Nhu Cầu Hiện Tại Của Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hà Nội Đối Với Các Hoạt Động Đmcn


đồng thời thiếu tài chính và nguồn nhân lực có tay nghề là hai yếu tố cản trở lớn nhất tới hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp.

Theo kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nhu cầu và định hướng ĐMCN của các doanh nghiệp như sau:

- Thứ nhất, nhu cầu ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ở mức tương đối cao (Hình 4.4): chỉ có 3,4% doanh nghiệp không có nhu cầu ĐMCN, 24,4% doanh nghiệp chưa có nhu cầu thực sự về ĐMCN, 66,4% doanh nghiệp có nhu cầu ĐMCN và 5,9% doanh nghiệp rất có nhu cầu ĐMCN ở hiện tại.

Hình 4 4 Nhu cầu hiện tại của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đối 1

Hình 4.4: Nhu cầu hiện tại của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đối với các hoạt động ĐMCN

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)

- Thứ hai, định hướng ĐMCN của doanh nghiệp trong tương lai nhằm đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp thể hiện ở Bảng 4.2. Qua đó, doanh nghiệp ĐMCN nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao năng suất và áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp có ý cao, doanh nghiệp ĐMCN vì nhận được ưu đãi của Nhà nước có ý nghĩa thấp hơn cả: (i) đối với yêu cầu ĐMCN nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất (điểm trung bình 3.9832): chỉ có 3,4% doanh nghiệp cho rằng không có ý nghĩa, 0,8% ít có ý nghĩa, 26,1% có ý nghĩa, 33,6% là rất có ý nghĩa và 36,1% có ý nghĩa quyết định; (ii) đối với yêu cầu ĐMCN nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm và môi trường (điểm trung bình 3.5714): tương ứng là không có ý nghĩa 0,8%, ít có ý nghĩa 8,4%, có ý nghĩa 31,1%, rất có ý nghĩa 52,1% và có tính quyết định 7,6%; (iii) đối với yêu cầu ĐMCN để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường (điểm trung bình 3.7815):


tương ứng là 0,8%, 33,6%, 52,1%, 13,4%; (iv) doanh nghiệp ĐMCN vì sẽ nhận được ưu đãi từ phía nhà nước (điểm trung bình 2.6975): tương ứng là 9,2%, 33,6%, 37,8%, 16,8% và 2,5%.

Bảng 4.2: lý do ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội


TT

Lý do tiến hành các hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Điểm trung bình

(Mean)

Độ lệch chuẩn (Std.

Deviation)

1

Doanh nghiệp ĐMCN nhằm nâng cao chất lượng, hạ

giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất

3,9832

.98276

2

Doanh nghiệp ĐMCN nhằm đáp ứng các qui định về

tiêu chuẩn đối với sản phẩm và môi trường

3.5714

.78731

3

DN ĐMCN vì sức ép cạnh tranh trên thị trường

3.7815

.67848

4

Doanh nghiệp ĐMCN vì sẽ nhận được từ các ưu đãi

của Nhà nước

2.6975

.94380

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)

Như vậy, qua các số liệu ở trên ta thấy: nhìn chung các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đều nhận thức được tầm quan trọng của ĐMCN đối với sự phát triển của doanh nghiệp, có nhu cầu ĐMCN và có định hướng ĐMCN trong tương lai nhằm đáp ứng ngày càng cao chất lượng lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, thể hiện ở các hoạt động cải tiến dây chuyền công nghệ hiện tại, đầu tư mới dây chuyền công nghệ, nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm mới, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ĐMCN.

4.1.2.4. Đánh giá thực trạng năng lực của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 đến 2012

Năng lực của doanh nghiệp được coi là nền tảng để có thể thực hiện được các hoạt động ĐMCN thành công, bao gồm: (i) năng lực công nghệ của doanh nghiệp và (ii) năng lực tài chính của doanh nghiệp.

(i) Về năng lực công nghệ của doanh nghiệp

Kết quả xử lý số liệu của nghiên cứu sinh dựa vào nguồn [4], [85] như sau:


- Đối với năng lực vận hành công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội được đánh giá là đảm bảo quá trình sản xuất ổn định, khả năng bảo dưỡng và ngăn ngừa sự cố tương đối tốt (điểm trung bình từ 3.1 đến 3.6)19.

- Đối với năng lực tiếp nhận công nghệ, thể hiện ở khả năng tìm kiếm, đánh giá lựa chọn công nghệ thích hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh được đánh giá là tương đối khá (điểm trung bình từ 3.0 đến 3.4).

- Đối với năng lực hỗ trợ tiếp nhận, thể hiện ở việc xác định, tìm kiếm thị trường đầu ra và duy trì các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất được đánh giá là trung bình (điểm trung bình từ 2.6 đến 2.9).

- Đối với năng lực đổi mới, thể hiện ở khả năng thích nghi, sao chép, cải tiến và khả năng tiến hành các hoạt động R&D để tạo ra sản phẩm/qui trình mới được đánh giá dưới mức trung bình (điểm trung bình từ 2.5 đến 2.6 điểm).

Kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của nghiên cứu sinh, thể hiện ở Bảng 4.3. Ta thấy, năng lực vận hành công nghệ, năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ được đánh giá là tương đối tốt (điểm trung bình tương ứng là 3.9748 và 3.8571); năng lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ được đánh giá là tương đối khá (điểm trung bình là 3.3025), năng lực ĐMCN được đánh giá là tương đối hạn chế (điểm trung bình là 2.6723).

Bảng 4.3: Năng lực công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội


TT

Năng lực công nghệ của doanh nghiệp trên

địa bàn Hà Nội

Điểm trung

bình (Mean)

Độ lệch chuẩn (Std.

Deviation)

1

Năng lực vận hành công nghệ

3.9748

.85828

2

Năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ

3.8571

.82632

3

Năng lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ

3.3025

.75414

4

Năng lực đổi mới công nghệ

2.6723

.72614

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012) Kết quả nghiên cứu này cho thấy, nhìn chung năng lực nhân lực phục vụ cho ĐMCN còn chưa cao và có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội


19 Điểm 1 tương ứng với kém, điểm 2 tương ứng với trung bình, điểm 3 tương ứng với khá, điểm 4 tương ứng với tốt và

điểm 5 tương ứng với rất tốt.


và các doanh nghiệp của Việt nam nói chung, nhưng không lớn so với các công trình nghiên cứu trước đó (Bộ môn Quản lý công nghệ - ĐHKTQD, 1999; CIEM/UNDP, 2006; Nguyễn Mạnh Quân, 2007; Mai Hà, 2009). Vì thế, để có thể thực hiện được các hoạt động ĐMCN trong thời gian tới các doanh nghiêp trên địa bàn Hà Nội cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn lực phục vụ cho ĐMCN nói riêng.

(ii) Về năng lực tài chính của doanh nghiệp

Do sức ép cạnh tranh, trong những năm gần đây số lượng doanh nghiệp đã bỏ vốn tự có và chủ động huy động từ các nguồn vốn khác để đầu tư ĐMCN gia tăng; tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư cho ĐMCN trên doanh thu tương đối thấp, một mặt là do các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, một mặt do thị trường vốn trung hạn và dài hạn trong nước chưa có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp, lãi suất cao, thủ tục phức tạp hoặc doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp hoặc doanh nghiệp không đủ nguồn vốn để đối ứng, mặc dù đã hình thành các Quỹ đầu tư mạo hiểm cho ĐMCN. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vốn là yếu tố cản trở lớn đối với ĐMCN của doanh nghiệp. Việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ phía nhà nước cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ bốn nguồn chính để tiến hành ĐMCN: (i) các chương trình kinh tế kỹ thuật, (ii) các chương trình KH&CN trọng điểm của nhà nước, (iii) kinh phí nghiên cứu khoa học từ các bộ, ngành, địa phương và (iv) tín dụng ưu đãi được cung cấp bởi các Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN; trong đó, có tới 87% doanh nghiệp lớn nhận được hỗ trợ, đồng thời hỗ trợ có sự phân bổ không đồng đều giữa các loại hình doanh nghiệp [3].

Theo kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của nghiên cứu sinh, ta thấy:

- Đối với mức độ khó khăn về vốn và huy động vốn cho ĐMCN: có 8,4% doanh nghiệp cho rằng rất khó khăn, 42,86% doanh nghiệp cho rằng khó khăn, 39,5% doanh nghiệp có thể huy động được vốn, 8,4% doanh nghiệp không có khó khăn về vốn và chỉ có 0,84% doanh nghiệp không gặp bất cứ khó khăn gì về vốn.


Giá trị trung bình cho mức độ khó khăn về vốn là 3.4958 điểm, nghĩa là các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nói chung có khó khăn về vốn và huy động vốn trong quá trình thực hiện ĐMCN.

Hình 4 5 Mức độ khó khăn về vốn và huy động vốn cho ĐMCN của các doanh 2

Hình 4.5: Mức độ khó khăn về vốn và huy động vốn cho ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)

- Đối với năng lực nghiên cứu thị trường và đăng ký quyền sở hữu công nghiệp: theo kết quả điều tra của nghiên cứu sinh, thể hiện ở câu hỏi “Doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu thị trường và tiến hành hoạt động đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tốt”; có 51,3% doanh nghiệp không đồng ý và giá trị trung bình là 2,6723, điều này có nghĩa là năng lực nghiên cứu thị trường và đăng ký quyền sở hữu công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội còn ở mức trung bình.

Như vậy thông qua kết quả nghiên cứu ở trên, nghiên cứu sinh rút ra một số kết luận về năng lực của doanh nghiệp phục vụ cho ĐMCN như sau:

- Nhìn chung, năng lực của đội ngũ nhân lực công nghệ phục vụ cho ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội còn chưa cao. Các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc việc vận hành, tiếp thu và làm chủ công nghệ một cách bị động thông qua nhập khẩu dây chuyền công nghệ; tức là doanh nghiệp chỉ đơn giản là nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức khác mà chưa có những cải tiến, nâng cấp công nghệ nhập một cách đáng kể.

- Nhìn chung, năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn về vốn và huy động vốn cho ĐMCN; đồng thời năng lực nghiên cứu thị trường sản phẩm


mới/qui trình mới cũng chưa tốt, cho nên các doanh nghiệp còn bị động trong việc tổ chức tìm kiếm sản phẩm mới/công nghệ mới, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, cũng như dự báo/nhìn trước sự biến động của thị trường công nghệ và thị trường đầu ra của các sản phẩm của công nghệ.

4.2. Thực trạng chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ giai đoạn 2000 đến 2012

4.2.1. Mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN giai đoạn 2000 đến 2012

Mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nằm trong tổng thể mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, mục tiêu chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nhằm:

- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong lĩnh vực KH&CN; nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hạn chế tác động xấu của công nghệ tới môi trường.

- Hỗ trợ, khuyến khích về tài chính, nhân lực nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới; tiếp nhận có chọn lọc các công nghệ chuyển giao từ nước ngoài, đi tắt, đón đầu vào những công nghệ tiên tiến, thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp và Nhà nước.

- Đổi mới cơ chế quản lý nhằm nâng cao trình độ quản lý KH&CN, tạo động lực để phát triển công nghệ nội sinh, đồng thời xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ĐMCN.

Đối với thành phố Hà Nội, mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là một mục tiêu bộ phận nằm trong tổng thể mục tiêu phát triển KH&CN của thành phố. Trong thời gian qua mục tiêu chính sách của thành phố thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với hoạt động ĐMCN, tạo động lực, thúc ép doanh nghiệp ĐMCN thông qua các hoạt động ứng dụng, tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài tiến tới làm chủ, cải tiến và sáng tạo công nghệ, đồng thời phát triển năng lực nội sinh về công nghệ, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội của thành phố.


4.2.2. Các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh ĐMCN giai đoạn từ 2000 đến 2012

4.2.2.1. Chính sách tạo môi trường thể chế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ

(i) Xây dựng hệ thống pháp luật

Hiện nay Việt Nam có hơn 80 văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động KH&CN nói chung và ĐMCN nói riêng. Chúng được thể hiện trong các điều khoản của Luật KH&CN (2000), Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008), Luật công nghệ cao (2008), Quỹ ĐMCN quốc gia (2011), Quỹ phát triển KH&CN quốc gia (2007), Đề án phát triển thị trường công nghệ (2005), Đề án đổi mới cơ chế KH&CN (2004), Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, Nghị quyết 22/2010/NQ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập, Nghị định 2441/QD-TTg (2010) về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Quyết định 418/QD-TTg (2012) phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, v.v và các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn thi một số các điều của Luật trên. Đây là các chính sách do Quốc hội, Chính phủ (Trung ương) ban hành.

Hà Nội, ngoài việc thực hiện các chính sách của Trung ương ban hành thì còn có một số chính sách riêng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn ĐMCN phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của thành phố, cũng như phù hợp với các qui định hiện hành của pháp luật. Cụ thể: (i) Quyết định số 206/2006/QĐ-UBND ban hành qui chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội; (ii) Quyết định số 91/2007/QĐ-UBND ban hành qui chế hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu; (iii) Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND về việc ban hành qui định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội;

(iv) Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế đánh giá, xét chọn và hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội; (v) Quyết định số


6374/QĐ-UBND (27/12/2010) về việc phê duyệt chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020 (Dự án 3); (vi) Quyết định số 5487/QĐ-UBND (24/11/2011) về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp của Hà Nội năm 2011; (vii) Quyết định số 4406/QĐ-UBND (3/10/2012) về việc sửa đổi một số điều của Quyết định 2650/QĐ-UB (14/6/2012) của UBND thành phố quy định về hỗ trợ lãi suất đầu tư cho các doanh nghiệp của thành phố Hà Nội, v.v.

Mặc dù đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nhưng nhìn chung hệ thống văn bản còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản chỉ nhắc lại nhiệm vụ chung, các văn bản tuy có đề cập tới các hoạt động ĐMCN nhưng ít liên quan tới thúc đẩy hoạt động nghiên cứu nhằm tăng cường năng lực nội sinh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luật KH&CN có đề cập tới việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhưng trong điều kiện hiện nay của Việt Nam cần phải sửa đổi cho phù hợp (Nguyễn Mạnh Quân, 2008). Các văn bản dưới Luật qui định về ĐMCN chưa phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế, chưa mang nhiều tích chất của cơ chế thị trường và chưa theo kịp với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong hoạt động ĐMCN, đồng thời chưa thực sự lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong hoạt động ĐMCN.

Theo kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của nghiên cứu sinh, đánh giá của doanh nghiệp về hệ thống pháp luật liên quan tới ĐMCN, được thể hiện ở Bảng 4.4. Kết quả như sau:

Bảng 4.4: Đánh giá của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về việc ban hành các chính sách liên quan tới ĐMCN

TT

Đánh giá của doanh nghiệp đối với cơ

quan quản lý Nhà nước về ĐMCN

Điểm trung

bình (Mean)

Độ lệch chuẩn (Std.

Deviation)

1

Hệ thống các văn bản pháp qui còn thiếu

(chiến lược/qui hoạch/kế hoạch)

3.6050

.85587

2

Thiếu sự tham gia của DN khi xây dựng và

ban hành chính sách thúc đẩy ĐMCN

3.6134

.85479

3

Các văn bản qui phạm pháp luật về ĐMCN

còn chồng chéo và chưa đồng bộ

3.5546

.83053

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí