tư vấn cho doanh nghiệp thì sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực và ngược lại.
- Đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề: hệ thống trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề phát triển đáp ứng nhu cầu xã hội, cung cấp được nghề nghiệp mà thị trường lao động có nhu cầu, đáp ứng được nhu cầu học tập và người học tốt nghiệp các chương trình dạy nghề có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thị trường lao động: Thị trường lao động phát triển thì người chủ doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người lao động cũng dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình. Sự phát triển của hệ thống thông tin thị trường lao dộng, của trung tâm việc làm sẽ là cầu nối tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mối quan hệ giữa cung và cầu lao động sẽ ảnh hưởng đến mức tiền công trả cho người lao động.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY 29/3.
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Dệt may 29/3
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 trước đây là một doanh nghiệp quốc doanh hoạt động dưới sự quản lý của Sở Công Nghiệp thành phố Đà Nẵng. Từ Năm 2004 đến nay thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần.
Tên gọi chính thức: Công ty Cổ phần Dệt May 29/3.
Tên giao dịch quốc tế: March 29 Textile Garment Joint Stock Company.
Tên viết tắt: HACHIBA
Giấy chứng nhận ĐKKD: do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 27/03/2007, đã dăng kí thay đổi lần thứ 14 ngày 20/11/2018.
Mã số thuế: 0400100457.
Trụ sở dao dịch: 60 Mẹ Nhu, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Email: hachiba@dng.vnn.vn
Website: http://www.hachiba.com.vn
Biểu tượng (Logo): Đã được Cục sở hữu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký, hiệu số hàng hóa số 42216, theo quyết định số 2706/QĐ-ĐK ngày 19/07/2002.
Vốn điều lệ: 51.992.740.000 đồng (năm mươi mốt tỷ chín trăm chín mươi
hai triệu bảy trăm bốn mươi ngàn đồng).
Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước.
2.1.2. Lịch sử hình thành
Ngày 29/3/1976, nhiều công thương, tiểu thương và thủ công nghiệp thành phố Đà Nẵng thành lập nên “Tổ hợp dệt khan bông 29/3”, lúc đầu chỉ có 12 máy dệt và hệ thống dây chuyền thủ công với số lao động ban đầu là 36 người. Sản phẩm chủ yếu là khăn mặt phục vụ cho nhu cầu trong nước. Đây chính là tiền thân của Công ty Cổ phần Dệt may 29/3.
Tháng 11/1978, theo quyết định của UBND Tỉnh Quãng Nam, Đà Nẵng công ty đổi tên từ “Tổ hợp dệt khan bông 29/3” thành “Xí nghiệp công tư hợp doanh dệt 29/3” dưới sự giúp đỡ của Nhà nước. Số vốn công ty là trên 200 lượng vàng do 38 công thương, tiểu thương đóng góp.
Ngày 29/3/1984 xí nghiệp được chọn làm cơ sở thí điểm về cơ chế quản lí và hoạt động với tên gọi “Nhà máy Dệt 29/3”. Trong năm được bình chọn là “lá cờ đầu” và được huân chương lao động hạng II. Đến năm 1989 là thời kỳ phát triển mạnh của nhà máy, sản lượng sản xuất vượt kế hoạch 20% đến 30% nâng sản lượng xuất khẩu lên 70%. Đây là kết quả của việc tổ chức lại sản xuất và cải tiến công tác quản lý.
Năm 1990-1992 hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy bị thua lỗ, mất thị phần. Do lượng sản xuất bị tụt giảm nghiêm trọng, thị trường trong nước bị chia nhỏ do các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh. Từ đó nhà máy đã áp dụng các biện pháp khắc phục như: giảm biên chế, đầu tư may mặc xuất khẩu. Ngày 30/11/1992, theo quyết định số 3156/QĐUB của UBND Tỉnh Quãng Nam Đà Nẵng, nhà máy chính thức đổi tên thành “Công ty Dệt May 29/3” với tên giao dịch HACHIBA với tổng số vốn kinh doanh trên 7 tỷ đồng Việt Nam.
Năm 1993-1998 là giai đoạn khôi phục, phát triển không ngừng về mọi mặt của công ty. Tình hình kinh tế ổn định, nguyên vật liệu đảm bảo đúng, đủ cho hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. Chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng không chỉ ở khu vực miền Trung mà còn xuất khẩu ở các vùng khác, năm 1996 công ty thành lập thêm phân xưởng II
và hợp tác với Công ty Mitsibisi Nhật Bản.
Năm 2000, Công ty tiếp tục mở rộng kinh doanh sản xuất và thành lập thêm phân
xưởng may III, đã góp phần giải quyết được việc làm cho một số lao động địa phương. Tháng 3/2001, Công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng
I. Tổng số lao động hiện bấy giờ lên đến 3500 người. Trong những năm gần đây, do mở rộng quy mô sản xuất, thiết bị máy móc hiện đại, chú trọng nâng cao tay nghề công nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã… công ty đã được nhiều thành tựu nhất định.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, ngày 29/03/2007 theo quyết định số 9312/QĐ-UBND ngày 29/03/2006 của UBND Thành phố Đà Nẵng Công ty Cổ phần Dệt May 29/3 được thành lập với vốn điều lệ là 15 tỷ đồng và đến ngày 20/11/2018 là hơn 51 tỷ đồng.
2.1.3. Sứ mệnh của công ty
Công ty cổ phần Dệt may 29/3 là đơn vị sản xuất, sản xuất khăn bông và hàng may mặc. Với hệ thống thiết bị hiện đại, cùng với lực lượng lao động có tay nghề cao, ý thức lao động tốt và bộ máy quản lí năng động. Công ty luôn mong muốn thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Khẩu hiệu hiện tại của công ty: “Công ty chúng ta không lớn, nhưng phấn đấu để trở thành một trong những đơn vị có uy tín nhất”. Ban lãnh đạo công ty quán triệt tinh thần này đến từng bộ phận của công ty. Mỗi nhân viên đều cố gắng để đáp ứng cao nhất yêu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín với khách hàng.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Cổ phần Dệt may 29/3
2.1.4.1. Chức năng
Lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần Dệt may 29/3 trước đây là một doanh nghiệp quốc doanh hoạt động dưới sự quản lí của Sở Công Nghiệp thành phố Đà Nẵng. Từ năm 2004 đến nay, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Chức năng chính của công ty là sản xuất và kinh doanh các hàng may mặc và khăn bông các loại theo yêu cầu
kinh doanh các hàng may mặc và khăn bông các loại theo yêu cầu kinh doanh
ngành, địa phương hay khu vực.
Sản phẩm kinh doanh chính
- Sản phẩm may mặc: Jacket, sơ mi, quần Tây nam, Veston, áo khoác, đầm dạ hội, đồ bảo hộ lao động, …
- Sản phẩm khăn bông gồm: khăn mặt, khăn ăn, khăn tắm, áo choàng tắm với các kiểu trang trí dobby, jacquard, in hoa, thêu, cắt vòng, …
2.1.4.2. Nhiệm vụ
- Sản xuất các mặt hàng khăn bông, hàng may mặc phục vụ sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
- Quản lí và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh và các loại tài nguyên,
đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao theo đúng nguyên tắc.
- Đổi mới công nghệ, thiết vị để phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, năng thâm nhập thị trường mới trong nước cũng như nước ngoài để có kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả.
- Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng
đảm bảo nâng cao đời sống cho người lao động và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng kí, thực hiện đúng nhiệm vụ mà ngành và Tổng công ty giao cho.
2.1.4.3. Quyền hạn
- Chủ động xác định nguồn vốn để thực hiện các chương trình sản xuất kinh doanh, được phép liên doanh, được quyền vay và mua bán ngoại tệ tại ngân hàng giao dịch, được quyền huy động vốn cố phần, vay vốn ở nước ngoài và cán bộ trong công ty.
- Có quyền tự chủ cân đối năng lực sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản xuất sản phẩm theo yêu cầu và quy trình công nghệ mới, phát triển sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm. Có quyền tổ chức bộ máy quản lí sản xuất kinh doanh theo hướng có hiệu quả nhất, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
2.1.5. Sơ đồ và bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Tổ chức Công ty cổ Phần Dệt may 29/3
(Nguồn: Phòng Tổng hợp)
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán
Trạm y tế
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng kỹ thuật công nghệ may
Phòng quản lý chất lượng may
Phòng tổng hợp
Phòng Quản trị đời sống
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P/TRÁCH KỸ THUẬT
Đại diện lãnh đạo về chất lượng & CSR
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
2.1.5.1. Sơ đồ
Phòng kỹ thuật cơ điện đầu tư và môi trường
Ban kỹ thuật thiết bị máy
Xí nghiệp | Xí nghiệp | Xí nghiệp | Xí nghiệp | Xí nghiệp | Xí nghiệp | Xí nghiệp | ||||||||
Veston 2 | Veston 1 | May 1 | May 2 | May 3 | May 4 | May Duy Trung | Dệt |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt May 29/3 - 2
- Vai Trò Của Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực .
- Phương Pháp Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Tình Hình Tài Sản Và Nguồn Vốn Của Công Ty Giai Đoạn 2017-2019
- Quy Trình Đào Tạo Của Công Ty Cổ Phần Dệt May 29/3
- Hình Thành Thang Đo Dựa Trên Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban, bộ phận.
Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất có đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty.
Tổng Giám Đốc: Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, kế hoạch kinh doanh về các khoản đầu tư của công ty đã được Hội đồng quản trị thông qua, quyết định về các vấn đề không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị.
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách kỹ thuật – Đại diện lãnh đạo về Chất lượng và CSR (Corporate Social Responsibility): Tinh thần trách nhiệm xã hội doanh nghiệp:
- Tham mưu và báo cáo cho Tổng Giám Đốc về kết quả quản lý, chỉ đạo, điều hành việc đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ và các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật và các hoạt động được phân công phụ trách.
- Giải quyết những vấn đề liên quan về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm may mặc.
- Chỉ đạo và duy trì công tác đánh giá và giám sát thực hiện hệ thống quản trị chất lượng nội bộ và cải tiến liên tục để không ngừng hoàn thiện.
Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu
- Lập kế hoạch và tiến hành hoạt động mua bán hàng, tổ chức giao nhận, bảo quản vật tư, phân phối hàng hóa theo kế hoạch của công ty.
- Tìm kiếm thị trường, đối tác, làm thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu thành phẩm cũng như nguyên vật liệu đầu vào.
Phòng Kỹ thuật công nghệ may
- Tiếp nhận yêu cầu may của khách hàng, quản lý, tổ chức sản xuất mẫu.
- Tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới mới, áp dụng cải tiến các dụng cụ giá lắp đưa vào sản xuất.
- Xây dựng và thực hiện các quy trình quản lý, vận hành, sữa chữa máy móc, kiểm soát và lưu trữ.
Phòng Quản lý chất lượng may
- Thực hiện việc kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên phụ liệu may mặc của các nhà cung ứng hoặc của khách hàng cung cấp theo tỉ lệ quy định để chấp nhận hoặc không chấp nhận đưa vào sản xuất.
- Thực hiện việc kiểm tra đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất tại các công đoạn sản xuất sản phẩm may mặc để ngăn chặn kịp thời các sự cố phát dinh trong quá trình sản xuất.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi giao hàng theo tỉ lệ quy
định của công ty hoặc của khách hàng.
- Thống kê, báo cáo, lập biên bản về chất lượng và đề xuất các hoạt động, khắc phục phòng ngừa sự không phù hợp xảy ra.
- Tham mưu cho lãnh đạo ban hành hướng dẫn và thực hiện các quy định về kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất.
- Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra cho QA và nhân viên thu hóa, KCS, tại các xí nghiệp thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao.
Phòng Tổng hợp
- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc tìm kiếm, tuyển chọn nguồn nhân lực cho công ty, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên.
- Tham gia cùng các phòng đánh giá và kiểm soát hệ thống quản lý chất
lượng nội bộ.
- Tiếp nhận, phân phối quản lý và lưu trữ tài liệu hành chính của công ty.
Phòng Kế toán
- Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của công ty.
- Tham gia cùng các phòng có liên quan xây dựng hợp đồng kinh tế, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, giá cả mua bán và các chi phí nói chung trong quá trình sản xuất.
Phòng Quản trị đời sống
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc đảm bảo quản trị đời sống.
- Xây dựng và đề xuất, ban hành các quy trình, quy định về quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.
Trạm y tế
- Xây dựng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.