Sự Lãnh Đạo Và Quản Lý Của Đảng Bộ Tỉnh Và Chính Quyền Cơ Sở


Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động như: chế biến nông, lâm, thủy sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí, đóng tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy móc công nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ - điện tử; công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Nâng cao tỷ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến. Chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghiệp vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên, vật liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công nghiệp bảo vệ môi trường…”

Với dịch vụ, Đảng ta chủ trương: “Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Mở rộng các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Phát triển nhanh hơn dịch vụ vận tải, tạo lập và phát triển mạnh vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ các phương tiện vận tải. Tiếp tục phát triển mạnh thương mại trong nước trên tất cả các vùng và gia tăng xuất khẩu. Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển các dịch vụ pháp luật, kiểm toán, bảo hiểm, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao; tăng số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm, an sinh xã hội…”

Tóm lại, chủ trương chung của Đảng trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế là: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp


hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó, Đảng cũng xây dựng mục tiêu, chỉ ra những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình này, từ đó đề ra những giải pháp chung để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.

Ngoài ra, chính sách về đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục… của Đảng và Nhà nước đối với Nam Định là những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Những chủ chương chính sách chung của Đảng và Nhà nước là cơ sở quan trọng để Đảng bộ và nhân dân Nam Định xác định mục tiêu, phương hướng, nhân tố tác động và xây dựng giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

2.1.1.2. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế

Toàn cầu hoá kinh tế là kết quả phát triển của lực lượng sản xuất trên thế giới mà một trong những động lực của quá trình này là sự thay đổi về công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển mạnh chưa từng có đã thúc đẩy xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, đồng thời làm cho cơ cấu ngành kinh tế của thế giới và mỗi nước biến đổi nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Toàn cầu hoá phản ánh ở sự liên kết giữa các nền kinh tế ngày càng chặt chẽ, cách mạng khoa học công nghệ ảnh hưởng tới mọi quốc gia, xu thế tự do hoá thương mại, đầu tư, phối kết hợp trong sản xuất giữa các nước…

Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Nam Định thông qua những tác động của nó tới quá trình sản xuất, làm thay đổi cách thức tổ chức và vai trò các yếu tố sản xuất, kết cấu hàng hoá dịch vụ, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới trong tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 6

Tự do hoá thương mại tạo điều kiện cho cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tự do hoá thương mại làm cho quy mô tốc độ thương mại quốc tế thay đổi nhanh chóng, tác động mạnh đến cơ cấu xuất


khẩu của mỗi nước và của tỉnh. Đến lượt cơ cấu xuất nhập khẩu lại ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá dịch vụ, cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia và của các tỉnh. Tự do hoá thương mại tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước như sau: Thứ nhất, thương mại dịch vụ tăng nhanh hơn thương mại hàng hoá. Thứ hai, cơ cấu hàng xuất khẩu tăng nhanh các mặt hàng tinh chế, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giảm các mặt hàng sơ chế. Thứ ba, phát triển các ngành kinh tế hiện đại dựa trên lợi thế so sánh để sản xuất hàng xuất khẩu. Thứ tư, phát triển thương mại điện tử.

Tự do hoá đầu tư cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Tự do hoá đầu tư giúp thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực khác trong nền kinh tế và từ các nước trên thế giới đến phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp. Trong điều kiện là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế khó khăn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần một số vốn rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các ngành kinh tế hiện đại. Các nguồn vốn đầu tư gián tiếp, đặc biệt là viện trợ không hoàn lại ODA thường tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng - là những điều kiện đầu tiên cho sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ và hiện đại hoá nông nghiệp của một tỉnh nông nghiệp. Các nguồn vốn đầu tư trực tiếp thường tập trung vào những ngành kinh tế hiện đại, công nghệ cao…giúp cho tỷ trọng công nghiệp trong tỉnh tăng lên. Tự do hoá đầu tư sẽ tác động làm cho cơ cấu ngành kinh tế có khả năng chuyển dịch theo hướng sau: Các ngành điện tử, kỹ thuật, chế tạo máy tính, chất dẻo, hoá chất, chế tạo máy…tăng lên nhanh chóng. Công nghiệp chế biến có điều kiện phát triển để hỗ trợ cho sự phát triển của nông nghiệp. Các ngành dịch vụ phát triển. Tỷ trọng nông nghiệp sẽ giảm xuống nhanh chóng, nền nông nghiệp được hiện đại hoá, hướng mạnh về xuất khẩu.

Toàn cầu hoá hoạt động sản xuất cũng tác động không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh nông nghiệp như Nam Định. Sự phân công


lao động quốc tế ngày càng sâu sắc và rộng khắp toàn cầu làm cho quá trình tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh được chia ra làm vô số công đoạn, được thực hiện bởi hàng trăm xí nghiệp hoàn toàn độc lập đặt ở các nước trên thế giới. Dựa trên thực tế này, Nam Định có thể dựa trên lợi thế so sánh của tỉnh, chủ động thiết lập quan hệ hợp tác với đối tác trong và ngoài tỉnh để phát triển công nghiệp.

2.1.2. Những nhân tố riêng của tỉnh Nam Định

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Nam Định là một tỉnh đồng bằng, nằm ở phía nam vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được tái lập từ năm 1997, sau hai lần chia tách với tỉnh Ninh Bình và Hà Nam.

Là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai bằng phẳng, phì nhiêu. Hơn thế nữa, Nam Định có khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình khoảng 24 - 250C, có lượng mưa giao động từ khoảng 1100 - 1450mm/năm [4, tr.9]. Khí hậu phân làm bốn mùa tương đối rõ rệt, là điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, với những cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vốn là một trong những vựa lúa của miền Bắc. Đây cũng là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, cung cấp hàng nông sản có chất lượng cao cho thị trường trong và

ngoài tỉnh, đặc biệt là hướng về xuất khẩu.

Nằm cách Thủ đô Hà Nội 90km, cách Thành phố Hải Phòng 100km, một khoảng cách không quá lớn để Nam Định mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ, thông tin, kinh nghiệm quản lý… với hai thị trường lớn, hai trung tâm kinh tế của miền Bắc này, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Phía Bắc Nam Định giáp với tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam và phía Nam giáp biển Biển Đông. Diện tích của tỉnh là 1649,86km2, có 72km bờ


biển [4, tr.74] là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, phát triển ngành vận tải biển quốc tế, du lịch, nghỉ dưỡng ven biển, ngành sản xuất muối…Nam Định có rừng ngập mặn ven biển, là khu dự trữ sinh quyển lớn của cả nước, là cơ sở phát triển du lịch sinh thái.

Hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Ninh cơ chạy qua địa phận tỉnh với chiều dài 251km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long mới được xây dựng rất thuận lợi cho việc phát triển ngành vận tải thuỷ.

Tài nguyên đất, năm 2007 theo thống kê, Nam Định có 165.226,56 ha đất. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 115.004,92 ha, đất phi nông nghiệp chiếm 46.667,98 ha, đất chưa sử dụng chiếm 353,66 ha [4, tr.47]. Trong diện tích đất chưa được sử dụng đa phần là đất bằng phẳng, là tiềm năng để tiếp tục phát triển nông nghiệp và tạo mặt bằng cho phát triển các ngành kinh tế khác.

Tuy nhiên, là một tỉnh ven biển, Nam Định thường xuyên chịu thiên tai, bão lụt, sản xuất bị thiệt hại lớn. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, các điều kiện tự nhiên có những biến đổi nhất định gây khó khăn cho sản xuất của tỉnh.

2.1.2.2. Kinh tế - xã hội Về kết cấu hạ tầng

Trong thời gian qua, Nam Định đã huy động được một lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, trong 5 năm 2001-2007, tổng nguồn vốn đầu tư đạt 17-18 ngàn tỷ đồng [20, tr.15]. Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm như: tường kè đê tả sông Đào Thành phố Nam Định, kè PAM đê biển huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, kè sông huyện Mỹ lộc; trạm bơm Vĩnh Trị 2, hệ thống tưới Bình Hải 2…; đầu tư kiên cố hoá 471km kênh mương, nâng cấp hệ thống đê điều; xây dựng nhiều công trình


nước sạch nông thôn, các trạm trại giống cây trồng, vật nuôi, các nhà máy chế biến nông sản…

Về cơ sở hạ tầng giao thông, tỉnh có đường sắt xuyên Việt đi qua với chiều dài 42km có 5 ga là điều kiện thuận lợi để chuyên chở hàng hoá và hành khách đi khắp cả nước. Trong thời gian 2001 - 2005, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu Tân Đệ, đường quốc lộ 10; quốc lộ 21 được nâng cấp, cải tạo, nối liền Nam Định với Phủ Lý. 100% số xã có đường ô tô trải nhựa, bê tông đến trung tâm xã. Với hệ thống cảng sông và cảng biển đã được xây dựng là điều kiện thuận lợi để Nam Định mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trên cả nước và và với các nước trên thế giới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, hầu hết các xã đều có bưu điện, hệ thống thu phát tín hiệu sóng vô tuyến đã phủ khắp các địa phương trên toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nối liền thông tin trong và ngoài tỉnh phục vụ phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

Tỉnh đã và đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng cho 10 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong tỉnh phát triển.

Nam Định vốn là nơi giàu truyền thống văn hoá với những di tích lịch sử văn hoá là cơ sở để phát triển ngành du lịch văn hoá. Để thúc đẩy phát triển chung, trong thời gian qua nhiều công trình văn hoá thể thao được đầu tư xây dựng và trùng tu tôn tạo: như sân vận động Thiên Trường; khu di tích lịch sử đền Trần - Bảo Lộc; Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Trinh tại Huyện Xuân Trường, Khu nghỉ dưỡng bãi biển Hải Thịnh (Hải Hậu); Quất Lâm (Giao Thuỷ)…

Về dân số và lao động


Xét về đơn vị hành chính, Nam Định có 1 thành phố và 9 huyện; 194 xã, 35 phường, thị trấn. Là tỉnh đất chật người đông, đứng thứ 50/64 tỉnh về diện tích [4, tr.20]. Dân số toàn tỉnh xấp xỉ 2.000.000 người, mật độ 1207 người/km2, riêng thành phố Nam Định mật độ dân số là 5355 người/km2, 82% dân số sống ở nông thôn.

Về lực lượng lao động, Nam Định có khoảng 50% dân số là người trong độ tuổi lao động, ngoài ra còn số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 6,4% dân số. Với thực tế đó, Nam Định có một đội ngũ lao động rất đông đảo về số lượng, chiếm khoảng 56,4% dân số. Là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, có khả năng cạnh tranh cao.

Về trình độ văn hoá, Nam Định là vùng đất có truyền thống hiếu học, luôn đứng hàng đầu cả nước về giáo dục đào tạo. 100% số xã phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã hoàn thành chương trình xoá mù chữ. Trong những năm vừa qua, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tỉnh đã chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành lập các trường Đại học, trung học chuyên nghiệp, liên kết với các trường Đại học có uy tín, đặt cơ sở đào tạo tại tỉnh... nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho yêu cầu về nhân lực của nền kinh tế trong tỉnh và các tỉnh lân cận: Đại học Lương Thế Vinh, Đại học Điều dưỡng, Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Cơ sở đào tạo của Đại học Công nghiệp Hà Nội [3, tr.192]. Đến năm 2007, Nam Định có 7 trường cao đẳng và đại học, tiếp nhận đào tạo 25.700 sinh viên, 5 trường trung học chuyên nghiệp, tiếp nhận đào tạo 13.600 sinh viên, ngoài ra còn hệ thống các trường đào tạo công nhân kỹ thuật, đào tạo 10.200 học sinh. Đến năm 2008, Nam Định có 39% lao động đã qua đào tạo [35, tr.21]. Bên cạnh đó số học sinh của Nam Định tham gia học tại các trường đại học, cao đẳng có uy tín trên cả nước rất đông đảo và số lượng này không ngừng tăng lên qua


các năm. Đội ngũ này có một bộ phận lớn quay trở lại quê hương, là cốt cán trên các mặt trận khoa học công nghệ, là nguồn lực quan trọng để tỉnh phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

2.1.2.3. Sự lãnh đạo và quản lý của Đảng bộ tỉnh và chính quyền cơ sở

Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh, Đảng bộ tỉnh có vai trò nắm bắt chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đánh giá điều kiện thực tiễn của địa phương để xây dựng quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp riêng của cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế về dài hạn và trong từng giai đoạn cụ thể. Mỗi tỉnh đều có những điều kiện đặc thù riêng, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quản lý của bộ máy chính quyền cấp tỉnh dám nghĩ, dám làm, đưa ra những giải pháp mang tính đột phá cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn được Nam Định coi là vấn đề có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của tỉnh trên tất cả các mặt trận.

Đảng bộ Nam Định nhiều năm liền được công nhận là đảng bộ trong sạch vững mạnh. Trong thời kỳ đổi mới, Nam Định coi công tác xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt. Phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí trong Đảng và chính quyền các cấp. Kiên quyết đấu tranh chống lại sự thoái hoá biến chất ở một bộ phận Đảng viên. Đồng thời chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, bước đầu trẻ hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí