Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 20



- Quy định tiêu chuẩn quy hoạch, bổ nhiệm nam và nữ như nhau nhưng điều chỉnh tuổi bổ nhiệm lần đầu đối với nữ, chỉ cần đủ 2/3 thời gian nhiệm kỳ đảm nhiệm chức vụ so với hạn tuổi phục vụ cao nhất; theo đó sẽ điều chỉnh tuổi quy hoạch cho tương ứng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Chương 4 của luận án đã nghiên cứu quan điểm phát triển NNLN trong lực lượng CAND thông qua các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển NNL, phát triển NNLN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới; đồng thời, chương 4 của luận án cũng đã nghiên cứu và phân tích các định hướng của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

Từ hệ thống các quan điểm, định hướng của Đảng, của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phát triển NNLN trong lực lượng CAND, luận án đã đề xuất 5 giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, bao gồm: (1) Hoàn thiện các chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND gồm các chính sách tuyển dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội; tiền lương, phụ cấp và phúc lợi; thi đua, khen thưởng; (2) Nâng cao năng lực của đội ngũ hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (3) Bổ sung, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (4) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hoạch định và thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (5) Nâng cao năng lực nhận thức và sự tham gia và ủng hộ của NNLN trong lực lượng CAND.

Kết quả nghiên cứu chương 4 còn đề xuất một số khuyến nghị với Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về triển khai chủ trương và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH của đất nước. NNL trong lực lượng CAND có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát triển của lực lượng CAND. NNLN trong lực lượng CAND là một bộ phận cấu thành quan trọng, không thể thiếu trong NNL CAND. Chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của ngành Công an; quyết định sự phát triển NNLN trong lực lượng CAND cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND là một nhiệm vụ trọng tâm và là nội dung quan trọng góp phần xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 20

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND trở thành vấn đề cần thiết và mang tính thời sự. Do đó, đề tài luận án “Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Quá trình nghiên cứu đề tài luận án tiến sỹ Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân đã đạt được một số kết quả sau:

1. Luận án đã tổng quan được một số cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách phát triển NNLN, NNLN trong lực lượng CAND từ kết quả nghiên cứu của một



số công trình nghiên cứu của các tập thể, cá nhân đã được công bố liên quan đến đề tài luận án.

2. Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung được những lý luận cơ bản NNLN, phát triển NNLN, chính sách phát triển NNLN; NNLN trong lực lượng CAND, phát triển NNLN trong lực lượng CAND và chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. Luận án cũng đã làm rõ nội dung chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, vai trò và yếu tố tác động đến chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

3. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách phát triển NNLN lực lượng cảnh sát ở một số quốc gia, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa liên bang Đức, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippin, Mianma trong những năm gần đây và xu hướng phát triển trong tương lai để rút ra các kết luận mà Việt Nam có thể nghiên cứu, vận dụng cho chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

4. Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND ở nước ta trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là giai đoạn từ khi thành lập kiện toàn, đẩy mạnh hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ CAND (2005) đến nay; đồng thời phân tích làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế của thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND trong thời gian qua.

5. Luận án hệ thống hóa các quan điểm của Đảng về phát triển NNL, phát triển NNLN, xây dựng lực lượng CAND Việt Nam và định hướng của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phát triển NNLN trong lực lượng CAND, từ đó đã đề xuất 05 nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND trong giai đoạn tới, đó là: (1) Sửa đổi, bổ sung nội dung các chính sách cụ thể về phát triển NNLN trong lực lượng CAND;

(2) nâng cao năng lực đội ngũ hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (3) bổ sung, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (4) tăng cường sự phối hợp trong hoạch



định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (5) nâng cao nhận thức và sự tham gia, ủng hộ của NNLN trong lực lượng CAND vào quá trình hoàn thiện chính sách.

Để hệ thống các giải pháp có tính khả thi và được triển khai trong thực tiễn, luận án đã đưa ra các khuyến nghị với Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về công tác triển khai chủ trương và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương Khóa X (2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2018), Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả.

3. Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII (2018), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

4. Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII (2018), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

5. Trần Danh Bích (1996), Xây dựng cơ cấu hợp lý đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, LAPTSKH Quân sự: 6.02.01.

6. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Bộ Công an (2014), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch số 42 - KH/ĐUCA(X11) ngày 29/10/2009 của Đảng uỷ Công an Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ của lực lượng Công an nhân dân đến năm 2020.

8. Bộ Công an (2018), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

9. Bộ Công an (2020), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch bình đẳng giới trong Công an nhân dân giai đoạn 2015 - 2020.



10. Bộ Công an (2017), Chỉ thị số 03/2017/CT-BCA ngày 27/6/2017 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của công an các cấp trong tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân.

11. Bộ Công an (2011), Chương trình phát triển giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân đến năm 2015 và mục tiêu phương hướng đến năm 2020.

12. Bộ Công an (2021), Chương trình bình đẳng giới trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030.

13. Bộ Công an (2012), Đề án Tăng cường nguồn nhân lực cho lực lượng Công an nhân dân đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới (2012 - 2020).

14. Bộ Công an (2015), Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công an giai đoạn 2011 - 2020.

15. Bộ Công an (2015), Đề án thực hiện bình đẳng giới trong lwuc lượng Công an nhân dân.

16. Bộ Công an (2011), Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ trong Công an nhân dân giai đoạn 2011 - 2015.

17. Bộ Công an (2016), Kế hoạch hành động vì bình đẳng giới trong Công an nhân dân giai đoạn 2016 - 2020.

18. Bộ Công an (2020), Kế hoạch số 202/KH-BCA-X01 ngày 07/5/2020 thực hiện số 52 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước trong Công an nhân dân.

19. Bộ Công an (2012), Thông tư số 22/2012/TT-BCA ngày 17/4/2012 quy định chế độ nghỉ dưỡng trong Công an nhân dân.

20. Bộ Công an (2013), Thông tư số 60/2013/TT-BCA ngày 19/11/2013 quy định trách nhiệm của Công an đơn vị, địa phương trong việc đảm bảo cho các cấp Hội phụ nữ trong Công an nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

21. Bộ Công an (2016), Thông tư số 18/2016/TT-BCA ngày 01/6/2016 quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân.

22. Bộ Công an (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BCA ngày 18/3/2016 quy định về tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân.



23. Bộ Công an (2016), Thông tư số 26/2016/TT-BCA ngày 15/8/2016 quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ, chiến sỹ trong Công an nhân dân.

24. Bộ Công an (2017), Thông tư số 53/2017/TT-BCA ngày 09/11/2017 quy định phong, thăng cấp bậc hàm đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường Công an nhân dân.

25. Bộ Công an (2017), Thông tư số 10/2017/TT-BCA ngày 20/3/2017 quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ đảm nhiệm chức vụ đoàn thể trong Công an nhân dân.

26. Bộ Công an (2018), Thông tư số 03/2018/TT-BCA ngày 22/01/2018 quy định về quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy Công an nhân dân.

27. Bộ Công an (2018), Thông tư số 44/2018/TT-BCA ngày 26/12/2018 quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân.

28. Bộ Công an (2018), Thông tư số 30/2018/TT-BCA ngày 28/8/2018 hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân thuộc đối tượng trợ cấp.

29. Bộ Công an (2019), Thông tư số 82/2019/TT-BCA ngày 30/12/2019 quy định về thực hiện dân chủ trong Công an nhân dân.

30. Bộ Công an (2019), Thông tư số 70/2019/TT-BCA ngày 10/12/2019 quy định về xét chuyển sang chế độ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân.

31. Bộ Công an (2019), Thông tư số 57/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ, công nhân công an trong Công an nhân dân.

32. Bộ Công an (2019), Thông tư số 56/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019 quy định về luân chuyển cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân.

33. Bộ Công an (2019), Thông tư số 55/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019 quy định về tuyển chọn công an vào Công an nhân dân.



34. Bộ Công an (2019), Thông tư số 50/2019/TT-BCA ngày 16/10/2019 hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ phép, nghỉ ngày tết và ngày thành lập Công an nhân dân.

35. Bộ Công an (2019), Thông tư số 49/2019/TT-BCA ngày 15/10/2019 quy định về việc xử lý cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân.

36. Bộ Công an (2019), Thông tư số 47/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 hướng dẫn về hạn tuổi phục vụ đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.

37. Bộ Công an (2019), Thông tư số 30/2019/TT-BCA ngày 05/10/2019 quy định về nhận xét, đánh giá, phân loại đối với tập thể, cá nhân trong Công an nhân dân.

38. Bộ Công an (2019), Thông tư số 12/2019/TT-BCA ngày 17/2/2019 quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong lực lượng Công an nhân dân.

39. Bộ Công an (2020), Thông tư số 26/2020/TT-BCA ngày 16/4/2020 quy định về tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân.

40. Bộ Công an (2020), Thông tư số 34/2020/TT-BCA ngày 10/4/2020 quy định chế độ thăng cấp, nâng lương hàng năm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.

41. Bộ Công an (2020), Thông tư số 94/2020/TT-BCA ngày 01/9/2020 quy định về tuyển chọn và thực hiện chế độ, chính sách đối với công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

42. Bộ Công an (2021), Thông tư số 65/2021/TT-BCA ngày 11/6/2021 về quản lý biên chế trong Công an nhân dân.

43. Bộ Công an (2021), Thông tư số 48/2021/TT-BCA ngày 05/5/2021 về quy định việc kéo dài hạn tuổi phục vụ đối với sỹ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia cao cấp.

44. Bộ Công an (2021), Thông tư số 79/2021/TT-BCA ngày 16/7/2021 quy định quy trình, thủ tục điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí