Tỷ Lệ Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân Giữ Chức Vụ Lãnh Đạo, Chỉ Huy



Việc điều động, luân chuyển NNL trong lực lượng CAND nói chung và NNLN nói riêng hiện nay được thực hiện theo các Thông tư quy định của Bộ Công an, trong đó đã quy định rõ nguyên tắc, đối tượng, hình thức, điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, tuân thủ nghiêm túc các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước. Mục đích điều động và luân chuyển NNLN nhằm phục vụ yêu cầu sử dụng NNL của Ngành, bố trí tăng cường NNL cho các lực lượng, cấp Công an nhằm tăng cường cho cơ sở, lực lượng trực tiếp chiến đấu và cho địa bàn trọng điểm về ANTT; đồng thời, cũng là phương pháp để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng NNL; hạn chế phức tạp, tiêu cực đối với cán bộ công tác ở các vị trí phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực hoặc giải quyết nguyện vọng của NNLN trong lực lượng CAND.

Về chính sách điều động NNLN trong lực lượng CAND, để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các thông tư quy định trước đây về công tác điều động cán bộ trong CAND, năm 2021, Bộ Công an ban hành Thông tư 91/2021/TT-BCA về điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân Công an trong CAND và Thông tư 79/2021/TT-BCA quy định về quy trình, thủ tục điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong CAND, trong đó đã nêu rất rõ về đối tượng, nguyên tắc, trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền điều động NNL, trong đó có NNLN; đặc biệt đã quy định chính sách riêng, đảm bảo bình đẳng giới, nhằm tạo điều kiện cho NNLN trong điều động cán bộ, như không phải áp dụng các điều kiện như nam giới khi điều động theo nguyện vọng hợp lý hóa gia đình, giúp NNLN yên tâm công tác [49]. Việc luân chuyển NNL trong CAND và NNLN nói riêng được thực hiện thường xuyên, gắn liền với quá trình sử dụng NNL, nhất là thực hiện quy định, chủ trương của Trung ương về tăng cường cho công an cơ sở, các tỉnh biên giới; bố trí giám đốc Công an cấp tỉnh, trưởng Công an cấp huyện không phải người địa phương và phục vụ quá trình đào tạo, bồi dưỡng NNL. Hiện nay, Bộ Công an chưa có quy định riêng về luân chuyển NNLN, mà tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn của nam và nữ khi xét và thực hiện luân chuyên như nhau; thời gian có nhiều lượt cán bộ nữ, trẻ và lãnh đạo chỉ huy được luân chuyển từ công an cấp trên và công an cấp dưới, góp phần bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH và xây dựng lực lượng CAND [32].



- Quy hoạch, bổ nhiệm NNLN trong lực lượng CAND

Việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo bộ Công an xác định là nội dung then chốt trong sử dụng NNL trong lực lượng CAND. Từ 2005 đến nay, Bộ Công an luôn quan tâm việc nghiên cứu, hoàn thiện đã ban hành nhiều đề án, chương trình, thông tư, quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm NNL, NNLN trong CAND cho sát hợp với chỉ đạo của Trung ương và thực tiễn công tác công an. Năm 2018, Bộ Công an ban hành Thông tư 03/2018/TT-BCA quy định về quy hoạch các chức danh lãnh đạo, chỉ huy trong CAND, thay thế Thông tư 59/2015/TT-BCA; năm 2021, Bộ Công an đã Thông tư 79/2021/TT-BCA quy định về quy trình, thủ tục điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong CAND thay thế Thông tư 25/2011/TT-BCA; Thông tư 26/2020/TT-BCA quy định về tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng CAND đảm bảo cụ thể, rõ ràng hơn thông tư trước đây. Việc quy hoạch, bổ nhiệm NNLN trong lực lượng CAND luôn tuân thủ đúng nguyên tắc tập trung, dân chủ; xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức; căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của cán bộ; đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ; đảm bảo đúng tiêu chuẩn, trình tự theo quy định. Bổ nhiệm NNL gắn với quy hoạch, được xem xét bổ nhiệm, phải trong diện quy hoạch, hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Về chủ trương, chính sách phát triển NNLN, từ năm 2007, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, đề án về công tác phát triển NNLN, như: Chương trình hành động số 12/CTHĐ-ĐU (X16), ngày 16/11/2007 quy định: (1) Việc quy hoạch cán bộ nữ phải đặt trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của đơn vị, địa phương và gắn với việc bồi dưỡng, đào tạo để chủ động về nhân sự nữ. Những nơi có tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ nữ từ 30% trở lên; cơ sở giáo dục, trại giam, trường giáo dưỡng có đông học viên, phạm nhân, trại viên nữ cần bố trí cơ cấu quy hoạch và bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt là nữ"; (2) xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo hàng năm phải căn cứ vào thực tiễn chỉ ra những nơi cần có lãnh đạo nữ để có tỷ lệ quy hoạch lãnh đạo nữ cho phù hợp;

(3) các cấp ủy đảng phải chỉ đạo chặt chẽ việc cơ cấu cấp ủy viên là nữ trong đại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.



Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 13

hội Đảng các cấp, nâng tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng từ 10% trong tổng số cấp ủy viên, đồng thời mạnh dạn giao việc cho cán bộ nữ rèn luyện trong thực tiễn để tự khẳng định mình; (4) nâng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ lên trên 8% trong tổng số phụ nữ, trên 6% trong tổng số cán bộ lãnh đạo Công an các cấp [68]. Năm 2021, Bộ Công an đã ban hành Chương trình Bình đẳng giới trong CAND, trong đó đề ra mục tiêu trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, như: 100% cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30%, nhất thiết có cán bộ, lãnh đạo chủ chốt là nữ; tỷ lệ lãnh đạo, chỉ huy phấn đấu đạt 12% trở lên trong tổng số lãnh đạo, chỉ huy các cấp; trong đó lãnh đạo nữ cấp phòng trở lên đạt 20% trở lên trong số lãnh đạo chỉ huy các cấp trong CAND. Thông tư số 60/2013/TT - BCA, ngày 19/11/2013 của Bộ Công an quy định trách nhiệm của công an đơn vị, địa phương trong việc đảm bảo cho các cấp Hội phụ nữ trong CAND tham gia quản lý nhà nước, theo đó, Công an các đơn vị, địa phương tạo điều kiện thuận lợi để Hội Phụ nữ cùng cấp tham gia quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động có liên quan đến công tác Hội và phong trào phụ nữ tại đơn vị, địa phương [20].

Căn cứ quy định của Đảng, Nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND, tiêu chuẩn quy hoạch chức danh lãnh đạo, chỉ huy trong CAND được quy định cụ thể trong các thông tư của Bộ Công an. Về chính sách quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, chỉ huy đối với NNLN trong lực lượng CAND có một số khác biệt so với với nam giới về độ tuổi: (1) Quy hoạch lần đầu chức danh lãnh đạo, chỉ huy: Cấp đội và tương đương, không quá 46 tuổi đối với nữ, không quá 48 tuổi đối với nam; cấp phòng và tương đương, không quá 48 tuổi đối với nữ và không quá 51 tuổi đối với nam; cấp cục, không quá 50 tuổi đối với nữ và không quá 53 tuổi đối với nam nam [TT03]. (2) Bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, chỉ huy: Cấp đội và tương đương, không quá 48 tuổi đối với nữ, không quá 53 tuổi đối với nam; cấp phòng và tương đương, không quá 50 tuổi đối với nữ và không quá 53 tuổi đối với nam; cấp cục, không quá 50 tuổi đối với nữ (cấp tướng) và không quá 55 tuổi đối với nam [23].

Để tổ chức thực thi các chủ trương, chính sách nêu trên, thời gian qua cấp ủy, lãnh đạo Công an các cấp đã ban hành nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh thực



hiện bình đẳng giới, công tác cán bộ nữ và vì sự tiến bộ phụ nữ, như tạo điều kiện cho cán bộ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; giao nhiều nhiệm vụ để rèn luyện, thư thách để khẳng định bản thân, sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ CAND trong khắc phục hạn chế do đặc điểm giới, có cơ hội khẳng định bản thân và tiếp cận cơ hội phát triển. Hàng năm, Công an các đơn vị, địa phương thường xuyên tổ chức rà soát quy hoạch, cử cán bộ, chiến sỹ nữ đi đào tạo, bồi dưỡng, do vậy, NNLN có nhiều cơ hội rèn luyện trong thực tiễn công tác và chiến đấu, khẳng định bản thân; đồng thời, tạo điều kiện để NNLN tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, công tác Hội và phong trào phụ nữ để nâng cao kiến thức gia đình và xã hội, nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

Năm 2021, tỷ lệ cán bộ nữ CAND giữ chức vụ lãnh đạo chỉ huy chiếm tỷ lệ 2,42% trong tổng biên chế toàn ngành, chiếm 10,37% trong số lãnh đạo chỉ huy (chỉ tiêu đề ra trong Chương trình hành động 12 của Đảng ủy Công an Trung ương là 6% trong tổng số lãnh đạo chỉ huy) và chiếm tỷ lệ 16,34% trong tổng số cán bộ nữ CAND (chỉ tiêu đề ra trong Chương trình hành động 12 của Đảng ủy Công an Trung ương là 8%), tăng 9,54% so với năm 2005; tăng 5,24% so với năm 2010 và tăng 0,54% so với năm 2015. Đến nay, có 35 nữ Anh hùng lực lượng vũ trang; 01 cán bộ, chiến sỹ nữ cấp bậc hàm Trung tướng, 08 cấp bậc hàm Thiếu tướng, 02 nữ đại biểu Quốc hội; 27 cán bộ, chiến sỹ nữ giữ chức vụ cấp cục trở lên, chiếm 0,44% trong tổng số lãnh đạo cấp cục; nữ lãnh đạo cấp phòng chiếm 19,1%, cấp đội chiếm 80,38% trong tổng số lãnh đạo chỉ huy là nữ, trong đó 127 trưởng phòng và tương đương ở cơ quan cấp Bộ; ở Công an địa phương, giám đốc chiếm 2,41%, trong đó có 01 giám đốc, 03 phó giám đốc; 623 trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương. Đặc biệt, trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của Bộ Công an về điều động Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, có 235 cán bộ, chiến sỹ nữ Công an giữ chức danh Công an xã, trong đó có 25 trưởng Công an xã, 64 phó Trưởng Công an xã [9].

Biểu đồ 9: Tỷ lệ nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy


20


18


16


14


12


10

17.3

17.6

8

17

17

15.8

16.68

16.34

6

11.1

4

6.8

2


0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021

- Nhận xét, đánh giá nguồn nhân lực nữ trong lực lượng CAND

Công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại NNLN trong CAND được Bộ Công an quan tâm chỉ đạo coi đây là nội dung quan trọng để bố trí, sử dụng cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với NNL. Thời gian qua, Bộ Công an đã ban hành nhiều văn bản và tổ chức thực hiện trong toàn lực lượng. Tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình, phương pháp đánh giá, nhận xét, xếp loại cán bộ, chiến sỹ thực thiện theo quy định riêng phù hợp với từng đối tượng NNLN là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, sĩ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn, công an công an, hợp đồng lao động hay học sinh, sinh viên các trường CAND.

Đối với cán bộ, chiến sỹ là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, sĩ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn, năm 2011, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 06/2011/TT-BCA quy định về nhận xét, đánh giá và xếp loại cán bộ trong CAND, đến năm 2019 đã sửa đổi ban hành Thông tư số 30/2019/TT-BCA để hoàn thiện hơn về công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, đảm bảo cụ thể, khách quan, toàn diện, sát với khung năng lực cán bộ. Việc nhận xét, đánh giá cán bộ, chiễn sĩ nữ về cơ bản không có quy định riêng; quá trình thực hiện tuân thủ nguyên tắc tập trung,



dân chủ, công khai, minh bạch; đề cao trách nhiệm tập thể cấp ủy và người đứng đầu đơn vị. Nội dung nhận xét, đánh giá bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; nhận xét, đánh giá những vấn đề cần khắc phục, sửa chữa đã được chỉ ra từ kỳ nhận xét, đánh giá trước; những tồn tại, hạn chế khuyết điểm cần khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới; nhận xét, đánh giá về năng lực, trình độ, kinh nghiệm, sở trường công tác; chiều hướng và triển vọng phát triển của cán bộ. Theo đó, phương pháp và quy trình đánh giá được áp dụng: (1) Kết thúc năm công tác, cán bộ chiến sĩ CAND làm bản tự nhận xét và trình bày trước đơn vị tại cuộc họp cuối năm; (2) Các thành viên trong đơn vị nhận xét, góp ý và biểu quyết về mức độ hoàn thành công việc của cán bộ, chiến sĩ; lãnh đạo đơn vị tổng hợp và kết luận nội dung đánh giá; (3) Chuyển kết quả đánh giá tới bộ phận tổ chức - cán bộ trong cơ quan để lưu vào hồ sơ, làm cơ sở cho các quyết định khen thưởng, kỉ luật, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ.

Thời gian qua, trong lực lượng CAND, công tác nhận xét, đánh giá NNL, trong đó có NNLN cơ bản phù hợp theo quy định của Trung ương, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, chuẩn hóa tiêu chí đánh giá phù hợp với từng đối tượng đánh giá, nhận xét. Tập thể cấp uỷ và lãnh đạo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thể hiện được vai trò, trách nhiệm; đã căn cứ vào hiệu quả công tác để tiến hành nhận xét, đánh giá cán bộ, đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XII. Chất lượng công tác nhận xét, đánh giá cán bộ đã từng bước được nâng lên, sát thực tế và thực hiện có nền nếp theo định kỳ, làm cơ sở quan trọng cho việc bố trí, phân công công tác, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với NNL trong lực lượng CAND. Đây là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện việc điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ.

Nhìn chung, chất lượng NNLN trong lực lượng CAND đã được nâng cao hơn trước, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức xã hội



ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. NNLN luôn thể hiện rõ lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, tuân thủ quy định của đảng, của ngành và Điều lệnh CAND; luôn giữ gìn và phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Hầu hết cán bộ, chiến sỹ nữ đều tận tụy, năng động, sáng tạo trong công việc và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tỷ lệ đạt danh hiệu chiến sỹ tiên tiến rất cao, tỷ lệ không hoàn thành nhiệm vụ và vi phạm kỷ luật của Đảng, của Ngành không đáng kể [9].

3.2.2. Chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Quán triệt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nâng cao chất lượng NNLN, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình có nội dung phát triển NNLN trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng. Chương trình hành động số 12/CTHĐ-ĐU(X16), ngày 16/11/2007 của Đảng ủy Công an Trung ương chỉ rõ: (1) Tạo điều kiện để phụ nữ Công an được học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nâng tỷ lệ cán bộ nữ có trình độ đại học trở lên đạt 40% (trong tổng số phụ nữ) vào năm 2010 và 50% vào năm 2020; cán bộ lãnh đạo nữ có trình độ đại học trở lên đạt 90% (trong tổng số lãnh đạo là nữ) vào năm 2010 và 95% vào năm 2020. (2) Chăm lo bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nữ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đến năm 2021, Bộ Công an ban hành Chương trình Bình đẳng giới trong CAND giai đoạn 2021 - 2030, trong đó đề ra chỉ tiêu: Phải đảm bảo nguyên tắc trong các văn bản quy định về công tác giáo dục, đào tạo; đề ra tỷ lệ cán bộ nữ có trình độ cao đẳng, đại học đạt 80% trong tổng số cán bộ nữ CAND, tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 25% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030 so với tổng số thạc sỹ.

Căn cứ chủ trương của Đảng, Nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã ban hành một số chính sách cụ thể trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNLN trong lực lượng CAND, như: một số chính sách đặc thù: chính sách bảo lưu kết quả học tập đối với cán bộ, chiến sỹ nữ mang



thai và sinh đẻ trong quá trình đang học tập; miễn, giảm học phí và hỗ trợ học tập được áp dụng cho nhóm học trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các đối tượng theo các quy định của Nhà nước và Bộ Công an hiện hành; có chính sách ưu tiên đào tạo bồi dưỡng đối với NNLN là người dân tộc thiểu số; Công an đơn vị, địa phương cũng có chính sách hỗ trợ để NNLN được vừa làm vừa học, khuyến khích tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự học thêm ngoại ngữ, tin học, văn bằng 2.

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ nữ tiếp cận cơ hội học tập như: hệ vừa làm vừa học, đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học, đào tạo cấp bằng thứ 2 cho cán bộ đã tốt nghiệp ngành ngoài được tuyển vào CAND; bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ khi chuyển sang nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ khác; tạo điều kiện để NNLN nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ; đặc biệt, các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức đào tạo tập trung liên kết tại Công an địa phương.

Ngoài đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, Bộ Công an còn quan tâm nâng cao chất lượng NNLN về tâm lực, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức xã hội, kiến thức giới, bình đẳng giới, kiến thức làm mẹ, chăm sóc gia đình và các phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới. Ngoài ra, 15 năm gần đây Bộ đã phê duyệt cho các cấp Hội phụ nữ tổ chức các đoàn ra, đoàn vào nhằm tạo điều kiện cho NNLN có điều kiện học tập tại các nước như: Pháp, Đức, Ốtx-trây-li-a, Ý, CuBa, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ma- lay-si-a, Xinh-ga-po, Thái Lan, Hồng Kông...; đồng thời đón nhiều đoàn nữ cảnh sát các nước sang trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, quản lý NNLN, công tác bình đẳng giới tại Bộ Công an Việt Nam [9].

Từ sự quan tâm của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của NNLN không ngừng được tăng lên. Năm 2021, so với NNLN thì số NNLN có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 75,29%, thạc sĩ chiếm 7,02%; tiến sĩ chiếm 0,54% [Biểu đồ 6]; NNLN được bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị là 2,16%; trung cấp lý luận chính trị là 39,96% [7].

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí