Đánh Giá Của Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hà Nội Về Chính Sách Nhà Nước Buộc Doanh Nghiệp Phải Tiến Hành Đmcn


- Về hệ thống các văn bản pháp qui còn thiếu cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp: có 13,4% doanh nghiệp rất đồng ý và 42,9% đồng ý cho rằng Nhà nước thiếu chiến lược/qui hoạch/kế hoạch cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp (điểm trung bình là 3.6050).

- Về các chính sách được ban hành thiếu sự tham gia của doanh nghiệp: có 10,9% doanh nghiệp rất đồng ý và 52,1% đồng ý cho rằng Nhà nước thiếu sự quan tâm, hỏi ý kiến doanh nghiệp trong quá trình ban hành các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN (điểm số trung bình là 3.6134).

- Về các văn bản pháp qui còn chồng chéo và chưa đồng bộ: có 17,6% doanh nghiệp rất đồng ý và 24,4% đồng ý cho rằng các văn bản của Nhà nước liên quan tới ĐMCN còn chồng chéo chưa đồng bộ làm cản trở quá trình ĐMCN ở doanh nghiệp (điểm số trung bình là 3.5546).

Hình 4 6 Đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về chính sách nhà 1

Hình 4.6: Đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về chính sách nhà nước buộc doanh nghiệp phải tiến hành ĐMCN

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)

Như vậy, nhìn chung theo đánh giá của doanh nghiệp thì hệ thống pháp luật của Nhà nước chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp ĐMCN (Hình 4.6); các văn bản còn chồng chéo, chưa đồng bộ, thiếu sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách ĐMCN cho doanh nghiệp (điểm số trung bình là 3.4454): chỉ có 3,36 % doanh nghiệp rất không đồng ý, 7,56% không đồng ý, 37,82% ở mức bình thường, 43,7% đồng ý và 7,56% doanh nghiệp rất đồng ý.


(ii) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN nói chung, trong đó có QLNN về ĐMCN được phân cấp quản lý dựa theo Luật KH&CN (2000), Nghị định số 54/2003/NĐ-CP, Nghị định 28/2008/NĐ-CP qui định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KH&CN nói chung, ĐMCN nói riêng từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ qui định quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ KH&CN trong quá trình hoạch định, tổ chức thực thi, đánh giá tác động và hoàn thiện nội dung chính sách KH&CN, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KH&CN là Sở KH&CN. Ở các cấp cơ sở (Quận/Huyên) có thể bao gồm các phòng quản lý KH&CN, các đơn vị nghiên cứu phát triển KH&CN. Ví dụ ở Trung ương có Bộ KH&CN và giúp Bộ trưởng có Vụ KH&CN, ở địa phương có UBND cấp tỉnh/thành phố và giúp Chủ tịch có Sở KH&CN, ở các UBND huyện/quận thì có Phòng KH&CN.

Bộ máy QLNN về ĐMCN hiện nay được đánh giá là chưa phù hợp, thiếu sự phân công rõ ràng về trách nhiệm giữa các Bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương trong hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Chẳng hạn, Bộ KH&CN hướng dẫn các bộ/tỉnh thực hiện quản lý về KH&CN nhưng chưa có cơ chế phối hợp giữa các bộ/ngành/địa phương trong việc kết hợp với Bộ KH&CN thực hiện thống nhất QLNN về KH&CN, trong đó có ĐMCN (Hoàng Xuân Long, 20011; Hoàng Ngọc Doanh, 2007).

Ở Hà Nội cũng như địa phương khác, bộ máy QLNN về KH&CN được tổ chức theo Thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV (15/7/2003) về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân QLNN về KH&CN ở địa phương; Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND (29/9/2008) về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN thành phố Hà Nội. Qua đó QLNN về KH&CN nói chung và ĐMCN nói riêng là một trong các nhiệm vụ của Sở KH&CN.


Theo kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của nghiên cứu sinh, đánh giá của doanh nghiệp về tổ chức bộ máy QLN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, được thể hiện ở Bảng 4.5. Kết quả như sau:

- Về sự phối hợp giữa các đơn vị/cơ quan QLNN về ĐMCN chưa tốt: có 16% doanh nghiệp rất đồng ý, 42,9% doanh nghiệp đồng ý cho rằng sự phối hợp giữa các đơn vị/cơ quan QLNN để giải quyết các vấn đề liên quan tới ĐMCN của doanh nghiệp chưa tốt (điểm số trung bình là 3.6218).

- Về năng lực giải quyết của cán bộ QLNN về ĐMCN chưa tốt: có 14,3% doanh nghiệp rất đồng ý, 43,7% doanh nghiệp đồng ý cho rằng năng lực của cán bộ QLNN về ĐMCN còn hạn chế (điểm số trung bình là 3.6891).

Bảng 4.5: Đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về bộ máy QLNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

TT

Đánh giá của doanh nghiệp về bộ máy QLNN

nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN

Điểm trung

bình (Mean)

Độ lệch chuẩn

(Std. Deviation)

1

Phối hợp giữa các đơn vị/cơ quan chưa tốt

3.6218

.80245

2

Năng lực giải quyết của cán bộ quản lý nhà

nước còn chưa tốt

3.6891

.75631

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)

Như vậy, nhìn chung tổ chức bộ máy QLNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ĐMCN cũng còn nhiều hạn chế, thể hiện ở sự phối hợp giữa các đơn vị/cơ quan QLNN về ĐMCN chưa tốt và năng lực giải quyết của cán bộ QLNN còn hạn chế gây cản trở quá trình ĐMCN của doanh nghiệp.

4.2.2.2. Chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Các chính sách kinh tế hiện nay mà nhà nước thường sử dụng bao gồm: (i) chính sách ưu đãi thuế, (ii) chính sách tín dụng và (iii) chính sách hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp ĐMCN.

(i) Chính sách thuế: từ năm 2004 đến nay, các ưu đãi về thuế áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Luật đầu tư, 2005), Luật thuế GTGT, Luật chuyển giao công nghệ, Luật KH&CN và các Nghị định, Nghị


quyết, Thông tư hướng dẫn; theo đó:

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi năm 2008) và các văn bản hướng dẫn đã có qui định về mức thuế suất, mức ưu đãi thuế và các tiêu chí, điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế; cụ thể:

- Thuế suất ưu đãi: đối với lĩnh vực nghiên cứu KH&CN, dịch vụ KH&CN; tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ được áp dụng thuế suất ưu đãi (i) thuế suất 20% được áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực R&D, thời hạn áp dụng ưu đãi là 10 năm; (ii) thuế suất 15% được áp dụng cho các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực R&D và thực hiện tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, thời hạn áp dụng ưu đãi là 12 năm;

(iii) thuế suất 10% được áp dụng cho các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực nghiên cứu R&D và thực hiện tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thời hạn áp dụng ưu đãi là 15 năm.

- Về miễn thuế, giảm thuế: doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực KH&CN được miễn thuế tối đa 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế phải nộp trong tối đa 9 năm tiếp theo tuỳ thuộc vào địa bàn đầu tư; trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực KH&CN nêu trên thì được miễn thuế tối đa trong 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong tối đa 7 năm tiếp theo tuỳ thuộc địa bàn đầu tư ĐMCN đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại, v.v.

- Ngoài những ưu đãi nói trên còn có nhiều ưu đãi khác đối với doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động ĐMCN như: (i) được khấu hao nhanh đối với tài sản máy móc, thiết bị, (ii) cho phép doanh nghiệp tính vào chi phí hợp lý toàn bộ các chi phí thực hiện hoạt động R&D do doanh nghiệp bỏ vốn, (iii) doanh nghiệp có dự án hợp đồng R&D, dịch vụ thông tin KH&CN được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp,v.v..

Đối với thuế giá trị gia tăng: hàng hóa dịch vụ nhập khẩu để sử dụng cho mục đích nghiên cứu KH&CN thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT như: (i) thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được


cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động R&D, (ii) thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, (iii) chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính, trừ phần mềm máy tính xuất khẩu. Đối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì việc không tính thuế chỉ thực hiện đối với phần giá trị công nghệ chuyển giao, phần mềm máy tính. Ngoài ra, các dịch vụ khoa học, kỹ thuật bao gồm các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, hướng dẫn về khoa học, kỹ thuật được áp dụng thuế GTGT với thuế suất thấp là 5%, phần mềm máy tính bán trong nước không thuộc diện chịu thuế nhưng nếu xuất khẩu thì được miễm giảm 100% thuế GTGT.

Đối với thuế xuất, nhập khẩu: theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành và các văn bản hướng dẫn, thì các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trong đó có lĩnh vực KH&CN được hưởng ưu đãi như: (i) miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được, (ii) miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm phần mềm, (iii) miễn thuế đối với hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu KH&CN,

(iv) miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh; ngoài ra, việc miễn thuế nhập khẩu được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án ĐMCN, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, vật tư dùng cho các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với Hà Nội: đến nay thành phố chưa có ưu đãi đặc biệt về thuế cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp trên địa bàn ngoài các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN do Trung ương ban hành.

(ii) Chính sách tín dụng:

Đối với ưu đãi tín dụng thương mại của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Tính đến tháng 3/2012, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính của Việt Nam bao gồm: 6 ngân hàng thương mại Nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội,


37 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 48 văn phòng đại diện các tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam, 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 915 quỹ tín dụng nhân dân. Đây là nguồn cung tài chính tương đối đa dạng cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh; tuy nhiên, ưu đãi tín dụng cho hoạt động ĐMCN ở doanh nghiệp chỉ được thể hiện thông qua một số văn bản qui phạm pháp luật như sau:

- Quyết định số 270/QĐ-NH1 (25/91995) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thể lệ cho vay vốn các doanh nghiệp ứng dụng KH&CN vào sản xuất, đây được coi là chính sách tín dụng đầu tiên liên quan tới hoạt động KH&CN của doanh nghiệp thông qua hệ thống ngân hàng; tuy nhiên Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 (30/9/1998) và sau đó là Quyết định 284/2000/QĐ-NHNN1 (25/8/2000) về việc ban hành Qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thay thế Quyết định số 270/QĐ-NH1; theo đó, tại điều 27 của Quyết định này là cho vay ưu đãi và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước. Đây không phải là chính sách tín dụng riêng biệt cho ĐMCN mà là các khách hàng có nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện của qui chế đều có thể vay vốn tại các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.

- Quyết định số 1381/2002/QĐ-NHNN (16/12/2002) và Nghị định 85/2002/NĐ-CP (25/10/2002) về sửa đổi bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP về việc tổ chức tín dụng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản; theo đó tại điều 20 qui định khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản phải đáp ứng yêu cầu là có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa là ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vốn để ĐMCN nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, góp phần tăng cường năng lực KH&CN Quốc gia.

Đối với ưu đãi tín dụng tại các Quỹ phát triển thì Nhà nước khuyến khích thành lập Quỹ phát triển KH&CN, cụ thể:


- Quỹ phát triển KH&CN (2003) được thành lập theo quyết định của thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Luật KH&CN (2000), điều lệ, qui chế hoạt động của Quỹ được thực hiện theo quyết định số 117/2005/QĐ-TTg và quyết định số 36/2007/QĐ-BTC, Quỹ do Bộ KH&CN quản lý và điều hành. Bên cạnh đó nhiều tỉnh thành, thành phố đã thành lập Quỹ tín dụng phát triển KH&CN địa phương trên cơ sở nguồn vốn ngân sách từ địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội; Quỹ này được sử dụng để thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, hoàn thiện, cải tiến công nghệ, ĐMCN nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và các giải pháp hữu ích. Tại điều 45 của Luật Chuyển giao công nghệ (2006) nhấn mạnh doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận trước thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển KH&CN nhằm thực hiện các hoạt động ĐMCN, hay tại điều 17 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển KH&CN; vì vậy, quyết định số 36/2007/QĐ-BTC (16/5/2007) của Bộ trưởng Bộ tài chính đã hiện thực hóa qui chế hoạt động của Quỹ này.

- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được phép thành lập theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg và quyết định điều chỉnh số 115/QĐ-TTg (2004) của thủ tướng Chính phủ. Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vay ưu đãi đầu tư phát triển, trong đó có cho vay đầu tư ĐMCN; Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được hình thành theo điều 7, Nghị định 56/2009/NĐ-CP (thay thế Nghị định 90), Quỹ này có mục đích tài trợ các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường, đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có thể thực hiện dự án ĐMCN thông qua Quỹ đầu tư mạo hiểm, thông qua phương thức thuê mua tài chính từ các tổ chức cho thuê tài chính trên cơ sở ưu đãi về tín dụng và chi phí tiền thuê. Đặc biệt, các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nay là Luật đầu tư (2005) có các hoạt động như R&D, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, cải tiến và ĐMCN có thể được vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi, mức vốn vay được đáp ứng đến 70% số vốn đầu tư tại Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất


khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN. Ngoài ra, ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình ĐMCN Quốc gia đến năm 2020 nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, trong đó có ưu đãi về tín dụng cho hoạt động ĐMCN.

Đối với Hà Nội: ngoài các chính sách trên, thành phố còn có một số chính sách tín dụng cho hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể:

- Về bảo lãnh tín dụng: Hà Nội ban hành qui chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội của Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội theo Quyết định số 206/2006/QĐ-UBND; theo đó Quỹ ưu tiên bảo lãnh cho các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có các sản phẩm được thành phố khuyến khích trong các thời kỳ. Cụ thể, Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế đánh giá, xét chọn và hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội; Quyết đinh này thay thế các Quyết định số 03/2006/QĐ-UB về việc ban hành quy chế đánh giá, xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực, Quyết định số 58/2007/QĐ-UBND về quy định tiêu chí đánh giá và phương pháp tính điểm để xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực và Quyết định số 81/2006/QĐ-UB về việc ban hành quy chế hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực.

- Về hỗ trợ lãi suất: Quyết định số 5487/QĐ-UBND (24/11/2011) về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp của Hà Nội; theo đó, thành phố hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với các khoản vay trung hạn, dài hạn cho các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội, sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để thực hiện dự án đầu tư mới, mở rộng dự án, ĐMCN trên địa bàn (mức lãi suất hỗ trợ 2,4%/năm). Quyết định số 2650/QĐ-UBND (14/6/2012) về việc hỗ trợ lãi suất đầu tư cho các doanh nghiệp của thành phố, sau đó thành phố ban hành Quyết định số 4406/QĐ- UBND (3/10/2012) về việc sửa đổi, bổ sung điều 1, mục 5 của Quyết định số 2650/QĐ-UB; theo đó, thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tối đa là 2 năm. Hơn nữa, thành phố có chính sách hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định 33/2001/QĐ-UB và ưu đãi tín dụng đối với việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UB.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí