Quan Điểm Của Đảng Về Xây Dựng Lực Lượng Công An Nhân Dân



khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam; xác định một trong những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT - XH trong giai đoạn 2021 - 2030 là phát triển NNL, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Hai là, quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực nữ

Quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về phụ nữ và giải phóng phụ nữ, từ năm 1930 trong Chánh cương vắn tắt thể hiện Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng, Bác Hồ đã nêu rõ mục tiêu “nam nữ bình quyền” và trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng, Bác Hồ đã viết: “từ nay, anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để thực hiện nam nữ bình quyền”. Người khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ trong công cuộc xây dựng đất nước; Người đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa sự tiến bộ của phụ nữ với sự phát triển của đất nước. Người đã chỉ ra Đảng và Chính phủ phải có trách nhiệm đi đầu trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Nam nữ bình quyền” là một trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam. Điều này được ghi nhận trong nhiều văn bản của Đảng, như Cương lĩnh chính trị của Đảng năm 1930; Nghị quyết số 152-NQ/TW, ngày 10/01/1967 về “một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận”; Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 07/6/1984 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định phụ nữ có tiềm năng rất to lớn, là động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân [62]. Đảng đã cụ thể hóa quan điểm bình đẳng giới bằng những nghị quyết và chỉ thị về công tác phụ nữ như Nghị quyết số 04- NQ/TW, ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề về công tác cán bộ nữ trong tình hình



mới. Khi nhân loại bước sang thiên niên kỷ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX (2001) đã nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội là: “Đối với phụ nữ thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng đào tạo nghề, nâng cao học vấn, có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo quản lý ở các cấp, các ngành chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện tốt để phụ nữ thực hiện chức năng người mẹ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” [62].

Đặc biệt, sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định chủ trương về công tác phụ nữ trước yêu cầu phát triển của đất nước. Đảng đã ban hành Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành nước có thành tích bình đẳng giới tiến bộ nhất trong khu vực; mục tiêu cụ thể: “Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ mọi mặt, có trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng nhiều hơn trên mọi lĩnh vực, đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình” [1].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Văn kiện Đại hội lần thứ XII, Đảng đã nêu quan điểm chỉ đạo về chính sách đối với phụ nữ “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, chế độ thai sản, nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh, bình đẳng giới” [65]; Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó có những quan điểm chỉ đạo và mục tiêu cụ thể để đạt được các mục tiêu liên quan đến sự phát triển của phụ nữ.

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh một trong những khâu đột phá chiến lược là nâng cao chất lượng NNL, trong đó có NNLN để tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của đất nước trong nhiệm

Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 17



kỳ 5 năm tới và giai đoạn tiếp theo; vấn đề thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, tăng cường các vấn đề an sinh xã hội tiếp tục phải được quan tâm thực hiện [66].

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật theo xu hướng bảo đảm quyền con người và không phân biệt đối xử. Trong đó, Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương diện. Tại điều 63, Hiến pháp 1992 khẳng định “công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ. Nhà nước tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và làm tròn bổn phận của người mẹ”. Hiến pháp năm 2013 đã quy định sâu sắc hơn quyền của phụ nữ trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của các bản Hiến pháp trước; quy định các quyền con người, quyền công dân, trong đó quyền của phụ nữ, cụ thể, xét trong mối tương quan với nam giới, các quy định của pháp luật về quyền của phụ nữ Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm “bình đẳng và ưu tiên”. Năm 2006, Luật Bình đẳng giới được ban hành là công cụ chính trị, pháp lý quan trọng, khẳng định mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ sự phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam, nữ trong phát triển KT - XH và phát triển NNL, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củ cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 57/CP-TTg ngày 1/12/2009 về chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã xác định thực hiện bình đẳng giới là công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước. Tiếp tục hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bình đẳng giới nhằm nâng cao năng lực của phụ nữ để phát triển NNLN trong phát triển nền KT - XH của đất nước, thông qua các hoạt động hỗ trợ về kỹ thuật, thông tin, nghiên cứu, tài chính và các nguồn lực khác cho thực hiện các chính sách phát triển NNLN ở nước ta. “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới



giai đoạn 2011 - 2020”, Chính phủ xác định đây là một bộ phận cấu thành của “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2020” và là một trong 9 nội dung quan trọng trong định hướng phát triển lĩnh vực xã hội được đề cập trong “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2020”.

Kế thừa kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, ngày 03/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030. Mục tiêu tổng quát là tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước [52].

4.1.2. Quan điểm của Đảng về xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển của lực lượng CAND, Đảng ta luôn quan tâm, đầu tư, tăng cường nguồn lực cho lực lượng CAND, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ ANTT trong mỗi giai đoạn cách mạng.

Bộ Chính trị Khóa VI ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 30/11/1987 về nhiệm vụ bảo vệ ANQG, gữi gìn TTATXH trong tình hình mới, xác định: Xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh theo hướng: lực lượng chuyên trách tinh giản, gọn nhẹ, tăng cường chất lượng chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, có kỷ luật chặt chẽ, có lực lượng bán chuyên trách, cơ sở bí mật và đặc tình rộng khắp, có chính sách khuyến khích hoạt động của họ.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HN-TW về nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ ANQG, trong đó đã yêu cầu: Nhà nước cần sớm ban hành và thể chế hóa chính sách đối với CAND, hậu phương CAND và cải tiến tiền lương của CAND; tăng cường và ổn định ngân sách với tỷ lệ thích đáng để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới .

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định: Xây dựng lực lượng CAND vững mạnh toàn diện, kết hợp lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách, các cơ quan bảo vệ pháp luật với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Hội nghị



Lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó đề ra giải pháp: Gia tăng ngân sách với mức độ cần thiết và có kinh phí đặc biệt cho Công an, đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu sản xuất phương tiện kỹ thuật, trang bị cho lực lượng CAND. Bộ Chính trị Khóa IX ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 08/11/2004 về nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Công an trong tình hình mới, đã chỉ rõ: “Có cơ chế, chính sách ưu tiên lực lượng Công an huy động, sử dụng nhân tài vật lực, thành tựu KH-CN phục vụ nhiệm vụ bảo vệ ANTT, căn cứ vào mặt bằng chung, điều chỉnh, bổ sung chính sách tiền lương, phụ cấp đặc biệt, nhà ở và chính sách hậu phương đối với cán bộ chiến sĩ Công an một cách thỏa đáng. Tăng biên chế hợp lý và trang thiết bị hiện đại cho lực lượng Công an, nhất là đối với đơn vị trực tiếp chiến đấu, đi đôi với đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” [64].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã đề ra quan điểm phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020 phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời, Đảng ta đã đề các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt quan tâm nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND vững mạnh toàn diện, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và TTATXH; làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và mọi ý đồ, hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không để bị động, bất ngờ [9].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành một số nghị quyết quan trọng, có liên quan và trực tiếp điều chỉnh công tác xây dựng lực lượng CAND: Nghị quyết số 22 -QĐ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Nghị quyết về cải cách chính



sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết về tinh giảm biên chế cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quán triệt chỉ đạo của Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước và ban hành các đề án, chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện một cách khoa học, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện trong lực lượng CAND.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, sau đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm thực hiện chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh quan điểm phát triển KT - XH giai đoạn 2020 - 2030 là gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị; đảm bảo TTATXH; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, đảm bảo cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Đồng thời, đề ra một trong những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là tiếp tục xây dựng CAND cánh mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng trinh sát kỹ thuật, tình báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát cơ động, kỹ thuật nghiệp vụ, an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao [66].

Mục tiêu, quan điểm, nghị quyết của Đảng về xây dựng lực lượng CAND qua các kỳ đại hội và các giai đoạn cách mạng là căn cứ chính trị, pháp lý rất quan trọng để Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, hoạch định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL, NNLN trong lực lượng Công an và chính sách phát triển NNL, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH trong tình hình mới.

4.1.3. Định hướng của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an tuy chưa ban hành văn bản thể hiện đầy đủ, toàn diện quan điểm chỉ đạo, phương hướng, nội dung về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, tuy nhiên có đề cập nội



dung từng chính sách cụ thể trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương các nhiệm kỳ; nghị quyết, đề án, kế hoạch về công tác cán bộ; Chương trình hành động về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Chương trình bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ mỗi giai đoạn.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020

- 2025 đề ra phương hướng là xây dựng lực lượng CAND, trong đó có NNLN, đạt cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại vào năm 2025; mục tiêu là củng cố, phát huy hiệu quả mô hình tổ chức bộ máy CAND, đảm bảo hợp lý giữa số lượng và chất lượng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, ý thức kỷ luật nghiêm minh, vững về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ; nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa đột phá là đảm bảo số lượng NNL hợp lý, đồng thời tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CAND, trước hết là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ Công an cơ sở [73].

Chương trình bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 trong CAND đã đề 3 quan điểm chỉ đạo; mục tiêu tổng quát và 5 mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện bình đẳng giới nói chung, phát triển NNLN lực lượng CAND nói riêng:

Quan điểm chỉ đạo

Thứ nhất, công tác bình đẳng giới là một trong những nội dung quan trọng trong công tác xây dựng lực lượng CAND, là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững về nhân tố con người, nhằm xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ANTT.

Thứ hai, nâng cao năng lực cho phụ nữ là biện pháp cần thiết, trước mắt để thúc đẩy bình đẳng giới trong CAND, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đề Phụ nữ Công an khắc phục khó khăn, hạn chế do đặc thù giới, phát huy tối đa khả năng trong các lĩnh vực công tác công an và đời sống xã hội.

Thứ ba, Chương trình bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành trong Chiến lược cán bộ của lực lượng CAND. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của



toàn lực lượng, trong đó vai trò hạt nhân lãnh đạo là cấp ủy đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng, vai trò tham mưu của cơ quan chức năng, vai trò chủ thể là mỗi cán bộ, chiến sỹ trong CAND.

Mục tiêu tổng quát là: tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực công tác công an, trong giáo dục, đào tạo, trong gia đình và xã hội, nhằm phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ ANTT; với 5 mục tiêu cụ thể:

Một là, trong lĩnh vực công tác tổ chức, cán bộ và phát triển đảng viên đạt tỷ lệ cán bộ nữ là 15%, bố trí ở tất cả các lĩnh vực công tác công an; 100% cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên nhất thiết có lãnh đạo chủ trốt là nữ; tỷ lệ nữ là lãnh đạo, chỉ huy phấn đấu đạt 12% trở lên, trong đó cấp phòng là 20% trở lên; tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt 13%; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới trong các văn bản quy định về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên.

Hai là, trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tỷ lệ cán bộ nữ có trình độ cao đẳng, đại học đạt 80% trong tổng số cán bộ nữ; tỷ lệ thạc sỹ đạt 20% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030 trong tổng số cán bộ có trình độ thạc sỹ; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới trong các văn bản quy định về công tác giáo dục, đào tạo.

Ba là, trong lĩnh vực đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bao lực trên cơ sở giới, 100% cán bộ, chiến sỹ và thân nhân bị bao lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện và được hỗ trợ, giúp đỡ;...

Bốn là, trong lĩnh vực y tế, 75% bệnh viên, bệnh xá Công an tỉnh, thành phố được cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trong danh mục chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; 100% phụ nữ Công an được hưởng các chế độ về khám, chữa bệnh; được cung cấp thông tin và giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Năm là, trong lĩnh vực truyền thông, 100% cán bộ, chiến sỹ được truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hằng năm, 100% tổ chức đảng,

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí