tốt, việc tốt “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Những đóng góp của phụ nữ CAND thời gian qua đã được lãnh đạo các cấp ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao. Chỉ tính từ năm 2007 đến nay, Chủ tịch nước đã tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì cho 2 tập thể; tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho 11 tập thể; 4 tập thể, 21 cá nhân được tặng Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Giải thưởng Phụ nữ Công an tiêu biểu; hàng nghìn lượt tập thể, cá nhân được Chính phủ, Bộ Công an, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen, được lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương khen thưởng [9].
3.3. Đánh giá thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
3.3.1. Kết quả đạt được
Một là, chính sách tuyển dụng, sử dụng NNLN trong lực lượng CAND đã được chú trọng và thực hiện theo quy định hiện hành.
Số lượng NNLN trong lực lượng CAND được tuyển dụng đến năm 2021 là 14,73%, đã tiệp cận chỉ tiêu tỷ lệ cán bộ nữ trong biên chế toàn Ngành là 15%.
Chính sách bố trí, sử dụng NNLN trong lực lượng CAND ngày càng được bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện, cơ bản khoa học, sát hợp hơn với thực tiễn công tác Công an, từng bước đảm bảo thực hiện Nghị quyết số 22 của Trung ương về “tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và bố trí NNLN theo 04 cấp Công an đảm bảo tiêu chí “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Chính sách luân chuyển, điều động, quy hoạch, bổ nhiệm NNLN trong lực lượng CAND đã được Bộ Công an triển khai thực hiện và tiếp tục có sự bổ sung, hoàn thiện, bước đầu đã tính toán đến khác biệt giới; cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng NNLN của Ngành và nguyện vọng của NNLN, tạo điều kiện để NNLN rèn luyện, thử thách, trưởng thành và vững vàng hơn trong công tác. Tỷ lệ NNLN tham gia lãnh đạo, chỉ huy ngày càng tăng, năm 2021 đạt 10,37% trong tổng số lãnh đạo chỉ huy, gần tiệm cận mục tiêu Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 (12%).
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Độ Giáo Dục, Đào Tạo Của Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
- Tỷ Lệ Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân Giữ Chức Vụ Lãnh Đạo, Chỉ Huy
- Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân Có Trình Độ Từ Cao Đẳng Trở Lên
- Quan Điểm Và Định Hướng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
- Quan Điểm Của Đảng Về Xây Dựng Lực Lượng Công An Nhân Dân
- Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Việc nhận xét, đánh giá chất lượng, hiệu quả làm việc của NNLN trong lực lượng CAND đã có nhiều đổi mới, ngày càng hoàn thiện hơn, có quy định tiêu chí đánh giá cho từng nhóm NNL, đảm bảo cụ thể, rõ ràng, sát thực tế hơn [9].
Hai là, chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNLN trong lực lượng CAND đã được lồng ghép trong các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác cán bộ, tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng.
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNLN trong lực lượng CAND tuy chưa ban hành được quy định, kế hoạch, chiến lược, đề án riêng, song cũng đã được tính toán lồng ghép các nội dung chính sách cụ thể trong các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác cán bộ, công tác tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, trong đó đã quy định tỷ lệ, điều kiện, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với nam và nữ. Đến năm 2021, tỷ lệ NNLN trong lực lượng CAND nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 82,85% trong tổng số NNLN trong lực lượng CAND, từng bước đáp ứng yêu cầu bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH trong tình hình mới.
Ba là, chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội đối với NNLN trong lực lượng CAND đã được quan tâm thực hiện và có quy định một số chính sách đặc thù.
Chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội đối với NNLN trong lực lượng CAND đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngoài được hưởng chính sách quy định chung như nam giới và các quy định đối với lao động nữ theo Luật Lao động, Luật Y tế, Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, NNLN trong lực lượng CAND có được hưởng một số chính sách riêng, phần nào động viên, tạo động lực làm việc đối với NNLN, góp phần phát triển NNLN về thể lực, tâm lực và gắn bó, cống hiến hơn cho sự nghiệp bảo vệ ANTT.
Bốn là, chính sách tiền lương, phụ cấp và phúc lợi đối với NNLN trong lực lượng CAND bước đầu bù đắp, tái tạo sức lao động, góp phần động viên NNLN nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bộ Công an đã và đang tính cực nghiên cứu hoàn thiện chính sách tiền lương cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở quy định về chế độ tiền lương của Nhà nước đối với lực lượng vũ trang, không phân biệt nam nữ về điều kiện, tiêu chí và mức lương; có khác biệt giới
trong chính sách quy định độ tuổi nghỉ hưởng chế độ hưu trí, năm đóng bảo hiểm xã hội gắn với chính sách tiền lương hưu. Đã áp dụng chế độ, chính sách phụ cấp đặc thù đối với một số lĩnh vực công tác có tính chất nguy hiểm, độc hại, cường độ cao, trọng yếu và công tác vùng sâu xa, biên giới, hải đảo. Chính sách phúc lợi đối với NNLN được quan tâm thực hiện, nhằm tạo động lực phát triển đối với NNLN. Việc thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp và phúc lợi đối với NNLN trong lực lượng CAND cơ bản đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần bù đắp sức lao động, động viên NNLN hoàn tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Năm là, chính sách trong thi đua, khen thưởng đối với NNLN trong lực lượng CAND được triển khai đồng bộ từ cơ quan Bộ đến cơ sở với nhiều chính sách phù hợp.
Chính sách trong thi đua, khen thưởng đối với NNLN được sửa đổi hoàn thiện, từng bước tính đến yếu tố giới và đã triển khai thường xuyên từ Bộ đến cơ sở với nhiều hình thức đột xuất, khen theo niên hạn, khen công trạng, khen hàng năm. Các chính sách thi đua, khen thưởng là căn cứ quan trọng để đảm bảo điều kiện, tiêu chí khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm và thực hiện chính sách tiền lương, phúc lợi, góp phần phát triển NNLN trong lực lượng CAND.
Nhìn chung, các chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND tuy chưa được ban hành đảm bảo hệ thống, đầy đủ và toàn diện thành theo kế hoạch, chiến lược, đề án riêng, song cũng đã được tính toán lồng ghép quy định cụ trong các hoạt động quản lý NNL Công an. Các nội dung chính sách cụ thể phát triển NNLN trong lực lượng CAND được Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ và Công an các đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện, từng bước đảm bảo số lượng và cơ cấu hợp lý hơn; chất lượng dần được nâng cao về thể lực, trí lực, tâm lực; mạnh dạn giao việc, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm NNLN vào vị trí lãnh đạo, chỉ huy; chính sách tiền lương, phụ cấp, phúc lợi được thực hiện cơ bản bù đắp, tái tạo sức lao động; chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi được đảm bảo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NNLN. Đến năm 2021, NNLN trong lực lượng CAND được tăng cường về số lượng và chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, nỗ lực cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH và xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại [9].
Đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và phát triển lực lượng CAND; trong đó, chú trọng ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đối với NNL nói chung, NNLN nói riêng trong lực lượng CAND, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần, góp phần tạo động lực làm việc giúp NNLN yên tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề, phát huy khả năng trí lực, tâm lực hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ ANTT.
Thứ hai, Quá trình hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ, tích cực phối hợp của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, xã hội và các địa phương.
Thứ ba, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và cấp ủy, lãnh đạo các cấp trong CAND đã được quán triệt về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển NNLN, về bình đẳng giới, vai trò quan trọng của công tác hoạch định và thực thi chính sách chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, nên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển NNLN.
Thứ tư, các cơ quan, bộ phận tham mưu hoạch định và thực thi chính sách, trong đó nòng cốt là cơ quan tổ chức cán bộ, Ban bình đẳng giới, các cấp Hội phụ nữ trong CAND đã phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được phân công, từng bước đưa chính sách đi vào cuộc sống.
Thứ năm, NNLN trong lực lượng CAND đã tích cực học tập, đổi mới, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp để thích ứng với yêu cầu của Ngành và hội nhập quốc tế.
3.3.2. Hạn chế
Một là, chính sách tuyển dụng, sử dụng NNLN trong lực lượng CAND còn chưa hệ thống và đồng bộ; một số chính sách cụ thể còn chung chung, thiếu nhạy cảm giới.
Biểu đồ 11: Kết quả khảo sát về những bất cập trong thực hiện chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
100
90
80
77.5
91.4
86.2
70 60
60
50
40
30
13.9
20
10
0
Chưa cụ thể Chưa mang yếu tố giới Chung chung Chưa căn cứ trình độ đào tạo Cào bằng
Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh
Việc ban hành chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND nói riêng còn thiếu tính hệ thống, chưa đồng bộ; chưa gắn với chiến lược, kế hoạch hóa NNL Công an trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 13,9% ý kiến cho rằng các cơ chế, chính sách phát triển NNLN trong CAND còn chưa được cụ thể, rõ ràng; 77,5% cho rằng chiến lược, kế hoạch còn thiếu cụ thể, chưa mang yếu tố giới; 91,4% cho rằng nhìn nhận, đánh giá NNLN còn chung chung, chưa có nhạy cảm giới; 86,2% đánh giá bố trí, sử dụng NNLN chưa thực sự căn cứ vào trình độ được đào tạo; 60% cho rằng việc đánh giá còn cào bằng, chưa đảm bảo nhạy cảm giới [Bảng tổng hợp kết quả số 3].
Một số chính sách tuyển dụng, sử dụng chưa cụ thể, rõ ràng và khoa học và chưa thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với NNLN trong lực lượng CAND. Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, độ tuổi NNLN khi tuyển sinh vào các trường CAND, tuyển chọn công dân vào CAND và chuyển chuyên nghiệp
đối với chiến sĩ nghĩa vụ còn chưa tính đến yếu tố giới, chưa có nhạy cảm giới. Chưa quy định rõ cơ cấu (số lượng, độ tuổi, thành phần dân tộc, trình độ) NNLN trong bố trí công tác theo hệ lực lượng, cấp Công an; quá trình thực thi đôi khi gặp khó khăn, bố trí vị trí việc làm chưa đúng với trình độ được đào tạo, nơi thừa, nơi thiếu biên chế NNLN. Có tới 86,2% và 84,5% ý kiến khảo sát cho rằng việc bố trí, sử dụng NNLN chưa rõ ràng, thiếu khoa học; chưa quy định rõ tỷ lệ, cơ cấu biên chế NNLN giữa các vùng miền, lĩnh vực công tác và các cấp Công an [Bảng tổng hợp kết quả khảo sát số 3].
Về chính sách quy hoạch, bổ nhiệm NNLN trong lực lượng CAND, Bộ Công an quy định tiêu chuẩn, điều kiện quy hoạch và bổ nhiệm đối với nam và nữ là như nhau; riêng tuổi quy hoạch, bổ nhiệm lần đầu, giới hạn nữ thấp hơn nam từ 2 - 3 tuổi (tùy theo cấp bổ nhiệm); trong khi tuổi nghỉ hưu của nữ sớm hơn nam 5 năm và tuổi bổ nhiệm lần đầu phải đủ thời gian một nhiệm kỳ đảm nhiệm chức vụ đó. Theo đó, NCS cho rằng quy định như vậy sẽ hạn chế cơ hội tham gia lãnh đạo, chỉ huy của NNLN và chưa đảm bảo bình đẳng giới thực chất, vì xét nam và nữ cùng xuất phát điểm như nhau, nhưng phụ nữ có khoảng 5 năm đến 7 năm thực hiện thiên chức làm mẹ, nuôi con nhỏ, nên hầu hết chậm được học tập, nâng cao trình độ; mặt khác giới hạn tuổi xét đi đào tạo bồi dưỡng nữ lại bằng hoặc thấp hơn nam nên càng khó khăn, hạn chế hơn hoàn thiện điều kiện bằng cấp khi xét quy hoạch, bổ nhiệm. Thực tiễn nếu cấp ủy, lãnh đạo không quan tâm, định kiến, không có chính sách tạo động lực và áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng NNLN thì NNLN sẽ luôn chậm phát triển hơn nam giới; nếu phụ nữ có được thành công như nam giới phải nỗ lực cố gắng rất nhiều. Theo kết quả khảo sát có tới 93% số phiếu trả lời cho rằng, lĩnh vực này còn nhiều bất cập, khó khăn cho NNLN [Bảng số 02/KS, Phụ lục số 2]; có tới 96,5% ý kiến đánh giá việc quy hoạch, bổ nhiệm NNLN còn chưa đảm bảo bình đẳng giới [Bảng tổng hợp kết quả khảo sát số 07].
Về chính sách nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ hàng năm đã được sửa đổi, hoàn thiện hơn, tuy nhiên vẫn còn chưa có nhạy cảm giới, chưa khoa học,
chồng chéo với việc nhận xét, đánh giá, phân loại đảng viên và bình xét danh hiệu Phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc, nhất là đối với tập thể đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy (xếp loại lãnh đạo chỉ huy phụ thuộc kết quả danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân; danh hiệu thi đua của tập thể trên cơ sở kết quả phân loại đơn vị, cá nhân và thực hiện sau cùng; không thực hiện đánh giá xếp loại cho tập thể đơn vị nhưng có phân loại tổ chức đảng).
Hai là, chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNLN trong lực lượng CAND chưa thực sự gắn với vị trí việc làm; chưa xác định cụ thể chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng các hệ cho NNLN, quy định độ tuổi NNLN trong tuyển sinh đảm bảo bình đẳng giới, chưa tạo động lực phát triển đối với NNLN.
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNLN trong lực lượng CAND tuy đã được quan tâm thực hiện, song còn một số nội dung chưa thực sự khoa học và thực sự tạo động lực phát triển đối với NNLN, như: Chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng NNLN rất hạn chế (10% - 15%); độ tuổi xét dự tuyển ở các cấp đào tạo như nhau đối với cả nam và nữ, hoặc giới hạn nữ thấp hơn nam (tiến sỹ không quá 50 tuổi; thạc sỹ, đại học vừa học vừa làm, đại học liên thông không quá 45 tuổi; trung cấp chính quy không quá 40 tuổi), hay điều kiện dự tuyển cao cấp lý luận chính trị phải là đảng viên, trong diện quy hoạch cấp phòng, dưới 35 tuổi (nam là 40 tuổi), làm giảm cơ hội tham gia học tập, nâng cao trình độ đối với NNLN trong lực lượng CAND.
Chính sách hỗ trợ NNLN trong CAND trong quá trình tham gia đào tạo, bồi dưỡng chưa có khác biệt giới, chưa thực sự khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi, giúp NNLN khắc phục khó khăn, hạn chế về giới để nâng cao trình độ.
Mặc khác, chủ trương hội nhập quốc tế trong giáo dục, đào tạo và đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo trong CAND đã được triển khai, xong chất lượng hạn chế và chậm đổi mới. Việc đào tạo chưa thực sự gắn với vị trí việc làm, chưa xác định được mô hình và phân luồng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo từng lĩnh vực, cấp Công an; chưa phân định rõ sự khác biệt, chuyên sâu trong nội dung đào
tạo đối với từng cấp học, gắn với yêu cầu vị trí việc làm, ít chú trọng rèn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành và kỹ năng xử lý tình huống thực tiễn; việc xác định chỉ tiêu và quy mô đào tạo NNLN trong lực lượng CAND chưa cụ thể [9].
Kết quả khảo sát cho thấy 91,5% đánh giá công tác này còn hạn chế, 62% cho rằng chưa khoa học, 58,6% cho rằng chưa thực hiện đúng quy định theo chương trình, kế hoạch, có 84,5% số phiếu đánh giá chưa bình đẳng trong đào tạo, bồi dưỡng [Bảng tổng hợp kết quả khảo sát số 4]; có 8,5% số phiếu cho rằng việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng NNLN không thường xuyên; 5% đánh giá việc đầu tư nguồn lực tài chính cho phát triển đội ngũ cán bộ nữ chưa đầy đủ, không thường xuyên; 69% ý kiến đánh giá hoạt động hợp tác quốc tế còn hạn chế [Bảng tổng hợp kết quả khảo sát số 5].
Biểu đồ 12: Kết quả khảo sát về những hạn chế trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
90 84.5
80
70 62
60
69
58.6
50
40
30
20
8.5
10 5
0
Chưa khoa học Chưa đúng quy định
Chưa bình đẳng Không thường xuyên Nguồn lực tài chính chưa đầy đủ Hợp tác quốc tế hạn chế
Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh