Hệ Số Tín Nhiệm Của Một Số Nhtm Lớn Của Việt Nam Theo Tổ


định kỳ khác nhau đối với từng nhóm chỉ tiêu báo cáo (điện báo ngày, báo cáo tuần, tháng, quý, năm), chi tiết tới tài khoản cấp 5.

Ngoài ra, các NHTM cũng phải gửi báo cáo các tỷ lệ an toàn vốn và phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo các quyết định 457 và quyết định 493.

Tuy nhiên, các báo cáo này theo quy định mới chỉ được gửi tới NHNN Việt Nam. Chế độ báo cáo này chưa phải là quy định về công bố thông tin ra thị trường bên ngoài, công bố thông tin đối với các nhà đầu tư và khách hàng của ngân hàng.

Việc xây dựng một hệ thống các quy định về yêu cầu an toàn vốn tối thiểu, quy trình rà soát giám sát và nguyên tắc thị trường đối với các NHTM Việt Nam là một yêu cầu tất yếu khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu, rộng vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Lý do không chỉ là nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành nói chung, quản trị rủi ro nói riêng của hệ thống NHTM Việt Nam nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, mà đây còn là yêu cầu của cộng đồng quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, việc áp dụng các nguyên tắc của Basel II cần thực hiện có tuần tự, có chọn lọc phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường và năng lực, trình độ của các NHTM.

3.1.3.2 Khả năng áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam Một trong những ý nghĩa thực tiễn của Hiệp định Basel II là các nội dung và nguyên tắc nêu ra trong Hiệp định này về bản chất xuất phát từ tổng hợp thực tiễn

công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại.

Tại những nước đã áp dụng Hiệp định Basel I, các NHTM đều đã xây dựng các hệ thống quản trị rủi ro và quản trị tuân thủ (compliance management) của mình, một mặt nhằm đáp ứng các yêu cầu của NHTW hoặc cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng, một mặt để quản trị rủi ro của chính bản thân ngân hàng. Từ khi Hiệp định Basel II (A revised framework) được chính thức công bố, các NHTM tại các nước phát triển cũng như các nước đang có lịch trình áp dụng Basel II đã bắt tay vào chỉnh sửa hệ thống, cấu trúc và công cụ quản trị điều hành để phù hợp với Basel II. Nhiều tiền hơn được đầu tư vào các hệ thống cơ sở dữ liệu, chương trình


tính toán tự động, tập trung với những tính năng tính toán và phân tích cao cấp tích hợp (built-in) để phục vụ công tác quản trị rủi ro.

Việc dần dần áp dụng Basel II tại Việt Nam sẽ một mặt giúp tăng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM thông qua năng lực quản trị rủi ro, mặt khác giúp các NHTM Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Các chỉ số cơ bản đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu, yêu cầu về quy trình rà soát giám sát và nguyên tắc thị trường sẽ làm tăng hệ số tín nhiệm của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các hệ số tín nhiệm liên quan đến hệ số năng lực riêng (Individual). Hiện tại, hệ số tín nhiệm của các NHTM Việt Nam rất thất, như trong bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Hệ số tín nhiệm của một số NHTM lớn của Việt Nam theo tổ

chức Fitch Ratings.



STT


Ngân hàng

Dài hạn (Long-

term)

Ngắn hạn (Short-

term)

Hỗ trợ (Support)

Riêng (Individual)

1

Incombank

N/A

N/A

4

E

2

Vietcombank

N/A

N/A

4

D/E

3

BIDV

N/A

N/A

4

E

4

Agribank

N/A

N/A

4

E

5

ACB

N/A

N/A

5

D

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định BASEL II và việc áp dụng tại Việt Nam - 11

Nguồn: [37]


Các ngân hàng Việt Nam đều chưa được đánh giá hệ số tín nhiệm tín dụng ngắn hạn và dài hạn. Điều này bởi vì hầu hết các NHTM Việt Nam đều có quy mô vốn và tài sản nhỏ và rất nhỏ (cộng toàn bộ 4 NHTM lớn nhất, quy mô vốn mới đạt khoảng 800 triệu USD), và thông tin về tình hình hoạt động, số liệu tài chính…được công bố rộng rãi của các NHTM Việt Nam hầu như không được kiểm toán nên các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm rất dè dặt khi thực hiện xếp hạng tín dụng. Hệ số hỗ trợ ở mức 4 (thấp nhất là 5) được giải thích là mặc dù các


NHTM này đều thuộc sở hữu Nhà nước, tuy nhiên bản thân dự trữ ngoại tệ và tình trạng tài chính của Chính phủ Việt Nam vẫn còn yếu nên khả năng nhận được hỗ trợ từ các nguồn của Nhà nước rất thấp trong trường hợp mất khả năng thanh toán. Hệ số tự hỗ trợ (riêng – individual) ở mức thấp nhất trong thang bảng xếp hạng.

Cụ thể, hầu hết các nội dung trong Hiệp định Basel II đều có thể chuyển hoá thành các chính sách quản trị rủi ro và các công cụ quản trị rủi ro cụ thể trong một NHTM.

Bảng 3.2. Áp dụng các nội dung của Hiệp định Basel II vào công tác quản trị rủi ro trong NHTM Việt Nam


Nội dung của Hiệp định Basel II

áp dụng Basel II để xây dựng các chính

sách và công cụ quản trị rủi ro đối với NHTM Việt Nam


Cột trụthứ nhất:Tính toán vốn an toàn tối thiểu


Rủi ro tín dụng


Phương pháp chuẩn hoá

- Hệ thống tính toán tỷ lệ Vốn/Tài sản có rủi o (CAR) ≥ 8%; hệ thống cảnh báo.

- Sổ tay tín dụng

- Hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá xếp hạng khách hàng.


Phương pháp Đánh giá nội bộ

- Hệ thống các quy định và khuôn khổ về

đánh giá nội bộ rủi ro của ngân hàng, gồm:

định nghĩa các loại rủi ro (rủi ro khách hàng công ty, rủi ro quốc gia, rủi ro ngân hàng đại lý, rủi ro dịch vụ bán lẻ, rủi ro vốn..., định nghĩa và tính toán tài sản có theo trọng số rủi ro (risk-weighted asset), tính toán yêu

cầu vốn an toàn tối thiểu.

Khuôn khổ về chứng khoán hoá

Chưa sử dụng vì hiện tại các NHTM Việt Nam chưa thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa hoặc đầu tư vào các loại trái phiếu đảm

bảo bằng tài sản.

Rủi ro tác


- Hệ thống đo lường lượng hoá rủi ro tác




nghiệp


nghiệp phương pháp Chỉ số cơ bản (BIA).

- Hệ thống đo lường lượng hoá rủi ro tín dụng theo phương pháp Chuẩn hoá (SA)

- Hệ thống đo lường lượng hoá rủi ro tín dụng theo phương pháp Tiên tiến (AMA). Nghiên cứu áp dụng sau 5 – 10 năm sử

dụng phương pháp BIA và SA.


Rủi ro thị trường


- Quy trỡnh nghiệp vụ đầu tư và quản trị rủi ro hoạt động đầu tư trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn.

- Chương trình tính toán và quản lý trạng thái (position) theo phương pháp Marking to Market (căn cứ theo thị trường.

- Chương trình tính toán và quản lý trạng thái theo phương pháp Marking to Model (căn cứ theo Mô hình).

- Chương trình tính toán trạng thái theo

phương pháp Xác thực giá độc lập (Independent Price Verification).

Cột trụ thứhai:

Quy trình

rà soát giám sát



- Quy chế hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.

Cột trụ thứba:Nguyên tắc thị

trường



- Cơ chế báo cáo và kiểm toán độc lập.

- Hệ thống báo cáo các chỉ tiêu rủi ro cơ bản.

- Hệ thống báo cáo nhiều chiều phân tích từng loại rủi ro


3.1.4 Một số khó khăn, trở ngại trong áp dụng Hiệp định Basel II vào quản trị rủi ro trong hoạt động NHTM ở Việt Nam

3.1.4.1 Các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Sau 1 năm áp dụng Quyết định 457 về Các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD, thống kê cho thấy hầu hết các NHTM nhà nước (chiếm trên 70% thị phần tín dụng, gần 80% thị phần tiền gửi) đều có tỷ lệ vốn an toàn dưới 8% tổng tài sản có rủi ro. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có tỷ lệ cao nhất trong số 5 NHTM nhà nước, nhưng vẫn thấp hơn 6%. Tại các NHTM cổ phần, tình hình vốn an toàn khá hơn, hầu hết đều đạt trên 8% đối với các NHTM CP đô thị.

Như vậy, nếu như áp dụng cột trụ thứ nhất về tỷ lệ vốn an toàn (minimum capital requirements), hầu hết các NHTM sẽ không đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR ≥ 8%. Vỡ việc tăng vốn là một việc làm khú khăn, cỏc NHTM sẽ buộc phải thu hẹp hoạt động của mỡnh (để giảm bớt lượng tài sản cú rủi ro), cạnh tranh gay gắt để lụi kộo khỏch hàng (cỏc loại tài sản cú cú trọng số rủi ro (risk weight) thấp.

3.1.4.2 Chưa có một đơn vị đánh giá hệ số tín nhiệm độc lập theo thông lệ quốc tế đối với các thành phần tham gia vào nền kinh tế.

Hiện nay, chỉ có một số Tổng công ty lớn (PetroVietnam, VNPT, EVN...) và 4 NHTM nhà nước là được công ty S&P đánh giá tín nhiệm định kỳ theo hệ thống các hệ số tín nhiệm của S&P. Còn lại các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khác của Việt Nam đều chưa một lần được đánh giá xếp hạng tín nhiệm bởi S&P.

Trong khi đó, tại Việt Nam chưa có một đơn vị chuyên về đánh giá hệ số tín nhiệm (Credit Ratings Agency – CRA). Việc thành lập các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm tại Việt Nam mới chỉ manh nha và chưa được chấp nhận rộng rãi. Mặc dù các NHTM có thẻ tự xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá hệ số tín nhiệm đối với đối tác và khách hàng, nhưng việc tổ chức thực hiện đánh giá tín dụng còn yếu và không mang tính chuyên nghiệp, thiếu tính khoa học. Kết quả đánh giá chỉ mang tính hình thức và không có nhiều giá trị trong quản trị rủi ro. Điều này là dễ


hiểu vì bản thân cán bộ tín dụng của các NHTM chưa đủ trình độ, năng lực và kiến thức thực tế để làm công tác đánh giá hệ số tín nhiệm.

Do đó, hàng loạt các phương pháp đo lường lượng hoá rủi ro (risk exposure) sử dụng đến hệ số tín nhiệm (như các phương pháp chuẩn hoá)...sẽ chưa thẻ sử dụng trong quản trị rủi ro trong hoạt động của các NHTM Việt Nam.

3.1.4.3 Năng lực quản trị doanh nghiệp (corporate governance) nói chung và quản trị ngân hàng nói riêng yếu, thiếu kinh nghiệm.

Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, năng lực quản trị kinh doanh của các NHTM còn ở mức yếu đến rất yếu. Điều này thể hiện ở tất cả các mặt từ hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược và sách lược kinh doanh, điều hành hoạt động hàng ngày....cho đến công tác lựa chọn nhân sự, cơ cấu bộ máy.

Trong ngành ngân hàng nói riêng, nhiều khái niệm và thuật ngữ trong quản trị rủi ro vẫn còn tương đối mới lạ đối với các nhà quản trị. Ví dụ: Tổn thất dự kiến (EL), Tổn thất không dự kiến (UL), Tổn thất trong trường hợp không trả được nợ (LGD), Hồ sơ rủi ro (risk profile), mức độ rủi ro (exposure)..., chưa nói đến các tham số mô hình lượng hoá khác như an-pha, bê-ta, độ lồi (convexity).

3.1.4.4 Trình độ khoa học công nghệ thấp, lạc hậu cộng với cơ chế trả lương không thu hút và khuyến khích lao động có trình độ cao.

Để sử dụng được các phương pháp tính toán và đo lường rủi ro theo hướng dẫn trong Hiệp định Basel II, đặc biệt là các rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường đòi hỏi ngân hàng phải có một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, nhiều chiều và lưu trữ được tất cả các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, hàng loạt các chương trình phần mềm tính toán tự động các tham số an-pha, bê-ta, độ lồi, hằng số hàm tuyến tính và độ lệch chuẩn…cần phải đưa vào mô hình tính toán để ra được kết quả ước lượng thống kê về mức độ tổn thất, rủi ro dự kiến, rủi ro không dự kiến…Để có được các hệ thống tính toán này, các NHTM ngoài vấn đề con người còn phải đầu tư một lượng vốn và chi phí lớn để mua sắm và vận hành.


3.2 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NHTM VIỆT NAM‌

3.2.1 Định hướng chung phát triển ngành ngân hàng Việt Nam tới 2010 và tầm nhìn 2020

Việt Nam đã xác định một số nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, bao gồm cả chiến lược phát triển NHNN và chiến lược phát triển các NHTM Việt Nam. Trong giới hạn nội dung của đề tài luận văn về quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM Việt Nam, luận văn sẽ tập trung trình bày về chiến lược phát triển hệ thống NHTM.

Cải cách và phát triển hệ thống NHTM Việt Nam theo hướng hiện đại, đa năng, đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực với cấu trúc đa dạng về sở hữu, loại hình NHTM thuộc các thành phần kinh tế, có quy mô hoạt động lớn, tài chính lành mạnh và có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực.

Phát triển hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc dựa trên công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM với chất lượng cao và màng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế. Hình thành thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và khả năng làm ăn hợp pháp và có đủ điều kiện trả nợ ngân hàng đều được tiếp cận với tín dụng một cách thuận lợi.

Cổ phần hoá các NHTM nhà nước gắn liền với tăng vốn tự có, thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế (Hiệp định Basel), mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hoá công nghệ và nâng cao tình độ quản lý kinh doanh.

Củng cố và phát triển hệ thống NHTM cổ phần theo hướng tăng cường năng lực tài chính và quản lý; tiến hành giải thể, sáp nhập, mua lại, hợp nhất các NHTM cổ phần yếu kém về hiệu quả.


Phương châm hành động của các NHTM là “An toàn – Hiệu quả - Phát triển bền vững – Hội nhập quốc tế”.

3.2.2 Định hướng áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro phù hợp với thực tiễn quốc tế (Hiệp định Basel II) vào quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam

Nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản trị rủi ro và giám sát an toàn hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM, Việt Nam đang thực hiện rà soát lại các quy định về quản trị rủi ro đồng thời xúc tiến xây dựng lộ trình áp dụng Hiệp định Basel II tại Việt Nam, đưa các nội dung của Hiệp định Basel II thành các quy định pháp lý trong công tác quản trị rủi ro và giám sát an toàn. Những định hướng chung bao gồm [10]:

3.2.2.1 Tăng cường năng lực thể chế, cơ cấu lại mô hình tổ chức và hoạt động theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Sắp xếp lại mô hình tổ chức bộ máy của các NHTM nhà nước từ trung ương đến chi nhánh theo hướng hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ, chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Chuyển mô hình tổ chức theo chức năng và địa giới hành chính sang mô hình tổ chức theo nhóm khách hàng kết hợp với nhóm dịch vụ.

- Đổi mới bộ máy ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế: phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, theo hướng: Hội đồng quản trị là cơ quan thường trực có quyền lực quan trọng nhất, có thực quyền đại diện chủ sở hữu của ngân hàng, có nhiệm vụ giám sát toàn diện hoạt động ngân hàng và Ban điều hành, đồng thời chịu rủi ro cuối cùng về hạot động của ngân hàng. Thành lập Hội đồng/Uỷ ban quản lý rủi ro trực thuộc HĐQT.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế, bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược tài chính và chiến lược thị trường. Nâng cao năng lực quản trị chiến lược của bộ máy lãnh đạo các NHTM.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 08/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí