời gian này. Vậy số lượng lao động tăng thêm của xã hội chủ yếu tập trung và ngành nông nghiệp. Đó là một cơ cấu lao động lạc hậu, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh chưa thực sự chuyển dịch về chất, chưa thực sự bền vững.
Biểu 2.2.2. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
của tỉnh Nam Định
Tỷ trọng
(Đơn vị: %)
Năm
2000 2007
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2007; NXB. Thống kê, Hà Nội, tr.23-24.
Biểu đồ 2.2.3. So sánh cấu lao động và cơ cấu giá trị (%)
Tỷ trọng
80
70
60
50
40
30
20
10
0
N1
N2
20,94
12,7
N3
38,16
21
Cơ cấu giá trị 40,09
Cơ cấu lao 78,2
động
Tỷ trọng
N1 N2
29,61 35,13
N3
35,26
Cơ cấu giá
trị
Cơ cấu lao
động
70,6
15,75
13,56
Năm 2007
Trong đó:
N1 là ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản N2 là ngành Công nghiệp và xây dựng N3 là ngành Dịch vụ
Bảng 2.2.5. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Nam Định và cả nước
(Đơn vị tính: %)
2000 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Cơ cấu lao động của tỉnh Nam Định | 100 | 100 | 100 | 100 |
Nông nghiệp | 78,21 | 73,14 | 71,16 | 70,67 |
Công nghiệp - Xây dựng | 12,77 | 15,12 | 15,54 | 15,75 |
Dịch vụ | 9,02 | 11,72 | 13,28 | 13,56 |
Cơ cấu lao động của cả nước | 100 | 100 | 100 | 100 |
Nông nghiệp | 68,2 | 57,9 | 56 | 54,0 |
Công nghiệp - xây dựng | 12,1 | 17,4 | 17 | 20,0 |
Dịch vụ | 19,7 | 24,7 | 25,0 | 26,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Có Thể Vận Dụng Ở Nam Định
- Sự Lãnh Đạo Và Quản Lý Của Đảng Bộ Tỉnh Và Chính Quyền Cơ Sở
- Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Của Tỉnh Nam Định Giai Đoạn 2000 Đến Nay
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trên
- Những Thuận Lợi, Khó Khăn Trong Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Của Tỉnh Nam Định
- Một Số Quan Điểm Và Phương Hướng Cơ Bản Trong Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Của Tỉnh Nam Định Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Thống kê Nam Định (2008), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2007, NXB. Thống kê, Hà Nội, tr.23-24.
Qua bảng so sánh trên ta thấy rõ xét về mặt lao động Nam Định là một tỉnh đặc biệt thuần nông, sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Nam Định qua các năm chậm hơn so với sự chuyển dịch chung của cả nước. Hiện nay, cơ cấu lao động của Nam Định lạc hậu nhiều so với cơ cấu lao động chung của cả nước. Ở Nam Định, trên 70% lực lượng lao động còn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, tính trung bình cả nước con số này là 54%.
Trong ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tỷ trọng lao động tăng ít đi đôi với tỷ trọng GDP ngày càng cao đã cho thấy sự tăng trưởng của công nghiệp và xây dựng gắn liền với việc thâm dụng vốn nhiều hơn là thâm dụng lao động. Xu thế đó không phù hợp với thực tế của tỉnh đông dân, kết cấu dân số trẻ, áp lực việc làm lớn. Năm 2000 ngành này sử dụng 12,77% lực lượng lao động của toàn tỉnh đóng góp 20,94% GDP cho tỉnh. Đến năm 2007 sử dụng 15,75% lực lượng lao động của tỉnh đóng góp 35,13% GDP cho tỉnh tỉnh. Vậy lực lượng lao động được sử dụng trong ngành này chỉ tăng lên xấp xỉ 3% trong khi GDP tăng trên 14%.
Cơ cấu lao động trong nội bộ các ngành công nghiệp ít có sự biến đổi đáng kể. Trong ngành công nghiệp khai thác, lực lượng lao động hầu như không thay đổi, năm 2000 có 23.600 lao động, đến năm 2007 có 23.500 lao động, giảm 1%. Có xu hướng tăng mạnh hơn trong ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và xây dựng. So với năm 2000 đến năm 2008, số lao động trong ngành công nghiệp chế biến tăng thêm 40%, ngành xây dựng tăng hơn 59% [4, tr.20].
Lao động trong khu vực dịch vụ đã có sự gia tăng mạnh mẽ như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trong khu vực này vẫn mang tính chất của loại dịch vụ cấp thấp, mà theo quan điểm của những nhà nghiên cứu phát triển, nó vẫn được liệt vào khu vực sản xuất truyền thống. Trong khu vực dịch vụ, lao động tăng nhanh nhất, nắm giữ nhiều nhất lao động trong các lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng,
quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng… Những lĩnh vực dịch vụ phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế, nắm giữ một lượng rất nhỏ lao động của ngành dịch vụ: vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tín dụng, khoa học công nghệ… Điều đó cho thấy sự phát triển của dịch vụ không gắn bó, hỗ trợ nhiều cho các ngành kinh tế khác trong tỉnh phát triển.
Trong tổng số người trong độ tuổi lao động từ năm 2000 đến năm 2008 tăng 18%. Trong đó, 84,7% lao động làm việc trong các ngành kinh tế và khoảng 2,26% số lao động chưa có việc làm (không kể số lao động trong độ tuổi đang đi học) [4,tr.19]. Năm 2008, Nam Định giải quyết việc làm cho khoảng 37 700 lao động.
Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2007 chiếm khoảng 36,2% tổng số lao động, 78% số lao động trong độ tuổi có trình độ học vấn từ THCS trở lên (cả nước là 48%) [35,tr.18].
Lực lượng lao động là một thế mạnh nổi bật của tỉnh. Nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống cao. Lực lượng lao động dồi dào nên các giải pháp để tạo việc làm cho người lao động được tỉnh đặc biệt quan tâm.
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo vốn đầu tư vào các ngành kinh tế
Trong thời gian qua cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp và công nghiệp tăng dần qua các năm. Từ năm 2000 đến năm 2008, vốn đầu tư toàn tỉnh vào các ngành kinh tế tăng 4,9 lần và làm tăng giá trị sản phẩm trên toàn xã hội lên 3,5 lần. Vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp tăng lên 30,6 lần, giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng 2,6 lần. Đầu tư vào công nghiệp tăng 45,3 lần, giá trị sản phẩm công nghiệp tăng 5,9 lần. Đầu tư vào dịch vụ tăng 3,4 lần, giá trị sản phẩm dịch vụ tăng 3,1 lần.
Bảng 2.2.6. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của Nam Định
(Đơn vị tính: %)
2000 | 2005 | 2006 | 2008 | |
Nông nghiệp | 3,2 | 15,5 | 18,6 | 20,1 |
Công nghiệp - Xây dựng | 1,3 | 16,7 | 10,8 | 12,2 |
Dịch vụ | 95,5 | 16,7 | 68,7 | 67,7 |
Năm 2008
20,1%
12,2%
67,7%
Biểu đồ 2.2.4. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế ở Nam Định
NN
CN và XD DV
Năm 2000
3,2%
1,3%
95,5%
NN
CN và XD DV
Nguồn: Cục Thống kê Nam Định (2009), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2008, NXB. Thống kê, Hà Nội.
Qua số liệu trên ta thấy, từ năm 2000 đến nay, lượng vốn đầu tư của xã hội vào ngành nông nghiệp và công nghiệp tăng mạnh hơn dịch vụ, hầu hết lượng vốn đầu tư tăng thêm của xã hội được tập trung vào hai ngành này. Đó là một sự chuyển dịch tích cực về vốn đầu tư với một tỉnh nông nghiệp, để khai thác tốt các thế mạnh của tỉnh. So sánh giữa tăng vốn đầu tư và giá trị sản phẩm để thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ta thấy tốc độ tăng tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn chậm hơn sự gia tăng vốn đầu tư. Tuy nhiên đó lại là con số có thể chấp nhận được ở giai đoạn đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Xem xét số liệu ta thấy, việc sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh còn kém hiệu quả. Trong nông nghiệp và công nghiệp tốc độ gia tăng vốn đầu tư rất nhanh, nhưng tốc độ gia tăng sản phẩm lại chậm hơn nhiều lần.
Từ đó vấn đề đặt ra là, trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh không chỉ tập trung vào
việc huy động vốn mà cần tập trung nâng cao hơn nữa hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào các ngành kinh tế.
2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành thông qua cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
Trong lĩnh vực xuất khẩu:
Từ 2000 đến 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 4,8 lần. Cơ cấu xuất khẩu của tỉnh năm 2000 là: công nghiệp nhẹ 74,1%; nông sản 12,3%; lâm sản 4,1%; hàng khác 7,0%. Đến năm 2008, tỷ lệ tương ứng là: 92,5%; 2,7%;
1,7%; 2,8% [4, tr.143].
Từ số liệu trên cho thấy, xét về số lượng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh từ năm 2000 đến nay luôn tăng. Xét về cơ cấu ngành hàng, hàng công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu. Nông - lâm sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều đó cho thấy, Nam Định đang khai thác tốt thế mạnh có ngành công nghiệp nhẹ truyền thống, các mặt hàng công nghiệp nhẹ chủ yếu xuất khẩu của tỉnh là: hàng may mặc, vải, khăn mặt, hàng thêu, hàng mây, tre đan…
Tuy nhiên, tỷ trọng hàng nông - lâm sản thấp trong cơ cấu xuất khẩu và lại có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy Nam Định chưa khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của một tỉnh đồng bằng, với thế mạnh nông nghiệp, cho phép trồng nhiều loại nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao, có chất lượng sản phẩm tốt… có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Trong lĩnh vực nhập khẩu:
Từ năm 2000 đến năm 2008, tổng giá trị nhập khẩu tăng 3,6 lần. Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu năm 2000 là: máy móc thiết bị là 0,4%; nguyên, nhiên vật liệu là 43,1%; hàng tiêu dùng là 37,3%; lương thực 0%, thiết bị y tế là 12,3%; hàng khác là 6,7%. Đến năm 2008, cơ cấu nhập khẩu là: máy móc thiết bị là: 2,0%; nguyên nhiên vật liệu là: 91%; thiết bị y tế 4,6%; hàng khác 2,2% [4, tr.145].
Số liệu trên cho thấy, về lượng, tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu trong tỉnh tăng từ năm 2000 đến 2008. Về cơ cấu nhập khẩu, bước đầu có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng nhập khẩu máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng lên, trong khi tỷ trọng nhập khẩu lương thực và hàng tiêu dùng giảm xuống. Cơ cấu đó xuất phát từ kết quả và yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, trong cơ cấu nhập khẩu đến năm 2008, tỷ trọng hàng nguyên, nhiên vật liệu quá cao, chủ yếu là nguyên phụ liệu may (80,4% tổng giá trị nhập khẩu). Điều đó cho thấy trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh chưa quan tâm phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất công nghiệp nhẹ trong tỉnh phụ thuộc rất lớn vào nguyên, nhiên vật liệu nhập từ nước ngoài, điều đó cho thấy trong giá trị gia tăng thực sự mà tỉnh thu được từ hoạt động xuất khẩu chưa cao. Trong tương lai, tỉnh cần đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ sự phát triển các ngành công nghiệp trong tỉnh.
2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế của trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định
Từ khi tái thành lập năm 1997 đến nay, nền kinh tế của Nam Định bước đầu được cấu trúc lại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt là qua hai nhiệm kỳ đại hội XVI (2001) và XVII (2006), tỉnh đã có những khởi sắc rõ rệt.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định trong thời gian qua đã ghi nhận những sự thay đổi nhất định trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh vẫn còn không ít những mặt hạn chế.
2.3.1. Một số hạn chế
Thời gian qua, cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô của tỉnh trong GDP đã có sự chuyển dịch, về bề ngoài ta thấy nó mang dáng dấp cơ cấu kinh tế của một số nền kinh tế có trình độ công nghiệp hoá cao hơn. Nhưng nếu đi vào những phân tích sâu hơn các khía cạnh phản ánh chất lượng của cơ cấu kinh tế như: